Tin tức
Huyện Yên Thành khai hội đền Gám - chùa Gám năm 2024

Chương trình Khai mạc lễ hội đền Gám - chùa Gám năm 2024
Sáng 23/3 (tức ngày 14/2 âm lịch), huyện Yên Thành phối hợp với xã Xuân Thành và Chùa Chí Linh long trọng tổ chức khai mạc lễ hội đền - chùa Gám năm 2024.
Dự lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Thành, xã Xuân Thành cùng hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương.
Các đại biểu và đông đảo du khách về tham dự lễ hội.
Di tích Đền - Chùa Gám nằm trong quần thể tâm linh khu du lịch sinh thái Rú Gám, một biểu tượng của quê lúa Yên Thành được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ những vị thần có công bảo quốc hộ dân và các chư vị Phật. Không những là quần thể kiến trúc có cảnh quan đẹp cổ kính, di tích còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Yên Thành.
Với những giá trị văn hóa đặc sắc, Đền - Chùa Gám được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2009 và công nhận điểm du lịch sinh thái và tâm linh đền chùa Rú Gám xã Xuân Thành, huyện Yên Thành năm 2018. Hiện nay, di tích đền - chùa Gám đang là một trong những địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách bậc nhất huyện Yên Thành.
Đại diện lãnh đạo huyện Yên Thành đánh trống khai mạc lễ hội
Lễ hội đền, chùa Gám năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 21 - 24/3 (tức từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thìn). Điểm nhấn của lễ hội là nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ đặc sắc như: Lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ tạ, lễ cầu an, lễ khai mạc. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian, các môn thể thao sôi nổi như: đẩy gậy, kéo co, đập niêu, cờ người, vật tự do, thi đánh trống tế, đấu bóng chuyền nam, biểu diễn tuồng, chèo cổ... thu hút đông đảo du khách thập phương.
Lễ rước kiệu thần trong lễ hội đền Gám - chùa Gám
Phần hội diễn ra hấp dẫn với các trò chơi dân gian và thi đấu thể thao.
Lễ hội đền - chùa Gám là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc, là dịp để thể hiện niềm tin và sự tri ân của Nhân dân đối với công đức của các vị thần linh, chư Phật và các bậc tiền nhân.
tin tức liên quan
Videos
Ngày xuân nói chuyện uống rượu cần của người Thái ở miền Tây xứ Nghệ
Độc đáo phong tục hát dân ca trong đám cưới của đồng bào Mông ở Nghệ An
Khai mạc triển lãm “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”
NGuyễn Tất Thành: Hành trình từ Huế vào Sài Gòn
Độc đáo, hấp dẫn Lễ hội Đình Bích Thị ở xã Mai Giang
Thống kê truy cập
114569784

2188

2379

22167

228308

129483

114569784