Tháng 10 năm ngoài, dư luận ngỡ ngàng khi báo chí phanh phui vụ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương có 46 công chức thì có đến 44 người làm lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên.
Tháng 10 năm ngoài, dư luận ngỡ ngàng khi báo chí phanh phui vụ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương có 46 công chức thì có đến 44 người làm lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên.
Mặc dù mới đây, Bộ Nội vụ đã có kết luận việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tại sở này "cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật" nhưng câu hỏi: Tại sao một cơ quan cấp sở lại nhiều lãnh đạo như thế? vẫn còn để ngỏ.
Những tưởng chuyện "lắm quan" chỉ có ở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương, nhưng không phải thế.
Mới đây, đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với các Bộ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
Kết qua giám sát cho biết, ở Bộ Giáo dục & Đào tạo, số lượng lãnh đạo chiếm tỉ lệ khá cao.
Điển hình như Vụ Tổ chức cán bộ, số lượng lãnh đạo ngang bằng với số chuyên viên và người lao động. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cũng không kém: 20 lãnh đạo/26 nhân viên.[1]
Ở Bộ GTVT, nhiều đơn vị của Bộ có số lãnh đạo nhiều hơn, thậm chí gấp đôi chuyên viên và người lao động: Thanh tra Bộ 20 lãnh đạo/18 chuyên viên và người lao động; Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông 41 lãnh đạo/31 nhân viên; Cục Quản lý xây dựng đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 28 lãnh đạo/ 15 nhân viên.[2]
Một số đơn vị khác của Bộ GTVT cũng có tỉ lệ khá cao giữa lãnh đạo và chuyên viên: Vụ Pháp chế 6 lãnh đạo/8 chuyên viên; Vụ Tổ chức cán bộ 8 lãnh đạo/14 chuyên viên; Cục Đường sắt 30 lãnh đạo/72 chuyên viên.
Chuyện "lắm quan" có lẽ chưa dừng lại ở đây. Nếu Quốc hội giám sát hết tổ chức bộ máy hành chính các bộ, các cơ quan ngang bộ, rồi các cơ quan Đảng, đoàn thể, địa phương thì chắc chắn con số còn khủng hơn nhiều.
Hậu quả của việc "lắm quan" thì ai cũng biết.
Quan nhiều thì dân nặng gánh, còng lưng mà cõng quan mà nuôi quan.
Quan nhiều dễ dẫn đến tình trạng trong một đơn vị, ông nọ nhìn ông kia, chẳng ai chịu ai vì "hàm" ngang nhau, "cá mè một lứa"; rồi thì ghen tị, kèn cựa, đùn đẩy, đấu đá…
Tại hội nghị toàn quốc ngành Tổ chức Xây dựng Đảng hôm 4-3, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính đã phải thốt lên: “Nhân dân bức xúc, oán thán nhiều về chi tiêu cho bộ máy công chức thì nhiều mà hoạt động còn kém hiệu lực, hiệu quả”.[3]
Ba bốn năm trước, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã từng bộc bạch: "Dân nộp thuế cho ta ngồi đây. Bộ máy cồng kềnh thế này dân è cổ nuôi, làm việc không hiệu quả thì có lỗi với dân".[4]
Với bộ máy kém hiệu quả như thế, theo bà Doan: "Cái gì giờ cắt được thì mạnh dạn cắt".[5]
Ngày xưa, thời đánh Mỹ, có câu ngạn ngữ: Ra ngõ gặp anh hùng! Chừ thì ra ngõ, à không, tới cơ quan gặp toàn… lãnh đạo! Vì lãnh đạo bây giờ mấy ai dám ra đường, mà nếu có ra đường thì cũng bọc mình trong xế hộp đắt tiền, còn không thì suốt ngày quẩn quanh trong phòng lạnh sang trọng.
Bất chợt nhớ lời cụ Tú Xương: "Ở phố Hàng Song thật lắm quan/…"
...........................
Nguồn tham khảo:
[4,5]. http://vietnamnet.vn/vn/thoi- su/bo-may-cong-kenh-dan-e-co- nuoi-146268.html
257
2400
2457
219393
121356
114512520