Quần thể 12 bức tượng tượng trưng cho 12 con giáp, được trưng bày ở khu du lịch Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải Phòng) có thể nói là quái dị.
Quái dị vì 12 bức tượng được đẽo bằng đá xanh nguyên khối đầu thú mình người.
Quần thể 12 bức tượng tượng trưng cho 12 con giáp, được trưng bày ở khu du lịch Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải Phòng) có thể nói là quái dị.
Quái dị vì 12 bức tượng được đẽo bằng đá xanh nguyên khối đầu thú mình người.
Quái dị vì phần cơ thể hình người ở dạng trần truồng, phô rõ các bộ phận sinh dục nam, nữ.
Quái dị vì quần thể tượng được phô bày ở nơi rất văn hóa: du lịch văn hóa.
Có lẽ vì những lí do trên mà dư luận phản ứng mạnh mẽ về sự phản cảm của quần thể tượng này chăng?
Tôi nghĩ không hẳn thế!
Tượng là một loại hình nghệ thuật, là sản phẩm văn hóa. Một sản phẩm văn hóa phải hội tụ những yếu tố cơ bản:
- Phù hợp với truyền thống, với thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Có tính thẩm mĩ cao.
- Có tác động tích cực đến tình cảm, nhận thức của cộng đồng.
Quần thể tượng 12 con giáp ở Hòn Dáu đều không đáp ứng được các tiêu chí cơ bản đó. Người Việt không thể chấp nhận cái cách “phồn thực” dung tục của quần thể tượng.
Còn tính thẩm mĩ ư? Xin dẫn ra đây nhận xét của hai người nổi tiếng trong giới họa sĩ. Hoạ sĩ Lê Thiết Cương phải thốt lên "Quá xấu" và đặt câu hỏi: "Nghệ thuật mà thế à?". Còn họa sĩ Thành Chương thì khẳng định dứt khoát: "Thô thiển và tục tĩu, tôi nghĩ nên dẹp bỏ đi thì hơn".[1]
Một quần thể tượng kì dị, phản cảm như thế tác động đến du khách ra sao, chẳng nói ra thì mọi người cũng đã biết.
Trước phản ứng quyết liệt của dư luận, Sở Văn hóa - Thể thao Hải Phòng đã yêu cầu lãnh đạo khu du lịch Hòn Dáu lựa chọn giải pháp khắc phục.
Và kết quả sáng là 27-3, du khách ngỡ ngàng trước cảnh tượng 12 con giáp được mặc đồ... tắm mới để che đậy những chỗ nhạy cảm. Quả là một sự khôi hài vô tiền khoáng hậu![2]
Người ta bảo, vụng chèo thì khéo chống. “Chống” như thế, chỉ tổ dư luận cười cho cái sự non kém, thô thiển của những người làm văn hóa – du lịch.
Nói đến vụ tượng 12 con giáp này không thể không nhắc đến vụ cấp phép cho phim “Điệp vụ Biển Đỏ” xảy ra cùng thời gian.
Việc cấp phép cho bộ phim có cảnh cuối “nhạy cảm” - Website Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa huỵch toẹt ra là đoạn này lấy bối cảnh ở Trường Sa - “đúng qui trình” hay không, cơ quan chức năng còn phải xem xét.[3]
Có điều khiến dư luận không khỏi tâm tư trước rất nhiều những bất cập trong lĩnh vực văn hóa thời gian qua: Dường như có một bộ phận không nhỏ trong bộ máy quản lí văn hóa các cấp đang có vấn đề về năng lực quản lí, về trình độ thẩm mĩ và tri thức văn hóa.
Nếu đúng vậy thì, bất hạnh thay cho văn hóa nước nhà!
.................................................
Nguồn tham khảo:
2252
2389
2252
219188
121356
114512315