Đất Nghệ
Xin đừng xẻ núi Hồng Lĩnh
Trong “Sông Rum hay sông Lam”, tác giả Hà Quảng dẫn câu ca dao sau đây với hai dị bản:
- Bao giờ Ngàn Hống hết cây,/ Sông Rum hết nước họ này hết quan.
- Bao giờ Ngàn Hống hết cây,/ Sông Rum hết nước họ này hết quan.
Hà Quảng đặt vấn đề: “Phải chăng có sự nhầm lẫn chi đây về hai tên “Sông Rum” và “Sông Lam”. Để giải quyết vấn đề tác giả đã đưa ra tiêu chí lựa chọn:
“Khi có hai câu ca dao cùng đề cập một nội dung và na ná nhau về hình thức thì sự lựa chọn tất phải chú ý các tiêu chí sâu đây: Về thời gian (câu nào có trước), về không gian (tính xác thực về địa lý), về đạo lý (phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của nhân dân địa phương, về thẩm mỹ (đẹp về ngôn ngữ, hình ảnh)
Tác giả Hà Quảng giả thuyết như trên chúng tôi thấy cũng có lý. Tiếc rằng tiếp đến phần tác giả minh chứng cho lập luận của mình khá dài mà ít thuyết phục. Chúng tôi xin được lần lượt trao đổi các chỗ tác giả đã viết nhầm lẫn như sau:
a. Để “nói đôi điều về địa lý Hà Tĩnh”, Hà Quảng viết: “Sông lớn nhất của Hà Tĩnh xưa gọi là sông Cả… Sông bắt nguồn từ vùng Nậm Căn, Lào qua Nghệ An vào Hà Tĩnh. Thượng nguồn sông Lam là hợp lưu của sông Ngàn Sâu. (Hương Khê) và sông Ngàn Phố (Hương Sơn) đổ về xuôi gặp nhau ở Tam Soa (Tây Bắc Đức Thọ), từ đây chảy ra bể có hai đoạn. Đoạn chảy qua huyện Đức Thọ gọi là sông La (La Giang), đoạn chảy qua huyện Nghi Xuân (cũ) bao gồm một phần đất Đức Thọ và một phần đất thuộc huyện Hưng Nguyên bây giờ cũng gọi là sông Lam".
Về đoạn văn “địa lý” trên của tác giả Hà Quảng, chúng tôi xin dẫn phần đầu của mục từ “Sông Cả” của “Từ điển Bách khoa Việt Nam” để minh chứng cho những nhầm lẫn đáng tiếc của tác giả. Từ điển Bách khoa Việt Nam viết như sau:
“Sông Cả (Nghệ An) (tk. Sông Lam), sông bắt nguồn từ vùng núi Mường Khút, Mường Lập (Lào) cao 1.800m – 2000m, do hai nguồn Nậm Nơn và Nậm Mộ hợp lại, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đoạn cuối vòng lên phía Bắc đổ ra biển đông ở Cửa Hội (Nghệ An) dài 513km, phần chảy ở Việt Nam 316km”. (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Việt Nam; Từ điển Bách khoa Việt Nam; tập 3, trang 792.
Như vậy là sách Quốc gia “Từ điển Bách khoa Việt Nam” chỉ rõ.
1, Sông Cả thuộc về Nghệ An
2, Sông Cả là tên gọi xưa nay (cùng với tên sông Lam). Không phải chỉ xưa gọi là sông Cả” như Hà Quảng viết.
3, Sông Cả bắt nguồn từ vùng núi Mường Khút, Mường Lập (Lào). Không phải từ Nậm Căn, Lào như Hà Quảng nói (Nậm Cắn là xã của huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An không phải của Lào).
4, Thượng nguồn sông Cả là 2 nguồn Nậm Nơn và Nậm Mộ, không phải thượng nguồn sông Cả là hợp lưu của sông Ngàn Sâu (Hương Khê) và sông Ngàn Phố (Hương Sơn) như tác giả “sông Rum hay sông Lam” viết ra.
b. Nói đến núi thì Hà Quảng viết “Đoạn núi qua Nghi Xuân gọi là Ngàn Hống” (đối diện với sông Rum), Ngàn Hống, sông Rum là 2 địa danh cũ thuộc huyện Nghi Xuân”.
Đề cập đến địa danh núi “Hồng Lĩnh” thì ai cũng thống nhất là cái tên Non Hoống, Núi Hoống, Rú Hoống, Ngàn Hoống xuất hiện trước các tên Non Hồng, Húi Hồng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Và một trong số các địa danh này đều là sở hữu của toàn bộ dãy Hồng Lĩnh toạ lạc trên địa bản của 3 huyện Can Lộc, Đức Thọ (nay là thị xã Hồng Lĩnh), Nghi Xuân.
Ta hãy lắng nghe dân Can Lộc dặn nhau:
- Bao giờ Ngàn Hoống mang tơi/ Rú Cài đội mụ thì trời mưa to. Và lắng nghe dân Đức Thọ, Nghi Xuân… hát lên:
- Bào giờ Ngàn Hoống hết cây/ Rú Rum hết nước thì đó đây hết tình.
Xa hơn là dân các huyện phía Nam cũng “ngước trông về Ngàn Hoống”.
- Trông về Ngàn Hống xa xa/ Anh muốn trèo lên Tượng Lĩnh hái hoa cát đằng.
(Tượng Lĩnh là núi Voi ở tận huyện Kỳ Anh)
Có ai bảo đoạn núi qua huyện Nghi Xuân mới là Ngàn Hoống đâu? Chỉ thấy Hà Quảng hạ cấp địa danh Ngàn Hoống tầm cỡ “cấp tỉnh”, “cấp quốc gia” như vậy trở về địa danh “cấp huyện” để phục vụ cho giả thiết của mình. Xin được nói lại là nhân dân một vùng bát ngát chung quanh: “Hồng Lĩnh sơn cao” (cổ ngữ) từ xa xưa đều gọi tên núi kỳ vĩ mà truyền thuyết thủa xưa “Ông Đùng” kéo 99 ngọn về xây nên là “Ngàn Hoống”. Tác giả bài viết này đã dẫn trên đây 8 tên gọi khác nhau của “Ngàn Hoống” và còn nhiều tên gọi khác nữa cũng đều là địa danh chung của “Núi Hồng 99 ngọn” (tên sách của Thái Kim Đỉnh”.
Về “Sông Rum” chúng tôi cũng cần nói với Hà Quảng là sông Rum không phải chỉ là “địa danh cũ của huyện Nghi Xuân”. Xin mách thêm với Hà Quảng là huyện Hưng Nguyên sắp kỷ niệm 540 năm danh xưng của mình cũng sở hữu sông Rum, mà lại còn có cả núi Rum (núi Thành) nổi tiến, thành Rum (Lam Thành) lâu đời nữa…
Như trên chúng tôi đã đề cập đến những nhầm lẫn về địa lý trong bài viết của Hà Quảng, cũng chưa hết đâu, còn nhiều chỗ phải nói lại kiểu như tác giả "sông Rum hay sông Lam” viết “sông La”… “cũng gọi là “sông Lam" nguyên văn đã trích dẫn ở trên hay sông Rum hiện nay so với ngày trước đã nắn dòng xê dịch về phía Nam một chặng”… Những vấn đề này xin nhường lại cho các nhà “địa sanh học” “địa chất học” phát hiện. Tôi được biết là đã có “giả thiết khoa học” cho rằng cửa sông Lam xưa ở tận Cửa Sót về phía Nam hoặc là Cửa Lò ở phía Bắc chứ không ở Cửa Hội như ngày nay.
Trở lại với “sông Rum hay sông Lam” chúng tôi xin dẫn câu ca dao mà nhà nghiên cứu văn hoá Thái Kim Đỉnh đã dẫn trong sách “Núi Hồng 99 ngọn”.
“Núi Hồng ai đắp mà cao
Sông Rum ai xới ai đào mà sâu?”
(Thái Kim Đỉnh, Núi Hồng 99 ngọn, NXB Nghệ Tĩnh 1981, trang 10)
Có nên bàn với Bác Thái Kim Đỉnh chữa lại từ “Núi Hồng” thành “núi Hoống” hoặc “Ngàn Hoống” cho đối với “Sông Rum” không? Hoặc đề nghị nhân dân ta hát lại câu này. Tôi thiết nghĩ đừng có bắt tất cả các câu ca dao phải đối nhau chuẩn như câu đối treo ở đền: Từ Nôm phải đối với Nôm, từ Hán phải đối với từ Hán, từ Hán Việt phải đối với từ Hán Việt. Từ Cổ phải đối với từ cổ, từ mới phải đối với từ mới hoặc đại địa danh phải đối với đại địa danh…. Xứ Nghệ có có biểu tượng đẹp đẽ là Hồng Lam, đã có hàng chục địa danh núi Hồng và hàng chục địa danh sông Lam mà nhân dân ta đặt cho sông núi tiêu biểu của quê hương mình. Chúng tôi cho rằng trong kho tàng văn học xứ Nghệ có nhiều câu hay gắn với biểu tượng Hồng Lam. Đừng có khuyên nhân dân nên dùng địa danh này hoặc địa danh kia vì địa danh nào cũng hay cũng đẹp cũng nói lên được cái kỳ vĩ của non sông và lòng dân xứ Nghệ. Đặc biệt xin đừng xẻ núi Hồng Lĩnh ra nhiều mảng kiểu như nói “đoạn núi qua huyện Nghi Xuân gọi là Ngàn Hống” - trong bài “Sông Rum hay sông Lam”
tin tức liên quan
Videos
Người Amish ở Mỹ
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Hình như kiến gió cũng có linh hồn
Đền Hồng Sơn
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Thống kê truy cập
114511023
Hôm nay
222
Hôm qua
2359
Tuần này
21397
Tháng này
217896
Tháng qua
121356
Tất cả
114511023