Nhìn ra thế giới

Báo chí Trung Quốc viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam

Trang web Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 2/6/2017 đăng bản tin như sau:

Ngày 31/5 Tổng thống Trump tiếp đón vị lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ ngày ông nhậm chức – Thủ tướng Việt NamNguyễn Xuân Phúc. Trước đó Trump từng xác định tính chất Việt Namlà « một trong những nước đánh cắp việc làm của nước Mỹ », giờ đây ông vui mừng tuyên bố đã ký với Việt Nam« một đơn hàng rất lớn ». 

Tin ngày 1/6 của hãng Reuters cho biết tuy rằng cặp đôi từng là cựu thù trong thời chiến tranh lạnh nay đã thành đối tác bạn bè song giao thương giữa hai bên lại trở thành một điểm cọ sát tiềm tại. Chính phủ Trump hoan nghênh đạt được giao dịch với Việt Namnhưng Washington có quan điểm là : Các giao dịch đó rất tốt nhưng còn chưa đủ.

Báo Bưu điện Washington ngày 1 đưa tin : giao dịch mới ký kết cũng có thể khiến Việt Namkhôngthoải mái, nhất là sau khi Mỹ tuyên bố rút ra khỏi TPP. Việt Namvốn là một trong những nước được lợi nhất từ TPP, hơn nữa việc TPP loại trừ Trung Quốccó thể cân bằng việc Trung Quốcđang ngày càng tăng cường sức chủ đạo ở Đông Nam Á.

Jonathan R. StromsethGiám đốc Dự án nghiên cứu Đông Nam Á Lý Quang Diệu thuộc Viện Brookings cho rằng tuy Việt Namthất vọng khi thấy Trump rút ra khỏi TPP nhưng mối quan hệ giữa hai nước vẫn có khả năng nâng cao. Robert Manning Nghiên cứu viên cấp cao Hội đồng Đại Tây Dương [Atlantic Council] phân tích : Về chiến lược, Hà Nội coi Mỹ là sức mạnh kiềm chế Trung Quốc. Trang mạng CNBC của Mỹ nhận xét Việt Namcó thể trở thành lực lượng quan trọng để Mỹ làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốctại Biển Đông [nguyên văn : Nam Hải].

Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore viết trên mạng Tin tức Việt Namngày 1/6 như sau : Chuyến thăm Mỹ lần này (của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) giúp Việt Namhiểu Mỹ hơn, tạo động lực mới thúc đẩy mối quan hệ đôi bên sau này. Giáo sư Hoàng Hưng Cầu ở Trung tâm nghiên cứu Việt Namthuộc Đại học Công nghiệp Triết Giang ngày 1/6 nói với phóng viên Thời báo Hoàn  Cầu là trong tương lai, mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ chỉ phát triển theo hướng này càng sâu sắc, sẽ khôngtụt lùi.

Thông tấn xã Vệ tinh Nga ngày 30/5 đưa tin : Việt Namcho rằng thành công trong việc để Mỹ can dự vào cuộc tranh chấp lãnh thổ Biển Đông là một bảo đảm cho việc đối kháng Trung Quốc. Nhưng chớ nên quên là Trung Quốc thì ở ngay cạnh Việt Nam, sự thật đó sẽ mãi mãi không thay đổi. Hơn nữa, sự có mặt của Mỹ tại Biển Đông thì lúc mạnh lúc yếu, Mỹ vừa hành sự lại vừa xem phản ứng của Trung Quốc.

Giáo sư Lý Hải Đông ở Học viện Ngoại giao Trung Quốc nói với phóng viên Thời báo Hoàn Cầu là hiện nay tình hình khu vực Đông Nam Á đang đi tới ổn định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcthăm Mỹ rất có thể là muốn trong cuộc tranh chấp với các nước khác trong khu vực (Biển Đông) Việt Namsẽ giành được sự ủng hộ của Mỹ, một nước ở ngoài khu vực. « Chiều hướng này rất rõ rệt, nó có thể đem lại ảnh hưởng khôngxác định đối với chiều hướng tích cực giải quyết tranh chấp trong khu vực Đông Nam Á ». Lý Hải Đông nói, thái độ đối với vấn đề Biển Đông thể hiện trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ là một thách thức đối với xu thế tích cực giải quyết vấn đề đã có trong khu vực Biển Đông và với tình trạng ổn định ở khu vực Biển Đông, là không có lợi cho sự ổn định khu vực, hơn thế nữa sẽ châm ngòi cho sự tranh chấp giữa các quốc gia liên quan trong vùng. Ông nói, trong chính sách ngoại giao với Việt Nam, quan niệm « ngoại giao quân cờ » của Mỹ rất nặng, Mỹ muốn mượn sự giúp đỡ của Việt Namđể kiềm chế Trung Quốc, « Hà Nội cần nhận thức rất rõ ràng là việc Việt Namcó nhận được từ Mỹ sự ủng hộ như ý muốn hay khôngcũng tồn tại tính khôngxác định rất lớn ».

 

Nguồn :

http://world.huanqiu.com/exclusive/2017-06/10781054.html

2017-06-02 05:07:00

美欲借越南制衡中国?专家:“棋子外交”充满不确定性Mỹ muốn mượn Việt Namđể kiềm chế Trung Quốc ? Chuyên gia nói « Ngoại giao quân cờ » đầy tính bất định.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441889

Hôm nay

2289

Hôm qua

2317

Tuần này

21793

Tháng này

217063

Tháng qua

112676

Tất cả

114441889