Đọc một tựa bài báo hôm nay: Làm lãnh đạo phải biết tập hợp người tài[SGGP, Thứ tư, 13/07/2016, 06:59 (GMT+7)], tôi xin không bàn tới nội dung mà chĩ suy nghĩ về hai chữ “lãnh đạo”.
Đọc một tựa bài báo hôm nay: Làm lãnh đạo phải biết tập hợp người tài[SGGP, Thứ tư, 13/07/2016, 06:59 (GMT+7)], tôi xin không bàn tới nội dung mà chĩ suy nghĩ về hai chữ “lãnh đạo”.
Có lẽ nếu ta thay chữ “lãnh đạo” bằng “quản lý” thì có thể xóa bớt cái quyền cao chức trọng của “giai cấp” này.
Lãnh đạo chỉ “chỗ đứng trên đỉnh của tổ chức” nào đó. Ngược lại quản lý không gồm ý “địa vị trên cao”.
Chữ “lãnh đạo” nhấn mạnh trên “quyền” nhất là “quyền quyết định” – hay chỉ hướng đi (“đạo” chữ Nho là “đường”, chỉ hướng đi bao gồm ý “tôn giáo”. Ta nói “đạo Phật”, “đạo Khổng”) trong khi chữ “quản lý” nhấn mạnh trên vai trò phải thực hiện.
Thật vậy, đó là những người có trọng trách quản lý việc nước, một công việc bao gồm trách nhiệm và bổn phận phải trình báo với nhân dân.
Cũng xin đề nghị thay chữ “cán bộ” bằng “công chức”.
vì “cán bộ” hàm ý “có trọng trách” và “có quyền” để đối nghĩa với “dân tình không chức tước”.
còn “công chức” thì chỉ là nhân viên trong cơ quan nhà nước, tựu chung là người làm việc cho tập thể, được tập thể trả công.
Tôi không “chẻ sợi tóc ra làm bốn” (thành ngữ Pháp, nghĩa bóng là chỉ người rắc rối hay làm phức tạp hóa các vấn đề). Nhưng ngôn từ lúc nào cũng tải biểu tượng.
Dùng chữ thế nào cho nhân bản hơn và bình đẳng hơn hầu mưu cầu thêm hạnh phúc cho mọi người.
2217
2400
2617
219553
121356
114512680