Trong thể chế nhà nước tam quyền phân lập, báo chí được xác nhận như một quyền lực - quyền lực thứ tư, để giám sát việc thực thi quyền lực của ba nhánh quyền lực khác là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong thể chế nhà nước tam quyền phân lập, báo chí được xác nhận như một quyền lực - quyền lực thứ tư, để giám sát việc thực thi quyền lực của ba nhánh quyền lực khác là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thiết chế nhà nước ta không theo mô hình đó. Nhưng điều đó không loại bỏ quyền lực của báo chí. Báo chí của chúng ta, khác với báo chí phương Tây trên nhiều phương diện, nhưng vẫn có, phải có quyền lực của mình. Đó là quyền được tiếp cận sự thật, được truyền thông sự thật. Báo chí được quyền đem lại cho xã hội những sự thật, những giá trị nhân văn có lợi cho nhân dân, cho cộng đồng, bảo vệ những giá trị và lợi ích của quốc gia – dân tộc. Để sử dụng quyền của mình trở thành một quyền lực trong đời sống xã hội, báo chí phải có năng lực sử dụng quyền của mình. Quyền đó, xét cho cùng, là tiếp cận sự thật và truyền thông sự thật. Sự thật nào? Đâu là sự thật? Làm thế nào để thông tin về sự thật đến với xã hội, với người dân? Điều đó đòi hỏi không chỉ tài năng mà cả nhân phẩm của báo chí, của các nhà báo. Báo chí phải biết cách điều chỉnh mình hướng về những gì tốt đẹp cho xã hội, cho quốc gia – dân tộc, cho phát triển. Các nhà báo phải có năng lực phát hiện sự thật, phân biệt đúng - sai, thật - giả và đặc biệt là đừng biến quyền của mình thành phương tiện trục lợi cho cá nhân hoặc các thế lực, phe nhóm.
Bởi vậy, trách nhiệm công dân và tinh thần nhân văn phải trở thành những phẩm chất hàng đầu phải có của báo chí, của các nhà báo. Báo chí phải có trách nhiệm với chính mình, với quyền của mình, với xã hội và với nhân dân.
Nếu không có quyền lực, báo chí sẽ không có tác dụng. Nếu không có trách nhiệm, báo chí sẽ lạm dụng quyền lực và tất yếu dẫn đến tha hóa, trở thành lực cản của phát triển./.
2340
2400
2740
219676
121356
114512803