Diễn đàn

Về bài báo phê phán chương trình giảng dạy của Đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội

Nhà báo Đức Hoàng đăng trên báo điện tử Viet Timet số thứ Hai, ngày 17/9/2018 - 14:05 bài “Mỹ thuật công nghiệp Việt Nam không thể thiếu các kiến thức kỹ thuật”. Tôi đã đọc bài này và thấy tác giả viết rất sơ sài, ít hiểu về ngôi trường tôi đã học. Tác giả Đức Hoàng là phóng viên của VietTimes đã gọi điện thoại đến một cán bộ có trách nhiệm của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và gửi câu hỏi để xin phỏng vấn. Nhưng cuối cùng phía nhà trường đã yêu cầu VietTimes phải có công văn chính thức. Sau hơn 1 tuần gửi công văn đi, phía nhà trường đã chính thức trả lời với công văn số 511/MTCN-ĐT.

 Phóng viên Đức Hoàng cho biết : “…Công văn cũng cho biết những kiến thức về đồ họa vi tính đã được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2000 và đến nay đã đưa vào những học phần về công nghệ vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy …”. Phóng viên Đức Hoàng đã than thở và thắc mắc nội dung của công văn : “không thấy đề cập đến môn toán học ứng dụng” mà anh rất băn khoăn truy vấn. Tôi không biết anh ấy có hiểu toán học ứng dụng là gì không, nhưng với cách viết như bài báo của anh thì designer nào không học “toán học ứng dụng” không thể làm được design. Anh Đức Hoàng không biết được những người thợ gò tôn họ có cách tính để ra được hình khai triển của hình chóp cụt với mọi tỷ lệ. Hoặc dựng hình elip rất nhanh và chính xác theo yêu cầu với chỉ một đoạn dây và hai cái đinh chốt ở hai tâm của elip. Hay những công nhân đóng tầu rất giỏi toán hình học để cho ra những tấm thép có hình chính xác cho việc hàn ghép uốn lượn đúng như design tạo dáng vỏ con tầu. Hoặc cách dựng nhưng cột cao vài chục mét trơ vơ giữa không gian với vật liệu tre nứa và dây thép. Hoặc các phương pháp tính độ co ngót của vật liệu đúc và cách tính phong to thu nhỏ bất kỳ một hình thể nào. Sơ sơ môn toán học ứng dụng là thế. Với người học design thì kiến thức ứng dụng còn nhiều hơn. Nhưng dù giỏi “toán học ứng dụng” cũng chỉ là người trợ giúp cho các nhà design mà thôi , không thể trở thành nhà design. Đây là chỗ đắc ý sai của nhà báo Đức Hoàng. Lại nữa ngay những dòng đầu tiên của bài viết nhà báo Đức Haong đã khẳng đinh ngay : “– Nói đến mỹ thuật công nghiệp, ai cũng có thể hiểu rằng đó là một nền mỹ thuật không phải để sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật…” Đọc dòng này tôi thấy ngay hạn chế của Đức Hoàng về những nghề nghiệp liên quan tới “nghệ thuật thị giác”. Anh Đức Hoàng không hiểu trong ngành design có nhiều ngành chuyên sâu khác nhau. Ví dụ như “design thủ công” và “design công nghiệp”. Design công nghiệp là nơi ra đời những sản phẩm design buộc phải qua một quy trình công nghiệp. Còn design thủ công là hoàn toàn làm thủ công. Cả hai đều thuộc về Art Design. Giá trị tác phẩm của art design rất cao, có những tác phẩm giá trị cao tới mức không có một kiệt tác nghệ thuật tạo hình nhiều trăm triệu USD nào cao bằng. Ví dụ như những design cổ trong các lăng mộ Ai Cập hay lăng mộ cổ ở Trung Quốc. Hay có thể nói các Kim Tự Tháp là những déign mà giá trị của nó không có kiệt tác hội hoạ nào sánh được. Đặc biệt có nhưng design trở thành di sản vô giá của tôn giáo như “Chén Thánh”, “ tấm khăn liệm Chúa ở Turin” hay như “Y Bát” của Phật Giáo. Cũng cần cập nhật khái niệm “nghệ thuật thị giác” đã được chính thức dùng chung bao gồm cả nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật design. Bởi nghệ thuật design đã được nhìn nhận: “Nghệ sĩ và nhà thiết kế là một bởi mọi ý tưởng của họ đều là những dự án trí tuệ, thành quả của họ đều là quá trình giải phóng năng lượng qua tư duy thị giác.” Riêng ở Việt Nam vì dùng sai tới mức quá quen với cụm từ “mỹ thỹ thuật công nghiệp” nên những ai biết điều đó và tự thay bằng khái niện “mỹ thuật ứng dụng” đã là rất tiến bộ rôi. Xong cụm từ “ mỹ thuật ứng dụng cũng chưa đủ khái quát đúng được bằng từ “design”. Chi một lớp ít người hiểu đúng và sử dụng một khái niệm duy nhất đúng là “design”(dùng nguyên từ gốc không dịch sangg tiếng việt). Còn cụ thể những phê phán và nghi ngờ giáo trình giảng dạy hiện tại của nhà trường, thì tôi cho là nhà báo Đức Hoàng chưa hiểu sâu câu thành ngữ của người Việt “có thực mới vực được đạo”. Nên anh đã không hề đề cập: Điều đầu tiên, hay vấn đề đầu tiên là “tiền đâu” để trang bị những xưởng thực hành cho từng môn design khác nhau. -Ví dụ riêng điêu khắc cần học thu phóng và các cách làm khuôn mẫu khối với các kích thước từ bé tý như tượng trong nhân bánh đến tượng đài khổng lồ, cho các chất liệu. (chúng tôi đã từng nhận những đơn hàng nước ngoài đặt gia công nhiều trăn ngàn tượng gốm kích thước chỉ 2,5cm để trong nhân bánh. Đó là những tượng các hiệp sĩ hoặc các công chúa phù thủy, nàng bách tuyết và bảy chú lùn …để người làm bánh đặt vào nhân bánh nướng. Khi ăn bánh trẻ bẻ bánh ăn và đồng thời sưu tầm tượng gốm nhỏ xíu có thưởng khi suu tầm đủ số lượng hay đủ bộ nhân vật- một cách maketinh giống như in ký hiệu trúng thưởng vào nắp chai bia) -Ví dụ lò nung thí nghiệm men màu... -Ví dụ xưởng dệt và phòng thực nghiệm mẫu cho đồ họa...bao gồm cả máy in bản khắc kim loại... -Vi dụ xưởng làm đồ trang sức, xưởng người mẫu và cắt may thời trang...Xưởng tạo dáng công nghiệp... Phòng nghiên cứu lý thuyết, lịch sử design và "nguyên lý design", v.v...và còn nhiều điều hơn thế nữa chỉ những người cả đời làm design mới hiểu các sinh viên design cần gì. Và vùng đất cho trường design cần bao nhiêu Heta. Một ngôi trường design để đạt được thương hiệu như trường Bauhau hay Halle thì trước hết cần một bộ giáo dục và đào tạo, cần một bộ công thương nghiệp, cần một chính phủ như thế nào để đạt tới. Sau đó mới tới các chuyên gia và các bậc thầy lão luyện, các nghệ nhân. Những ngành như design và kiến trúc có đặc thù là cùng có thành quả giao thoa giữa khoa học và nghệ thuật. Nói cách khác là sự hài hoà tối ưu giữa công năng và nghệ thuật. Một điểm chung nữa của hai loại hình nghệ thuật này tài năng và cái tôi của nghệ sĩ và kiến trúc sư luôn trên cơ sở phụng sự yêu cầu cụ thể của khách hàng, và thường thao tác với kinh phí rất lớn, tới mức chỉ có thể phát triển dưới bảo trợ kinh tế của quốc gia hay những tỷ phú. Đó là lý do vì sao để phát triển design và kiến trúc luôn cần sự quan tâm của nhà nước (nguồn vốn đầu tư) trước khi cần đến các nhân sự quan trọng cho phát triển, sau đó mới đến xây dựng giáo trình. Nghệ thuật design khác với nghệ thuật tạo hình. Một Picasso, một Van Gogh có thể đơn phương tạo ra một trào lưu nghệ thuật bằng tài năng cá nhân của họ. Không nên tìm hiểu chuyện toán ứng dụng hay vài kiến thức về kỹ thuật mà coi đấy là cốt lõi của Design v.v.. để tưởng là đã hiểu design. Mà cần tìm hiểu hoàn cảnh để hoạt động tốt một trường DESIGN. Chứ không còn là mỹ thuật công nhiệp nữa. Ngay cái tên của trường cũng cần thay đổi cho đúng với nhiệm vụ đào tạo hiện nay và sau này. Cụm từ "mỹ thuật công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng chưa đủ hết ý nghĩa của nghề dạy và hlàm DESIGN. Cần có quan tâm đầu tư lớn cấp nhà nước mới có được trường Đại học Design đúng nghĩa. Hoàn toàn Không phải chỉ là toán ứng dụng hay các kỹ thuật mà bài báo của nêu ra. Các SV tốt nghiệp từ khóa đầu đến nay rất đông và đã văng thân phục vụ toàn xã hội. Chỉ tính riêng các loại lễ hội hàng năm, các kỷ niệm quan trọng, các cuộc đón tiếp giao lưu của nhà nước với quốc tế...chưa nói tới những sản phảm design thay đổi từng ngày của tất cả các đơn vị kinh doanh trong và ngoài quốc doanh...Và biết bao nhiêu nội thất cho bao nhiêu ngôi nhà từ thấp đến cao, biết bao nhiêu phòng khách tiết trên cả nước...hay nhìn trên cả nước có bao nhiêu căn hộ chung cư nội thất cao cấp. Tât cả đều là design. Chưa hề nói tới những mẫu mã cặp sách quần áo trẻ em mỗi năm...những người chủ trì mẫu mã kỹ thuật ở tất cả các làng nghề ngày nay hầu hết là con em các nghệ nhân học ở Mỹ thuật Công Nghệp Hà nội ra và chính họ chủ trì sản xuất - lớp cha anh nghệ nhân thủa xưa đã trăm tuổi cả rồi... và nữa khi màn đêm buông xuốn nếu bạn nhìn thấy các loại ánh đèn với nhiều màu sắc và hình thù làm cho thành phố hoa lệ lung linh, cũng là ở nghệ thuật diesign, mà xưa nay quen gọi là mỹ thuật công nghiệp . Mô tả trên cũng chỉ là một phần của sự hiện diện công việc của những người đã học ở ngôi trường bị bài báo của Đức Hoàng phê phán. Thử tưởng tượng một sáng ngủ dậy tất cả những gì thuộc về design tôi nêu ra ở trên bỗng biến mất. Sẽ không ai nhận ra mình đang ở đâu, nơi hoang vắng quá xa xăm nào. Vậy nên nhà báo Đức Hoàng phải hướng phê phán vào các cơ quan cấp trên của trường ĐH MTCN và điều tra về ngân sách chi cho tồn tại đào tạo các trường nghệ thuật khác nhau để có khái niệm mà so sánh đánh giá thì đúng hơn. Phải viết bài thương cảm cho một trường “nghệ thuật thị giác” lớn của đất nước bị bỏ rơi. Mặt khác có một chân lý hiển nhiên rằng mỹ thuật công nghiệp luôn phát triển đồng bộ với quy mô của nền công nghiệp quốc gia. Nhà báo Đức Hoàng đã không biết điều này. Nhà báo Đức Hoàng đi phỏng vấn giáo trình giảng dạy của nhà trường và không được trả lời như anh ấy muốn là vì cách nghĩ chưa tới, chưa hiểu được nguyên nhân và kết quả để phát triển một trường đại học Design không nằm ở chỗ có dạy toán ứng dụng và một vài kỹ thuật thao tác vật liệu cho sinh viên. Bởi khi có đầu tư đầy đủ các xưởng thực hành cho sinh viên tự khắc sẽ xuất hiện những nguyên tắc và kỹ thuật thao tác ở chính ngay quy tắc an toàn của thiết bị và vât liệu. Còn cứ như bài báo của phóng viên Đức Hoàng mô tả thì tất cả những gì của trường Đại học MTCN Hà nội từ xưa đến nay đều lạc hậu, ai học ở đó ra đều vô tích sự không làm được gì. Anh ấy không hề biết một thực tại rằng từ lâu các sinh viên tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam ở phố Yết Kiêu khi tốt nghiệp xong rất ít người theo được nghiệp sáng tác tạo hình mà chuyển sang tự đi học làm design khá đông. Đến đây tôi cảm ơn bài báo của phóng viên Đức Hoàng đã khơi dậy cho tôi viết nối tiếp dù cho bài viết này nhằm đính chính cho bài viết của phóng viên Đức Hoàng nhưng cả hai bài đều mang hy vọng giúp cho ngôi trường khốn khổ nơi tôi từng tu nghiệp được nhà nước quan tâm tới trong tương lai gần Có một chuyện đặc biệt cần nhắc lại là tên trường hiện nay đã quá sai với ngành nghề đào tạo. Trường tôi hiện chưa đổi tên, biển hiệu vẫn là trường Đại học MTCN. Nhưng sẽ phải đổi không thể khác được , trước sau gì cũng buộc phải gọi đúng tên của sự vật. Sẽ phải là Đại học Design Việt Nam.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512213

Hôm nay

2150

Hôm qua

2389

Tuần này

2150

Tháng này

219086

Tháng qua

121356

Tất cả

114512213