-
Chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á và Biển Đông
1.1. Mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại Đông Nam Álà duy trì ảnh hưởng trong khu vực, tạo sự ổn định và cân bằng lực lượng; ngăn chặn sự xuất hiện của một bá quyền, có âm mưu bá chủ ở khu vực; không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một liên minh nào đó; ngăn cản hoặc chống lại các cuộc xâm lược nhằm vào bạn bè, đồng minh của Mỹ; không để khu vực trở thành căn cứ địa của các tổ chức khủng bố; duy trì sức mạnh kinh tế khu vực, bảo vệ các quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ ở khu vực; đảm bảo tự do lưu thông hàng hải và bảo vệ các đường biển quốc tế đi qua biển Đông; ngăn chặn sự đổ vỡ quốc gia và xung đột nội bộ ở các nước Đông Nam Á; truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tín ngưỡng[1].
1.2. Về địa chính trị, chiến lược,các chiến lược gia của Mỹ coi việc kiểm soát đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên thế giới nằm ở Đông Nam Á giúp Mỹ triển khai lực lượng từ Tây Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương và Vùng Vịnh, gây áp lực cho các nước khác về quân sự và thương mại. Với 16 tuyến đường hàng hải, 12 tuyến đường hàng không quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc sang Nam, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á, có ý nghĩa chiến lược trong cả thời bình và thời chiến[2].
1.3. Về chiến lược an ninh – quân sự, theo quan điểm của Mỹ, ai kiểm soát được Biển Đông, người đó sẽ kiểm soát được eo biển trọng yếu xung quanh, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Do đó, Biển Đông là mắt xích trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở Châu Á, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, đảm bảo nguyên trạng cho Đài Loan, cũng như củng cố quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ ở khu vực. Mỹ muốn can dự nhiều hơn ở Đông Nam Á để kiềm chế sự trỗi dậy về quân sự, nhất là hải quân của Trung Quốc. Trung Quốc được Mỹ đánh giá là mối đe dọa chủ yếu, là quốc gia duy nhất có thể thách thức vị thế siêu cường của Mỹ trong thế kỷ XXI. Khu vực Đông Nam Á có tuyến hàng hải huyết mạch đặc biệt quan trọng, có vị trí chiến lược trong phòng thủ quân sự của Mỹ, nối liền eo biển Malacca, Alaska và miền bờ Tây của Mỹ, với các đồng minh chiến lược của Mỹ (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc). Nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực biển Đông, lợi ích an ninh hàng hải và hoạt động bảo vệ các đồng minh của Mỹ tại khu vực này sẽ bị đe dọa. Các trục đường đi qua Đông Nam Á có quan hệ trực tiếp đến hoạt động quân sự triển khai lực lượng trên hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, điều động lực lượng triển khai nhanh của Mỹ tới Đông Nam Á và trung cận đông. Nếu đường vận chuyển bị cắt đứt sẽ tác động lớn đến kinh tế Mỹ, hạm đội Mỹ hoạt động trên Ấn Độ Dương sẽ bị cô lập. Do đó, tuyến đường biển này thông suốt là vấn đề sống còn với Mỹ, và các nước đồng minh, cũng như duy trì thực hiện lợi ích an ninh, chính trị của Mỹ của Đông Nam Á và toàn cầu.
Với vị trí địa chiến lược quan trọng như vậy, đối với bất kỳ chế độ Tổng thống nào, từ B. Obama (hiện tại) đến D. Trupm (sau này) đều phải coi Đông Nam Á, Biển Đông là mặt trận quan trọng chiến lược an ninh của Mỹ. Cho nên trong tương lai Mỹ sẽ không thay đổi chiến lược, và không có điều chỉnh gì về vai trò của Mỹ ở Đông Nam Á, ở Biển Đông.
2. Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á và Biển Đông.
2.1. Về địa chính trị, chiến lược, mục tiêu chiến lược là lâu dài của Trung Quốc là từng bước nâng cao vị thế, ảnh hưởng ở khu vực và quốc tế, vươn lên thành cường quốc cạnh tranh vai trò thống trị của Mỹ. Trung Quốc coi Đông Nam Á là một mắt xích quan trọng cho chiến lược tiến ra thế giới và xuống châu Đại Dương, nhằm đẩy lùi an ninh và vai trò của Mỹ sang phía bên kia bờ Thái Bình Dương.
Đông Nam Á là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, phá vỡ sự bao vây, phong tỏa của Mỹ khi phía Bắc, Đông, Tây đã bị các cường quốc khu vực án ngữ. Phía Đông của Trung Quốc là khối đồng minh chiến lược của Mỹ: Nhật, Hàn vững chắc. Đài Loan được Mỹ, Nhật bảo trợ về an ninh – quốc phòng. Phía Tây Nam giáp Ấn Độ và Myanma là hai nước mà Mỹ tăng cường cải thiện, mở rộng mối quan hệ. Phía Đông Nam là nơi thuận lợi nhất cho Trung Quốc vươn ra biển, do các nước có chủ quyền ở Biển Đông đều là các nước nhỏ, với tiềm lực hải quân hạn chế. Biển Đông là trọng điểm trong chiến lược xây dựng Trung Quốc trở thành “cường quốc biển”. Chiến lược vùng biển gần đây của Trung Quốc được chia làm 2 khu vực là tuyến phòng thủ tuyệt đối (AD Khu vực phủ định) và tuyến các khu vực đệm phía trước (A2 chống tiếp cận). Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu về khả năng tác chiến toàn diện và khả năng răn đe và phân công chiến lược, khả năng A2/AD, khả năng tác chiến biển xa. Theo các chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Đông – Tây (Mỹ) và Đại học Ai-chi (Nhật Bản) cho rằng quần đảo Trường Sa được xem như là một căn cứ chiến lược lược để phòng thủ, ngăn chặn, kiểm soát tuyến đường biển và có thể là căn cứ tấn công đất liền. Thêm vào đó, với chiến lược “xoay trục” quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương và sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào Đông Nam Á, sẽ càng làm cho Trung Quốc gia tăng quyết tâm đưa Đông Nam Á trở thành hướng ưu tiên chiến lược của mình.
2.2. Về an ninh – quân sự,khu vực Đông Nam Á là khu đệm và lá chắn bên ngoài trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia phía Đông Nam của Trung Quốc. Nếu chiếm được Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ tạo cho mình “đồn biên phòng trên biển”, “chiến hào phòng vệ”, vành đai bảo vệ đất liền vững chắc, từ đó khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc, phá vỡ vòng vây chiến lược của Mỹ, đồng thời loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực. Ý đồ của Trung Quốc là muốn đặt Biển Đông vào vòng kiểm soát, ngăn chặn sự can thiệp chi viện của Mỹ cho Đài Loan, hoặc khi xảy ra xung đột đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản.
Biển Đông còn là một trong những con đường để Trung Quốc tăng cường cố kết dân tộc. Tại khu vực Đông Nam Á, hiện có hàng chục triệu người Hoa sinh sống thông qua hoạt động giao thương qua Biển Đông, nhất là nếu khống chế được Biển Đông, thì cộng đồng người Hoa ở nước ngoài sẽ hướng về Trung Quốc nhiều hơn, từ đó sẽ tăng cường sức hội tụ, cố kết dân tộc[3].
2.3. Về kinh tế, thương mại, Đông Nam Á là đối tác quan trọng để Trung Quốc phát triển kinh tế, là nơi hấp dẫn để Trung Quốc thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây”, dự án “Một trục, hai cánh” nhằm mở rộng thị trường phát triển kinh tế, nhất là hệ thống các trục giao thông cả đường bộ, đường thủy và đường sắt theo hướng Bắc Nam, qua đó mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực … Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới và trữ lượng ước tính khoảng 213 tỷ thùng dầu và 2000 tỷ m3 khí[4], trị giá hơn 1.000 tỷ USD[5], Chính vì vậy, Biển Đông còn được coi là “Vịnh Pecxich thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho phát triển kinh tế Trung Quốc. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng Biển Đông là “Trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”[6]. Trung Quốc đang thiếu năng lượng một cách trầm trọng, đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về tiêu thụ và nhập khẩu dầu mỏ. Nếu Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, thì Trung Quốc sẽ đủ năng lượng dùng hàng trăm năm, vì dưới đáy biển sâu ở Biển Đông đang tồn tại “Băng phiến”, một dạng năng lượng đang được Mỹ khai thác. Ngoài ra, Biển Đông còn là con đường ngắn nhất để Trung Quốc tiếp cận với thế giới Ả rập và châu Phi nơi cung cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất cho đất nước. Biển Đông còn có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Biển Đông là đường hàng hải nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới, có khoảng 71.000 tàu, thuyền thương mại đi qua khu vực này mỗi năm … Vì vậy, Đông Nam Á chính là điểm tựa, là chỗ dựa quan trọng hàng đầu cho Trung Quốc vươn ra thế giới, đồng thời cũng là địa bàn quan trọng để Trung Quốc tập hợp lực lượng, xác định vị thế của một cường quốc thế giới và phát huy vai trò trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Từ năm 2014, Biển Đông còn là nơi xuất phát điểm để Trung Quốc thực hiện đại chiến lược “Một vành đai, một con đường”, với các sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á... Ý đồ chiến lược an ninh quân sự, kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông, ở Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương đã rất rõ ràng.
Tóm lại,Đông Nam Á và Biển Đông có vị trí địa chiến lược rất quan trọng và luôn là nơi tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn.
3. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ và ở Biển Đông.
Sau khi nắm quyền (2009) Tổng thống Mỹ B.Obama đã điều chỉnh và triển khai chiến lược theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, thực dụng, coi trọng chủ nghĩa đa phương, sức mạnh tập thể, nhằm tạo ra một mô hình quan hệ đối tác mở rộng dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Từ cuối năm 2011, trước sự lớn mạnh và âm mưu làm bá chủ khu vực CA – TBD của TQ, Mỹ đã thực hiện chiến lược “xoay trục” hướng về CA – TBD, trong các mục tiêu chiến lược của Mỹ có mục tiêu ngăn chặn sự xuất hiện bá quyền, âm mưu bá chủ khu vực của TQ, đảm bảo tự do lưu thông hàng hải, bảo vệ các con đường biển đi qua biển Đông, củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ, kiềm chế TQ, tăng cường lợi ích kinh tế, thúc đẩy mở rộng dân chủ và nhân quyền.
Còn TQ, trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã tranh thủ “khoảng trống quyền lực”, “giấu mình chờ thời”, tận dụng cơ hội tập trung phát triển kinh tế, xây dựng các tiềm lực và sức mạnh quốc gia, mở rộng ảnh hưởng, “trỗi dậy hòa bình” thách thức vị trí số 1 của Mỹ, biến ĐNÁ trở thành “sân sau”, mở rộng hướng Nam, nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược như: duy trì môi trường an ninh và chính trị ổn định, đặc biệt ở khu vực ngoại vi của TQ, duy trì mở rộng các tuyến giao thông thương mại qua khu vực ĐNÁ, giành quyền tiếp cận với các nguồn tài nguyên năng lượng và tài nguyên thô trong khu vực, giành ảnh hưởng trong khu vực nhằm đánh bại mọi nỗ lực bao vây và kiềm chế chiến lược của Mỹ[7]. Mục tiêu này của Trung Quốc là nhằm thay thế Mỹ, trở thành cường quốc hàng đầu ở Châu Á, làm xói mòn lòng tin của các nước trong khu vực vào uy tín và khả năng duy trì sức mạnh Mỹ, sử dụng sức mạnh kinh tế để lôi kéo các nước khu vực lại gần hơn với các ưu tiên chính sách địa chính trị của TQ, gia tăng khả năng quân sự để tăng cường răn đe trước sự can thiệp quân sự của Mỹ ở khu vực, làm dấy lên sự nghi ngờ về mô hình kinh tế Mỹ, về sức mạnh Mỹ...
Tại ĐNÁ, Trung Quốc triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện với mục tiêu tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, từng bước nâng cao vai trò và ảnh hưởng ở khu vực, trên trường quốc tế, vươn lên trở thành cường quốc toàn diện trên thế giới. Trung Quốc đã tập trung vào thực hiện 4 chính sách lớn: chiến lược ngoại giao nước lớn, chiến lược ngoại giao với láng giềng, chiến lược năng lượng, chiến lược biển. Tuy nhiên, về sách lược, một mặt Trung Quốc thi hành chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác láng giềng thân thiện với các nước ĐNÁ, mặt khác, Trung Quốc tích cực mở rộng ảnh hưởng bằng việc tăng cường sức mạnh kinh tế, sở trường quyền lực quân sự, lấn chiếm đất đai, biển đảo bằng cách đe dọa và dùng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế.
3.1. Cạnh tranh trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Cả Mỹ và Trung Quốc đều triển khai chiến lược ngoại giao mềm mỏng với các nước tại khu vực ĐNÁ. Hai nước tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, tăng cường quan hệ ngoại giao song phương để lôi kéo các nước ủng hộ mục tiêu chiến lược của mình và kiềm chế ảnh hưởng của nước kia ở ĐNÁ.
3.1.1.Trong cơ chế hợp tác đa phương: Trung Quốc xác định lấy ĐNÁ là mũi tổng tiến công chính,thông qua việc tích cực xây dựng quan hệ hữu nghị, lấy nền tảng phát triển kinh tế cùng có lợi với ASEAN, làm giảm tiến tới xóa bỏ thuyết “về mối đe dọa từ TQ”, từ đó xây dựng vai trò lãnh đạo khu vực của mình, vươn ra thế giới, kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực, ngăn chặn Mỹ liên minh quân sự với các nước ĐNÁ bao vây TQ. Trung Quốc và ASEAN đã thiết lập khuôn khổ “ quan hệ đối tác láng giềng thân thiện, tin cậy lẫn nhau, hướng tới thế kỷ XXI” (1997), thiết lập “Quan hệ đối tác chiến lược” (2003), xây dựng cơ chế đối thoại và hiệp thương định kỳ nhiều cấp, hợp tác chặt chẽ trong các công việc khu vực và quốc tế... Trung Quốc đã chủ động sáng lập và tích cực tham gia tổ chức hợp tác Thượng Hải, Diễn đàn Bác Ngao, cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng... Tiến hành ký kết FTA với các nước ASEAN, đang tìm cách ký RCEP, ủng hộ xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á. Trung Quốc lợi dụng cơ chế đa phương đưa các vấn đề như Mỹ đóng quân ở khu vực ... vào thảo luận với ý đồ phản đối Mỹ can thiệp vào nội bộ của các quốc gia ĐNÁ.
Để đối phó với những chiến lược ngoại giao của TQ, Mỹ đã tuyên bố coi “Châu Á là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ”[8] và điều chỉnh chính sách ngoại giao tại ĐNÁ. Nếu trước kia, Mỹ chú trọng tới chính sách đơn phương biệt lập, thì ngày nay Mỹ đã chuyển sang cơ chế ngoại giao đa phương. Thông qua việc tham gia và đóng vai trò tích cực vào các tổ chức, diễn đàn của ASEAN, APEC, ARF, TAC, EAS, LMI... Mỹ thúc đẩy liên kết ASEAN theo hướng thể chế hóa, xây dựng cơ chế nhân quyền và triển khai các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Mỹ tăng cường can dự chính trị, tạo lòng tin với các quốc gia nhằm duy trì vị thế và đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ở ĐNÁ. Mỹ gia tăng các cuộc gặp gỡ cấp cao nguyên thủ quốc gia, đối thoại 2+2, tham vấn chính trị, quân sự thường niên với các đồng minh và đối tác quan trọng để tăng cường lôi kéo các nước ĐNÁ về phía mình.
Để tăng cường sức mạnh của mình tại khu vực, Trung Quốc đã liên kết với Nga, Trung Á và các nước ASEAN, tạo thế đối trọng để ổn định tình hình khu vực và hạn chế tác động tiêu cực từ chính sách kiềm chế của Mỹ và các nước đồng minh. Vì vậyMỹ đã hợp tác với Nhật, Ấn Độ, Úc... trong vấn đề can dự vào biển Đông để kiềm chế TQ. Mỹ cho rằng, sự xuất hiện của các lực lượng ngoài khu vựcsẽgiúp làm giảm tình trạng mất cân bằng trong kết cấu an ninh khu vực. Ngoài ra, Mỹ đẩy mạnh trao đổi và hợp tác với TQ, lôi kéo Trung Quốc tham gia có trách nhiệm vàocác cơ chếtrongkhu vựcnhư:APEC, ASEAN, ARF... nhằm buộcTrung Quốcphảihành xử theo các tiêu chuẩn và các nguyên tắc của quốc tế và khu vực, giảm thiểu hành động bất ổn định, có trách nhiệm hơn trong công việc chung của khu vực, quốc tế, ràng buộcTrung Quốctrong hệ thống do Mỹ và phương Tây làm chủ đạo. Với chiến lược ngoại giao rất linh hoạt, Mỹ đã ràng buộc Trung Quốc phải tham gia vào các cơ chế đa phương, không để Trung Quốc có vai trò, vị trí lấn át trong các cơ chế đa phương đó.
3.1.2. Về quan hệ song phương
Trung Quốc đã coi việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng khu vực là một ưu tiên quan trọng. Với chính sách “thân thiện với láng giềng” và phương châm “hợp tác cùng thắng”, “cùng phát triển phồn vinh”, “gác tranh chấp, cùng khai thác”[9]. Trung Quốc đã sử dụng biện pháp cạnh tranh theo hướng ra sức tập trung lực lượng cho mình, tăng cường, củng cố các mối quan hệ đối tác chiến lược sẵn có với các nước Đông Nam Á như: Campuchia, Myanma, Việt Nam, Lào; lôi kéo các nước là đồng minh của Mỹ như: Thái Lan, Philippine, Singapore[10]. Trung Quốc đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với hầu hết các nước Đông Nam Á và nâng cao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (2008), Campuchia (2010), Thái Lan (2012), Indonesia và Malaysia (2013)…
Trong khi đó, chiến lược của Mỹ là củng cố quan hệ đồng minh truyền thống, nâng cấp và mở rộng quan hệ với các đối tác. Quan hệ của Mỹ với từng nước Đông Nam Á theo hướng thúc đẩy can dự, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau. Mỹ đã từng bước nâng cấp và mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực, tăng cường củng cố và mở rộng quan hệ với Indonesia, Việt Nam; lôi kéo Myanma thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiện nay, mức độ quan hệ của Mỹ với các nước Đông Nam Á có thể chia thành 3 nhóm: đồng minh thân thiết (Thái Lan, Philippin); đối tác chiến lược (Singapore); đối tác chiến lược tiềm năng (Indonesia, Malaysia, Việt Nam). Tăng cường hợp tác song phương đã giúp Mỹ cạnh tranh và tạo vành đai chiến lược ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực[11].
Tại Đông Nam Á, Mỹ luôn tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ đối với các nước, có chế độ chính trị đối lập, đồng thời ủng hộ và giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ, đội ngũ truyền thông, các lực lượng chống đối quấy rối, lật đổ những chính phủ chống đối lại Mỹ. Thông qua chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” “diễn biến hòa bình” kết hợp với “bạo loạn lật đổ” khi có điều kiện nhằm chi phối và đưa các nước Đông Nam Á, vào quỹ đạo của Mỹ, xa rời ảnh hưởng của Trung Quốc.
Còn Trung Quốc thực hiện chính sách “ngoại giao vạch đường đỏ”, phản đổi lại những nước có hành động đi ngược lại lợi ích của mình[12], đồng thời đe dọa trừng phạt các nước có thái độ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền Trung Quốc, bất chấp đi trái ngược với qui định hàng hải quốc tế. Thậm chí, Trung Quốc còn ngăn cản các tàu của Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông, cảnh báo không can dự vào các vấn đề khu vực, áp dụng biện pháp nhiều mũi tiến công để ngăn chặn cuộc tấn công ngoại giao của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện cuộc vận động, kêu gọi nhiều nước như Nga, Campuchia, Lào, Brunei ... ủng hộ chủ trương không quốc tế hóa Biển Đông, không công nhận phán quyết của Tòa án trọng tài Quốc tế ở The Hague (Hà Lan), kết quả đã có sự chia rẽ sâu sắc các nước Đông Nam Á trong vấn đề giải quyết Biển Đông ...
3.2. Cạnh tranh trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng
Biển Đông đang trở thành nơi Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt trên mặt trận an ninh quốc phòng tại khu vực. Trung Quốc tham vọng độc chiếm biển Đông, với yêu sách “đường lưỡi bò”, tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, giải quyết song phương trong tranh chấp Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ coi biển Đông là nơi có “lợi ích quốc gia”, khẳng định bảo vệ lợi ích của Mỹ trong tự do hàng hải và lợi ích của công ty Mỹ đang làm ăn trên Biển Đông, khẳng định trung lập trong tranh chấp chủ quyền của các nước trên Biển Đông và chủ trương giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông; yêu cầu các bên liên quan tôn trọng công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS); ủng hộ tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên về Biển Đông (COC); không chấp nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, phê phán Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông...
Về chiến lược, Trung Quốc chuyển từ chính sách “Giấu mình, chờ thời” sang tích cực tham gia công việc quốc tế, nhất là trong vấn đề an ninh khu vực; chủ động trong việc tranh giành và mở rộng ảnh hưởng; gắn chính sách “ngoại giao láng giềng” với “ngoại giao nước lớn”, “ngoại giao năng lượng”, “chiến lược biển”. Trong chiến lược quân sự, Trung Quốc điều chỉnh mạnh phương trâm tác chiến quân sự từ “ứng phó với xung đột và chiến tranh cục bộ” sang “xây dựng phòng thủ lãnh thổ”, ứng phó với chiến tranh cục bộ trong điều kiện kỹ thuật cao, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển; đẩy mạnh đầu tư cho quốc phòng, chuẩn bị các phương án đối phó với các tranh chấp về biên giới lãnh thổ, biển đảo, các sự kiện đột biến có thể xảy ra. Trung Quốc thay đổi chiến lược từ “phòng thủ bờ biển” sang “bảo vệ các vùng biển mở”. Tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là hiện đại hóa lực lượng hải quân nhằm mục tiêu trở thành cường quốc biển, chuyển trọng tâm quân sự quốc gia từ lực lượng mặt đất sang lực lượng hải quân. Trung Quốc đặt nhiệm vụ là xây dựng lực lượng hải quân, không quân hùng mạnh, hiện đại hóa để có khả năng triển khai ở Đông Nam Á và eo biển Đài Loan.
Hải quân Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược từ “phòng ngự bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải” sang “phòng ngự tích cực bảo vệ quyền lợi đại dương”. Trung Quốc tiếp tục duy trì một số lượng đáng kể tên lửa, tàu ngầm tại eo biển Đài Loan để phòng ngừa sự can thiệp của Mỹ, Nhật Bản và xu thế Đài Loan độc lập, cử tàu tuần tra bảo vệ mỏ dầu Xuân Hiểu tại Đông Hải; xây dựng căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, tăng tần suất tập trận, cứu hộ, tuần tra ở Biển Đông, gián tiếp bảo vệ cho tuyến đường vận chuyển hàng hóa và mỏ dầu qua eo biển Malacca.
Tính đến nay, Hải quân Trung Quốc có khoảng 235.000 quân, được biên chế thành 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải với biên chế thành 8 lữ đoàn tàu ngầm, 4 lữ đoàn tàu khu trục tên lửa, 3 lữ đoàn hộ vệ tàu tên lửa, 16 sư đoàn không quân hải quân, 4 lữ đoàn hải quân đánh bộ[13];có khoảng 78 tàu ngầm các loại, trong đó có một số tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.Trong hai năm 2013 và 2014, số lượng tàu chiến Trung Quốc hạ thủy nhiều hơn bất kỳ nước nào.Ngoài ra, nước này có có đội tàu hải cảnh quy mô lớn nhất thế giới, với số lượng nhiều hơn các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại.Những trang bị này được cho là có thể phục vụ mục đích tấn công chống lại các quốc gia trong khu vực và cả Mỹ[14]. Với việc thay đổi chiến lược quân sự, Trung Quốc không chỉ nhằm đe dọa các nước ĐNA và cảnh cáo những nước lớn trong đó có Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông, mà còn muốn khẳng định Trung Quốc đã trở thành nước lớn, một cường quốc biển,xây dựng thành công “giấc mộng Trung Hoa”.
Để đối phó với chiến lược của Trung Quốc, ngoài việctập hợp lực lượng chống lại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu,thì Mỹ còn mở rộng ngoại giao an ninh biển và chú trọng đến vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông.Mỹ cùng các nước ĐNA tham gia khai thác dầu mỏ ở vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền và cho rằng Trung Quốc không có đủ chứng cứ để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, thực chất là công nhận và ủng hộ các nước ĐNA về lập trường tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Mỹ tăng cường,mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực để duy trì bá quyền, bảo vệ lợi ích của mình. Trong Chiến lược an ninh quốc gia (9/2002), Mỹ khẳng định “Mỹ phải và sẽ duy trì khả năng đánh bại bất kỳ âm mưu nào của kẻ thù - dù đó là một quốc gia hay là một thực thể phi quốc gia, nhằm áp đặt ý chí của nó lên nước Mỹ và các đồng minh thân hữu”[15]. Mỹ hiện có ít nhất 3 tuyến răn đe chiến lược: Tuyến thứ nhất nằm sát lãnh thổ Trung Quốc, dựa vào các căn cứ cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, căn cứ hải quân Mỹ tại vịnh Subic của Philippines thành vòng kiềm chế Trung Quốc, ngăn Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Tuyến răn đe thứ 2 đặt tại Guam và Hawaiivà tuyến thứ 3 có căn cứ tại California và Alaska.
Bên cạnh đó, Mỹ đang thành lập một hệ thống nhằm làm gián đoạn việc cung cấp các nguồn năng lượng cho kinh tế Trung Quốc bằng cách lập một nhóm tầu chiến thường trực đặt tại Singaporecùng với lực lượng Mỹ tại Australia và 5 căn cứ quân sự tại Philippines, Mỹ có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca.Hiện nay, Mỹ đã triển khai 350.000 quân, 2000 máy bay và 180 tàu tới khu vực CA-TBD[16]. Mỹ chủ trương đưa 2.500 quân đồn trú ở Đác-uyn (Austraylia),điều chuyển lực lượng hải quân từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, hỗ trợ hải quân Philippines trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc,thay thế số tàu chiến cũ bằng những tàu chiến với công nghệ hiện đại nhất; tăng cường diễn tập quân sự chung và các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ tới các nước trong khu vực.
Trong hợp tác an ninh - quân sự, Trung Quốc cũng tích cực tham dự đầy đủ các cơ chế an ninh khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), đề xuất các ý tưởng tăng cường quan hệ quân sự song phương và đa phương. Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh, trong đó có an ninh phi truyền thống; chủ động tham gia các cơ chế an ninh với các nước xung quanh, đẩy mạnh các cuộc tập trận chung, tăng cường giao lưu quân sự với các nước, kể cả với đồng minh của Mỹ. Với các nước vừa và nhỏ, Trung Quốc nhấn mạnh tới quan niệm mới về an ninh tổng hợp dựa trên cơ sở lợi ích chung, các vấn đề an ninh phi truyền thống, đồng thời đẩy mạnh viện trợ quân sự, bán vũ khí với giá ưu đãi và chuyển giao công nghệ sản xuất đạn dược cho một số nước như: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Myanmar, Campuchia... để tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng quân sự với Mỹ.Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc vàThái Lan phát triển khá toàn diện. Thái Lan đã mua vũ khí, trang thiết bị quân sự của Trung Quốc với “giá hữu nghị”, nhưng thực chất là hình thức quà tặng.
Đối với Campuchia, ngoài việc đầu tư các dự án nhiều triệu USD, Trung Quốc gần đây còn tăng cường viện trợ quân sự với các thỏa thuận mua sắm vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo huấn luyện có giá trị lớn. Với hành động này các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng về phía mình.
Đối phó lại với chiến lược ngoại giao quân sự của Trung Quốc, Mỹ đã tham dựtích cực hơn vào các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương nhằm thể hiện và giữ vững vai trò chủ đạo của mình đối với các thể chế này. Đặc biệt, tại ARF, Mỹ tậndụng vấn đề Biển Đông với ý đồngăn chặn bước tiến chiếm Biển Đông của Trung Quốc, làm mâu thuẫn giữa Trung Quốc với ASEANngày càng lớn, phân hóa ASEAN, tạo lòng tin, chỗ dựa an ninh, sức ảnh hưởng và duy trì được bá quyền của mìnhtại khu vực.
Mỹ tăng cường hợp tác an ninh quân sự với Philippines, thúc đẩy quan hệ quân sự với Singapore. Thỏa thuận vớiMalaysia gia hạn “Hiệp ước cung cấp hậu cần và dịch vụ qua eo biển Malacca”,“Hợp tác trao đổi thông tin tình báo” và thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ tàu ngầm Lumut;Tuyên bố tầm nhìn chung Đồng minh quốc phòng Mỹ - Thái(2012); Thái Lanthỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân và không quân Sattahip, Phanga, Phuket.Philippines, Thái Lan đượchưởng quy chế “Đồng minh chiến lược ngoài NATO”.
Mỹ tăng cường hỗ trợ các nước trong khu vực trong việc tuần tra, hợp tác an ninh hàng hải và trao đổi thông tin, tiếp tục thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ pháp lý cho Philippine, Việt Nam trong việc đấu tranh với Trung Quốc đòi lại quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao pháo hạm, tập trận chung như “Hổ Mang vàng”, “Cá bay”... với nhiều nước trong khu vực, cải thiện quan hệ và mở rộng hợp tác với những nước có vai trò đang nổi lên trong ASEAN như Indonesia, Việt Nam. Thậm chí Mỹ còn thực hiện những động thái tích cực nhằm “lôi kéo”Myanmar - nước từng bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ" và là đồng minh thân cận của Trung Quốc, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mỹ tăng cường viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí cho Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines và Thái Lan; hợp tác đào tạo và tiến hành diễn tập quân sự với Singapores và Thái Lan. Tại Indonesia, Mỹ cung cấp 24 máy bay chiến đấu F-16C/D (2011), viện trợ quân sự 1,56 tỷ USD (2013)[17]. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn tích cực cạnh tranh trên lĩnh vực công nghệ cao, an ninh mạng; lĩnh vực kinh tế, thương mại; lĩnh vực văn hóa, giáo dục; lĩnh vực truyền thông đối với các nước Đông Nam Á.
4. Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung đến khu vực Đông Nam Á
4.1. Tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến an ninh, chủ quyền quốc gia các nước Đông Nam Á.
4.1.1. Tác động tích cực
cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã giúp các nước ĐNA có thời cơ sử dụng các nguồn lực chính trị để cân bằng quan hệ với nước lớn, độc lập, tự chủ hơn, tạo môi trường hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, hạn chế những bất đồng bùng nổ thành xung đột vũ trang. Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tranh giành ảnh hưởng thông qua các nỗ lực hợp tác riêng với từng nước trong khu vực và ASEAN, tạo cơ hội cho các nước này tranh thủ, lôi kéo hai nước tham gia nỗ lực chung xử lý các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Việc Mỹ tăng cường mối quan hệ quân sự và ngoại giao tạiĐNAgiúp cho các nước trong khu vựcngày càng quyết đoán, tự tin hơn, đồng thời buộc Trung Quốc phải tính đến nhân tố Mỹ trong giải quyết các vấn đề khu vực. Sự hiện diện của Mỹ tại khu vực đã kiềm chế không để các vấn đề bất đồng, tranh chấp bùng nổ thành xung đột mà phần lớn đều được giải quyết bằng biện pháp thương lượng hòa bình. Các sáng kiến về an ninh, cùng với sự trợ giúp, hợp tác trong quân sự và tăng cường lực lượng, tàu chiến của Mỹ, Trung Quốcở khu vực CA-TBD đã giúp các nước ĐNA trấn áp, đẩy lùi được lực lượng phiến quân, ly khai trong nước, giảm thiểu nạn cướp biển, bảo đảm an ninh hàng hải, góp phần xây dựng một môi trường an ninh tương đối ổn định. Việc Mỹvà Trung Quốctăng cường hợp tác, hỗ trợ đã giúp các nước ĐNA phát triển kinh tế và quân sự làm tăng khả năng đảm bảo chủ quyền quốc gia và ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp, giảm thiểu mối đe dọa về an ninh biển, kiềm chế hành động ngang tàngcủa Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Việc chia sẻ thông tin và những bài học trong hoạt động hàng hải của Mỹ đã giúp các nước ĐNA nâng cao trình độ tác chiến, có kinh nghiệm trong xử lý vấn đề Biển Đông không gây ra các cuộc chiến làm tổn hại đến an ninh quốc gia.
4.1.2. Tác động tiêu cực
Với mưu đồ vươn lên trở thành cường quốc biển ngang tầm với Mỹ, Trung Quốc đã triển khai “chiến lược biển”, xây dựng lực lượng hải quân và không quân mở rộng xuống Biển Đông, ngang nhiên cải tạo, chiếm giữxây dựng chuỗi liên hoàn 7 đảo ngầm ngoài khơi trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tạo thành căn cứ quân sự, giữ vị trí địa chiến lược yết hầu chi phối toàn bộ việc thông thương hàng hải và ổn định an ninh trong khu vực. Cùng với việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, 7 đảo ngầm ở Trường Sa, Trung Quốc đã triển khai chiến lược đường lưỡi bò với 11 điểm, chiếm 90% diện tích biển đông một cách rầm rộ, hòng độc quyền chiếm đóng toàn bộ Biển Đông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, độc lập dân tộc, an ninh an toàn của các nước tại Đông Nam Á.
Trước những diễn biến an ninh nghiêm trọng như hiện nay tại khu vực, Singapore buộc phải cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ và không phận của mình đưa các máy bay giám sát tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép; Philipines mở lại căn cứ quân sự ở Subic, cho phép Mỹ hoạt động tại 5 sân bay quân sự, 3 căn cứ hải quân và một trại huấn luyện trong rừng. Nước này còn yêu cầu Nhật Bản viện trợ tàu cỡ lớnđể tăng cường năng lực hải giám; Việt Nam hợp đồng mua 6 tàu ngầm của Nga và tăng cường mua thêm máy bay, tàu biển chiến đấu, tuần tra hàng hải và thiết bị bay không người lái
Để đối phó lại những hành động trên của Trung Quốc, Mỹ đã hỗ trợ, viện trợ quân sự, cùng tuần tra trên Biển Đông với Philippines, ủng hộ để nước này kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA). Ngoài ra, Mỹ còn đóng căn cứ quân sự tại Philippines,đưa máy bay do thám, tàu chiến vào Biển Đông ngăn chặn, thăm dò thái độ của Trung Quốc. Mỹ tăng cường hợp tác và ủng hộ cơ chế đa phương, quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông của ASEAN nhằm tham gia vào tình hình nội bộ của khu vực, làm tình hình an ninh Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Mỹ không công nhận quyền của bất kỳ bên nào đối với các vùng biển đang tranh chấp với ý đồ sâu xa là bảo vệ quyền tự do hàng hải, bao gồm cả việc qua lại tự do tại các vùng biển và điều này đã đẩy Mỹ phải đối đầu không khoan nhượng với Trung Quốc.
Hailà, gây bất ổn về chính trị đối với các nước ASEAN. Về thủ đoạn gây ảnh hưởng, can thiệp, Trung Quốc dựa vào lực lượng Hoa kiều có tiềm năng kinh tế ở địa phương. Còn Mỹ thường cổ vũ cho lực lượng cải cách theo xu hướng phương Tây. Cạnh tranh Mỹ - Trung về vấn đề ly khai, tôn giáo, sắc tộc cũng trở nên gay gắt khi Mỹ bị Trung Quốc cáo buộc rằng luôn thực hiện chính sách can thiệp vào công việc nội bộ, kích động chia rẽ, ly khai đe dọa an ninh khu vực. Để gây ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, Mỹ đã có nhượng bộ nhất định trong việc mở rộng ASEAN, trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, tích cực tham gia các hoạt động nhiều bên do các nước ASEAN khởi xướng nhằm tranh thủ tình cảm của các nước khu vực. Tuy nhiên, Mỹ đã lôi kéo, ra sức áp đặt giá trị kiểu Mỹ, thúc đẩy 6 nước ASEAN cũ phát triển theo hướng dân chủ, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây tình trạng căng thẳng, bất ổn, tác động đến môi trường an ninh trong khu vực, kích thích làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong nội bộ các nước, kích động các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền vốn tồn tại từ lâu giữa các nước trong khu vực, làm cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vực tăng nhanh, làm tăng mối nghi kị, lo ngại về an ninh.
Để gây bất ổn chính trị trong khu vực, Trung Quốc không chỉ dùng kế “giương Đông, kích Tây” mà còn sử dụng chính sách “chia ra để trị”, “bẻ từng chiếc đũa trong một bó đũa”, cụ thể là: trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chỉ muốn tiến hành thảo luận song phương; vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia; hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn như: Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ... tại ĐNA. Trung Quốc viện trợ kinh tế gây áp lực cho Campuchia không đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN(2012) không ra được tuyên bốchung do Campuchia không nhất trí đã gây ra tiền lệ xấu về sau trong các hội nghị khác, làm cho nội bộ ASEAN mất đoàn kết, chia rẽ sâu sắc. Dẫn đến, nhiều ý kiến đề nghị tách Campuchia ra khỏi ASEAN hoặc thay đổi lại việc lấy biểu quyết tuyệt đối sang biểu quyết đa số trong vấn đề ra các văn bản chung của khối.
Balà, cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung ảnh hưởngđến việc tự chủ trong việc ra quyết sách phát triển đất nước, gây bất ổn an ninh của các nước trong khu vực.Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc lớn, có uy quyền, nên việc xử lý mối quan hệ với hai nước này nếu không khôn khéo có thểgâymất ổn định chính trị, làmnguy cơ bùng phát xung đột sắc tộc, ly khai.Các lãnh đạo của khu vực khi đưa ra một quyết định, sách lược quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước, khu vực đều phải tính đến nhân tố Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc luôn tìm cách tác động, tạo sứcép lên lãnh đạo các nước trong việc ra quyết sách, góp phần tạo ra hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau “thân Mỹ” hay “thân Trung Quốc”, gây ra những mâu thuẫn nội bộ trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược để bảo vệ lợi ích, bảo vệ ĐLDTcủa mình. Thủ đoạn của Mỹ và Trung Quốclàlợi dụng các điểm nóng, thậm chí “khuấy động” nhiều điểm nóng ở khu vực để tạo cớ can thiệp, lôi kéo, gây sức ép với các nước có liên quan tăng cường quan hệ với mình. Điều này khiến cho các nước trong khu vực dễ lâm vào thế khó xử, nên lúng túng trong chính sách đối ngoại, vì thế rất có thể phạm phải những sai lầm trong tính toán, sách lược, dẫn đến căng thẳng leo thang, xuất hiện nguy cơ xung đột, làm ảnh hưởng không chỉ đến lợi ích quốc gia mà còn ảnh hưởng đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại.
Bốn là, làm gia tăng sức mạnh quốc phòng, chạy đua vũ trang gây bất ổn trong khu vực.Việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự nhất là Hải quân và sự hiện diện thường xuyên của quân đội Mỹ tại khu vực đã tác động mạnh đến các mối quan hệ quốc phòng ở ĐNA, làm xuất hiện những mối nghi ngờ, suy giảm lòng tin giữa các nước gây ra tình trạng căng thẳng an ninh, cảm giác lo lắng,bất an ngày càng lớn củacác nước khu vực. Hệ quả của nó làcác nước nghèo lại càng nghèo hơn do phải cắt giảm chi tiêu cho kinh tế để dốc ngân sách phát triển quân đội, mua vũ khí,làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, gâyra sự gia tăng chạy đua vũ trang trong khu vực, biến châu Á trở thành “rốn nhập khẩu vũ khí của thế giới”.Các nước trong khu vực dự kiến chi 58 tỷ USD vào thiết bị quân sự mới trong 5 năm tới, trong đó, việc mua thiết bị hải quân sẽ chiếm phần nhiều, các đơn hàng vũ khí tới ĐNA đã tăng gấp đôi trong các năm 2005-2009 so với 2000-2004[18].
Năm là, làm bùng phát các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực. Mối đe doạ an ninh hiện nay không chỉ có kẻ thù truyền thống mà còn có các tổ chức phi chính phủ bạo lực, tập đoàn ma túy, các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn truyền thông và các tổ chức phi chính phủ cấu kết với nhau phá hoại sự phát triển kinh tế của đất nước…
Trong vấn đề công nghệ cao và an ninh mạng, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua chiếm ưu thế về không gian mạng. Đây là vấn đề lớn, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống của con người, trong đó, các nước kém phát triển hay ít tiềm lực hơn như trường hợp các thành viên ASEAN sẽ chịu áp lực lớn, thiệt hại về kinh tế, chính trị từ các cuộc tấn công mạng do các thế lực khác nhau tạo ra[19].
Cạnh tranh Mỹ - Trung về công nghệ thông tin, truyền thông, đã tạo nên loại tội phạm mới rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới quốc phòng - an ninh quốc gia, đó là: tội phạm an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao.
Trong vấn đề an ninh văn hóa, văn hóalà một bộ phận của an ninh phi truyền thống, được xem như “sức mạnh mềm” có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững, củng cố thể chế chính trị, bảo đảm lợi ích, chủ quyền quốc gia khẳng định vị thế của đất nước.
Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa tư tưởng, đã kéo theo lối sống sùng bái nước ngoài, văn hóa “lai căng”, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc làm xói mòn bản sắc dân tộc, đạo đức xã hội bị tha hóa, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ chạy theo vật chất được khích lệ, các sản phẩm “văn hóa” độc hại có cơ hội phát triển, nảy sinh tệ nạn xã hội, đạo đức lối sống xuống cấp, mâu thuẫn gia đình diễn biến phức tạp, những giá trị tinh thần, tình cảm cộng đồng không còn được coi trọng gây tác hại nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia, làm biển đổi bản chất con người và xã hội.
Mục tiêu cơ bản của Mỹ và Trung Quốc trong chiến lược văn hóa là giành thị trường cho sản phẩm văn hóa và thiết lập quyền thống trị thông qua việc tác động lên ý thức chính trị của các nước ĐNA làm các dân tộc tách khỏi truyền thống văn hóa, đoàn kết của dân tộc bao đời nay, thay thế bằng những nhu cầu lợi ích cá nhân, vị kỷ.
Trong vấn đề an ninh môi trường, an ninh năng lượng và an ninh lương thực, việc Trung Quốc gia tăng xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông gây thiệt hại nghiêm trọng và không thể khắc phục đối với môi trường biển. Trong đó, 90% diện tích rạn san hô đã bị tàn phá, toàn bộ hệ sinh thái đã bị triệt tiêu để mở đường cho việc xây dựng các đảo mới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cá và an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, việc nạo hút cát dưới đáy biển để xây đảo còn làm thay đổi cấu trúc địa chất tại các vùng biển của quần đảo Trường Sa cũng như môi trường biển của nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Philippines, Indonesia và ngay cả Trung Quốc.
Việc Trung Quốc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản ồ ạt, chuyển các nhà máy có nhiều chất thải độc hại như luyện thép, sản xuất nhựa, dệt may, nhuộm in, thuộc da sang các nước ĐNA mà không chú trọng đến xử lý rác thải ra môi trường đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sẵn có và ảnh hưởng nặng nề đến an ninh năng lượng quốc gia và đe dọa môi trường sống, hủy hoại, tàn phá cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân nước sở tại. Điển hình là việc gần đây công ty Formosa xả thải làm chết hàng loạt cá ở vùng biển miền Trung của Việt Nam làm kinh tế, ngành du lịch và đánh bắt hải sản khu vực này giảm sút, đời sống của bà con ngư dân đã khốn khó nay càng điêu đứng thêm.
Trung Quốc cho xây dựng hàng loạt đập trên thượng nguồn sông Mekong với công suất lớn do đó sự điều tiết nguồn nước của dòng sông này phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước, đến những nước thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Việc này góp phần làm tăng tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn, nước và đất nhiễm mặn do nước biển dâng ngược trở lại làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên, cây cối và gia súc chết do không đủ nước tác động mạnh mẽ đến an ninh nguồn nước ngọt và an ninh lương thực, sinh ra những bệnh tật lây lan khó lường. Nếu các đập này bị vỡ thì có thể san phẳng vùng đất hạ lưu sông Mekong. Điều này đã gây ảnh hưởng đến phát triển nông, lâm, nghiệp và nghiêm trọng hơn là đến cuộc sống của người dân hạ nguồn sông Mekong.
4.2. Tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến phát triển đất nước và khu vực của các nước Đông Nam Á.
4.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, mở rộng quan hệ thương mại - đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn và học hỏi khoa học công nghệ quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Thứ hai, giúp các chính phủ có cách nhìn toàn diện, đổi mới, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc cải cách cơ cấu kinh tế, quản lý kinh tế và trong trong sản xuất, kinh doanh
Thứ ba, thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo ra thị trường rộng lớn và trở thành thị trường hấp dẫn của các nước lớn.
Thứ tư, tạo cơ hội cho Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nhà đầu tư phương Tây chuyển hướng đầu tư sang ĐNA giúp kinh tế khu vực phát triển.
Thứ năm, tăng cường hội nhập làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.
4.2.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, lợi ích của ASEAN bị ảnh hưởng do phải hình thành Cộng đồng sớm hơn dự kiến.
Thứ hai, kinh tế yếu kém, lạm phát tăng cao do đầu tư nhiều vào quân sự. Các nước ở ĐNA hầu hết là những nước vừa và nhỏ, có tiềm lực kinh tế thấp kém. Mặc dù vậy, do đứng trước những ảnh hưởng tiêu cực của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và vấn đề Biển Đông, một số quốc gia trong khu vực buộc phải cắt giảm ngân sách đầu tư cho việc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước để dùng vào việc mua sắm vũ khí và xây dựng lực lượng quân sự cùng với những cuộc tập trận quy mô lớn nhằm bảo vệ và củng cố ĐLDT đã tạo nên sức mạnh quân sự hùng hậu.
Thứ ba, lệ thuộc kinh tế kéo theo lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc và Mỹ. Sự gắn kết của Trung Quốc với ASEAN chặt chẽ đến mức nhiều nước trong khu vực phải nhập siêu từ Trung Quốc tới hàng chục tỷ USD hàng năm. Thậm chí có quốc gia đã phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tới 90%. Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc tới ASEAN năm 2014 đạt mức 272 tỷ USD, trong khi đó nước này nhập khẩu từ ASEAN đạt 208 tỷ USD[20]. Điều này đã dẫn đến sự phát triển kinh tế của ASEAN lệ thuộc vào Trung Quốc.
Trung Quốc không ngần ngại mạnh tay chi trả cho các khoản đầu tư và viện trợ lớn vào ĐNA;sử dụng các quan hệ kinh tế, cho vay vốn với lãi xuất thấp để tạo sức ép kinh tế, chính trị và ngược lại, sử dụng mối quan hệ chính trị để gặt háivề kinh tế. Trung Quốc luôn đề nghị các nước nhận viện trợ dành các dự án cho các công ty của Trung Quốc.
Việc cả Mỹ và Trung Quốc rót vốn và đầu tư vào ĐNA đã làm tăng tính lệ thuộc của các nước trong khu vực về kinh tế vào hai nước này, kéo theo nó là chính trị bất ổn. Sự lệ thuộc gây ra những ảnh hưởng xấu, thậm chí khủng hoảng liên tiếp cho nền kinh tế ASEAN nếu như kinh tế của 2 cường quốc này giảm sút.
Thứ tư, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc với sự phát triển bền vững của các nước ĐNA. Trong lĩnh vực thương mại, các nước ĐNA chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp nguyên liệu thô, tài nguyên, năng lượng giá trị thấp cho Trung Quốc nhưng lại nhập về thiết bị, máy móc, đồ gia dụng với giá trị cao gây nên hệ quả không những làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường mà còn đẩy các nước trong khu vực rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ, chất lượng thấp, thậm chí còn gây độc hại sức khỏe đã tràn ngập thị trường, tác động tiêu cực đến sản xuất nội địa, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống của nhân dân và làm gia tăng nạn thất nghiệp ở nhiều nước; gây lo lắng bất bình trong nhân dân, làm mất ổn định chính trị.
Trung Quốc chủ yếu đầu tư về bất động sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước ĐNA; đồng thời lợi dụng các dự án để đưa hàng loạt lao động phổ thông, trình độ thấp tới làm việc tại các nước này. Trung Quốc dành nhiều ưu đãi vào các dự án hạ tầng cơ sở, đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, điều này khiến cho các nước ĐNA lo lắng, bởi hệ lụy không chỉ là mất đất, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, lợi ích của đất nước bị tổn hại, dân chúng mất việc làm và cơ hội, mà còn gây ra nhiều yếu tố đe dọa an ninh quốc gia.
Thứ năm, buộc các quốc gia ĐNA lựa chọn cơ chế và luật chơi trong hợp tác kinh tế do Mỹ hoặc Trung Quốc làm chủ đạo.
Thứ sáu, ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường tại khu vực. Nếu như các mặt hàng xuất khẩu giữa Mỹ và các nước ĐNA khác nhau và bổ trợ được cho nhau thì giữa Trung Quốc và ĐNA làgiống nhau vàcạnh tranh gay gắt tại thị trường Mỹ. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang Trung Quốc do môi trường của nước này ngày càng cải thiệu khi thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ lâu năm. Điều này đã làm giảm sức hấp dẫn hàng hóa của ĐNA, nhất là trong việc xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
4.3. Tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến vị thế quốc tế và tập hợp lực lượng ở khu vực Đông Nam Á.
4.3.1. Tác động tích cực
Thứ nhất,tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị thế, uy tín, ảnh hưởng tại khu vực và quốc tế.Việc Mỹ và Trung Quốc cùng ra sức nâng tầm ảnh hưởng của mình tại ĐNAkéo theo nó là các nước lớn cũng tới khu vực này để tìm kiếm lợi ích cho mìnhvì vậy ĐNA trở nên quan trọng hơn trong bàn cờ chiến lược giữa các nước lớn, vị thế của ĐNA cũng ngày càng được đề cao, góp phần vào việccủng cố và bảo vệ ĐLDTcủa các nước trong khu vực.
Thứ hai, tạo cơ hội cho ASEAN trở thành trung tâm trong việc liên kết, hợp tác và xu thế tập hợp lực lượng mới trong khu vực và quốc tế.Cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cùng sự tham gia của các cường quốc lớn tại khu vực đã nâng cao vai tròchủ đạo của ASEAN trong các thể chế, hiệp định hợp tác tại khu vực với các nước lớn. Việc Mỹ và một số nước lớn ủng hộ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông đã giúp cho ĐNA có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác, thắt chặt thêm các mối quan hệ đồng minhcủa Mỹ đã thiết lập trong khu vựcnhư: Nhật Bản, Hàn Quốc..., cải thiện mối quan hệ với Mỹ.
4.3.2. Tác động tíêu cực
Thứ nhất, gây chia rẽ nội bộASEAN, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông khiến choviệc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp. Việc Mỹ và Trung Quốc đề ra những sân chơi và luật chơi mới tại khu vực đã làm tăng nguy cơ cạnh tranh giữa các thể chế hợp tác của khu vực. Trước kia, ĐNA tồn tại nhiều thể chế hợp tác chồng chéo nhưng chưa mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranhMỹ - Trungtại khu vựctăng lên có thể khiến các thể chế này được sử dụng để cạnh tranh ảnh hưởng nhau. Thậm chí hoàn toàn có thể xuất hiện các thể chế mới để cô lập nhaunhư: ASEAN+3, RCEP (không có Mỹ) và TPP (không có Trung Quốc).Điều này khiến hợp tác khu vực ngày càng phức tạp, cạnh tranh thêm gay gắt, nhân tố chính trị chi phối hợp tác kinh tế gây khó khăn cho các nước ĐNA trong việc cân bằng quan hệ với các nước lớn với việc duy trì và củng cố, liên kết khu vực.Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ - Trung đã làm cho các nước ĐNA bị cuốn theo tập hợp lực lượng của các nước lớn; nội bộ ASEAN mất đoàn kết, phân hoá thiếu lòng tin lẫn nhau và khiến cho việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp. Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế, tài chính để lôi kéo Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào nhằm phân hóa, chia rẽ ASEAN, ủng hộ Trung Quốctrong vấn đề Biển Đông bằng nhiều hình thức như viện trợ, hợp tác kinh tế…. Còn Mỹ lôi kéo những đồng minh trong khu vực Đông Nam về phía mình đặc biệt là Philippines.Những hành động lôi kéo, tập hợp lực lượng của Mỹ và Trung Quốc gây ra căng thẳng, xung đột lợi ích, tạo nên sự nghi ngờ, chia rẽ, mất đoàn kết, cạnh tranh giữa các nước ĐNA để giành được sự ưu ái của hai cường quốc này. Một số nước trong khu vực còn đặt lợi ích của quốc gia cao hơn lợi ích chung ASEAN gây nhiều khó khăn cho các nước láng giềng và Hiệp hội; ảnh hưởng đến sự phát triển chung của khu vực.
ASEAN nhiều lần không ra được tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông do Campuchia không nhất trí; nhiều nước trong ASEAN sợ mất lòng Trung Quốc đã và đang tránh né lên án Trung Quốc hay im lặng trước những hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh ở Biển Đônglà biểu hiệncho nguy cơ mất đoàn kếttrong khu vực. Năm 2014, Philippines đề xuất cùng các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cùng ngồi thảo luận thì Brunei đã nói rằng họ không có lợi ích quốc gia khi tham dự cuộc họp này. Đầu năm 2016, Trung Quốc thông báo đạt được “sự đồng thuận 4 điểm” với Brunei, Lào và Campuchia về vấn đề Biển Đông, đây được xem là công cụ nhằm gây chia rẽ ASEAN trong khi Lào và Campuchia lên tiếng phủ nhận vấn đề này.
Theo giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét: các nước ASEAN đang bị chia làm ba nhóm liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nhóm thứ nhất là các quốc gia cực lực phán đối những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam; nhóm thứ hai gồm các nước có thái độ trung lập như Singapore, Indonesia, tuy có những tuyên bố quan tâm đến tự do hàng hải và là trung gian hòa giải. Còn Lào, Myanmar ít khi thể hiện quan điểm. Nhóm thứ ba là Campuchia và Thái Lan có xu hướng xích gần Trung Quốc và ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp Biển Đông[21].
4.4. Tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến độc lập dân tộc của Việt Nam.
Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực.“Ai kiểm soát được Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả ĐNA”[22].Việt Nam chiếm một vị trí khá đặc biệt trong tổng thể chính sách đối ngoại của cả Mỹ và Trung Quốc. Với Việt Nam ngoài chịu những tác động trước cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung giống như các nước ĐNA thì do hoàn cảnh riêng biệt, Việt Nam còn chịu một số ảnh hưởngkhác.
4.1.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, tạo điều kiện cho Việt Nam nâng caovai trò, vị thế chính trị trên trường quốc tế và khu vực.
Thứ hai, tạo thuận lợi cho Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn, tạo điều kiện bảo vệ ĐLDT,đất nước.Vị thế của Việt Nam hiện nay tạo cho Việt Nam có quyền lựa chọn sự hợp tác, liên kết với các nước để cân bằng chiến lược trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, với các nước lớn. Từ đó góp phần củng cố, bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia, phát triển và hội nhập quốc tế.Việc Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh chiến lược nhằm kéo Việt Nam về phía mình, tranh giành ảnh hưởng tại khu vực đã giúp Việt Namcân bằng trong quan hệ với nước lớn,có cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế, có vai trò trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Để kiềm chế Trung Quốc,Mỹ đã phải nhượng bộ Việt Nam trong các vấn đề: thừa nhận thể chế chính trị của Việt Nam,tiếp đón trọng thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia;giảm bớt những áp lực trongchính sáchvề dân chủ, nhân quyền;dỡ bỏ hoàn toàn lệch cấm buôn bán vũ khí ở Việt Nam.Mỹ còn tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam như tăng cường hợp tác, tạo nên môi trường thuận lợi mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, giúp Việt Nam điều chỉnh chính sách trong mở rộng hội nhập quốc tế và duy trì bản sắc chính trị của mình.
Thứ ba, Việt Nam có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác vớicác nước lớn khác. Việc Trung Quốc tăng cường quốc phòng và độc chiếm Biển Đông đã tạo cho Việt Nam cơ hội cải thiện quan hệ với Mỹ, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm, nhất là trong hoạt động kinh tế và vấn đề xử lý tranh chấp trên biển, an ninh hàng hảido Mỹ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Mỹ cam kết giữ gìn ổn định tình hình Biển Đông.Sự gia tăng can dự của Mỹ, cả về quân sự, ngoại giao và pháp lý liên quan đến vùng Biển Đông sẽ góp phần hạn chế hành động leo thang của Trung Quốc, không để Trung Quốc ngang nhiên độc chiếm Biển Đông.
Thứ tư,đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống.Cả Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống tại khu vực không chỉ mang đến lợi ích trực tiếp cho hai nước mà qua đó với ý đồ tập hợp lực lượng trong cuộc giành giật vai trò, quyền lực tại ĐNA.
Thứ năm, làm tăng vị thế của Việt Nam trong việc hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới.Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam không chỉ tạo cho kinh tế Việt Nam có thêm diện mạo mới, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,thúc đẩy cải cách nền kinh tế, cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo cơ hội tranh thủ được nguồn vốn, thị trường của hai cường quốc vào loại bậc nhất của thế giới. Thành công về kinh tế và sự ổn định về chính trị của Việt Nam đã minh chứng cho đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng ta là đúng đắn, tạo nên một Việt Namcó môi trường hợp tác hòa bình và phát triển, trởthành nơi đầu tư hấp dẫn của nhiều công ty lớn trên thế giới.
Thứ sáu,Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, giao lưu, hợp tác văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra trường quốc tế. Mỹ và Trung Quốc đã ký kết với Việt Nam nhiều văn bản trao đổi về giáo dục - đào tạo, trao đổi các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật... Điề này tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác văn hóa từ đó quảng bá được hình ảnh Việt Nam tươi đẹp với bạn bè quốc tế.
4.1.1. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, tạo ra nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia.
Tham vọng Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA gây ra tình thế khó xử cho Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn. Nếu không biết xử lý tốt các mối quan hệ này, Việt Nam có thể bị kẹt ở giữa, có khi bị cả “hai làn đạn” từ các đối thủ cạnh tranh hay trở thành “bia đỡ đạn” của đối thủ kia. Đối với Việt Nam, thì sự cạnh tranh giành ưu thế địa - chính trị giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ - Trung tại ĐNAkhông chỉ bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc và nước lớn, mà còn bị tác động bởi đấu tranh ý thức hệ chính trị - tư tưởng giai cấp. Điều này lại càng làm tăng sự phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ. Đây là một thách thức nan giải đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay[23].
Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trong việc cân bằng quan hệ với nước lớn, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc. Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam luôn phải tính đến nhân tố láng giềng Trung Quốc. Nếu tỏ thái độ quá thân thiết với Mỹ, Trung Quốc sẽ có những hành động gây hấn khi nghĩ rằng chúng ta dựa vào nước lớn để chống lại họ, gây tác động không nhỏ cho nền ĐLDT Việt Nam. Việt Nam sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển đất nước, hợp tác với Mỹ và các nước lớn khác nếu coi quan hệ với Trung Quốc là số 1 và duy nhất.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang tiến hành “bao vây” Việt Nam bằng cách nắm quyền chi phối các nước Lào và Campuchia thông qua viện trợ và tăng cường đầu tư. Trung Quốc đã hứa viện trợ thường xuyên và cho Campuchia vay tổng cộng ít nhất 500 triệu USD/năm[24]. Năm 2012,Trung Quốc đã cấp cho Lào 7 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt dài 420 km chạy dọc theo nước Lào nối Vân Nam - Trung Quốc[25]. Trên Biển Đông, Trung Quốc đang ngang nhiên từng bước lấn chiếm biển và đảo của Việt Nam. Việt Nam sẽ bị bao vây trong vòng tròn khép kín không lối thoát.
Thêm vào đó, Trung Quốc lôi kéo một số nước ủng hộ mình chống phán quyết Trọng tài quốc tế vụ kiện Biển Đông trong đó có những bạn bè lâu năm hoặc đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam như: Nga, Campuchia… Thủ tướng Campuchia Hun Sen phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực và cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, chống lại Phán quyết Trọng tài hôm 12/7/2016 và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của một bên thứ ba vào Biển Đông[26] là thông điệp chủ yếu nhằm gửi tới Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố này đã đi ngược lại lợi ích hợp pháp của Việt Nam và khu vực, gây ảnh hưởng trong tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông; đến việc ra quyết sách trong hợp tác chiến lược về an ninh, chính trị của Việt Nam với những nước nước có mối quan hệ thân tình lâu năm.
Ngoài ra, Trung Quốc còn mạnh tay đầu tư thuê đất tại các nơi trọng yếu, chiến lược ở rừng đầu nguồn với thời hạn dài từ 50 đến 70 năm như ở Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum..., hoặc gần khu quân sự như: khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở đèo Hải Vân gần quân khu IV, V, xây nhà cao tầng gần sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng)... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế trận khu vực phòng thủ, độ che phủ rừng ngày càng giảm sút, an ninh nguồn nước và môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng, làm mất đi yếu tố địa hình phục vụ cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng của Việt Nam. Quan hệ kinh tế ở biên giới của Trung Quốc là sức mạnh mềm khiến cho vai trò của biên giới cứng mờ nhạt, ý thức về quốc gia, quốc giới và chủ quyền quốc gia bị giảm sút, làm cho tiềm lực, sức mạnh chính trị của nền quốc phòng toàn dân bị giảm sút theo.
Trung Quốc khai thác tài nguyên tại miền Trung và Tây Nguyên làm kiệt quệ tài tài nguyên, khoáng sản, các nhà máy chủ yếu là ngành dệt may, nhuộm in, thuộc da, luyện kimđã gây ra vấn nạn ô nhiễm nặng nề về môi trườngdẫn đến bất ổn trong xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là việc doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam lấy lý do lao động nước sở tại không đủ thể lực và kỷ luật, kỹ năng làm việc để tuyển lao động người Trung Quốc với quy mô cấp trung đoàn, sư đoàn như biên chế trong tổ chức lực lượng quân đội[27],họ ở lâu dài và lấy vợ Việt Nam sẽ có thể dẫn đến việc đồng hóa dân tộc, gây nhiễu trật tự xã hội, gây ra nhiều hệ lụyvề việc làm,tình hình an ninh trật tự, quản lý người nước ngoài nhập cư, tệ nạn xã hội...
Thứ hai, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước,Việt Namxuất khẩu 65% là hàng chế biến chế tạo, nhưng hầu hết là xuất khẩu của khu vực FDI. Còn doanh nghiệp Việt Namchủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu được hàng dệt may, da giày, nông sản... có giá trị tăng thấp.Nên một phần quan trọng trong tăng trưởng của Việt Namkhông phải do bản thân làm ra mà từ nguồn lực bên ngoài. Trong khi đó, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu là các mặt hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao. Điều này cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam có xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào hàng hóa nhập khẩutừ ngoài vào, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.Kinh tế Việt Nam rất dễ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Trung Quốc đang là thách thức lớn đối với cạnh tranh sản xuất hàng xuất hóa và chiếm lĩnh thị trường của Việt Nam.
Trung Quốc với những hành động gây hấn, bắt bớ, đánh chìm tàu thậm chí là bắn chết ngư dân Việt Nam, đem lại cảm giác sợ hãi bất an cho những người ra khơi xa làm cho việc đánh bắt hải sản xa bờ của các doanh nghiệp và ngư dân ta đang trở nên khó khăn hơn; làm cho ngư dân Việt Nam ngại ra biển xa, làm sản lượng đánh bắt cá ngày càng giảm và thiệt hại này không chỉ là vật chất hay kinh tế, mà là sự sống còn lâu dài củabà con ngư dân Việt Nam[28], ảnh hưởng đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo bởi mỗi ngư dân là một chiến sỹ bám biển, bảo vệ Tổ quốc.
Trung Quốccòntìm mọi cách phản đối, ngăn chặn Việt Nam hợp tác với các công ty nước ngoài khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, trong khi họ lại sẵn sàng ký với kết các đối tác. Những biến động trên buộc Việt Nam phát triển các công trình kinh tế biển phải kết hợp với kế hoạch phòng thủ, bảo vệ lãnhhải. Đồng thời, làm tăng ngân sách quốc phòng vì phải chi phí mua sắm trang thiết bị hiện đại hóa quân sự. Điều này gây tốn kém không nhỏ cho phát triển kinh tế quốc dân[29].
Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến các nhà thầu Việt Nam không thể cạnh tranh nổi do hạn chế về năng lực cạnh tranh, về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý...
Việc gia nhập TPP do Mỹ khởi xướng nếu Việt Nam không cải thiện chất lượng và nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, tạo thể chế phù hợp sẽ bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh, dẫn tới các doanh nghiệp Việt Nambị phá sản.Trung Quốc nắm giữ được những khâu then chốt của nền kinh tế Việt Nam sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường về kinh tế và bất ổn về chính trị và quyền độc lập tự quyết của dân tộc Việt Nam.
5. Đề xuất đối sách của Việt Nam
5.1. Đối sách chung
Thứ nhất, lợi ích quốc gia, dân tộc phải luôn được đặt lên hàng đầu trong các chính sách.
Thứ hai, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Đảng trong chính sách đối ngoại.
Thứ ba, tăng cường phát triển đất nước về mọi mặt, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia là yếu tố then chốt.
Thứ tư, tăng cường đoàn kết, thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng giềng.
Thứ năm, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về vấn đề an ninh mạng, truyền thông, thông tin, nhất là thông tin đối ngoại.
5.2.Đối sách cụ thể với Mỹ và Trung Quốc
- Đối sách với Mỹ
Mục tiêu tổng quát của Việt Namtrong quan hệ với Mỹ là hướng tới xây dựng đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tôn trọng và ổn định về chính trị và hợp tác về an ninh, hai bên đềucùng có lợi. Tăng cường quan hệ với Mỹ lên tầm cao mới sẽ tạo ra nội lựckinh tế phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của Mỹ; Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Mỹ trong các lĩnh vực như kinh tế và thương mại, khuyến khích các công ty doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam nhất là về thăm dò và khai thác dầu khí; học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh hàng hải... Cần tranh thủ vai trò và tiếng nói của Mỹ trong các diễn đàn đa phương trong việc ủng hộ ASEAN về vấn đề Biển Đông, nhằm đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Việt Nam cần kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với Mỹ về những vấn đề như lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền để công kích chế độ, tiến hành “diễn biến hoà bình” để tạo ra sự bất ổn trong xã hội Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong các vấn đề cụ thể, Việt Nam cần chủ động, khéo léo, linh hoạt, mềm mỏng và kiên quyết; tránh để Mỹ lợi dụng làm quân tốt phục vụ mưu đồ chống phá nước khác. Việt Nam cần chủ động và tăng cường trong đối ngoại quân sự để không bị động trước các động thái của Mỹ.
Chúng ta luôn phải cảnh giác vì mục tiêu lâu dài của Mỹ là lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa, lật đổ lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phủ định hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, duy trì thống nhất theo chủ nghĩa tư bản. Đảng ta đã chủ trương “kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh của đấn nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta”[30]. Cần cảnh giác với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc để tránh rơi vào tình huống xấu nhất là các nước lớn vì lợi ích của mình mà thỏa hiệp xâm hại lợi ích của Việt Nam. Việt Nam cần có sự đoàn kết nội bộ tốt, phát huy cao độ khối đại đoàn kết cộng đồng Việt Nam, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, tranh thủ tối đa sức mạnh quốc tế - thời đại, sự hỗ trợ của các cơ quan công quyền quốc tế, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam cần chủ động đối thoại, khuyến khích xu hướng mong muốn duy trì, phát triển quan hệ với Việt Nam của Mỹ; tranh thủ rộng rãi chính giới, doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội, hạn chế sự chống phá của giới cực đoan; xác định khuôn khổ quan hệ ổn định với Mỹ.
- Đối với Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống. Việt Nam ngày càng có vai trò lớn hơn trong khu vực ĐNA nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Việt Nam luôn coi trọng, kiên trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi và cùng phát triển. Việc quan hệ tốt với Trung Quốc tạo môi trường an ninh thuận lợi, tạo thế và lực trong quan hệ với các đối tác khác trong khu vực, cố gắng không để quan hệ hai nước chuyển sang đối đầu hoặc căng thẳng kéo dài. Hiện nay, vấn đề Biển Đông và các dự án công trình kém chất lượng, chậm tiến độ của Trung Quốc ở Việt Nam gây ảnh hưởng đến tin cậy chính trị giữa hai nước. Do đó, Việt Nam cần có những chính sách tổng thể chiến lược quan hệ với Trung Quốc, tránh rơi vào thế bất lợi, bị động.
Việc ổn định và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc là một trong những chủ trương đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian tới, Việt Nam cần chủ động duy trì quan hệ bình thường trên mọi mặt với Trung Quốc, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982; Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, các thỏa thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; DOC; COC. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần nhận thức đúng “vai trò và sĩ diện của nước lớn” để có “sự nhường nhịn nhất định”. Khi nảy sinh các vấn đề phức tạp, cần xử lý một cách mềm dẻo, linh hoạt nhưng có nguyên tắc, thông qua nhiều kênh ngoại giao, đối thoại, tiếp xúc lãnh đạo cấp cao, ngoại giao nhân dân, v.v.
Về hợp tác kinh tế - thương mại, cần thúc đẩy trao đổi mậu dịch đi đôi với giảm dần nhập siêu từ Trung Quốc; cần có biện pháp mới thu hút đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc; xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, tìm ra các sản phẩm xuất khẩu mới[31]; Tăng thu hút đầu tư từ Trung Quốc, nhưng phải có chọn lọc để đảm bảo cả lợi ích trước mắt lẫn lâu dài. Tránh đầu tư vào những lĩnh vực mang tính chất an ninh quốc gia, an ninh năng lượng mang tính sống còn. Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước khác, thay đổi về cơ cấu sản xuất, củng cố, nâng cao năng lực sản xuất trong nước thì nền kinh tế Việt Nam ít bị lệ thuộc.
Trong một số vấn đề nhạy cảm, Việt Nam không gây căng thẳng, làm phức tạp hơn mối quan hệ và tránh đối đầu trực tiếp, cần đấu tranh một cách khôn khéo, mềm dẻo với Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc phải được dựa trên những cơ sở vững chắc và lập trường vững vàng, phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Việt Nam một mặt giữ vững lập trường kiên định bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, mặt khác duy trì cục diện quan hệ hữu nghị, ổn định lâu dài với Trung Quốc.
Trong giải quyết vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Việt Nam cần hướng đến các giải pháp “hai bên cùng thắng”, chuẩn bị các luận chứng, luận cứ, những cơ sở pháp lý rõ ràng và vững vàng. Trong thời gian trước mắt, Việt Nam cùng các nước ASEAN cần đẩy nhanh và đẩy mạnh quá trình đàm phán và phân định biên giới trên biển với Trung Quốc nhằm tạo ra sự ổn định lâu dài về lãnh thổ. Về vấn đề Biển Đông, cùng với ASEAN, Việt Nam cần kiên trì đàm phán đa phương với Trung Quốc, phối hợp chặt chẽ với các vấn đề có liên quan trong khu vực; đề cao cảnh giác, theo dõi sát những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, để kịp thời ứng phó. Khi nảy sinh vấn đề phức tạp, cần xử lý một cách kiên quyết nhưng linh hoạt, mềm dẻo, nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam cần kiên trì đấu tranh tích cực và kiên quyết thông qua ngoại giao, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để tạo tiếng nói chung trong việc đấu tranh với Trung Quốc.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và các nước liên quan ngày một căng thẳng, nhất là với Nhật Bản, Việt Nam, Phillipines. Đầu năm 2016, ngành giáo dục Trung Quốc còn ngang nhiên công bố một tấm bản đồ thế giới mới với tuyên bố chủ quyền của cái gọi là đường 251 đoạn bao trọn gần như toàn bộ Biển Thái Bình Dương bao gồm cả Hawaii và Micronesia. Ngay cả các nước như Malaysia, Thái Lan và Indonesia trước đây có cái nhìn tương đối tích cực về Trung Quốc, nay cũng thay đổi.Điều này khiến các nước láng giềng của Trung Quốc hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực, bao gồm việc mở rộng hiện diện quân sự.Do đó, Việt Nam cần tuyên truyền mạnh mẽ cho thế giới hiểu rõ về vấn đề Biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của thế giới, tạo nên dư luận buộc Trung Quốc phải nhìn nhận lại cách hành xử của mình. Việt Nam cần căn cứ vào các cơ sở pháp lý quốc tế như UNCLOS, DOC đồng thời chuẩn bị đầy đủ các tài liệu lịch sử và khoa học làm minh chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa; tăng cường tuyên truyền về chủ quyền biển đảo để nhân dân ý thức đầy đủ về vận mệnh đất nước, về ĐLDT, toàn vẹn lãnh thổ về và thấy rõ ý đồ của Trung Quốc hòng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Đồng thời có sự mềm dẻo trong lập trường của mình, tránh để bị cô lập. Việt Nam cần thận trọng không để các quốc gia khác lợi dụng vấn đề này để mặc cả với Trung Quốc nhằm phục vụ yêu cầu riêng của họ vì các nước ASEAN cũng có lợi ích khác nhau trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam cần tập trung các nước trong khu vực có chung quan điểm như Việt Nam, Philippines, Indonesia... tìm tiếng nói chung để cùng nhau đấu tranh một cách mềm dẻo linh hoạt, cùng nhau đàm phán với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển đảo, tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực; cần kiên trì với chính sách vừa hợp tác, vừa đấu tranh không ngừng nghỉ, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân bám biển.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện kết quả quá trình phân giới và cắm mốc với Trung Quốc. Mục đích là để ổn định đường biên giới, có cơ sở pháp lý rõ ràng, tránh những xung đột và tranh chấp không cần thiết ở biên giới. Chúng ta cần kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ hòa hiếu, hữu nghị với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc.
Việt Nam cần tạo một thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước lớn trước hết là với Mỹ, Nhật, Nga... Tuy nhiên, Việt Nam cần có sách lược khéo léo, mềm dẻo khi tăng cường quan hệ với các nước lớn khác, tránh để Trung Quốc cho rằng Việt Nam dựa vào nước lớn khác để chống lại Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam cần giữ gìn quan hệ hữu nghị phát triển, quan hệ hữu nghị toàn diện với Trung Quốc, nhưng cũng cần có thái độ kiên quyết, phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời củng cố và tăng cường sức mạnh toàn diện, củng cố thế trận, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc. Việt Nam đoàn kết một lòng kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc; giữ vững ổn định chính trị; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; kiên trì quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân toàn thế giới.
Thay cho lời kết,cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA không chỉ có những tác động tích cực mà còn có cả những tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực ĐNA và Việt Nam. Các nước trong khu vực tiếp tục chủ động tìm kiếm những đối sách thích hợp. Việc lựa chọn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đầu tranh vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới là lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam chọn giải pháp hòa bình nhưng không nhượng bộ một cách vô nguyên tắc về chủ quyền là đối sách của Việt Nam đã lựa chọn.
Việt Nam cần khôn khéo hóa giải những mâu thuẫn, toan tính vụ lợi ích kỷ của những nước lớn. Trung Quốc cho rằng Việt Nam lôi kéo Mỹ vào khu vực và Biển Đông để chống lại Trung Quốc. Còn Mỹ cho rằng Việt Nam vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc nên không thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Do đó vấn đề chính là xóa bỏ nghi ngờ, tạo lòng tin cho các bên. Việt Nam cần thể hiện thái độ trong việc giữ vững độc lập, tự chủ, thể hiện rõ vai trò tích cực là thành viên của ASEAN. Phát triển quan hệ với Mỹ và Trung Quốc một cách linh hoạt và cân bằng, quan hệ với nước này nhưng không ảnh hưởng tiêu cực với nước kia và phù hợp với lợi ích và phát triển của Việt Nam.
Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (11/2016), ông D. Trump sẽ là Tổng thống Mỹ trong tương lai, cho dù ông D. Trump có tuyên bố như thế nào trước cuộc bầu cử, nhưng khi đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, ông D. Trump sẽ vẫn phải tiếp tục đi theo con đường đối ngoại, đặc biệt với khu vực Đông Nam Á như các vị Tổng thống tiền nhiệm đã thực hiện. Vì lợi ích sống còn của nước Mỹ, đặc biệt ở khu vực ĐNA, Tổng thống D.Trump vẫn sẽ tiếp tục thi hành chiến lược xoay trục, coi trọng lợi ích của Mỹ ở Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA và Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, thậm chí sẽ còn quyết liệt hơn thời Tổng thống B. Obama.
[1] Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Trật tự quyền lực ở Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin Đối ngoại, số 7/2011, trang 18-21
[2] Nguyễn Nhâm, Vì sao các nước quan tâm đến Biển Đông, Tạp chí Hải quân, số 5/2015, trang 21 – 24.
[3] Viện 70, Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng (2014), Nghiên cứu cơ bản về chủ quyền, an ninh biên giới trên đất liền, biển, đảo và vùng trời Việt Nam, trang 262.
[4] Xem chú thích [2], trang 68.
[5] Đỗ Minh Cao, An ninh Biển Đông nhìn từ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa các nước liên quan, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 3/2010, trang 60.
[6] Trần Khánh (Chủ biên), Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á và tác động của chúng đối với khu vực và Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh (giai đoạn 1991 đến 2011), Hà Nội, 2014, Đề tài khoa học cấp Bộ của Quỹ Nafosted, trang 60
[7] Nguyễn Hoàng Giáp (Cb) (2013) xem chú thích [1], trang 124.
[8] Xem chú thích [1], trang 102.
[9] Sở Thụ Long và TS. Kim Uy (chủ biên), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật dịch năm 2013, trang 309.
[10] Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 105.
[11] Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 100
[12] Trần Khánh (chủ biên), Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á và tác động của chúng đối với khu vực và Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (giai đoạn 1991 – 2011), Đề tài cấp Bộ Nafosted.
[13] Hoàng Đình Nhàn (2015), “Sự phát triển của hải quân Trung Quốc và những tác động đối với an ninh khu vực CA-TBD”, tạp chí Quan hệ quốc phòng, quí II năm 2015, tr.16.
[14] Bizlive (2015), “Vì sao các nước Đông Nam Á đua nhau sắm tàu ngầm?”,Thứ năm, 16/07/2015, http://nguyentandung.org/vi-sao-cac-nuoc-dong-nam-a-dua-nhau-sam-tau-ngam.html.
[15] Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Chiến lược an ninh quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, Tài liệu tham khảo, tr.42.
[16] Cẩm Tuyến (2015), “Mỹ - Biến cam kết thành hành động”, Tạp chí Hồ sơ sự kiện, số 304 ngày 10/6/2015, tr.17.
[17] Thông tấn xã Việt Nam (2015), “Tiến tới cộng đồng ASEAN”, Tài liệu tham khảo chuyên đề 12/2015, tr.22.
[18] Lê Khương Thùy(2014), “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và tác động đến ĐNA/ASEAN”,tạp chí Châu Mỹ ngày nay,số 9/2014, tr.16.
[19] James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2015), “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy. Vol, 53, No. 1, tr.23.
[20] Nguyễn Huy Hoàng (2016), “Tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh chiến lược sau Đại hội XVIII đến kinh tế ASEAN”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2016, tr.23.
[22] Viện thông tin khoa học (2006), “Những vấn đề chính trị - xã hội”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 46/2006, tr.31.
[23] Nguyễn Hoàng Giáp(chủ nhiệm)(2011),Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam,đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trang 292
[25] Vũ Hà (2012), Trung Quốc giúp Lào xây đường sắt 7 tỷ USD, Báo điện tử VNExpress, ngày 23/11/2012, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-giup-lao-xay-duong-sat-7-ty-usd-2393140.html.
[26] Hồng Thủy (2016), “Putin kêu gọi ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyyết Tronngj tài vụ kiênj Biển Đông”, Báo điện tử Giáo dục, ngày 06/7/2016, http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Putin-keu-goi-ung-ho-Trung-Quoc-chong-Phan-quyet-Trong-tai-vu-kien-Bien-Dong-post170642.gd.
[27] Nguyễn Thường Lạng (2016), “Điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc năm 2016 và tác động đến Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2016, tr.14.
[28] Nguyễn Hoàng Giáp(chủ biên)(2013),Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 295.
[29] Nguyễn Hoàng Giáp(chủ biên)(2013),Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 296.
[30] Nhà xuất bản Thống kê (2003), Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, tr. 7
[31] Nguyễn Hoàng Giáp(chủ biên)(2013),Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 306