Ngày 16.12.2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Nghị quyết tái thành lập Sở Du lịch và đổi tên sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch thành sở Văn hóa, Thể thao.
Ngày 16.12.2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Nghị quyết tái thành lập Sở Du lịch và đổi tên sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch thành sở Văn hóa, Thể thao.
Việc tách nhập về tổ chức không quá lạ đối với nền hành chính nước nhà, trong đó có nguyên nhân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Tách tổ chức quản lý về hoạt động du lịch thành cơ quan độc lập là nhằm mục tiêu đó. Rất có thể, khi có cơ quan quản lý chuyên ngành, tính chuyên nghiệp của bộ máy sẽ được cải thiện, nâng cao, hiệu quả quản lý từ lập quy hoạch, kế hoạch, đến xây dựng các nguồn lực, nghiên cứu khoa học, thanh tra, kiểm tra sẽ cao hơn, cụ thể và thiết thục hơn.
Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy rằng, dù tách riêng về phương diện tổ chức, có nghĩa là về quản lý nhà nước, nhưng bản chất của các hoạt động du lịch trong thực tiễn vẫn có mối liên hệ hữu cơ, chặt chẽ với nền tảng/cơ tầng văn hóa của địa phương, với đời sống văn hóa của cộng đồng cũng như các chuẩn mực văn hóa có tính phổ quát toàn quốc hoặc toàn nhân loại. Văn hóa, di sản văn hóa, sự hiện hữu và ký ức, truyền thống và bản sắc… cho đến nay vẫn là tài nguyên hàng đầu có ý nghĩa nền tảng quan trọng nhất cho hoạt động du lịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thực trạng đó khớp đúng với Việt Nam và Nghệ An. Tất cả các sản phẩm du lịch đều hướng tới sáng tạo và gia tăng các giá tri văn hóa để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đối với các loại hình du lịch sinh thái tự nhiên, thám hiểm, mạo hiểm… cũng phải gắn liền với các phẩm chất và giá trị văn hóa, ít nhất là văn hóa của người cung cấp sản phẩm, tức là văn hóa du lịch.
Bởi vậy, để đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo phát triển nhanh nhưng bền vững, cần phải cố gắng giữ cho được sự gắn bó hữu cơ giữa văn hóa và du lịch. Các hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng các giá trị văn hóa, không được “tận thu” các giá trị văn hóa vì mục đích kinh doanh du lịch, du lịch phải góp phần bảo tồn, quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa. Muốn vậy, về tổ chức hành chính dù đã có cơ cấu lại nhưng nhất thiết hai ngành văn hóa và du lịch phải thống nhất về nhận thức và hành động theo phương châm văn hóa là nền tảng, du lịch là phương tiện, phát triển bền vững là mục tiêu. Để đạt hiệu quả cao đối với hoat động văn hóa cũng như du lịch, phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các lĩnh vực hoạt động, giữa các ngành, tránh vì lợi ích cục bộ mà làm tổn hại đến nền tảng văn hóa cũng như kết quả kinh doanh du lịch.
Để mối liên hệ chặt chẽ, hiệu quả, phát triển hài hòa, nhất thiết không phải chỉ có ý chí mà phải được đảm bảo bằng các chế tài, bằng hệ thống luật pháp. Các luật về văn hóa và du lịch phải luôn được nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, làm cơ sở pháp lý cho sự phát tiển bền vững.
Văn hóa và du lịch, cùng mục tiêu phát triển bền vững.
258
2400
2458
219394
121356
114512521