Cuộc sống quanh ta

Bình chữa cháy trên xe ô tô: Nguy hiểm quá!

Tuần qua, dư luận xôn xao về thông tư 57 của Bộ Công An quy định phải gắn bình chữa cháy trên ôtô.Hầu hết đều không đồng tình bởi quy định trái khoáy này. Bởi lẽ:

1.      Hiện nay trên thế giới chỉ có một vài nước bắt buộc có bình cứu hỏa trong ôtô. Đó là những nước lạc hậu ở Châu Phi như: Nigeria, Zimbabwe và Nam Phi. Ở Châu Âu chỉ có 2 nước là Bỉ và Hy Lạp. Như vậy: 5/200 quốc gia toàn thế giới – tính ra chỉ có 0,25% quốc gia có quy định này! Trong lúc đó những nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Phápđều không quy định. Họ không quy định bởi khi nghiên cứu chế tạo ôtô họ đã lường hết mọi vấn đề. Hơn nữa, nếu có xảy ra hỏa hoạn trên ôtô vì chập điện hoặc vì lý do bất cẩn nào đó… thì phản xạ đầu tiên theo bản năng của con người là… phải chạy thoát thân! Vì khi đã có cháy thì bình xăng xeôtô và khối kim loại của chiếc xe sẽ như một quả bom công phá gây nguy hiểm với bán kính đến cả hàng trăm mét.

2.     Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra trên xe ôtô.Chủ xe có quyền yêu cầu nhà sản xuất bồi thường – nếu do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Nhưng nếu cháy nổ xảy ra… lại do bình cứu hỏa– thì biết kêu ai? Đương nhiên đến lúc đó – cá nhân và tổ chức ra quy định này lại phải chịu trách nhiệm do họ bắt buộc chủ xe phải gắn bình chữa cháy!

Xin kể ra đây một ví dụ nhỏ. Cách đây ít lâu, dừng xe vào quán nước bên đường. Khi ra xe, người viết phát hiện kính chắn gió có vết rạn nứt bằng bàn tay. Điều đáng nói là quán nước bên đường vắng vẻ, ít người qua lại.Ai là thủ phạm đập kính đây? Không trả lời được. Đành phải mở cửa xe đi về. Khi ngồi lên xe đi được một quãng thì phát hiện ra một số mảnh nhựa màu xanh vương vãi trên ghế ngồi. Người viết xâu chuỗi lại nguyên nhân và đi đến kết luận: thủ phạm của vụ này chính là… bản thân mình! Vì đã bất cẩn để chiếc bật lửa màu xanh trên hộp đựng dĩa DVD bên cạnh ghế ngồi. Do trời nắng, nóng (nhiệt độ khoảng trên 35 độ C –kính hội tụ ánh nắng mặt trời, các loại kim loại và simili trên xe cũng hấp thụ nhiệt độ… Do vậy nhiệt độ tăng lên trong xe khoảng trên 50 độ… dẫn tới chiếc bật lửa gas phát nổ - vỏ nhựa văng mạnh đập vào kính chắn gió gây ra rạn vỡ). Điều đáng nói là chiếc xe BMW do Đức sản xuất, có tiếng là dùng vật liệu bền nhất thế giới. Song chỉ vỏ chiếc bật lửa chưa bằng 2 ngón tay mà có sức công phá ghê như thế - huống hồ nếu bình chữa cháy (quy định bảo quản nơi thoáng mát từ 25 đến dưới 35 độ C) thì sức công phá sẽ như một quả bom!

3.     Tác hại của việc để bình cứu hỏa trên xe ôtô. Trước hết – đó là việc tâm lý bất an khi lái xe. Dẫn tới sẽ bị phân tâm khi điều khiển vì lo chiếc bình chữa cháy… nổ! Khi tâm lý như vậy sẽ không tập trung, dễ thao tác sai – dễ gâytai nạn.Thực tế ở Việt Nam cho thấy chưa có một vụ cháy xe ôtô nào gây ra chết người… do không có bình cứu hỏa. Nếu gắn bình cứu hỏa – mà cháy xe ôtô lại do bình cứu hỏa – thì hậu quả sẽ khôn lường . Không chỉ đối với người trên xe mà cháy nổ dây chuyền từ bình chữa cháy khi phát nổ, lửa sẽ kích hoạt bình xăng xe ôtô – khối lượng sắt thép và xăng của xe ôtô sẽ trở thành một quả bom không hề nhỏ - sẽ hủy hoại mọi vật xung quanh bán kính từ 50 - 100m!

4.     Việt Nam là xứ nhiệt đới. Những ngày nắng nóng để xe ngoài trời, nhiệt độ có thể lên đến hơn 70 độ C. Việc để bình chữa cháy trên xe ôtô là cực kỳ nguy hiểm. Không những nguy hiểm đối với người trên xe, mà còn nguy hiểm vô cùng đối với những người xung quanh. Mong rằng Bộ Công An và các cơ quan hữu quan xem xét, nghiên cứu hủy bỏ thông tư 57 về việc quy định bắt buộc gắn bình cứu hỏa trên xe ôtôđể tránh những hậu quả đáng tiếc cho xã hội.

Mong lắm thay!

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114558471

Hôm nay

269

Hôm qua

2384

Tuần này

22030

Tháng này

226014

Tháng qua

122920

Tất cả

114558471