Nhìn ra thế giới

Thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn: Phản hồi quốc tế về cuộc gặp khó tin

Đã có 2,5 ngàn phóng viên các nước tới Singapore viết tin cuộc gặp thượng đỉnh. Nguyên thủ hai nước đã ký văn kiện hội đàm. Hai nguyên thủ đều đã đưa ra những tuyên bố khích lệ về kết quả hội đàm. Trump cho hay cuộc hội đàm “đã diễn ra tốt đẹp hơn, là bất kỳ ai đó đã mong đợi”, và quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo có thể “bắt đầu rất nhanh”.

“Thế giới sẽ được thấy những biến đổi lớn, chúng tôi đã quyết định khép lại quá khứ”, ông Kim Jong –un nói thêm.

Ngay sau đó, Nhà Trắng đánh giá các khó khăn của cuộc gặp là đoán trước được, và cho rằng đã có “đột phá” trên đường đến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Ngày 13/6, các báo lớn đều dẫn bản tin đầu tiên của Hãng tin chính KCNA của CHDCND Triều Tiên về cuộc gặp Thượng đỉnh này, nêu tên chủ tịch Kim tới 16 lần. Theo đó Thượng đỉnh Singapore được gọi là “cuộc gặp thế kỷ” (“meeting of the century”)

Báo chí phương Tây cho rằng \các nhà lãnh đạo các nước cùng khu vực tìm cách kiếm lợi từ xung lực của cuộc gặp, thể hiện trong một Thỏa thuận đã ký được, và chưa mang tính ràng buộc chặt, nhưng lại được Trump đề cao như một thắng lợi.

Hàn quốc

Tờ The Gurdian[1] viết về lạc quan lẫn bối rối ở Seoul xung quanh cuộc gặp Thượng đỉnh. Trump – Kim. Thỏa thuận đạt được đã được chào đón ở Seoul, xen lẫn những ngỡ ngàng về ngừng các cuộc diễn tập tính huống chiến tranh, và sự thất vọng của những người tị nạn từ Bắc Triều tiên tại Seoul. Sự bối rối xuất hiện sau khi Donald Trump tuyên bố không tham dự các diễn tập với Nam Triểu tiên nữa.

Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in chào mừng kết quả của cuộc gặp Thượng đỉnh và biểu dương “sự dũng cảm và quyết tâm của hai nhà lãnh đạo”.

 “Đây mới là một khởi đầu và chắc đang còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng chúng tôi không bao giờ quay về quỹ đạo cũ, và sẽ không bao giờ thoái chí trên hành trình đầy táo bạo này”,

Moon chia sẻ trong một tuyên bố. “Đây là một thắng lợi lớn mà Hoa Kỳ và hai miền Triều Tiên đã đạt được, và là một bước đi vĩ đại lên phía trước đối với những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.”

Nhưng việc ông Trump cam kết đình chỉ lâu dài các cuộc tập trận với Hàn Quốc vẫn đang gây bối rối. Các cuộc diễn tập hiện đang gặp những chỉ trích của Bình Nhưỡng, những chỉ trích này trong quá khứ được thể hiện bằng những cuộc bắn tến lửa.

Tại cuộc họp báo sau Thượng đỉnh Singapore, ông Trump nói ông ấy muốn mang quân Mỹ (thuộc USFK) về nhà, nhưng vấn đề này “  chưa phải là một vế của phương trình hôm nay” ("not part of the equation right now"). Hiện có khoảng ba vạn quân Mỹ thuộc lực lượng USFK.

Tuy nhiên thông tin mạng từ Bộ quốc phòng Nam Hàn xác nhận sau đó: không hay biết ý định ngưng tập trận của TT Trump. Bộ tư lệnh Hoa Kỳ tại Seoul cũng tỏ ra ngạc nhiên trong một thông cáo báo chí của USFK..

Cụ thể, ông Nam Gwan-pyo, một cấp phó của Văn phòng an ninh quốc gia của tổng thống Hàn quốc cho hay “chưa có thay đổi gì” về chủ để tập trận. Ông nói thêm vấn đề này đòi hỏi các cuộc hội ý giữa các nước đồng minh này.

Cùng kỳ, hãng tin Yonhap của Hàn quốc cho hay Bộ tư lệnh quân Mỹ ở nam bán đảo Triều tiên (USFK) cho hay chưa nhận được lệnh của Tổng thống Trump về việc ngưng tập trận với quân đội Hàn quốc.

“Cùng với đối tác Hàn quốc, chúng tôi tiếp tục bố trí lực lượng quân sự hiện tại cho tới khi nhận đuợc hướng dẫn cập nhật từ Bộ quốc phòng Mỹ hoặc/và từ Bộ tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương/Thái Bình Dương  (INDOPACOM)”.

Ngày 14/6, Tổng thống Hàn quốc Moon Jae In tuyên bố nước này có thể xem xét đình hoãn các cuộc tập trận với Hoa Kỳ nếu Bắc Triều tiên tiếp tục các thương lượng chân thành (sincere negotiations) với hai nước (Mỹ và Nam Triều tiên).

Bắc Triều tiên

Về phần mình, theo Thông cáo chung về cuộc gặp Thượng đỉnh Singapore, Bắc Triều tiên đồng ý “hành động theo hướng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều tiên”[2]. The Guardian cho đây là những ngôn từ còn quá rộng để hiểu, và có vẻ không đáp ứng được tinh thần của việc hủy bỏ kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều tiên một cách toàn diện, có thể kiểm chứng, và không thể đảo ngược.

Bình Nhưỡng không đưa tin ngayvề cuộc gặp được đưa ra trên truyền hình của Bắc Triều Tiên.  Theo The Guardian, hẳn do nước này thường trì hoãn các tin tức và thậm chí làm ngơ việc đưa tin.

Nhân dịp này, các nguồn nhắc lại các thể mạnh của Bắc Triều tiên trong trường hợp hòa hoãn khắpbản đảo Triều Tiên. Đó là Triều Tiên có dự trữ khoáng sản rất lớn, theo một đánh giá năm 2013 lên tới 6.000 tỷ USD,còn có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, rất quan trọng với động cơ xe điện và nhiều thiết bị công nghệ cao khác.

Chắc sẽ mở cửa trở lại các tuyến xe lửa và các tuyến đường khác nối hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, giúp Triều Tiên khai thác khoáng sản quý giá để phát triển kinh tế. Triển vọng này từng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong Un đề cập trong cuộc gặp hồi tháng 4 vừa qua.

Hãng thông tấn KCNA của CHDCND Triều Tiên ngày 13/6[3] trân trọng đăng tin về Thượng đỉnh, cho hay Chủ tịch nước và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Triều tiên Kim Jon Un và tổng thống Mỹ đã cùng đưa ra lời mời nhau thăm chính thức đất nước của mình. Đây là sự kiện hệ trọng có ý nghĩa lớn trên tiến trình “tạo ra một chuyển hướng quyết liệt trong mối quan hệ thù địch nhất (từng có) giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ” (in making a radical switchover in the most hostile DPRK-U.S. relations).

Theo các báo như the Guardian, Chủ tịch Kim được truyền thông Bắc Triều Tiên tung hô là người chiến thắng trong “cuộc gặp thế kỷ” này (Kim Jong-un hailed victor in 'meeting of century' by North Korean media).

Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khen ngợi những khoản của Thỏa thuận về hủy bỏ vũ khí hạt nhâm và cho hay ông sẵn lòng làm việc với Bình Nhưỡng để giải quyết vấn đề các công dân Nhật bị gián điệp Bắc Triều tiên bắt cóc thời chiến tranh lạnh. “Tôi quyết định rằng Nhật sẽ gặp trực diện với Bắc Triều tiên và giải quyết vấn đề này trên cơ sở song phương”,  Abe nói[4] với các phóng viên, sau khi điện đàm với Trump.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Onoderanói hôm 15/6 sau điện đàm với đồngnghiệp Mỹ, rằng ông nhấn mạnh tầm quan trọng của sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Nam Triều tiên, vì an ninh của Đông Á. Onoderavà Mattis cũng nhất trí Mỹ và Nhật sẽ tiếp tục diễn tập chung như họ vẫn làm trước đây[5].

Trung Cộng

Trung Quốc cũng muốn nắm bắt ngay luồng gió thuận. “Hoa Kỳ và Bắc Triều tiên đã ở trong tình trạng đối kháng hơn một thế ký”, Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị nói[6], “Hôm nay, việc các lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước đã ngồi cùng nhau trong một cuộc đàm phán bình đẳng quả là hệ trọng, có nhiều ý nghĩa tích cực, và có sức kiến tạo một trang sử mới”.

Trung Cộng cho rằng cộng đồng quốc tế nên xem xét bãi bỏ trừng phạt kinh tế đang áp đặt lên Bắc Triều tiên, “Trừng phạt kinh tế là một biện pháp, đâu phải là mục tiêu”, GengShuang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, “Hội đồng Bảo an LHQ cần ủng hộ và tạo điểu kiện cho các nỗ lực về đàm phán ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.

The Guardian nghĩ rằng bình luận trên của quan chức Trung cộng cho thất (chiến lược) “sức ép tối đa” cho đến khi Bình Nhưỡng tiêu hủy hoàn toàn vũ khí hạt nhân, đã bắt đầu rạn nứt. Đã có những báo cảo cho thấy chiến dịch giành được nhiều sự ủng hộ mà ông Kim đang tiến hành đã dẫn Trung Quốc đến chỗ lơi lỏng các trừng phạt chống Bắc Triều tiên, do đó Bắc Kinh đã vi phạm lệnh trừng phạt mà Liên Hiệp quốc đã ban hành.

Ông Trump trong cuộc họp báo sau cuộc gặp thượng đỉnh Singapore, đã đả động đến các biện pháp trừng phạt (Bắc Triều tiên) khá lỏng lẻo được Bắc Kinh tiến hành, nhưng gì đã diễn ra mà không tạo được nhượng bộ gì đáng kể từ Bình Nhưỡng. Ông Trump đã khen ngợi Chủ tịch Trung Quốc, do đã thực hiện những biện pháp trừng phạt. “Ông ấy (Tập Cận Bình) quả là đã đóng cái biên giới kia (đường biên với Bắc Triều tiên) … nhưng chắc không phải trong đôi tháng gần đây, nhưng cứ cho là được đi (but that’s OK)”, ông Trump chia sẻ. Thái độ này đã được một số báo cho là kiểu án binh bất động vởi Trung Quốc.

Theo bảo Time[7], Thượng đỉnh Singapore đem lại cho Trump một thắng lợi thực sự, nhưng Trung Quốc có thể trở thành bên có lợi nhất (The North Korea Summit Gave Trump a Genuine Victory. But China May Benefit Most).

Time viết: “Nhiều năm liên tục, Trung Quốc đã muốn làm dịu những căng thẳng trên bán đảo Triều tiên bên cạnh mình, đồng thời muốn Mỹ giảm bớt quy mô của các hoạt động quân sự tại khu vực sân sau châu Á của Trung quốc. Rồi đùng một cái: nước này nhận được cả hai thứ này: Trump thông báo Mỹ sẽ tạm ngưng các hoạt động quân sự với Nam Triều tiên như một phần của quá trình phi hạt nhân hóa mà về căn bản chính là  đề xuất “cùng đóng băng” mà Trung Quốc từng đề xuất nhiều năm trời, cũng là điều mà các tổng thống tiền nhiệm của Mỹ đã khăng khăng cự tuyệt.

Nga

Báo không thuộc “lề phải” Novaya gazeta[8] viết: Cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore được báo chí Mỹ so sánh với cuộc đột phá của tổng thống Mỹ Nixon vào Trung cộng và hội đàm với Mao năm 1972 mở đầu (kỷ nguyên Chimerica) quan hệ mạnh mẽ giữa hai cựu thù; với cuộc gặp của Ronald Reagan và Gorbachev năm 1998 tại Reykjavík, bước ngoặt chấm dứt “Chiến tranh lạnh”, sang “tư duy mới” và “giảm căng thẳng” (Détente).

Các báo lớn của Nga đều đưa tin và phân tích tường tận về cuộc gặp Thượng đỉnh vừa qua ở Singapore. Nga có lẽ làmộtnước lập tức dành đượcmột thời lượng lớn của truyền thông cho sự kiện này, dù có thể không có nhiều bình luận về sau như các nước “trong cuộc” như Hàn, Mỹ, Nhật.

Đài Tự do phát tiếng Nga có xã luận “Từ rủa xả đến bắt tay: cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim tại Singapore”[9]nói về vai trò của Nga trong bối cảnh của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên). Bài dẫn bình luận của Daniel Snyder, Đại học Standord:

Kremli, cũng như Bắc Kinh, muốn hoạt động tại sân chơi này, docác tư duy về kinh tế, gắn với việc xây dựng các đường ống dẫn ga, tuyến đường sắt, và tuyến tải điện từ Nga vào Hàn quốc qua lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Và điều hệ trọng hơn, là các tư duy chiến lược: Moscow không muốn chỉ Trung Quốc và Mỹ có quyền xác định các thông số về an ninh ở Đông Á. Việc bãi bỏ chế độ cấm vận, đang áp dụng cho CHDCND Triều Tiên, phải được thông qua trong khuôn khổ Hội đồng bảo an LHQ, nơi Nga có quyền phủ quyết và là nơi Nga có thể đóng vai trò bảo đảm cho mục kinh tế của hiệp định giữa Washington và Bình Nhưỡng…

Vasily Golovnin, một nhà phương đông học người Nga chia sẻ với Đài tự do tiếng Nga:

“Bắc Triều tiên không thể trở thành một người chơi độc lập, nếu nước này cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, Bình Nhưỡng đơn giản là không có các năng lực kinh tế… Trung Quốc mới là nhân tố then chốt, vì nước này cung cấp cho Bắc Triều tiên khả năng tồn tại”, theo ông Golovnin.

TASS có bài quan sát các xã luận của các báo lớn của Mỹ, của Pháp, Italia, Australia, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Hàn quốc, Canada, Trung Quốc, và Mỹ, để đưa ra tít của bài là “Kim Jong Un hoàn toàn lấn lướt Trump: truyền thông quốc tế nói gì về cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore”[10]. Tuy nhiên, chăc chỉ có Finalcial Times, Anh,  là củng cố cho nhận định này của TASS.

Anh

Ngoài The Guardian, như đã thể hiện ở phần đầu bài, Financial Times[11] có bài phân tích sâu  cho rằng Kim chắc là người đã thắng lớn tại Thượng đỉnh Singapore. (Kim Jong Un might be the big winner from his summit with Donald Trump). Tuy nhiên, FT viết tiếp, Thượng đỉnh có thể trở thành một bước ngoặt nếu Bắc Hàn bẻ vụn (scrap) chương trình tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của nước này.

Mỹ

Trước cuộc gặp Thượng đỉnh, trên tờ The Wall Street Journal 6/6/2018, luật sư riêng của Trump Rudy Giuliani cho hay tổng thống Mỹ đã bắt Chủ tịch Bắc Triều tiên phải hạ mình cầu xin Trump mở lại cuộc gặp thượng đỉnh sau khi Trump đình chỉ nó vào tháng 5. “Họ bảo rằng họ sẽ đi đến chiến tranh hạt nhân với chúng tôi, và họ sẽ đánh bại chúng tôi trong cuộc chiến tranh hạt nhân ấy”, ông Giuliani tiết lộ, “Và chúng tôi nói rằng chúng tôi không muốn có một cuộc gặp thượng đỉnh trong một bối cảnh như vậy”[12].

Sau khi ông Trump đình chỉ cuộc gặp, ông Giuliani nói tiếp “Thế là Kim Jong Un  quỳ gối (on his hands and knees and begged for it)” cầu xin Trump mở lại cuộc gặp Thượng đỉnh.

Các báo như ABC, USA Today, CNN… chê Thông cáo chung của Thượng đỉnh là còn nhiều bất định,  thiếu cặn kẽ. The New York Times (NY) cho rằng Thượng đỉnh này chưa đạt được tiến bộ thực sự, rằng hai vị nguyên thủ, một 34 tuổi và một 71 tuổi, đều được nuôi dưỡng trong giàu có và ưu đãi, tuy nhiên họ sống các cuộc sống quá khác nhau, như trên hai hành tinh cách xa nhau… tuy nhiên họ cũng gặp được nhau để đạt được cái mà các tiền nhiệm của họ không đạt được. NY cho rằng ông Trump dù nhượng bộ nhiều, đạt được hơi ít, điều mà The Wall Street Journal cũng nhận thấy...

Các báo Mỹ ghi nhận nguy cơ chiến tranh trực diện đã qua đi, nhưng cho rằng ông Trump dập lá bài tập trận với Hàn quốc hơi sớm.

Trong chương trình CBS This Morning[13] sáng 12/6, nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham tuyên bố, dù Tổng thống Trump đã ký được một Thỏa thuận khung (comprehensive agreement) với Kim Jong-un, nhưng đó chỉ là thỏa ước về nguyên tắc, và còn phải được thông qua Quốc hội, “đây là bước khởi đầu tốt,  nhưng chúng ta còn ở trên con đường còn dài”. Linsdsey Graham có những phát ngôn trước đây về chủ để Bắc Triều tiên.

Một mặt Graham cho hay ông đã chúc mừng ông Trump về việc “mang về cơ hội lịch sử” giúp chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều tiên, và đã buộc chế độ Kim phải từ bỏ các năng lực hạt nhân, mặt khác, ông nhấn mạnh, “Họ từng hứa chấm dứt chương trình hạt nhân, và họ từng hứa như thế 2 lần”.

Graham cho rằng một khoảng lặng về tập trận giúp cho Mỹ có một không gian để thở (breathing space) để đạt được một bản thỏa thuận với ông Kim và cấp cho ông Kim những bảo đảm. Nghị sĩ này nói ông không chống lại việc đình hoãn tập trận (với Hàn quốc) nhưng sẽ cực lực chống lại việc rút quân Mỹ khỏi Nam Triều tiên.

Về lời mời ông Kim sang Nhà trắng, cho rằng ông Kim là một tay hạnh kiểm kém (very bad guy), ngụ ý các vấn đề về nhân quyền, độc tài, ông Graham, dự báo Mỹ sẽ chấm dứt chứng rồ dại trên phần bắcbán đảo Triều tiên.

“Ông ta có thể sang Nhà Trắng nếu chấm dứt chương trình hạt nhân, chương trình tên lửa của ông ta. Tôi là người thực tế. Tôi không cố đem nền dân chủ tới Bắc Triều tiên, không tìm cách thống nhất Nam – Bắc Triều tiên, tôi muốn giúp Tổng thống chấm dứt xung đột giữa chúng ta với Bắc Triều tiên trước khi họ đạt một năng lực công kích (bằng tên lửa) trong thời gian sắp tới, và (buộc) họ (Bắc Triều tiên) hủy bỏ vũ khí hạt nhân trước khi đem bán cho nước khác, rồi những nước này sẽ dùng chúng”, ông Graham nói thêm.

Mới đây, nghị sĩ Graham cảnh báo, Trung quốc đang cố chơi con bài Trump. (Sen. Graham: "China is trying to play President Trump though North Korea")

Rời Singapore, Tổng tư lệnh tỉ phú người Mỹ xuất bản nhiều twitter về kết quả Thượng đỉnh này. Ông nhấn mạnh mình cùng với Chủ tịch Kim, đã giúp thế giới tránh được thảm họa hạt nhân. cãi lại các phê bình theo đó kết quả hội đàm không cụ thể, không có lịch trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, ông khẳng định: Không còn phóng tên lửa, không còn thử, con tin sẽ đoàn tụ cùng gia đình, hay nghiên cứu hạt nhân,  (No more rocket launches, nuclear testing or research! The hostages are back homewith their families)[14].

                                                                                        Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

 



[1]https://www.theguardian.com/world/2018/jun/12/north-korea-sanctions-may-be-lifted-after-summit-says-china

[2]https://edition.cnn.com/2018/06/12/politics/read-full-text-of-trump-kim-signed-statement/index.html

[3]http://www.kcna.kp/kcna.user.special.getArticlePage.kcmsf

[4]https://www.japantimes.co.jp/news/2018/06/13/national/politics-diplomacy/japan-plans-settle-north-korea-abduction-issue-direct-talks-kim/#.WyM3hNIzY_4

[5]https://www.japantimes.co.jp/news/2018/06/15/national/politics-diplomacy/jim-mattis-briefs-onodera-u-s-south-korea-military-exercise-issue-assures-drills-japan-not-affected/#.WyM5X9IzY_4

[6]http://www.scmp.com/news/asia/east-asia/article/2150397/creating-new-history-asia-reacts-landmark-us-north-korea-summit

[8]https://www.novayagazeta.ru/articles/2018/06/12/76771-sammit-v-kotoryy-ne-verili

[10]http://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/5287812

[11]https://www.ft.com/video/3822d986-803c-4345-bf92-23baea6a0931

[12]https://www.wsj.com/articles/kim-jong-un-begged-for-summit-on-his-hands-and-knees-giuliani-says-1528293476

[14]https://www.straitstimes.com/world/united-states/trump-says-singapore-summit-with-kim-jong-un-helped-world-avoid-nuclear

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441856

Hôm nay

2256

Hôm qua

2317

Tuần này

21760

Tháng này

217030

Tháng qua

112676

Tất cả

114441856