Văn hoá học đường

Nhân ngày khai giảng năm học 2018, đọc lại thư gửi các học sinh của Hồ Chí Minh

Tôi nung nấu điều này nhiều năm mỗi khi khai giảng năm học mới, nhưng bây giờ mới viết được ít dòng. Ngoài lý do về thời gian, còn vì năm nay, giáo dục nhiều chỗ làm bậy, hư hỏng quá. Mà một trong những lý do hư hỏng là không chịu thật sự học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cụ thể hơn là không chịu thật sự đọc và làm theo Thư gửi các học sinh của Hồ Chí Minh tháng 9-1945.

Bức thư chỉ vỏn vẹn khoảng 580 từ, nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Trước hết phải nhận thức rằng nền giáo dục của ta từ sau Cách mạng Tháng Tám là một nền giáo dục của một nước độc lập, khác hẳn nền học vấn nô lệ.

 Nền giáo dục của một nước độc lập thì phải đào tạo các emnên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam. Để có được những công dân hữu ích thì phải bắt đầu bằng giáo dục. Ngày đầu tiên đi học, cắp sách đến trường, cả hệ thống giáo dục, gia đình, xã hội, đặc biệt, trước hết là nhà trườngđã nghĩ đến chuyện thi cử, điểm chác, thành tích, in nhiều sách để bán, nhưng năm sau không thể/ được học lại sách năm trước…, thì làm sao mà trở thành công dân hữu ích?

Nền giáo dục của ta là một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam cần hiểu tính thực tế, thiết thực, không xa vời, sao rỗng, lý thuyết suông không áp dụng được gì trong thực tiễn. “Hoàn toàn Việt Nam” tức là học để phục vụ Tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Học để làm, học phải làm được

Nền giáo dục của một nước độc lập thì phải làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Giáo dục theo Hồ Chí Minh là để phát triển năng lực sẵn có của người học. Câu này cho ta mấy nhận thức. Một, người Việt Nam từ tuổi trẻ đã sẵn có năng lực, thông minh sáng tạo. Hai, nhà trường, thầy cô phải có trách nhiệm làm cho năng lực đó phát triển, chứ đừng để thui chột. Ba, điều đó có nghĩa là giáo dục phải sáng tạo, tự do, dân chủ. Học mà rập khuôn, máy móc, nói viết như một cái máy thì sao gọi là phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có? Bốn, Thư Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính độc lập, tự chủ của các em (người học). Người học phải vượt lên chính mình, vượt qua lề thói cũ, giáo điều, luôn luôn đổi mới tư duy. Phải hiểu rằng tính khoa học càng cao thì tính Đảng (chính trị) càng lớn.

Được học trong một nền giáo dục của một nước độc lập khác hẳn thời nô lệ trước Cách mạng Tháng Tám thì người học phải có bổn phận đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. Bổn phận đó là cố gẳng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.

Bổn phận đó là người học phải thấy giáo dục có một vai trò rất lớn trong việc xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; đưa nước nhà từ chỗ bị yếu hèn làm sao có thể theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.( Tinh thần này được Hồ Chí Minh nói ngày 3-9-1945 rằng “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Mười năm sau, năm 1955, Người lại nói “dốt thì dại, dại thì hèn”)

Công cuộc kiến thiết nước nhà trông mong, chờ đợi ở giáo dục rất nhiều. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Các em nhỏ và các em lớn có bổn phận giống và khác nhau. Giáo dục phải chú ý điều này.

Cuối thư, với tinh thần thành thực khuyên nhủ các em, Hồ Chí Minh dặn lại “những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ”.

Từ một vài điều nhận thức trên, tôi đề nghị/mong: 1. Hằng năm, Ngày khai trưởng, Bộ Giáo dục nên có chỉ đạo tất cả các trường đọc Thư gửi các học sinh của Hồ Chí Minh rồi mới đọc Thư của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; 2. Bộ giáo dục nên có kế hoạch cho các trường viết, khắc chữ (làm sao cho đẹp, thậm chí chữ vàng) Thư gửi các học sinh của Hồ Chí Minh vào bảng khung, treo ở vị trí trang trọng ngoài sân trường cho học sinh dễ thấy, dễ đọc; 3. Những dịp sinh hoạt hằng tháng/năm của trường nên có “hội thảo” (tọa đàm, trao đổi) về Thư gửi các học sinh của Hồ Chí Minh để nhắc nhở thầy và trò trong giáo dục phải đào tạo người học trở thành những công dân hữu ích cho đất nước. Muốn vậy, đó phải là một nền giáo dục phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của người học.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114515462

Hôm nay

2140

Hôm qua

2367

Tuần này

21063

Tháng này

213401

Tháng qua

121009

Tất cả

114515462