Kẻ Hạ xa nay vẫn đợc coi là vùng thắng tích bậc nhất đất Chi La - La Sơn - Đức Thọ với Tùng Lĩnh, La Giang, Mai Hồ, Ngu Chử; là nơi đóng quân và có đền thờ hai danh tớng nghĩa quân Lam Sơn Linh Cảm đại vơng Đinh Lễ, Minh (Linh (?) Thông đại vơng Đinh Liệt; là đất phong của các công thần khai quốc nhà Lê, Phan Đán, Lê Bôi, Nguyễn/ Võ Lộng...
Kẻ Hạ xa nay nổi tiếng là đất học hành, khoa bảng với 21 vị đại khoa và 102 vị Hương cống - Cử nhân thời Lê, Nguyễn. Do đó, Kẻ Hạ cũng là nơi lắm quan. Quan xuất thân khoa bảng và cũng nhiều quan xuất thân võ nghiệp. Vào thế kỷ XIX, lối xóm họ Phan, Đông Thái được gọi là "Ô y hạng"(2). Quan cả nhà, quan cả họ, nhưng không ai có thế lực lớn, vì hầu hết đều chức nhỏ, nhà nghèọ. Dưới triều Nguyễn, có 15 vị đại khoa, 52 vị cử nhân (trong đó vài người chưa xuất chính), thì 3 người có phẩm hàm cao, 1 Thượng thư bị cách , 2 Tổng đốc bị giáng, và 12 người khác hoặc bị cách, bị miễn, bị đuổi, bị giáng, bị tội, hoặc xin cáo quan vì chán ngán trước thời cuộc, thậm chí tự tử vì không chịu nổi sự nhục nhã, như trường hợp ông Trần Văn Phổ, thân sinh Trần Phú. Đó là chưa kể trong các văn thân cần vương chống Pháp 2 người bị đục tên lên trên bia tiến sĩ, nhiều người bị coi là "phản nghịch". Trước sau chỉ có một nhà họ Hoàng, cha đỗ cử nhân làm đến Thợng thư, hàm Thái bảo, tước Quận công, và hai con trai, 1 đỗ Cử nhân làm Tổng đốc, 1 là người Việt Nam đầu tiên đỗ tú tài Tây cuối thế kỷ XIX, làm Tổng đốc, hàm Thiếu bảo, là có uy thế lớn thời thuộc Pháp, mà một nhà thơ trong xã có câu đối vịnh:
"Con cái một nhà hai Tổng đốc,
Pháp Nam hai nước một công thần."
Thời Tân học, Kẻ Hạ cũng nổi tiếng học hành thành đạt. Tiêu biểu cho trí thức lớp trước có G.S Hoàng Ngọc Phách, các Luật sư Phan Anh, Hoàng Quốc Tân, Phạm Thị Thanh Vân (bà Ngô Bá Thành) v.v... Tiêu biểu cho lớp sau có các G.S, PGS.TS Hoàng Thị Thục, Vũ Ngọc Thụ, Phạm Kim, Phan Văn Duyệt (ngành y); Hoàng Dung, Hoàng Ngọc Hiến, Phạm Đức Dương... (khoa học xã hội nhân văn), Trần Thu Hà (GS.TS nhạc, Anh hùng lao động), Bùi Việt Thắng, Bùi Đình Phong (KHXHNV) v.v...
Trí thức, con em Kẻ Hạ đã có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật đối với đất nước. Lớp nho sĩ có các nhà giáo Bùi Sằn, Bùi Quốc Toại, Phan Nhật Tỉnh..., các nhà thơ Mai Doãn Thường, Phan Điện, nhà biên khảo Bùi Dương Lịch... Lớp tân học có nhiều nhà giáo ưu tú, nhà khoa học, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, kiến trúc s... tiêu biểu là nhà giáo - nhà văn Hoàng Ngọc Phách, ngời mở đầu dòng tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam với tác phẩm "Tố Tâm"...
Kẻ Hạ - Việt Yên Hạ - Tùng ảnh cũng là vùng đất có truyền thống yêu nước, cách mạng lâu đờị. Đây là một trong những căn cứ địa quan trọng trong cuộc chống giặc Minh (thế kỷ XV), chống giặc Pháp (thế kỷ XIX) là quê hương của Phan Đình Phùng, Phan Cát Tiu, Phạm Văn Ngôn, Trần Phú...
Thời xa dân Kẻ Hạ, cũng như các xã trong vùng, chỉ làm nghề nông. Ngoài lúa, khoai, đỗ, sắn, còn có nghề trồng trầu trên đất đồi núị Theo sách "Yên Hội thôn chí" của Bùi Dương Lịch thì nghề này có tầm quan trọng về kinh tế đến mức, năm Dương hoà thứ 5 đời Lê Thần tông (1639) có lệnh phân bổ cho quan viên và dân làng nam phụ lão ấu, kể cả cô nhi, quả phụ, ngời nào cũng phải trồng trầu trên một diện tích nhất định, và cấm người các nơi không được đưa trầu đến bán ở chợ làng. Bắt đầu từ đời Trịnh Thanh vương (1629), lệnh này được đóng ngọc tỷ (ấn vàng) của nhà vua, các đời lưu giữ bản giao ước nàỵ
Nhưng cũng từ rất sớm, dưới triều Lê, nghề buôn bán và các nghề thủ công cũng rất phát đạt.
Ngoài các chợ trong xã - chợ Ô Sa (chưa rõ tên thường gọi là chợ gì), đời Nguyễn có chợ Hạ, chợ Đồn - và chợ Thượng bờ bắc sông La, người Kẻ Hạ còn buôn bán ở nhiều chợ lớn nhỏ trong vùng, có ngời lên đến Chu Lệ (Hương Khê), Phố Châu (Hương Sơn), chợ Vịnh (Nghệ An). Tuy nhiên ở đây không có người kinh doanh, buôn bán lớn.
Nghề thủ công ở Kẻ Hạ thì dệt lụa, làm nón là nổi tiếng hơn cả:
"Ai về Hà Tĩnh thì về,
Mặc áo lụa Hạ, uống chè Hơng Sơn."
Từ thế kỷ XIX, lụa Hạ đã nổi tiếng trong nước. Sách "Đại Nam nhất thống chí" của Sử quán triều Nguyễn viết về thổ sản tỉnh Nghệ An (tức Nghệ An và Hà Tĩnh): "Lụa sản ở xã Việt Yên, huyện La Sơn, lụa rất dày". Sách "Đồng Khánh địa dư chí lược" cũng viết: Lụa Hạ có thể "sánh với lụa La (Hà Đông), lụa Quảng (Nam)". Các tài liệu của người Pháp đều ghi trong mục "Thủ công nghiệp" của tỉnh Hà Tĩnh: "Dệt lụa Hạ (Đông Thái, Tùng ảnh, Trinh Nguyên)" (Rôlăng Buylatô - "Tỉnh Hà Tĩnh" - Roland Bulateau - La province de HaTinh - 1925); "Nghề dệt lụa nhất là Đức Thọ" ("Tỉnh Hà Tĩnh", tài liệu của Sở Liêm phóng, chữ Pháp, 1942).
Trồng dâu, nuôi tằm, ơm tơ dệt lụa từ lâu đời đã rất phổ biến ở La Giang - La Sơn, Hương Sơn. Ven sông La và hạ lưu các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có nhiều bãi bồi trồng dâụ ở xã Yên Hồ có một làng ven sông La gọi là làng Đồng Dâụ Phụ nữ nhiều làng nuôi tằm, kéo tơ - nhưng chỉ kéo "tơ ngang" (thô) dệt mặc tự túc. Chỉ ở Việt Yên Hạ (chủ yếu là các làng Tùng ảnh, Trinh Liệt (sau là hai làng Trinh Nguyên, Đông Thái) dệt lụa trở thành nghề chính của đàn bà, con gáị ở đây cũng có trồng dâu, nuôi tằm, nhng để có đủ nguyên liệu cho các khung dệt, ngời ta phải đi mua tơ ở các chợ, các làng trong vùng ven sông La, sông Phố, sông Sâụ "Dân Lâm Thao, Yên Duệ... trồng dâu trên dải đất bồi ven sông, phát triển nghề nuôi tằm, kéo tơ, cung cấp tơ sợi cho người Việt Yên dệt nên lụa Hạ, đặc sản vùng sông Lạ Vào những năm 1935-1940, ở Lâm Thao còn có một số hộ làm nghề này" (Vũ Quang - Xưa và nay - HỤUBND Vũ Quang - 1955).
Cùng với nghề dệt, dần dà ở đây còn có thêm nghề nhuộm lụạ Hàng lụa Hạ ngoài lụa mộc trắng hay mỡ gà, còn có lụa nhuộm "da bài" may áo, quần đàn ông, và nhuộm thâm may quần, váy phụ nữ...
Đồ mặc lụa Hạ được mọi người ưa thích:
- "Quần lụa Hạ mới cắt,
áo lơng Hạ mới may,
Của thầy mẹ cho đây,
Khi đi thi đi khoá..."
- Em ngồi em ước một người,
Mặc cái quần lụa Hạ, sắt (thắt) chạc dây tơ đơn."
- "Răng mự đen nhng nhức,
Má mự đỏ hồng hồng,
Ướm lụa Hạ trắng bong
Đẹp kỳ duyên cho mự..."
(Dân ca Nghệ Tĩnh)
Hàng lụa Hạ không chỉ bán các chợ trong vùng mà còn ở chợ Nghệ và ít nhiều còn đợc đa ra Bắc, vào Kinh...
Ngày trước, người ta khen con gái dệt vải Yên Hồ: "Muốn ăn cơm nếp đỗ chà - Muốn lấy vợ đẹp thì ra Yên Hồ". Con gái dệt lụa Việt Yên - Tùng ảnh cũng được các chàng trai ao ước. Đây là hình ảnh một cô gái dệt lụa - bà mẹ Huy Cận, được nhà thơ viết trong mục "Bàn tay của Mẹ" ("Hồi ký song đôi"): "Lúc còn con gái ở làng Tùng ảnh mẹ tôi dệt lụa, lụa Hạ nổi tiếng. Quanh năm hái dâu nuôi tằm và ngồi khung cửi, mẹ tôi có một vẻ "thanh lịch" riêng, cái thanh lịch của dân phường vảị.. Lúc về nhà chồng mẹ tôi mang theo một khung cửi, đó là của "hồi môn" duy nhất. Khung cửi này còn để mãi trong nhà về sau, thỉnh thoảng mẹ tôi có dệt vải như để nhớ cái nghề con gái của mình...".
*
Nón Hạ cũng là một sản phẩm nổi tiếng. "Đại Nam nhất thống chí" chép: "Nón: sản ở xã Yên Đồng, huyện La Sơn, nón may tinh xảo, phụ nữ cả nước đều dùng". Trong "Yên Hội thôn chí", cụ Bùi Dương Lịch cũng viết: "Nghề làm nón lá cũng rất tinh xảo, so với những nơi khác là tốt nhất, truyền rộng ra cả nước. Những nón nhẹ, đẹp, sang thì giá đến 2000 đồng tiền (20 quan). Những nón thô xấu cũng không dưới 200 đồng tiền (2 quan). Già, trẻ, trai, gái đều có thể làm được. Đây cũng là một nghề nhàn ở địa phương". Như vậy là nón Hạ đã có lâu đời, có thể từ đời Lê, đến đầu thế kỷ XIX đã rất thịnh hành.
Nón Hạ có nhiều tên gọi: Người trong Nam ngoài Bắc gọi "Nón Nghệ" vì sản xuất và bán ở tỉnh Nghệ - Nghệ An, Hà Tĩnh.
- "... Sáu thơng nón Nghệ quai tua dịu dàng".
Người trong tỉnh Nghệ (và Tĩnh) gọi "Nón Thượng" vì bán ở chợ Thượng (chứ không phải sản xuất ở xã Việt Yên Thượng nh nhiều sách từ trước tới nay chép nhầm).
- "Đi ra nón Thượng quai thaọ.."
Người La Sơn - Đức Thọ thì gọi "Nón bằng", "Nón Hạ" (sản xuất ở làng Yên Hội, xã Yên Toàn/ Yên Đồng, tức xã Việt Yên Hạ xa) để phân biệt với loại nón chóp bẹt, "Nón Thượng" hay "Nón làng Thông" (sản xuất ở các làng Cửu Yên, Vạn Phúc Đông, xã Việt Yên Thượng, bờ bắc sông La)(3).
- ".... Quai thao thâm nón Hạ,
Khăn nhiễu lục thắt lng..."
- "Nón Hạ mà buộc quai thao,
"Lng ong thắt đáy trai nào chẳng ạ"
Sau "Yên Hội thôn chí", "Đại Nam nhất thống chí" (TK XIX) và trước "Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh" (1995), "Địa chí huyện Đức Thọ" (2004), đã có khá nhiều sách báo của người Việt, người Pháp đề cập đến hoặc nghiên cứu công phu về chiếc nón nàỵ
"Đại Nam quốc âm tự vị" của Hùynh Tịnh Paulus Của (1885) kể tên 16 loại nón, và "Từ điển Annam - Pháp" (Dictionnaire Annamite - Francais - 1893 và 1895-1896) kể 29 kiểu khác nhau, trong đó có "Nón giâu" ("Việt Nam tự điển" - Lê Văn Đức soạn, sửa là "Nón dâu"; "Từ điển An Nam - Trung - Pháp" (Dictionnaire Annamite - Chinois - Francais) của Gustave Hue, 1937, kể 22 kiểu nón và chú thích "Nón Nghệ" = "Nón giâu".
Trên tạp chí "Đô thành hiếu cổ" (Bulletin des Amis du vieux Hué - số 1 tháng 1-3/1918) ông Hồ Đắc Hàm đã có bài khảo cứu "Nón Thượng, chiếc nón của phụ nữ Việt Nam" (Le Non Thơng - chapeau des femmes annamites), viết khá kỹ về kiểu nón nàỵ Ông viết: "... Tại vùng Bắc Trung kỳ, nó được gọi là nón Nghệ..." "... Trước kia nó rất được thịnh hành ở Huế, được các mệ trong giới thượng lưu ưa chuộng, nó còn phổ biến ở phía Bắc Trung kỳ, đặc biệt là các tỉnh Bắc kỳ...". Chiếc nón được ông mô tả: "Nón có bộ khung tre, lợp lá gồi, mặt nón phẳng và tròn, đường kính khoảng 70cm, thành nón dày 8cm, giữa lòng nón có cái sa đan bằng tre, đường kính khoảng 15cm. Cái sa chụp trên đầu giúp chiếc nón giữ được thăng bằng."
Các sách viết sau này cũng viết về hình dáng và cách cấu tạo chiếc nón như vậy, chỉ nói rõ hơn một số chi tiết: "Thành nón đứng không khum như nón xứ Bắc"; "Nón lợp lá kè non, may bằng sợi tơ đánh rất tỉ mỉ"; "để tạo nên cái khung nón vững chắc, giữa các vành khung, kết dày đặc những vành tre vót nhỏ mọng, làm cho mặt trong nón trông như có vân, khi khung được hun khói càng trở nên óng ả. Trên mặt, người ta còn dùng chỉ tơ ngũ sắc cải hoa lá, chữ "Thọ", hoặc hình "phượng ngậm bao kinh", "cái sa" - tiếng địa phương gọi "cái gàu", cũng được đan rất khéo, đặt ngửa vào lòng nón, giữa đính chiếc gương tròn, khi đội có thể nghiêng nón soị..". Chiếc nón làm kỳ công nh vậy nên đợc phụ nữ a chuộng. Nhng hấp dẫn nhất là bộ quai thaọ Ngời ta gắn vào thành nón một thẻ bạc mỏng dài khoảng 8cm, giữa có khuy nhỏ để treo cái móc cũng bằng bạc, gọi là mỏ vịt để móc quai nón. Quai đợc tạo bằng 24 sợi dây thao tết bằng tơ đánh màu trắng, hoặc màu vàng, có khi màu đỏ, hai mút cuối có hai ngù thao dài cùng màụ Quai mắc vào mỏ vịt, hai bên hai ngù thao rủ xuống phất phơ, ở giữa không dính tận cằm nh quai nón thờng mà vòng xuống tận thắt lng thành một vòng cung. Do đó, khi đội lên đầu ngời ta phải dùng một tay giữ nón, ấy cũng là cách làm duyên ""Nón Hạ... quai thao; ... trai nào chẳng ạ".
Nón quai thao chỉ đội vào dịp hội hè, đình đám, còn ngày thờng, ngời ta chỉ đội nón chóp hoặc nón bằng loại thờng, quai lụa, vải, có khi là gây gai, sợ mâỵ
Từ đầu thế kỷ XIX - có thể còn sớm hơn, đến đầu thế kỷ XX, nón Hạ (hay nón Thợng, nón Nghệ) quai thao đợc dùng phổ biến trong giới phụ nữ bậc trung trở lên. Đó là đồ phục trang nhất thiết phải có cho các cô dâu, cùng với bộ áo "mớ ba", "mớ bảy", làm tăng thêm vẻ duyên dáng cho ngời phụ nữ Việt Nam.
Từ sau những năm 30 thế kỷ XX, nón bằng quai thao hiếm dần, rồi vắng hẳn do điều kiện sinh hoạt, và quan niệm thẩm mỹ đã thay đổị Trong cuốn "Những hiểu biết về Việt Nam" (Connaissance du Viet nam - Paris. Imp. Nationale, 1951) hai nhà Việt Nam học ngời Pháp, Pie Hua (Pierre Huard) và Môrít Đuyrăng (Maurice Durand) đã viết khá kỹ về loại nón Nghệ, và kết luận: "Nón bằng hầu nh đã biến mất...".
T.K.Đ
……………………………….
Chú thích:
(1) Xã Quyết Viết đời Trần có ba thôn: Tùng ảnh, Nguyệt Đàm, Ngải Lăng. Đời Lê Thái tổ (1428-1433) cắt hai thôn Tùng ảnh, Nguyệt Đàm lập xã Yên Việt, thôn Ngải Lăng thành xã riêng. Năm Canh tuất, Hồng đức 21 đời Lê Thánh tông (1490), tách xã Yên Việt làm hai, thôn Tùng ảnh là xã Yên Việt, thôn Nguyệt Đàm (Mai Hồ) là xã Yên Trung; Ngải Lăng vẫn để nh cũ. Năm Giáp dần, Hoằng định thứ 15 đời Lê Kính tông (1614), đổi xóm Quần Hội thành thôn Yên Hội, lại tách xóm Trinh Liệt Đông của xã Yên Việt lập thôn Đông Thái, và tách thôn Tiền của xã Yên Trung, đổi là thôn Yên Nội, lập thành xã mới Yên Toàn. Đời Nguyễn, đổi tên xã Yên Việt thành Việt Yên Hạ, xã Yên Toàn thành Yên Đồng, xã Ngải Lăng thành Nghĩa Yên.
(2) Ô y hạng là ngõ, lối xóm áo đen, do tích trong thành Nam kinh (Trung Quốc) xa, con cháu hai dòng họ Vơng, Tạ đều mặc áo đen, nên ngõ vào nhà họ gọi là "Ngõ áo đen", sau dùng chỉ nhà quyền quý.
(3) Loại nón này vành cứng, dày, lợp lá kè, may bằng sợi móc, rất chắc chắn, đàn ông đàn bà đều dùng khi làm đồng. Loại nón này còn đợc sản xuất ở làng Khang Quý, xã Trung Tiết, Thạch Hà, gọi "nón chợ Cồ". Đầu thế kỷ XX, còn có loại nón chóp làm ở Ba Giang (Thạch Hà), Đan Du (Kỳ Anh) du nhập từ Huế, Ba Đồn (Quảng Bình) là loại nón thông dụng của phụ nữ ngày naỵ