Đất và người xứ Nghệ

Tiền cổ phát hiện ở đền Quả Sơn

Quả Sơn, còn gọi là đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, xã Bạch Đường, nay thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Lót vào vị trí của sơn thủy hữu tình, trên là núi Quả, bên dưới là dòng Lam xanh. River Lam được ví như con rồng xanh, nên được gọi là Thanh Long , mà mũi rồng ở đầu núi Quả Điểu Động Đỏ. Cồn cát nhỏ lúc nổi, lúc chìm theo mùa nước, lượn from cuối chân núi into a vòng been calling is lưỡi rồng . Dòng sông Lam xuất hiện qua Quả Sơn một đoạn rồi chia làm hai tay cầm bãi Bụt của làng Miệu tựa như hàm rồng . Từ trên đỉnh núi Quả thấy cảnh núi ôm, chầu về, thật là một vùng thắng cảnh hiếm có.

Quả Sơn, huyện Đô Lương.

Bài ca Đền Quả Sơn còn lưu truyền trong dân gian có đoạn tả cảnh đền như sau:

Ở xã Bạch Ngọc

Có đất Hàm Rồng

Ra áp gần sông

Gọi bằng núi Quả

Cây cao cội cả

Lá tốt dà dà

Trên có bảy toà,

Đều xây mái ngói

Bốn mùa hương khói

Thờ đức Thánh ta …

 Đức Thánh được thờ ở đền Quả Sơn là Lý Nhật Quang, con thứ 8 của Lý Thái Tổ, đã gắn bó cả cuộc đời mình ở mảnh đất xứ Nghệ và để lại đây một sự nghiệp vĩ đại. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép: Canh Thìn, Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 2(1040- Kỷ nhà Lý): Tháng 11, xuống chiếu cho Uy Minh hầu Nhật Quang làm Tri châu Nghệ An …;  Giáp Thân, Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ nhất (1044); Tháng 8 đem quân về. Đến hành dinh Nghệ An gọi Uy Minh hầu là Nhật Quang để an ủi và trao Tiết Việt cho trấn thủ châu ấy, gia phong tước Vương...

 Khi làm Trấn thủ Nghệ An, Uy Minh Vương đã có công lớn chiêu dân, đắp đê, lập ra nhiều làng và các phủ trại, giữ vững biên cương, an cư lập nghiệp cho nhân dân xứ Nghệ, nên nhân dân xứ Nghệ rất biết ơn Vương. Khi Vương mất, ở xứ Nghệ có trên 40 đền thờ Vương, là Thành Hoàng làng, mà đền Quả là nơi thờ chính. Tại đền Quả có lưu đại tự Nam thiên thánh tích (trời Nam lưu Thánh tích). Đền cũng lưu nhiều câu đối cổ, tiêu biểu như:

                                      Lý thất thân luân khai bát diệp;

                                      Quả Sơn hương hoả bính thiên thu.

(Nghĩa là: Nhà Lý công to lớn phát ở cành Tám (chỉ Lý Nhật Quang); Quả Sơn hương khói rạng nghìn thu).

Đền Quả Sơn, xã bồi Sơn, huyện Đô Lương. Đền Quả Sơn, xã bồi Sơn, huyện Đô Lương. Đền chính gồm có 3 tòa: Hạ, Trung, Thượng điện được kiến trúc theo hình chữ công nối liền nhau. Tại Thượng điện hiện còn di tượng Lý Nhật Quang bằng gỗ quý, sơn son, thiếp vàng, mặc áo bào bằng lụa vàng và nhiều đồ tế khí khác. Vườn đền còn có mộ Lý Nhật Quang do thiên táng.      

Đền Quả Sơn là một trong 4 ngôi đền lớn và đẹp nhất xứ Nghệ Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng, đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia (12/01/1998).

Vào thượng tuần tháng chạp (Đinh Hợi) tháng một dương 2008, tại vườn phía sau đền Quả Sơn, dưới chân núi, người dân đã đào được một chum tiền đồng cổ. Tiền đã rỉ xanh, đóng cục nguyên khối theo hình chum đựng, nặng hơn một tạ. Ban Quản lý di tích đền đã cùng chính quyền địa phương đưa khối tiền vào thờ ở Thượng điện. Bước đầu nghiên cứu 2 rổ nhỏ đồng tiền rời ra, chúng tôi đọc được các hiệu tiền như sau:

Tiền Việt Nam có: Minh Đạo Nguyên Bảo (của Lý Thái Tông 1042-1044), Chính Long Nguyên Bảo (của Lý Anh Tông 1163-1174), Nguyên Phong Thông Bảo (của Trần Thái Tông 1251-1258), Thiện Bình Thông Bảo (của Lê Thái Tông 1434 -1439), Đại Hòa Thông Bảo (của Lê Nhân Tông 1443-1453), Diên Ninh Thông Bảo (Lê Nhân Tông 1454-1459), Quang Thuận Thông Bảo (1460-1469) và Hồng Đức Thông Bảo (1470-1497) của vua Lê Thánh Tông, Hồng Thuận Thông Bảo (Lê Chiêu Tông 1510-1516) …

Tiền Trung Quốc có các triều Đường, Tống, Minh, tiêu biểu như: Khai Nguyên Thông Bảo, Đại Quan Thông Bảo, Hy Minh Nguyên Bảo, Đại Định Thông Bảo, Nguyên Hựu Thông Bảo, Hoàng Tống Thông Bảo, Trị Bình Nguyên Bảo, Thiên Hỉ Thông Bảo, Tường Phù Nguyên Bảo, Thánh Tống Nguyên Bảo, Gia Hựu Thông Bảo, Thiệu Thánh Nguyên Bảo, Chu Nguyên Thông Bảo, Tống Nguyên Thông Bảo, Thuần Hy Nguyên Bảo, Chí Đạo Nguyên Bảo, Thiên Thánh Nguyên Bảo, Nguyên Phong Thông Bảo, Hồng Vũ Thông Bảo, Vĩnh Lạc Thông Bảo, v.v…

       

Tiền cổ được tìm thấy tại di tích đền Quả Sơn ( Ảnh Hà Hồ)   

Trong số ít tiền rời ra đã thấy có khoảng trên 40 hiệu tiền khác nhau của Việt Nam và Trung Quốc. Vậy trong hơn một tạ tiền nguyên khối nếu dỡ ra thì chưa biết có bao nhiêu loại tiền khác nhau? Tiền đồng cổ có nhiều loại trong một khối (chum, hũ) như vậy là rất lạ. Trong số tiền này, cũng hiếm có nhiều hiệu tiền Việt Nam từ Lý Trần đến Lê Sơ. Đặc biệt, trong số tiền đó có tiền Minh Đạo Nguyên Bảo của vua Lý Thái Tông, đúng triều đại cử Lý Nhật Quang làm Tri châu Nghệ An là một minh chứng cho việc triều Lý đã rất quan tâm đầu tư để củng cố và bảo vệ mảnh đất phên dậu này của đất nước. Triều Lý đã đầu tư nhiều tiền của để xây dựng các kho tàng (như kho trại Bà Hòa ở nam Thanh Hóa, bắc Quỳnh Lưu) và các trang trại sản xuất, tích trữ lương thực cho đất nước … Việc khối tiền xuất lộ với nhiều niên đại tiền khác nhau ở Quả Sơn, cũng chứng minh cho vùng đất Bạch Đường - Bạch Ngọc từ xa xưa đã là nơi đô hội, lị sở, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhiều đời.

 Quả Sơn cũng rất nổi tiếng với lễ hội lớn trong vùng Hoàn Diễn - xứ Nghệ xưa và Nghệ An nay. Lễ hội diễn ra vào 2 ngày 20 và 21 tháng giêng âm lịch, thu hút đông đảo khách hàng thập phương. Quả sơn là di tích có từ thời Lý trở lại xuất hiện tiền triều Lý, cùng ý thức dân cư đã được bảo vệ và cũng đưa vào đền thờ 4 cổ vật tô, đĩa thời Lý hiếm là lành tốt. cho quê hương, đất nước. Người dân và du khách đến Quả Sơn để dâng hương, cầu lộc sẽ được chuyển các hiện vật phát triển ở Quả Sơn.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114522785

Hôm nay

235

Hôm qua

2282

Tuần này

21559

Tháng này

220724

Tháng qua

121009

Tất cả

114522785