Đất Nghệ
101 chuyện cười đất nhút (Phần IV)
29-MÂM CỨT MÔ CỤNG RỨA CẢ!
Nhà hàng xóm có giỗ, được mời nên ông xúng xính bộ cánh mỡ gà rất đẹp, con cháu mới cho bữa Tết. Khi sắp vào bàn ăn, nghĩ trọng ông cao tuổi, ai cũng “kính cụ” lên mâm trên. Tính ông lại không thích mâm trên, với lại chen chúc ông rất ngại nên ông cười xòa:
-Thôi, thời đổi mới, ngồi mô cụng được. Để tui ngồi đây cho thoải mái!
Mấy người mời ông cũng quyết không chịu nên để đành ông ngồi mâm ngoài. Bà chủ nhà vừa sửa soạn mâm cỗ trong nhà, ra thấy cụ ngồi ngoài, dứt khoát không chịu:
-Mô được! Quân ni không biết chi cả. Phải kính ông lên mâm ni… nói rồi cầm cánh tay lôi xềnh xệch ông lên bằng được!
Khi bà thả ra ông mới thấy nhọ nồi từ tay bà quệt cho ông một vệt to tướng trên cái áo mới, nhọ mỡ, phủi mãi không ra, ông bực tức:
-Mâm cứt mô cụng như mâm cứt mô cả. Mần hư cái áo của tau!
30-ĐÃ NÓI LÀ RANG KHÔ!
Trời trăng thanh, gió mát, vợ chồng bàn nhau dọn cơm ngoài sân ăn cho thoáng. Dọn cơm vừa xong, có đàn vịt trời bay qua, cả nhà nhìn tiếc rẻ. Ông chồng ước:
-Bắn được vài con nớ, rang khô mà nhắm chén rượu thì chết cụng thỏa!
Chị vợ phàn nàn:
-Không được chứ có được thì nấu nước cho con hắn kiếm chút, hơn một tháng ni không có một chút thực phẩm, tội! Mần cha không biết thương con!
Ông chồng bực tức:
-Cả họ nhà mi không trách chi mà khổ, cả đời không nên miếng ăn. Vịt nớ mà nấu nước thì phí, ra cái cứt chi? Được là tau rang khô, mần chi tau?
Chị vợ tự ái:
-Thì họ nhà anh hơn chi? Được mánh chi táp mánh nớ, ăn xổi ở thì. Được là tui nấu nước, mần đếch chi tui?
Ông chồng tức quá, xô cả mươn cơm tung tóe:
-Tau đã nói rang khô là rang khô. Nấu nước này, nấu nước này!
Vịt bay đã xa. Vợ và hai con vô nhà nằm, ông chồng ngồi hút thuốc lào khan!
31-NÓ MỌC RĂNG RỒI À?
Đôi vợ chồng trẻ, nghe mấy anh làm công tác dân số giải thích chuyện đẻ thưa, đẻ hai con… rất lấy làm tâm đắc. Họ giao ước với nhau khi mô đứa con đầu mọc răng thì vợ chồng mới ngủ với nhau.
Hôm ấy, ước chừng vợ sinh cũng được vài tuần. Ông chồng nằm nhà ngoài, vỗ quạt mo bì bẹp. Một lát nghe tiếng con khóc, mẹ nghiến răng:
-Ừi! Tổ cha mi đạ bú rồi lại đang cắm nựa à?
Ông chồng thột nhớ cam kết, hỏi vọi vào:
-Ngọa! Con ta mọc răng rồi à?
-Rứa mà cụng mần cha! Hắn mọc lâu rồi, bựa ni mới hỏi!
32-CHỮ HIẾU CỦA NÀNG DÂU
Mới cưới, ở riêng gần cha mẹ chồng. Đi nơm về được con cá tràu to, chồng muốn thử vợ xem đối xử với cha mẹ có tốt không. Vợ kho cá rất thơm, tối ngồi vô mâm cơm, anh chồng làm như thột nhớ:
-Chết! Tau quên nhắc. Có con cá to mà không biết biếu ông bà một miếng.
Chị vợ nhanh nhảu:
-Cha mẹ ngồi chờ anh mà ăn cho lắm! Tui mần chu đáo rồi!
Anh chồng thủng thẳng:
-Biếu ông bà mánh mô đó?
-Biếu người bề trên là phải biếu giống trốc!
Anh chồng tỏ vẻ tiếc rẻ:
-Công tau phơi nắng, cả con cá được giống trốc, biếu đi thì lưa chi nựa!
Chị vợ ranh mãnh:
-Có anh mà dại rứa! Hai miếng thịt hai bên mang tui khở ăn với cơm nguội khi chiều rồi!
33-VỢ KHÓC CHỒNG
Vì chồng chết lần đầu, chị vợ cứ gào khóc thảm thiết, không có vần điệu chi cả. Nhân lúc rảnh, ông bác mới lại bày:
-Mự mi khóc ào ào rứa thì mấy thằng bát âm mần răng hắn theo được. Khóc là phải kể lể công đức của chồng, phải thong thả, có vần, có điệu chứ!
Chị vợ thấy là phải bèn đổi cách khóc:
-Nhớ khi anh nằm trên vọng, anh hát, anh ru con “trùng trùng quân đi như nước, lớp lớp đoàn quân tiến về”…một mạch hết cả bài hát. Rồi lại chuyển sang kể lể:
-Nhớ khi anh đi nơm cá, được hai con cá tràu, anh dặn em (rồi chị chuyển sang giọng xẩm): Khúc đầu (đầu) nấu cá/ Khúc giữa (giữa) nấu dưa/ Còn khúc đuôi thì kho làt lạt cho con hắn ăn với cơm…anh ơi là anh ơi…
34-CHỬI LÒI RUỘT!
Hai nhà hàng xóm gần nhau, vì mất gà mà chửi nhau hai ngày quyết liệt chưa thôi. Chửi mãi, hai bà khan cả cổ, nói khản, chỉ cởi quần ra, vỗ vào mông chổng qua nhà nhau cho bõ tức. Bên này có ông chồng đi cày về. Đói bụng mà vẫn chưa ai nấu cho ăn; lại thấy chỉ đứng vỗ mông, thao tác cũng đơn giản, ông bèn nói nhỏ với bà:
-Vô nấu ăn đi, tui thay cho một hồi.
Bà vô nấu ăn, ông cũng bắt chước bà, cởi quần ra, chổng đít sang phía bên kia, vỗ bôm bốp.
Nhìn qua hàng rào, bà hàng xóm mắt lèm nhèm, không hiểu, vội mừng rỡ “trả miếng”:
-Cho nhà bay chết! Đúng là trời ở cân! Ăn cắp già mồm! Chửi cho lắm, ruột lòi ra một khúc rồi. Cho mi chết!
35-CHỮ THẦY THUỐC!
Một chị bị cảm, đến thầy thuốc khám. Thầy kê cho đơn thuốc và dặn về cứ rứa mà điều trị. Chị về thực hiện theo đúng hướng dẫn trong đơn. Thấy bất thường, hôm sau đến hỏi thầy:
-Thầy bày răng chứ không tài cha chi mà chịu được!
Thầy không hiểu hỏi lại:
-Chị mần răng là lại không chịu được?
-Thì tui cứ theo như đơn thầy bày.
Thầy coi lại đơn mới hiểu: Thầy cho thuốc C sủi nhưng lại hướng dẫn cách dùng là “ngày hai viên, lần một viên” nhưng chữ “ngày” lại viết chữ “i ngắn”, chữ lần thì chữ “â” lại thành chữ “ô”!
36-CÁC EM MÔ, SẮM MỔ!
Thầy trò sếp đi công tác, nửa đường thì sếp đau bụng quằn quại. Sẩm tối mới tìm được bệnh viện để vào khám. Đen đủi lại mất điện, sếp vô nhầm khoa sản. Bác sĩ trưởng khoa nhanh nhẹn ra tận xe thăm bệnh nhân. Thấy nguy kịch, chị vội ra lệnh:
-Các em, lên báo Giám đốc, cho chạy máy phát điện, chuẩn bị mổ, bệnh nhân thai ngược, một chân ra đây rồi!
37-THOÁNG NHƯ BÁC!
Sếp khỉn như riếp, cha trợ lý lại hay nịnh. Bữa đó, thằng cha kiếm chuyện:
-Em cụng hơn hai mươi năm làm việc, đi nhiều cơ quan, chưa thấy ai sống tình nghĩa, thông thoáng như bác!
-Chú toàn vẹ chuyện, anh em sống với nhau được mấy, phải có tình, có nghĩa. Khổ là anh cũng đang nghèo. Anh mà có hai chỉ vàng thì cho chú mi một chỉ treo cho oai, của nả quan trọng chi!
Thằng cha trợ lý tỏ ra ranh ma, nói luôn:
-Thôi, vàng bạc đang có ả ở nhà, em nỏ dám, anh có hai cái bút bi ngoại cho em cấy em viết cho sướng!
Sếp nghiêm giọng:
-Hai bút hai màu! ngoại ngọt chi, bút nội dừ tốt chán. Thiếu chi ngoài quán mà mi xin tau?
(Còn nữa - kỳ sau đăng tiếp)
tin tức liên quan
Videos
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Một nước Nhật quá xa xôi!
Thống kê truy cập
114511901
Hôm nay
2227
Hôm qua
2337
Tuần này
22275
Tháng này
218774
Tháng qua
121356
Tất cả
114511901