Dù là người ít khi lạc quan về những chuyển biến tích cực của công cuộc chống tham nhũng, khi nghĩ đến Phiên tòa ngày mai, tôi lập tức liên tưởng ngay đến câu nói cố Thủ tướng Đức Helmut Koln: “Cốc nước đầy một nửa thì hơn cốc nước vơi một nửa”.
Dù là người ít khi lạc quan về những chuyển biến tích cực của công cuộc chống tham nhũng, khi nghĩ đến Phiên tòa ngày mai, tôi lập tức liên tưởng ngay đến câu nói cố Thủ tướng Đức Helmut Koln: “Cốc nước đầy một nửa thì hơn cốc nước vơi một nửa”.
Và, dù có cố tình tìm kiếm điều gì đó để làm giảm bớt thành công rất đáng ghi nhận của “lò đốt rác tham nhũng”, chúng ta vẫn phải khẳng định rằng ngày 8.1.2018 là một ngày trọng đại trong lịch sử tố tụng của Nước Cộng hòa XHCN VN!
Gọi là trọng đại (hay đặc biệt) bởi trong suốt 73 năm qua (1945-12018), chưa bao giờ một quan chức cao cấp như ông Đinh La Thăng bị truy tố với một quy trình khởi tố - xử án cũng rất khác lạ: Tất cả chỉ diễn ra trong vòng một tháng!
Đó là chưa nói đến sự “ngẫu nhiên” của thực tế lịch sử: hai con số 8 biểu trưng thật nhiều ý nghĩa…
Nói như thế để thấy rằng Người Dân Cả Nước đã và đang kỳ vọng rất nhiều vào phiên tòa này.
Đảng và Nhà nước đã chứng minh quyết tâm chống tham nhũng không có vùng cấm bằng cách không thể thuyết phục hơn là đưa một cựu Ủy viên BCT, ra trước vành móng ngựa (cho dù theo báo chí, phiên tòa này không có vành móng ngựa, https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phien-xu-ong-dinh-la-thang-se-khong-co-vanh-mong-ngua-3695056.html#ctr=related_news_click).
Tính khác biệt về quy trình điều tra - xét xử cũng như chức vụ (nguyên) của các nghi can trong vụ án chống tham nhũng đông quan chức sai phạm nhất, nghiêm trọng nhất về tính chất, phạm vi, mức độ… của các loại “tội chồng tội”; tất nhiên, càng làm cho sự kỳ vọng của người Dân càng được cộng hưởng thêm nhiều cấp độ của mong chờ…
Đinh la Thắng
Có lẽ, mong muốn lớn nhất của đại đa số nhân dân ta hiện nay không chỉ là trừng trị nghiêm khắc các quan tham mà còn là hướng tới một sự đổi thay quyết liệt trong việc giải quyết hậu quả của các vụ án.
Thứ nhất, nếu chỉ sai đâu kỷ luật đấy, tội đâu xử đó thì vẫn chưa phải là giải pháp đủ căn cơ để khắc chế các tội ác tham nhũng đang ngày một tinh vi hơn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Không ai không băn khoăn rằng, một khi các kẽ hở của cơ chế vẫn y nguyên thì liệu các quan mới thay cho những người bị truy tố, có còn tiếp tục tham nhũng nữa hay không?
Thứ hai, lâu nay, hầu như số tiền mà công quỹ thu về từ các vụ án tham nhũng đều rất ít - so với số thất thoát, chỉ khoảng vài %, tức là hầu như không đáng kể?!
Đây là điều thậm vô lý.
Dù muốn hay không, người Dân buộc phải quan tâm và hy vọng không sự dàn xếp giữa bị cáo và những người có thẩm quyền về chuyện tiền tham nhũng chạy vòng quanh từ túi này sang túi khác chứ không chịu vào nằm yên trong Kho bạc của Nhà nước?
Giả sử có một chế tài buộc phải hoàn trả đủ mọi tài sản, tiền bạc bị thất thoát thì, chắc chắn, tội phạm sẽ ngày càng ít hơn, Nhà nước có lợi hơn, niềm tin trong Dân sẽ cao hơn…
Thứ ba, một trong những day dứt, trăn trở lâu nay của dư luận về tiến trình tố tụng là vai trò của các luật sư hầu như chưa được quan tâm, coi trọng đúng mức; khiến cho không ít phiên tòa có vẻ giống như là… thủ tục!
Không hề ngẫu nhiên khi trước phiên tòa ngày mai, nhiều luật sư lên tiếng được THẤY một phiên tòa có “tranh tụng đúng nghĩa” (https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-mong-duoc-tranh-tung-dung-nghia-tai-phien-xu-ong-dinh-la-thang-3695107.html).
Sự công bằng và tin tưởng chỉ có, khi mà mọi chi tiết của vụ án đều được làm rõ đến tận ngọn nguồn của sai phạm, khi nguyên tắc suy đoán vô tội (ex praesumptione innocentiae) được áp dụng minh bạch, đủ đầy…
Người xưa có câu, 99% của sự thật vẫn chưa phải là sự thật.
Sự kỳ vọng sẽ trở thành niềm vui và hạnh phúc của toàn Dân khi một phiên tòa đặc biệt được tổ chức ngay trong những ngày đầu tiên của Năm Mới - báo hiệu những đổi thay mới mẻ, mạnh mẽ được tiến hành theo đúng nguyên tắc Hiến định, được xét xử theo đúng yêu cầu của Luật định và, được tranh tụng theo đúng những giá trị thiêng liêng nh ấtvề Quyền căn bản của con người!…
Huế, 7.1.2018
2279
2389
2279
219215
121356
114512342