Nhìn ra thế giới

Chúng ta là ai trong “thất hùng” thời Chiến Quốc

“Thất hùng” chỉ 7 nước mạnh còn lại cuối đời Chiến quốc.Đó là Tần, Triệu, Ngụy, Hàn Sở, Tề, Yên.Trong đó Tần là nước hùng mạnh nhất, cuối cùng Tần Thủy Hoàng thu phục 6 nước, mở ra thời đại phong kiến thống nhất toàn Trung Quốc .

Từ vịnh Pecxic đến Lybie, bỗng cảm thấy sự tôn trọng giữa các nước lớn với các nước nhỏ hình thành sau chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Afganistan đang mất dần. Thời đại Xuân Thu của xã hội hiện đại sẽ kết thúc, thời đại Chiến Quốc đang tới. Trong cục diện Chiến Quốc mới , Trung Quốc sẽ là nước nào trong “thất hùng” thời Chiến Quốc. Bắt đầu từ đời Hạ lập nước thời viễn cổ, đến Xuân Thu thời Đông Chu, trên thực tế Trung Quốc chỉ là một liên minh bộ tộc rời rạc đồng thuận Hoa Hạ, vị Vương duy nhất chỉ đóng vai trò người triệu tập và lãnh tụ tinh thần. Nguyên nhân là tại giai đoạn này mặc dù phạm vi truyền bá của văn hóa Hoa Hạ đã lan tới vùng lưu vực trung hạ du sông Hoàng Hà, nhưng do hạn chế của giao thông và sức mạnh quân sự dẫn tới một quốc gia về căn bản không thể khống chế một vùng quá lớn, cho nên việc phân phong mới trở thành dòng chính, ngay trong thời kỳ Xuân Thu chiến tranh xẩy ra liên miên, cũng rất ít khi thấy có cuộc chiến tranh tiêu diệt một nước, bởi vì dù có chiếm được đất đai của nước thù địch nhưng trên thực tế không thể khống chế có hiệu quả, cho nên chiến tranh nói chung chỉ là để tranh đoạt nước phụ thuộc và quyền buôn bán là chính. Nhưng đến cuối đời Xuân Thu và thời kỳ Chiến Quốc lực lượng quân sự các nước và xây dựng giao thông đã khiến phạm vi khống chế có hiệu quả của một quốc gia mở ra rất lớn cuối cùng hình thành một Trung Quốc thực sự thống nhất.

Còn khi thời đại hàng hải lớn tới, cho dù nước Anh là đế quốc mặt trời không bao giờ lặn thì trên thực tế giữa bản thân nước Anh và các đất thực dân cũng không do một cơ cấu chính quyền đồng bộ quản lý mà trên thực tế cũng gần giống như kết cấu thời Hạ, Thương, Chu Trung Quốc. Nguyên nhân cũng giống như trên thôi, vẫn là vì bị hạn chế bởi lực lượng quân sự và giao thông.
Thế nhưng qua mấy trăm năm phát triển với tốc độ cao, một cường quốc như Mỹ đã có thể thực hiện được việc đưa gửi lực lượng quân sự tới toàn cầu. Hàng không phát triển và mạng lưới luân chuyển vật tư đã làm cho các vùng mà cường quốc có thể khống chế trên thực tế gia tăng rất nhiều. còn các cường quốc loại dưới như Trung(Quốc), Âu(châu), Nga mặc dù chưa đầy đủ loại thực lực đó, nhưng từ góc độ kỹ thuật cũng có thể làm được việc đả kích toàn cầu. Thế nhưng do sự tồn tại của vũ khí hạt nhân và bài học đau đớn của hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh toàn diện giữa các nước lớn trong vài chục năm tới chưa thể bùng nổ. Tuy vậy thời kỳ chiến tranh Việt Nam, du kích Việt Nam có thể đánh bại Mỹ, nhưng ở Vùng Vịnh và Trung Á, Sadam và Taliban đã hoàn toàn không phải là đối thủ của quân đội hiện đại hóa.
 
 Khoảng cách về sức mạnh quân sự giữa các nước với nhau đã làm cho tổn thất của nước lớn khi chiếm đóng nước nhỏ có thể khống chế tại phạm vi có thể chấp nhận. Chính vì vậy mà việc nước lớn thôn tính nước nhỏ đã đến chân rồi, cuối cùng toàn cầu chỉ còn mấy cường quốc giống như thất hùng thời Chiến Quốc đối xử với nhau. Nước Mỹ đã đi trước một bước, nếu nói châu Âu, Nhật Bản chỉ là đối tác của Mỹ, thì Afganistan, Irac chỉ là vùng khống chế thiết thực của Mỹ.Tất nhiên sự thôn tính hiện tại vẫn chỉ là giai đoạn bước đầu, Cách làm của Mỹ còn tương đối che giấu và ôn hòa, nhưng có thể dự kiến, đối với một vài nước nhỏ đã trong tầm tay Mỹ tất sẽ tăng cường khống chế từng bước họ để cuối cùng thôn tính hoàn toàn. Còn châu Âu cũng đã bắt đầu ra tay, rõ ràng Bắc Phi là địa bàn tốt mà châu Âu đã dịnh trước. Sở dĩ nước Mỹ năm ngoái thọc tay mạnh vào công việc xung quanh Trung Quốc, mục đích là để cản trở sự bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc nên ý thức rằng, cục diện hòa bình tương đối từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã trở thành quá khứ, nước nhỏ không những chỉ là phạm vi thế lực của nước lớn mà còn là miếng thịt bên miệng nước lớn.
Đối với Trung Quốc mà nói, mục tiêu sắp tới sẽ là Đông Nam Á và Trung Á. Hợp tác chiến lược Trung Nga tất nhiên quan trọng, nhưng đối tác dù có mạnh đến đâu cũng không bằng tăng cường thực lực của mình. Thông qua đả kích quân sự, kinh tế, chính trị khống chế các nước nhỏ xung quanh, đồng thời từng bước tăng cường khống chế, cuối cùng khiến thực lực Trung Quốc triệt để tăng cường. Nếu không, sớm muộn rồi Trung Quốc cũng sẽ trở thành miếng thịt trong miệng các cường quốc.
 
 
                                                Dương Danh Dy (gt)
 
Ngã môn hội thị chiến quốc thất hùng đích na nhất quốc
Bản dịch giả gửi cho VHNA

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114562896

Hôm nay

2136

Hôm qua

2256

Tuần này

22009

Tháng này

221420

Tháng qua

129483

Tất cả

114562896