Xứ Nghệ ngày nay

Tiếng hát Làng Sen với người dân Nam Đàn

Năm nay nữa là tròn 30 năm, Liên hoan Tiếng hát Làng Sen (LHTHLS) được huyện Nam Đàn tổ chức và nó đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, của các cơ quan, đơn vị, trường học, làng, xã. Niềm vui được hát đã trở thành khát vọng thiêng liêng của mọi tầng lớp nhân dân Nam Đàn, từ già đến trẻ, từ bác nông dân, cô giáo làng đến anh bộđội, người thương binh... không kể giáo lương, tất cảđều mang hết tâm huyết, tình cảm của mình gửi vào lời ca, tiếng hát kính dâng lên vị cha già dân tộc - Hồ Chí Minh.

Ngay từ những năm đầu tổ chức, cuộc sống còn bộn bề khó khăn, không có thầy (đạo diễn) như bây giờ, chủ yếu là tự biên tự diễn nhưng LHTHLS năm nào cũng rất đông. Được hát về Bác Hồ, về quê hương Làng Sen, quê hương Nam Đàn ai cũng thấy náo nức, thiêng liêng. Bà con hát bằng cả tấm lòng mình. Giải thưởng chỉ là mảnh vải, bộấm chén hay chục bát Hải Dương nhưng sao mà vinh dự và vui đến vậy! Ngay như xã Nam Lộc, giáo dân toàn tòng, nhưng phong trào Tiếng hát Làng Sen rầm rộ nhất nhì huyện thời đó. Trong khó khăn chung của cả huyện, Nam Lộc còn có nhiều khó khăn đặc thù của vùng giáo toàn tòng, thế mà thời điểm năm 1982-1987, chuẩn bị cho LHTHLS, xã đều trích kinh phí cho cảđội Văn nghệđi tập huấn ởĐoàn văn công QK4 (đơn vị kết nghĩa với xã), nhiều thì 3 tháng, ít cũng một tuần lễ. Vậy nên, thời điểm đó, Nam Lộc luôn là đơn vị mạnh trong LHTHLS và là lực lượng nòng cốt của huyện tham gia Liên hoan ở tỉnh từng đạt giải cao. Không chỉ Nam Lộc, các xã Nam Xuân, Kim Liên, Nam Anh, Xuân Hòa, Nam Trung, Nam Cát, Nam Giang... đều có phong trào văn nghệ quần chúng khá sôi nổi và tham gia có chất lượng các kỳ Liên hoan Tiếng hát làng Sen do huyện tổ chức. Riêng xã Kim Liên, tự hào là nơi đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm sâu nặng của người dân Kim Liên đối với Bác đã thăng hoa làm cho lời ca, tiếng hát thêm sâu lắng, thiêng liêng hơn để rồi LHTHLS của huyện năm nào cũng vậy, Kim Liên luôn dẫn đầu về chất lượng.
 
Có lẽ, không có huyện nào trong tỉnh duy trì đều đặn LHTHLS đủ 30 năm như Nam Đàn, chưa có một nơi nào, LHTHLS lại có quy mô rộng nhưở quê Bác. Ngoài 24/24 xã, thị trấn, còn có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học tham gia liên tục từ năm 1982 đến nay. LHTHLS Nam Đàn không mang tính đại diện mà mang tính cộng đồng. Năm 2005, có tới 34 đoàn tham gia và từđóđến nay thường xuyên duy trì sốlượng đoàn tham gia đông như vậy. Người dân Nam Đàn luôn tâm niệm: Hát về Bác - đó là lời tâm nguyện, lời hứa danh dự của tập thể, của cá nhân mình với Bác, hát về Bác để nguyện suốt đời học tập đạo đức cao cả của Người, hát về Bác để nhắc nhở mọi người thực hiện thành công di chúc thiêng liêng của Người. Hát về Bác để tự soi lại mình trong công tác tu dưỡng đạo đức của con người Việt Nam... Bởi thế nên không chỉ 24/24 xã, thị trấn mà các đơn vị: Lữđoàn Công binh 414 (đóng tại Vân Diên), Trường Quân sự QK4 (Nam Anh); Tiểu đoàn 12 - Trinh sát (Xuân Hòa), Tiểu đoàn 38 - Hóa học (Kim Liên), Văn phòng UBND huyện và 5 trường THPT trên địa bàn hầu như Liên hoan nào cũng tham gia với chất lượng khá cao. Những người lính cụ Hồ trên quê hương Bác Hồ luôn xác định: “Tham gia LHTHLS là vinh dự và trách nhiệm”, vậy nên Đảng ủy chỉ huy Lữđoàn 414 luôn quan tâm chỉđạo từ khâu xây dựng nội dung chương trình đến tổ chức tập luyện. Từ y tá Phan Hồng Long, y sỹ Trần Thị Loan đến lái xe Thái Văn Lợi đều đã có mươi mười lăm năm tham gia Liên hoan và Lữđoàn bao giờ cũng giành giải nhất khối các cơ quan, đơn vị, trường học. Còn cô giáo Lê Thị Bích Thủy (làng Sen), được hát về Bác Hồ, về quê hương Làng Sen là một niềm hạnh phúc lớn lao. Chính vì thế mà từ năm 1991 tới nay, sân khấu Liên hoan chưa năm nào thiếu vắng cô.
 
Có lẽ chưa có nơi nào sân khấu Liên hoan Tiếng hát Làng Sen lại có đủ các thế hệ tham gia nhưở Nam Đàn. Từ cháu bé 5 tuổi (cháu Quốc Bảo - con cô giáo Thủy ở Làng Sen) đến các cụ ông, cụ bà với tiết mục hát phường vải của xã Kim Liên (cả 6 cụ nay đã trên 80 tuổi và tham gia liên tục nhiều năm nay). Tiết mục dân ca “Bác Hồ với cháu” của cháu Quốc Bảo (do chính mẹ cháu sáng tác) không chỉđạt giải xuất sắc tại LHTHLS mà còn giành luôn giải đặc biệt tại Liên hoan đưa dân ca vào trường học do Sở GD & ĐT phối hợp Sở VH,TT & DL tổ chức. Có gia đình, cả 4 chị em đều tham gia biểu diễn như gia đình bà Bùi Thị Lai - giáo dân xã Nam Lộc, hay như gia đình bà Thủy ở Kim Liên, mẹ chuyên đặt lời cho con gái hát. Đặc biệt, hiếm có nơi nào nhưở Nam Đàn, người thương binh 1/4 chưa hề vắng mặt kỳ Liên hoan nào trong suốt 29 năm qua. Đó là bác Nguyễn Đăng Khoa - xã Nam Lĩnh. Đã 70 tuổi nhưng niềm đam mê được biểu diễn tại sân khấu LHTHLS của người thương binh mù cả 2 mắt này vẫn chưa hề vơi cạn. Tiết mục hòa tấu nhạc cụ của bác (miệng thổi kèn, tay đàn, chân trống) luôn nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả và năm nào cũng đạt giải tiết mục xuất sắc. Bác còn giành được rất nhiều giải thưởng về cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cấp huyện đến cấp TƯ. Tất cảđều xuất phát từ tình cảm thiêng liêng của mỗi một người con quê Bác đối với Bác kính yêu. “Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa, Bác muốn nghe một câu hò ví giặm...” và người Nam Đàn hát trên sân khấu Liên hoan Tiếng hát Làng Sen là muốn gửi vào không gian đất trời, vào cõi tâm linh những khúc hát dân ca để Bác vơi đi nỗi nhớ quê hương. 
 
Trong những năm qua, để phục vụ cho LHTHLS, huyện Nam Đàn đã tổ chức nhiều trại sáng tác với chủđề viết các ca khúc ca ngợi Bác, ca ngợi quê hương Bác. Đã có 40 tác phẩm của nhạc sỹ chuyên nghiệp và hàng trăm tác phẩm của các tác giả không chuyên ởđịa phương đãđược dàn dựng đưa lên sân khấu LHTHLS. Điều đó chứng tỏ rằng, LHTHLS huyện Nam Đàn đã huy động được sức sáng tạo to lớn của quần chúng nhân dân huyện nhà trong sáng tác và biểu diễn nghệ thuật với nhiều chủđề khác nhau. Và chủđề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi quê hương Nam Đàn đổi mới là chủđề xuyên suốt trong các kỳ LHTHLS.

Viết được một tác phẩm về Bác, hát được một bài hát về Bác, được nghe một bài hát về Bác những người con quê Bác thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm, vui sướng, tự hào. Với tình cảm đó, từ sân khấu liên hoan đến thực tiễn cuộc sống, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tỏa sáng, tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, nhất là đời sống tư tưởng văn hóa, góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệở cơ sở, tạo dựng đời sống văn hóa mới. LHTHLS đã thúc đẩy các phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa của huyện nhà phát triển. Mỗi người dân Nam Đàn nguyện ra sức học tập, lao động theo gương Bác, nỗ lực xây dựng huyện nhà trở thành huyện kiểu mẫu như sinh thời Bác hằng mong muốn.


tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511350

Hôm nay

213

Hôm qua

2336

Tuần này

21724

Tháng này

218223

Tháng qua

121356

Tất cả

114511350