Bánh chưng to nhất, bát phở kỷ lục, … phải có chứng chỉ Guiness World Record Book mới làm nên sự kiện?
Mà mỗi lần “được” cho vào sách kỷ lục nói trên là phải mất công sức và một số tiền to: phải nghiên cứu tình hình thế giới để …làm hơn kỷ lục hiện thời, phải lập hồ sơ có công chứng, phải chi phí tổn ghi danh và thù lao cho hai kiểm định viên đi từ London sang, …
Đúng ra trên trang nhà, Guiness Book ghi rằng họ có 69 “quan tòa chuyên môn kiểm định” ở 12 nước khác nhau và nói 20 thứ tiếng. Họ cũng có văn phòng vùng miền ở Trung quốc, Dubai, New York và Tokyo. Để trả phí sinh hoạt cho cả “bộ máy” như vậy, Guiness Book không bao giờ làm việc miễn phí.
Mỗi năm Guiness Book of Records nhận khoảng 65000 đơn xin thừa nhận kỷ lục và khoảng 4000 kỷ lục mới được in vào sách mỗi năm. Đó là một kỹ nghệ …ăn nên làm ra. Sách Guiness được in và bán trên toàn thế giới (với bản quyền cho hơn 20 thứ tiếng).
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch_K%E1%BB%B7_l%E1%BB%A5c_Guinness
Thay vì cần mẫn chống đói giảm nghèo, cải tổ giáo dục để bảo đảm tương lai phát triển của đất nước, … nếu ta tiếp tục đi tìm những kỷ lục thì ta chỉ sẽ làm giàu cho Guiness Book chứ không được gì hơn.
Quảng cáo ly cà phê lớn nhất thế giới ở Bảo tàng Đắk Lắk lại có thể làm cho một số du khách khựng lại và … tránh viếng Bảo tàng này vì thông thường họ không đi tìm ở một Viện Bảo tàng những cái … vớ vẫn như thế.
Đứng trước “trào lưu” chạy theo danh hiệu “hạng nhất”, nhiều người còn có thể nghĩ rằng dân ta đang mang mặc cảm thấp kém, luôn khát khao Guiness?!.