Ống kính văn hoá

Có quá nhiều "bia đá" ở Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

 

Chiều 24 tháng chạp năm Canh Dần, trời mưa hơi nặng hạt, miền đồi núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) rét hại, chúng tôi tìm đường về viếng mộ và tượng Đại danh y Lê Hữu Trác ở xã Sơn Trung. Có thể nói đây là một khu di tích mới tôn tạo nhưng xứng đáng là một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của Hương Sơn, và có lẽ là của cả Hà Tĩnh nữa.

Khu mộ và tượng của Hải Thượng Lãn Ông có không gian thoáng đãng, tạo hình hoành tráng, hình khối mạnh mẽ nhưng vẫn uyển chuyển bởi các tác giả, điêu khắc gia và kiến trúc sư, đã khai thác được các truyền thống nghệ thuật hình khối truyền thống Việt Nam, thể hiện sự phối hợp ăn ý để có một tiếng nói chung, tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ để có thể đáp ứng và xứng tầm văn hóa của danh nhân. Công trình mới nhưng xung quanh mộ của Ngài vẫn là nơi yên nghỉ của rất nhiều khác, Ngài vẫn quây quần trong nhân gian, dù là thế giới bên kia. Có lẽ một phần vì vậy mà nơi đây không mấy khi vắng người tới thăm viếng. Phải chăng  có thể xem đây như một kinh nghiệm hay trong việc tôn tạo, xây dựng các công trình tưởng niệm danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa?

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lấy làm tiếc một điều là có quá nhiều bia/biển đá. Hầu hết ở các gốc cây mới trồng, (dễ đến hàng trăm cây), ở khu mộ, tượng đài, cũng như từ đường Ngài(ở Sơn Quang), đều có một tấm biển đá đề tên người cung tiến. Thậm chí có người có đến dăm bày bia/biển đề tên mình với đủ kiểu chức danh dưới gốc cây như thế! Cung tiến là tùy tâm, là mỹ tục, đâu có cần phải khắc tên lên bia đá như vậy. Ngày xưa, có ghi lạc khoản thì các cụ cũng kín đáo ghi ở mặt sau, và khắc chữ rất nhỏ. Có ai lại trương ra như chúng ta bây giờ. Nếu không khéo lại biến thành hủ tục thì nguy to!

Không biết định danh hiện tượng này là gì cho đúng?! Chúng tôi xin gửi mấy tấm ảnh để bà con xem hộ.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434811

Hôm nay

282

Hôm qua

2349

Tuần này

21461

Tháng này

211859

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434811