Chữ “xuất khẩu” được để trong ngoặc kép vì không ai dám xem những Cử nhân Thạc sĩ như một loại hàng hóa mà ta có thể buôn bán, nhập hay xuất khẩu.
Chữ “xuất khẩu” được để trong ngoặc kép vì không ai dám xem những Cử nhân Thạc sĩ như một loại hàng hóa mà ta có thể buôn bán, nhập hay xuất khẩu.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025”
Đó là một giải pháp tình thế.
Trong ngắn hạn, giải pháp này có thể trả lời được tình trạng thất nghiệp của giới trẻ đã qua đào tạo Đại học, có thể mang lại cho đất nước một số kiều hối quan trọng và có thể tạo dịp cho những thanh niên thanh nữ này cơ hội để trải nghiệm, học thêm – “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” -.
Nhưng cũng có thể giải pháp này sẽ gặp một số khó khăn:
. Rào cản sinh ngữ, chương trình đào tạo đặc thù mỗi nơi mỗi khác, … làm sao sinh viên mới ra trường bên ta có thể, nơi xứ người, cạnh tranh để tìm việc làm, khi được xuất khẩu lao động ?
Cuixng xin nói thêm, bên Tây họ chờ đợi ở sinh viên ra trường những kỹ năng dưới đây:
https://huynhmai.org/2017/02/25/ky-nang-tong-quat-cua-mot-sinh-vien-o-chau-au/
. Hơn nữa, nếu các cá nhân trong diện xuất khẩu lao động phải vay tiền để làm thủ tục này thì có lẽ càng phải thận trọng hơn nữa vì ở nước ngoài, có rất nhiều rủi ro và bất định : khủng hoảng kinh tế làm cho, dù ở đâu, tại các nước Âu Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp đều tròm trèm khoảng 10 – 15 % tính trên dân số ở tuổi lao động.
Xin đừng dựa trên thí dụ của nước Nhật hay nước Đức tuyển điều dưỡng để săn sóc người già mà …hi vọng. Trên thực tế, có một số ngành nghề mà người bản xứ chê, vì sự nặng nhọc, vì đền bù không thỏa đáng, … nên giới quản lý Đức và Nhật phải đi tuyển dụng ở những nước khác.
Chả nhẽ ta sẳn sàng hưởng ứng cho hình thức “nô lệ mới” này mà tới lúc ra nước ngoài các Cử nhân Thạc sĩ mới biết?
. Đó lả chưa nói đến những khó khăn thuộc về tâm lý. “Tha phương cầu thực” không dễ dàng chút nào hết vì phải sống xa gia đình, lạ nước lạ cái, …
. Về vĩ mô và trong dài hạn, xuất khẩu Cử nhân Thạc sĩ sẽ làm ta mất đi hàng ngũ nhân viên có trình độ Đại học – một thành phần rất cần cho tương lai khoa học nước nhà và cần cho phát triển kinh tế bền vững – ta không thể tiếp tục đóng vai trò cung cấp nhân công giá rẻ cho thế giới.
Đào tạo một Cử nhân Thạc sĩ mất ba hay năm năm, tốn kém nhiều. Có lẽ phải tìm những giải pháp khác, hữu hiệu hơn, với tầm nhìn xa hơn, … để giải quyết nạn thất nghiệp hiện thời của 200.000 Cử nhân Thạc sĩ.
258
2400
2458
219394
121356
114512521