Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.
(Hồ Chí Minh)
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.
(Hồ Chí Minh)
Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền
Mang theo suy nghĩ “muốn bắt cọp phải vào hang cọp”, “muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải học chữ Pháp”, tuổi trẻ Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt, đi làm “người công dân toàn cầu” (từ dùng của ông Han D’Orviller, Phó Tổng Giám đốc UNESCO) chỉ với bằng hai bàn tay.
Những năm hai mươi, phương Tây coi người Đông Dương thuộc địa là dân nhược tiểu, “bầy người mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, không sống nữa, không suy nghĩ nữa, là vô dụng trong việc cải tạo xã hội”,Nguyễn Aí Quốc đã khảng khái tuyên bố: “Không: Người Đông Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là geo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Nguyễn Aí Quốc có niềm tin mãnh liệt vào sức sống và tư tưởng cách mạng của người Đông Dương.
Sau khi Lênin qua đời,nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Anh và Quốc tế Cộng sản,cũng có một cái nhìn thiên lệch về thuộc địa, coi thường thuộc địa. Dưới con mắt của họ, thuộc địa là một vùng, trên là trời xanh, dưới là đất vàcát, mấy cây dừa, vài người khác màu da, thế thôi”. Thuộc địa nếu đúng như vậy thì làm được cái gì, ngoài việc chờ nước mẹ đại Pháp đến khai hóa văn minh như suy nghĩ của phương Tây. Thế nhưng NguyễnAí Quốc lại cho rằng nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Chủ nghĩa đế quốc-thực dân tồn tại dựa trên nền móng vững chắc là thuộc địa. Vì vậy, muốn giết chết con rắn độc tư bản thì phải phá bỏ cái nền tảng đó, tức là phải đánh rắn đằng đầu, không thể đánh rắn đằng đuôi theo quan niệm của phương Tây. Không những thế, vì thuộc địa đầy sức sống, nên có khả năng thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc và tác động trở lại chính quốc.
Đúng như niềm tin của Nguyễn Ái Quốc. Mười lăm năm, với ba cuộc “diễn tập”, không đầy 15 ngày với tinh thần “một ngày bằng hai mươi năm” chỉ khoảng 5000 đảng viên, một số đang ở trong nhà tù đế quốc, mấy chục triệu đồng bào,với quyết tâm vàniềm tin “dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho kỳ được độc lập, tự do”, đã vùng lên “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng cùng chất lượng đảng viên kết hợp với lòng dân, trí dân, sức dân đã làm nên kỳ tích “biến người nô lệ thành người tự do”. Cách mạng Tháng Tám thành công. Niềm tin Hồ Chí Minh truyền cảm hứng vào nhân dân đã thắng.
Hồ Chí Minh-người đứng đầu Chính phủ kiến tạo và truyền cảm hứng niềm tin
Khi nền độc lập dân tộc có nguy cơ bị tước đoạt, Hồ Chí Minh tiếp tục kiến tạo niềm tin và đã truyền cảm hứng niềm tin cho cả dân tộc: “Không! Chúng ta thà hy tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. Người ta tưởng tượng ra dân tộc Việt Nam là châu chấu, thực dân Pháp là voi. Qua kinh nghiệm thực tế,bằng niềm tin vào sứcmạnh tinh thần, vật chất, quá khứ, hiện tại và tương lai, Hồ Chí Minh quả quyết trả lời những người lừng chừng kia rằng: “Nay tuy châu chấu đấu voi / Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”. Đúng là voi thực dân Pháp đã bị lòi ruột sau chín năm chiến đấu với một dân tộc anh hùng “Đào núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt / Máu trộn bùn non,gan không núng, chí không không mòn”.
Hồ Chí Minh đã khơi dậy truyền thống dân tộc “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, chấm dứt ở Việt Nam “nỗi buồn nhược tiểu”, và trang bị cho những người dân Việt Nam bình thường niềm tự tin khả năng “đào núi lấp biển / quyết chí cũng làm nên”. Khi “dân ta đã quyết, chí ta đã bền” thì không có gì ngăn cản được. Bởi đó là niềm tin của cả một dân tộc “ai có súng dùng súng/ Ai có gươm dùng gươm / Không có súng có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc”.
Ánh sáng niềm tin Hồ Chí Minh thúc dục hàng triệu thanh niên trai tráng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Giặc Mỹ hung hăng, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa, Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ!. Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Chúng ta không những không sợ mà còn dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã trao tuyền niềm tin cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “ Cuộc kháng chiến chống Mỹcó thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của,nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người / Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ”.
Niềm tin Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đâu?
Câu trả lời có thể rất khó đối với người / bộ phận này, nhưng không khó đối với người khác. Người viết bài này thấy rất rõ cội nguồn niềm tin Hồ Chí Minh ở chỗ “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Có được lòng dân ta không sợ gì hết và sẽ có tất cả”. Hồ Chí Minh là con người sinh ra từ nhân dân, sống và làm việc giữa lòng dân và cuối cùng lại trở về với nhân dân, làm một công dân “đọc sách, làm vườn, du sơn, ngoạn thủy, làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Bác Hồ là con người Việt Nam duy nhất viết và nói về nhân dân nhiều nhất, sâu sắc nhất, hay nhất, cảm động nhất. Người thấu hiểu và thấu cảm nỗi đau của dân, thân phận người dân, đập cùng nhịp đập trái tim của dân “là những người chịu đựng cái kết quả lãnh đạo của ta”. Người phát hiện ra sức mạnh của dân, dạy cán bộ, đảng viên phải ghi tạc vào đầu cái chân lý “dân rất tốt”; dân là chủ chứ không phải quan chủ; quyền hành trong tay dân; lực lượng ở nơi dân; dân như nước, cán bộ như cá, dân nuôi sống bộ máy nhà nước bằng chính mổ hôi, nước mắt, “suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Chúng ta phải hiểu rằng “dân như nước, cán bộ như cá”, không có nước thì cá chết, nhưng không có cá thì nước vẫn trong.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất ở Việt Nam biết học dân, hỏi dân, hiểu dân; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý, suôt đời chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ và thực hành dân vận. Người hiểu rằng nhân dân ta rất anh hùng, hăng hái, sáng tao; Đảng ta có điểm mạnh, điểm yếu, yếu nhất là một bộ phận cán bộ, đảng viên khi có chút quyền hành trong tay là sinh ra kiêu căng, hư hỏng, làm bậy. Họ phớt lờ kỷ luật của đảng, pháp luật nhà nước, nói và làm không đi đôi với nhau, khinh thường nhân dân, coi họ là “dân ngu khu đen, không hiểu lý luận, chính trị cao siêu như mình.
Niềm tin Hồ Chí Minh bắt nguồn từ nhân dân. Người tin dân nên dân tin người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách, phương pháp công tác của Người theo đúng đường lối nhân dân, từ quần chúng mà ra, trở lại nơi quần chúng và luôn luôn chống bệnh quan liêu.
Người kiến tạo niềm tin bằng chính tấm gương sáng trong, mẫu mực của Người, của “một tấm gương sống hơn một trăm bài diễn văn”. Một đời Người tận tâm, tận lực, hằng ngày, đến tận cuối đời cống hiến cho dân tộc là cực đại, với bản thân không có gì, không có một tấm huân chương. Người tránh xa vòng danh lợi. Đứng ở đỉnh cao quyền lực nhưng Người không bao giờ hành xử như một người có quyền, mà chỉ gắng sức làm như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Người tuyên bố và làm theo tinh thần của một người đày tớ trung thành của nhân dân.Hồ Chí Minh là con người nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, thậm chí chỉ bằng hành động đểthu phục nhân tâm. Tấm gương của Người là tấm gương của một bậc Đại nhân, Đại trí, Đại dũng, chí công vô tư. Người kiến tạo niềm tin cho nội các của Người thực hành Cần, Kiệm, Nhân, Trí, Dũng, Liêm, Chính.Lúc sinh thời, duy nhất một lần Người nói đến Chính phủ kiến thiết, liêm chính, quyết tâm làm việc, biết làm việc và dám làm việc, nhưng suốt một phần tưthế kỷ, Người và Chính phủ của Người hành động hằng ngày thực tế vì nước, vì dân.
Kiến tạo niềm tin theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh
Phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, có trách nhiệm về nguyên nhân mất niềm tin hiện nay của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và chế độ. Đó là vì một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền, có cả cán bộ cấp chiến lược, sĩ quan cấp tướng hư quá, hỏng quá. Họ mắc bệnh trầm kha làm cho dân chết. Hiện nay, trong khi thiếu những tấm gương như Bác Hồ hay những học trò xuất sắc của Người thì lại xuất hiện nhiều cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.Cái hỏng lớn nhất là họ lộng quyền, dùng quyền, tiền móc ngoặc với chính trị, lũng đoạn chính trị. Cái nguy hiểm nhất của “lợi ích nhóm” chính là sự liên kết kinh tế với chính trị, làm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đứng đầu, làm hỏng bộ máy, làm mất niềm tin của dân.
Dân chủ là điều quan trọng nhất của chế độ, của Đảng, nhưng nhiều nơi thiếu dân chủ, dân chủ hình thức, dân chủ trang trí, dân chủ ở lời nói, nhưng việc làm thì “quan” chủ. Thời Bác Hồ cũng có lúc một bộ phận cán bộ mất dân chủ, đó là lúc chúng ta chịu thất bại năng nề nhất, nhân dân mất niềm tin nhất. Năm 1956, tổng kết cải cách ruộng đất, Bác nói trong nghẹn ứ nước mắt rằng “Chúng ta mắc sai lầm nghiêm trọng vì thiếu dân chủ nên nghe ít, thấy ít, nên bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này. Tất cả Trung ương phải nghe, thấy, nghĩ, làm như thế. Bài học đau xót này sẽ thúc đẩy chúng ta”. Trong sai lầm, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “nhân dân ta tốt. Muốn có được niềm tin của dân thì từ Trung ương đến chi bộ phải thật thà tự phê bình và phê bình thẳng thắn, đều phải thật sự dân chủ. Có như vậy mới tránh được đi vào vết xe đổ đó”.
Lúc sinh thời Bác Hồ, chúng ta không nghe cụm từ “vùng cấm” và xử lý “không có vùng cấm”. Trong Hiến pháp, luật pháp Nhà nước, Điều lệ Đảng không có khái niệm “vùng cấm”, chỉ có khái niệm “bình đẳng”. Trong đổi mới, chúng ta tự nghĩ ra cái gọi là “vùng cấm” và mặc nhiên thừa nhận có “vùng cấm”, làm cho một bộ phận cán bộ có quyền hư hỏng, tự cho mình thuộc diện “vùng cấm”, muốn làm gì thì làm, không ai dám đụng đến. Thế là không đúng quy định của luật pháp và điều lệ Đảng. Bây giờ xử lý kỷ luật, ta khẳng định “không có vùng cấm”. Đúng ra điều này phải được sòng phẳng, minh bạch ngay từ đầu.Rồi chúng ta hay nói “trên nóng”, làm cho cán bộ “bề trên” tưởng mình cái gì cũng đúng cả, tốt cả. Chúng ta tự làm hỏng cán bộ cấp cao của mình bằng cách cho họlà những người “nóng”. Thực tế không phải như vậy, vẫn có nhiều Bộ trưởng hư hỏng và rất nhiều Bộ trưởng thiếu dũng khí tự phê bình và phê bình. Đó là “lạnh”, sao có thể gọi là nóng?
Muốn có niềm tin, chúng ta đừng tự “đầu độc” mình bằng những lời hoa mỹ. Hãy có bản lĩnh, dũng khí nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, mạnh dạn tự phê bình và hoan nghênh nhân dân phê bình mình.Trước đây ta không sợ kẻ thù đế quốc thì nay sao lại sợ dân? Phải có bản lĩnh hỏi dân rằng cán bộ ta ai tốt, ai kém. Đảng tự đóng cửa kiểm điểm, phê bình là đúng nhưng chưa đủ. Phải phát huy kênh nhân dân, sự kiểm soát của nhân dân theo đúng đường lối nhân dân như Bác Hồ đã dạy và đã làm, trong đó có nội dung quan trọng là để nhân dân phê bìnhcán bộ, kiểm soát quyền lực, sửa đổi tổ chức và nghị quyết của ta. Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và chỉ thị của mình đã thi hành thế nào.
Để có được niềm tin, cán bộ, đảng viên phụ trách trước Đảng và Chính phủ là đúng nhưng chỉ đúng một nửa, thậm chí không được một nửa. Chúng ta còn phải phụ trách trước nhân dân, vì Đảng và Chính phủ cũng vì nhân dân mà làm các việc, cũng là công bộc, đày tớ trung thành của nhân dân.
Vừa qua, xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên bước đầu đã củng cố, lấy lại được niềm tin của nhân dân.Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng tiêu cực vẫn phổ biến, qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục. Vấn đề kỷ luật không phải chỉ là xử lý kỷ luật cán bộ, mà là xây dựng kỷ luật trong Đảng và cả hệ thống chính trị. Đó mới là cái cốt.Trong kỷ luật cán bộ cần chú ý xử lý được tận gốc. Gốc là cơ chế bộ máy và những cán bộ có trách nhiệm thật sự, liên quan, chống lưngcho tham nhũng, tiêu cực. Những cán bộ bị xử lý cụ thể vừa rồi là đương nhiên vì họ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng đó vẫn là ngọn. Một mình những con người đó không thể làm được những việc tày trời như vậy. Chưa “đào tận gốc, trốc tận rễ” thì vẫn chưa thật sự lấy lại được niềm tin của dân.
Để kiến tạo được niềm tin theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh, phải nuôi dưỡng hai “chân” chắc khỏe. Thứ nhất là xây dựng tính khoa học của bộ máy, trong đó quan trọng nhất là xây nền dân chủ. Làm được điều này sẽ góp phần thực hiện điều mong muốn của Tổng Bí thư là làm cho quan chức không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng(theo tinh thần của Chính phủ Singapore). Quản lý không thể chạy theo thực tế, có cái gì xảy ra rồi mớitổ chức kiểm tra, kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Cũng không thể “đau đầu thì chữa đau đầu”, “đau tay thì chữa đau tay”. Chúng ta xây được nền dân chủ với lõi cốt “dân nói, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thật sự sẽ có tất cả. Bởi vì dân chủ - sáng kiến - hăng hái điliền với nhau. Dân chủ là cái chìa khóa vạn năng, là xung lực của đổi mới. Có dân chủ sẽ có được niềm tin của dân, có niềm tin của dân sẽ có tất cả.
Thứ hai, sự tu dưỡng của cán bộ, đảng viên, nhất là những người lãnh đạo, chủ chốt, cốt cán, đứng đầu. Bộ máy dù khoa học đến đâu nhưng bộ phận cán bộ này hư hỏng thì sẽ phá tan bộ máy. Ta nói phải xây dựng đường lối đúng, bộ máy khoa học, nhưng ai xây dựng? Chính là con người.Nếu là con người không có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt thì làm sao xây dựng được bộ máy khoa học, đường lối đúng, thậm chí còn xây dựng bộ máy vì lợi ích nhóm. Thế là hỏng. Ngược lại, có một bộ phận cán bộ tốt nhưng khó làm người tốt vì cơ chế, bộ máy không / thiếu khoa học. Hai chân đó phải khỏe đều, vững như nhau, một chân yếu là hỏng. Hai điều đó là cái gốc của kiến tạo niềm tin.
Tóm lại, một Chính phủ kiến tạo chỉ có liêm chính, hành động là cần nhưng chưa đủ. Trước hết, cơ bản và xuyên suốt là kiến tạo niềm tin. Muốn kiến tạo niềm tin thì phải có được lòng tin của dân. Muốn có đượclòng tin của dân thì quan chức, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu phải cần, kiệm, nhân, trí, dũng, liêm, chính, chí công vô tư. Nói phải đi đôi với làm. Phải dám từ chức nếu dân không tin nữa. Tổng Bí thư nhấn mạnh ở Hội nghị Trung ương 4 khóa XII rằng “ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn”.
B.Đ.P
294
2337
22142
218641
121356
114511768