Chính biến và Quyền biến trong nội bộ Trung Quốc, chưa bao giờ ngừng nghỉ. Chính biến của người chiến thắng, được gọi với cái tên đẹp đẽ là “Cách mạng” hoặc là “Phong trào chính trị”, ngày nay gọi là “bảo vệ an toàn quốc gia hoặc an toàn chính trị”, còn Chính biến cuả kẻ thất bại, cho dù chính nghĩa hay bất nghĩa đều bị coi là “lật đổ” hoặc “phản loạn”.
Để “an toàn chính trị” của đảng quốc, bao nhiêu tội ác của TQ từ đó mà phát sinh. Hai trọng tội liên quan đến an toàn chính trị TQ, trước đây gọi là tội phản cách mạng, nay gọi là tội lật đổ chính quyền quốc gia. Cái mà TQ gọi là an toàn chính trị, sự thực là an toàn của sự thống trị cực quyền, hoặc là an toàn của kẻ thống trị cực quyền.
I. Chế độ chính trị và an toàn chính trị quốc gia.
Vấn đề an toàn chính trị dưới thời đại Mao chưa hình thành một thuật ngữ chính trị, nhưng không có nghĩa không có vấn đề an toàn chính trị và mối lo ngại về an toàn chính trị ở thời đại Mao.
Vấn đề an toàn chính trị vẫn là một vấn đề quan trọng hàng đầu của Trung Cộng, an toàn chính trị của TQ an toàn chính trị của người lãnh đạo TQ, an toàn chính trị của phe phái trong nội bộ Trung Cộng, là tuyến sinh mệnh của người lãnh đạo cao nhất TQ, 3 cái an toàn chính trị này, có thể coi là “tam hạng nhất thể” (3 cái trong 1), mất đi bất kỳ một an toàn chính trị nào, Trung Cộng đều có thể xuất hiện nội loạn hoặc tan vỡ.
Ở các quốc gia dân chủ hiến chính, chỉ tồn tại an toàn quốc gia (quốc thổ) và an toàn quốc dân (an toàn nhân quyền), bảo đảm an toàn người lãnh đạo và an toàn quốc dân bình thường là thuộc hệ thống Tư pháp độc lập, bảo đảm an toàn quốc gia là thuộc Quốc phòng và thể chế chính trị Ba quyền tách riêng. Tư pháp độc lập, Quân đội quốc gia độc lập.
Không có thể chế chính trị Ba quyền tách riêng, TQ và người lãnh đạo TQ, chỉ có thể thông qua phương thức khác để đạt được an toàn chính trị của đảng quốc và bản thân mình. Người lãnh đạo TQ và thể chế TQ, càng nhiều là chỉ chú trọng vào 3 loại an toàn chính trị nói trên, hơn nữa lấy an toàn của người lãnh đạo là hạt nhân, còn bảo đảm an toàn quốc dân và quyền con người phổ biến là hãy chờ đợi để xem xét đã, rất nhiều khi bị hoàn toàn bỏ qua hoặc bị xâm phạm.
Chỉ có TQ và các nước đồng minh mới tồn tại vấn đề an toàn chính trị, an toàn chính trị xem ra là an toàn ý thức hệ, kỳ thực loại an toàn này là hư không, còn an toàn thực tế là an toàn của người đương quyền cao nhất. An toàn của đồng chí Lênin, an toàn của Nguyên soái Stalin, an toàn của Polpốt, an toàn của Kim Ching Nhất, an toàn của Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình, đều là an toàn hạt nhân của quốc gia chuyên chế.
Ở quốc gia dân chủ hiến chính, an toàn của người lãnh đạo cao nhất là sự bảo vệ bình thường hóa, còn các nước chuyên chế lại là sự bảo vệ không bình thường hóa, họ một mặt cần biểu diễn thân dân, gần dân, thăm nghèo hỏi khổ chan hòa với người dân, còn một mặt khác, họ lại huy động lực lượng quân cảnh quốc gia, bảo vệ nghiêm ngặt, đối với tất cả quần chúng nào tiếp cận người lãnh đạo đều phải thẩm tra kỹ lưỡng và đề phòng chặt chẽ, đề phòng bất trắc.
An toàn chính trị không chỉ phải thông qua lực lượng quân cảnh để bảo vệ, mà còn phải thông qua các phương thức khác, một là, đánh trả và bức hại lực lượng chính trị khác với mình, bất kể người có ý khác ở trong hay ngoài thể chế, đều thuộc đối tượng phải đánh trả. Hai là, xây dựng phe cánh chính trị của mình, đưa người mà mình đã tin cậy được vào xung quanh hạt nhân quyền lực, “trung thành không tuyệt đối là tuyệt đối không trung thành” (lời nói của Lý Hồng Trung, Bí thư thành phố Thiên Tân), cần để người tuyệt đối trung thành với mình vào Cục, kết quả như thế này, đương nhiên chỉ có người hèn kém và nhân cách nô tài mới có thể bước vào quyền vị quan trọng. Một số quốc gia, để an toàn chính trị, sẵn sàng thực hiện chế độ kế thừa huyết thống, chỉ có con cái, anh em của mình mới có thể tin được, như Bắc Triều Tiên chẳng hạn.
TQ thiết kế chính trị về lĩnh vực an toàn chính trị, vượt xa các nước XHCN khác, như Mao Trạch Đông bố trí chi bộ xuống tận trung đội, làm cho đảng hoặc người lãnh đạo cao nhất của đảng có thể trực tiếp chỉ huy súng, bảo đảm quân đội là đội quân bảo vệ đảng. Đây là bối cảnh chế độ của ổn định chính quyền TQ, đó cũng là căn do lịch sử của sức ảnh hưởng tuyệt đối cao của Mao trong quân đội thời đó.
TQ thiết lập Vụ chính trị trong hệ thống Vũ cảnh, về sau làm lớn hơn thành Cục Bảo vệ an toàn quốc gia (Cơ quan an toàn chính trị quốc gia đối nội), tức là với cái tên hôi thối gọi là “quốc bảo”(bảo vệ quốc gia, không phải là báu vật quốc gia) chuyên khổng chế bức hại đối với các nhân sĩ, luật sư, trí thức có ý kiến khác, đều do cơ quan an toàn chính trị này dùng phương thức vựợt ra ngoài luật pháp để giải quyết. Không chỉ có vậy, TQ còn thiết lập “Ban Chính pháp TW ”, thời Chu Vĩnh Khang đã biến nó đến cùng tận, thậm chí còn đưa cả luật pháp, vũ cảnh, kiểm sát, hệ thống tuyên truyền báo chí hoàn toàn thống nhất trong tay của một hoạt đầu chính trị. Đây cũng là vốn liếng quan trọng mà Chu Vĩnh Khang có thể đối chọi lại với Trung ương thời đó. Đương nhiên cũng là nguyên nhân của cực quyền tất bại Chu Vĩnh Khang.
Phân tích an toàn chính trị với chính biến, quyền biến của TQ, không thể không bắt đầu từ Mao Trạch Đông để nói.
II. Quyền biến và chính biến của Mao Trạch Đông thời đánh khắp thiên hạ.
Cả đời Mao Trạch Đông đã phát động 3 lần chính biến lớn có tính cách mạng, còn quyền biến là cả loạt.
Chính biến lần thứ nhất là tham gia thành lập đảng CSTQ, đồng thời thành lập Chính phủ TW Xô viết đã lật đổ Chính phủ Dân quốc Trung Hoa, cuối cùng thành lập nước Cọng hòa nhân dân Trung Hoa;
Chính biến lần thứ hai, là sau khi xây dựng chính quyền TQ, vứt bỏ chế độ Hiệp thương chính trị đa đảng trên cơ sở chính trị của Cộng hòa quốc, xây dựng Nhân đại toàn quốc dưới sự khổng chế của TQ, Cộng hòa quốc biến thành Đảng quốc (Đảng thiên hạ), tính chất chính quyền quốc gia đã biến chất;
Chính biến lần thứ ba, là Mao Trạch Đông phát động Văn cách, loại bỏ hệ thống chính trị đảng Cộng sản, xây dựng lại Ủy ban Cách mạng thay thế đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông đã thành công lật đổ đảng CSTQ, thành lập riêng Trung ương của lãnh tụ cách mạng, đảng quốc trở thành lãnh tụ quốc, Chủ tịch nước của nước cộng hòa bị phế bỏ và bức hại đến chết. Chẳng ai nhận thức được rằng, chính quyền TQ lại một lần nữa xẩy ra biến chất có tính cách mạng.
Chính biến là làm cho toàn bộ cục diện chính trị quốc gia xẩy ra thay đổi có tính căn bản hoặc là đã lật đổ người lãnh đạo cao nhất hoặc tập thể lãnh đạo của quốc gia, đã làm thay đổi chế độ chính trị quốc gia. Còn Quyền biến, lạilà để giữ vững quyền lực của cá nhân hoặc của phe cánh chính trị của mình, bức hại phe cánh hoặc nhân vật chính trị quan trọng khác mình.
Nhìn suốt một đời Mao Trạch Đông là một đời đeo đuổi uy quyền chính trị cực đoan, không ngừng tạo ra chính biến và quyền biến. Năm 1927 tai nạn dân sinh giáng xuống, hầu như đều quan hệ đến bảo vệ an toàn chính trị người lãnh đạo TQ, chính biến và quyền biến lần này đến lần khác đều là đã xẩy ra lần này đến lần khác tai nạn quốc dân.
Chính biến lần thứ nhất của Mao Trạch Đông, gặp quân đội quốc gia bao vây, vì quân Nhật vào xâm chiếm Trung Quốc, làm cho chính quyền Xô viết TQ có được cơ hội tồn tại, và cũng vì xẩy ra sự biến Tây An, mà có được tính hợp pháp. Sau khi Nhật đầu hàng, hai đảng Quốc Cộng vốn có thể ra sức hợp tác chính trị với nhau, đưa Trung Quốc đi vào thời đại hiến chính dân chủ cộng hòa, Đảng CS TQ dưới sự nâng đỡ của Liên Xô, một mực vì chính trị cộng sản của mình, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mấy triệu chiến sĩ và dân thường trong nội chiến, đã lật đổ Trung Hoa Dân quốc, một nhà nước dân chủ sớm nhất, lớn nhất châu Á. Chính biến lần thứ nhất thành công.
Chính biến của TQ lật đổ Chính phủ Dân Quốc, không tính số thương vong nội chiến thời kỳ từ 1927 đến 1945, chỉ cuộc nội chiến 1946 đến 1950, đã gây nên thương vong trực tiếp của gần 10 triệu người, trả giá chính trị là đã làm cho Trung Quốc đánh mất tiến trình hòa bình hiến chính dân chủ, đất nước đau xót mất cơ hội tốt ngàn năm của hiện đại hóa văn minh chính trị.
Đảng CS TQ lật đổ Chính phủ Dân quốc hợp pháp, là một lần chính biến có tính cách mạng, còn Mao Trạch Đông từ Tỉnh Cương sơn đến Trường chinh, từ chỉnh phong Diên An đến sau khi xây dựng chính quyền Trung Cộng, đã tiến hành một loạt quyền biến trong thể chế, như xây dựng chi bộ đảng đến tận trung đội, làm cho quân đội trực tiếp phục vụ ý thức hệ chính trị, chính quyền được đẻ ra từ họng súng, cực quyền cũng được đẻ ra từ họng súng, quyền biến nội bộ của Mao Trạch Đông cũng là dựa vào sự khổng chế và lực ảnh hưởng của mình đối với họng súng. Mao Trạch Đông thông qua khổng chế họng súng, một loạt quyền biến trở thành hiện thực, khai trừ đối với Trần Độc Tú, chèn ép đối với Trương Quốc Đào, gây sức ép đối với Vương Minh, chỉnh đốn thanh lọc đối với toàn bộ giới trí thức Diên An, sau đó do Lưu Thiếu Kỳ khênh ra một cái Tư tưởng Mao Trạch Đông, đã hoàn thành Mao là vị trí thần thánh không thể lật đổ của quyền uy hạt nhân Trung Cộng. Phe cánh chính trị trung thành với Mao Trạch Đông (Chu Ân Lai, Chu Đức,Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Khang Sinh, Giang Thanh) cũng vì đó mà sinh ra.
Khi đánh khắp thiên hạ, trong ngoài thể chế Mao Trạch Đông đều đã xây dựng mặt trận thống nhất và đồng minh rộng khắp, đến sau khi ngồi vào thiên hạ, Mao lại thông qua một loạt chính biến và quyền biến, xây dựng lại phe cánh chính trị hạt nhân và mặt trận thống nhất của mình.
III. Quyền biến và chính biến của Mao Trạch Đông sau khi xây dựng chính quyền.
Chính biến lần thứ hai của Mao Trạch Đông là biến Chính phủ liên hợp thành Chính phủ TW dưới sự lãnh đạo của đảng, không chỉ hạ thấp vị trí (hư vị)Chính hiệp, quyền lực chính trị của Chính hiệp nhường chỗ cho Nhân đại toàn quốc, còn đại biểu của Nhân đại toàn quốc hoàn toàn do Đảng CSTQ khổng chế, cho dù như vậy, đại biểu Nhân đại với vị trí là bình hoa chính trị của Đảng CSTQ là có tính tượng trưng, sự tồn tại của nó chỉ là để bảo đảm tính hợp pháp bề ngoài của Đảng, vị trí đại biểu đảng của Đảng CSTQ lại càng cao (đương nhiên, đại biểu đảng cũng chỉ là công cụ chính trị của tầng cao Trung Cộng).
Ngày 01/6/1957, phát ngôn Hội nghị của Tổng biên tập (Chữ An Bình) “Quang minh Nhật báo” đã phát biểu công khai : “Một số ý kiến đề nghị với Mao Chủ tịch và Tổng lý Chu”, Ông ta cho rằng TQ đã đem Cộng hòa quốc diễn biến thành “đảng thiên hạ”. Chữ An Bình là lần đầu tiên nói ra Hoàng đế trẻ con không mặc quần áo, Cộng hòa quốc đã bị Tập đoàn chính trị Mao Trạch Đông lột xác.
Khi dương mưu của đảng quốc bị người ta vạch mặt, thanh thế phong trào chống hữu rầm rộ bắt đầu, mấy triệu trí thức bị đàn áp, bức hại, mất khả năng có tiếng nói.
Chính biến của Tập đoàn chính trị Mao Trạch Đông lấy một loạt quyền biến làm cơ sở : Thay đổi (tước đoạt) quyền ruộng đất của nông dân, thay đổi (tước đoạt) quyền kinh doanh của giới công thương nghiệp, thay đổi (tước đoạt) quyền phát ngôn của nhân sĩ dân chủ, và thông qua Hội nghị Lư sơn, lại tước đoạt quyền phê bình của nội bộ Đảng, uy quyền cá nhân của Mao Trạch Đông lại được hộ vệ hơn nữa.
Mỗi một lần quyền biến của Mao Trạch Đông, đều là tước đoạt quyền ích chính trị, kinh tế, văn hóa của cả xã hội hoặc của người khác ý mình, còn mỗi lần chính biến của Mao Trạch Đông đều đi kèm theo tai nạn to lớn của quốc dân.
Mao Trạch Đông lật đổ Dân quốc, trong quá trình đó gây nên thương vong hàng ngàn vạn quốc dân, còn quyền biến và chính biến trong thập kỷ 50 của Mao Trạch Đông, số người bị trương vong do bức hại trực tiếp lên cả triệu người, còn số quốc dân chết không bình thường do gây ra nạn đói lên đến trên dưới 40 triệu người. Trả giá cho dân chủ là đã bỏ ra khoản lớn tiền bạc trong quá trình bỏ phiếu và bầu cử, còn trả giá cho không dân chủ là hàng trăm ngàn vạn cái đầu rơi xuống đất để huyết tế cho quyền biến và chính biến.
Chính biến quan trọng lần thứ ba của Mao Trạch Đông, là phát động cuộc Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, với mục tiêu quan trọng nhất là Lưu Thiếu Kỳ, tước đoạt chức vụ Chủ tịch nước của ông ta, để chính quyền đảng quốc hoàn toàn khổng chế trong tay của mình, toàn bộ giai tầng nguyên lão Trung Cộng đều bị bức hại hoặc lưu đày (chỉ có rất ít nguyên lão thoát được nạn này).
Lần chính biến này là một lần đại cách mạng có tính toàn dân, đối với văn hóa truyền thống, đối với toàn bộ giới trí thức, đối với giai tầng nguyên lão đều bị dấnh, phá hoại và bức hại toàn diện. Tại sao lại phát động một cuộc đại cách mạng hầu như có tính hủy diệt như vậy ? Cũng giống như hai lần quyền biến trước là địa vị chính trị hạt nhân của Mao Trạch Đông bị uy hiếp, chính trị Chủ nghĩa xã hội của đường lối cấp tiến cực đoan của Mao thập kỷ 50 đã gây ra hàng ngàn vạn dân lành bị chết chóc không bình thường, Lưu Thiếu Kỳ và số người muốn hỏi tội Mao Trạch Đông. Lần quyền biến này đã nâng qui cách lên mức một lần chính biến, là một lần lật đổ thành công đối với cả hệ thống đảng CSTQ của phe cánh Mao. Còn lần lật đổ này sở dĩ thành công được, một là do Mao Trạch Đông đã nắm được quyền lãnh đạo tuyệt đối của quân đội, toàn bộ quân đội đều hướng về Mao bày tỏ trung thành, hai là Mao Trạch Đông đã lợi dụng thành công nhiệt tình chính trị của lớp trẻ, để cho tinh thần tạo phản, phản nghịch của lớp trẻ được bùng lên, Mao Trạch Đông đã nã pháo vào Bộ Tư lệnh của Đảng, lập riêng một Trung ương khác, đã thành lập Tiểu tổ lãnh đạo Văn cách của mình, dưới tiền đề bảo đảm an toàn tuyệt đối chính trị của mình, để phe cánh của mình được dựng lên, đã bồi dưỡng người kế vị chính trị tương lai Hoa Quốc Phong, Giang Thanh, Vương Hồng Văn, v.v…, còn nguyên lão chính trị hoặc bị lưu đày hoặc bức hại đến chết khó cấu thành uy hiếp đối với phe cánh Mao.
Trong quá trình Văn cách, Mao Trạch Đông còn chế tạo ra sự kiện Lâm Bưu, giúp cho phe cánh chính trị của Mao càng thêm vững chắc, không có nhân vật quan trọng nào đối lập với mình. Trong thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, Mao Trạch Đông còn phát động một lần quyền biến cuối cùng, đánh trả ngọn gío lật án hữu khuynh, ngoài phê Lâm (Bưu) phê Khổng (Tử) còn thêm phê Chu Công (ám chỉ Chu Ân Lai) , sau khi đã đánh bật Đặng Tiểu Bình ra khỏi chính trường, chuẩn bị đánh Chu Ân Lai, nhằm dọn sạch trở ngại cuối cùng cho Giang Thanh và số người kế vị chính trị.
Người tính không bằng trời tính, cơ quan của họ Mao tính hết nước, cũng không thể làm thay đổi được tiến trình chính biến mới lịch sử. Dưới thể chế chính trị TQ, bất cứ phe phái nào đều khó bảo đảm tuyệt đối an toàn chính trị của mình. Nếu như có được an toàn chính trị của mấy người Giang Thanh, thì không thể có an toàn chính trị của các vị Đặng Tiểu Bình, ngược lại cũng thế, chủ lực Văn cách Mao Trạch Đông, đoàn đội hạt nhân Mao Trạch Đông bị chính biến của những người Hoa Quốc Phong “đánh đổ” và còn bị giải lên đài xét xử của lịch sử.
Di thể của Mao Trạch Đông và ảnh vẽ trên Thiên An Môn của Mao Trạch Đông, đặc biệt là Tư tưởng Mao Trạch Đông lại có được “an toàn chính trị” một cách siêu nhiên. Đây không phải vì Mao Trạch Đông vĩ đại thần thánh thật, mà là vì Ông ta có thể trở thành bình phong tinh thân cho Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng Mao là linh hồn của Đảng CSTQ, trong thể chế TQ không có sức mạnh nào thay đổi được yêu linh chính trị như thế này,
Có thể nói, chính trị của Mao Trạch Đông không có phá sản. Có được “an toàn chính trị”, có an toàn của Tư tưởng Mao, là sẽ không có an toàn chính trị của kẻ có ý kiến khác, cho nên chính trị của Trung Quốc khó bước vào trạng thái văn minh và an toàn. Nay nhớ lại và nêu lên an toàn chính trị và chính biến với quyền biến của thời đại Mao là để đối chiếu với hiện thực Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình đang diễn lại trò cũ của Mao Trạch Đông, để an toàn chính trị của đảng quốc, để an toàn chính trị của phe phái, để an toàn chính trị của tự thân, dùng hết mọi thủ đoạn, thông qua một loạt quyền biến, thậm chí có thể chính biến hoặc cái gọi là dập tắt chính biến, để làm thay đổi bản đồ chính trị Trung Quốc./.