Cuộc sống quanh ta

Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Tôi đã nhiều lần phát biểu về chủ đề này. Nay xin ghi lại đây tóm tắt những ý kiến chính.

1.     Quan trọng nhất là việc chọn lựa người thầy.

Cụ thể hơn việc bổ nhiệm giảng viên và giáo sư tại các trường ĐH.  Trong công tác này điều tối kỵ là cơ cấu cá nhân. Phải có những tiêu chuẩn khách quan vô tư. Phải có biện pháp cụ thể chọn lựa bổ nhiệm đúng người đúng việc.

Về tiêu chuẩn chọn lựa nên dựa theo những tiêu chuẩn quốc tế. Giảng viên Đại Học phải là người có quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc được quốc tế công nhận. Thông thường những cá nhân có trình độ tiến sỹ, có từ 3 đến 5 năm nghiên cứu tại một đại học của các nước tiên tiến thì có điều kiện đạt tiêu chuẩn này.  Nhưng đây là điều kiện cần chứ chưa đủ. Nhiều ngành cũng có những cá nhân có bề dày công bố khoa học được thưa nhận nhưng chưa có điều kiện bảo vệ cấp bặc tiến sỹ. Có người đã có bằng tiến sỹ nhưng trình xong là thôi chẳng có nghiên cứu tiếp tục thêm được gì. Nói làm gì đến những trường hợp các tiến sỹ dởm, hiện nay rất đông đảo tại Việt Nam.

Một điều nên cải tổ ngay là bãi bỏ chế độ học hàm mà không có chức năng giảng dạy thực thụ tại các Đại học với số giờ tối thiểu cần thiết. Mỗi giáo sư đều phải có môn dạy với số do khoa ấn định. Hàm giáo sư chung chung trong quá khư và còn nhiều người sử dụng hiện nay nên dần dần bãi bỏ.

2.     Phải có biện pháp cụ thể chọn lựa bổ nhiệm đúng người đúng việc.

Trước hết phải có một ban thẫm định gồm những nhà chuyên môn tầm cỡ có tư cách độc lập, có uy tín thực thụ trong quá trình giáo dục và đào tạo. Ban thẩm định nên có mặt các chuyên gia quốc tế hay các giáo sư Việt Kiều có thâm niên giảng dạy ở nước ngoài. Ai sẽ lập ra các ban này?

Chính các khoa chuyên môn sẽ lập ra ban thẩm định này và ban này phải được Ban Giám hiệu (nếu việc tự quản đã được bộ thừa nhận) hay Bộ Giáo Dục đào tạo (nếu qui chế tự chủ đại học chưa được ban hành).  Thật vậy, mỗi ngành nghề, đề tài giảng dạy cần phải chuyên môn hóa để bảo đảm chất lượng. Không thể dùng một nhà hóa học thẫm định giá trị của một nhà vật lý hay ngược lại. Đề nghị này cần một tiền đề là phải lại chuyên ngành cho nhà chuyên môn thật sự.

Ban thẫm định sau khi bàn thảo sẽ đề nghị lên Hội Đồng Quản trị ĐH (HĐQT) hay Bộ hai ứng viên có sắp hạng thứ tự hẳn hoi. Bộ hay HĐQT chỉ cần chuẩn y đề nghị của ban thẫm định chuyên môn và chỉ có thay đổi đề nghị thẫm định lại khi có lý do xác đáng.

3.     Đối với những giảng viên hiện hành chưa đạt tiêu chuẩn thì làm thế nào ?

Đây là bài toán khó. Muốn có lời giải thì điều trước tiên là quyết tâm đổi mới của những ai có vai trò lãnh đạo ĐH. Tôi cho rằng việc yêu cầu cá nhân tự thẫm định cho mình chỉ là biện pháp hời hợt, làm lấy có.  Theo tôi cho từng nghành Bộ phải thành lập một ban thẩm định độc lập có trình độ cao gồm những giáo sư thâm niên có uy tín quốc tế không thể tranh cải. Qua khuyến dụ của ban này sẽ rà soát lại từng môn, từng ngành, từng người, nắm bắt thông tin cụ thể (tham khảo sinh viên, xem xét giáo trình, thạm dự buổi giảng…) để đánh giá lại và tìm giải đáp cho câu hỏi: Người thầy đã đạt chuẩn chưa, bài giảng đạt chất lượng chưa? Qua những thông tin cụ thề này lãnh đạo trường hay Bộ sẽ có biện pháp thích ứng (gởi đi tu nghiệp thêm, yêu cầu điều chỉnh giáo trình, bớt hay thêm giờ dạy, điều chỉnh lương tiền…).

Giải quyết bài toán này cần đòi hỏi thời gian và kế hoạch có thể dài từ 5 đến 10 năm…

4.     Hoạch định tiêu chuẩn mới cho sinh hoạt đại học.

Nghiên cứu khoa học phải đi đôi với giảng dạy Đại học nhất là ở các năm chót của chương trình cử nhân và các lớp cao học. Thông thường tỷ lệ giữa thời gian giảng dạy là nghiên cứu khoa học phải ít ra là 3/2. Tại Bỉ tỷ số hiện hành là 1/2.

Ở đây cần một tiền đề: lương bổng của giảng viên phải đủ sống ngay cả khi chỉ giảng dạy có 2/3 thì giờ của mình.

5.     Quốc tế hóa đại học.

Công bố khoa học phải đạt chuẩn quốc tế bằng cách đăng tải trên báo quốc tế. Phát triển hợp tác quốc tế trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Tạo môi trường thân thiện và tổ chức chế độ thỏa đáng để đông đảo Việt Kiều (nhất là người người đã về hưu) có điều kiện về nước tham gia giảng dạy.

6.     Sớm công bố quyền tự chủ của các đại học theo chuẩn quốc tế.

Chấm dứt tình trạng bao biện thiếu hiệu quả và gây nhiều phiền hà từ Bộ như hiện nay. Việc này Bộ đã tổ chức thảo luận và chuẩn bị đã 20 năm nay mà chưa thấy có áp dụng cụ thể.

gd_vn

7.     Phi thế quyền hóa.

Tạo không gian cho tinh thần khoa học thực thụ, cho việc gầy dựng nhân cách, cho các hệ giá trị chân thiện mỹ chân chính. Tôi cho đây là đề nghị khẩn thiết nhất. Mọi cải cách giáo dục mà không xét điểm này thì chỉ là cải cách nửa vời. Cải cách thực thụ phải tạo động lực đưa giao dục quốc dân trở về với những giá trị chân chính và phổ quát của nhân loại. Ta biết một trong những thành quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là việc chấm dứt bàn tay của thần quyền (của các thế lực nhà thờ công giáo) và trở về với tính thế nhân  (laicité) của giáo dục quốc dân.

Năm nay báo chí Việt Nam nói nhiều đến kỳ thi tốt nghiệp trung học có quá nhiều học sinh không trả lời được các câu về lịch sử. Đã từ lâu tôi đã từng có cảnh báo về sự việc này, hiện tượng nhồi nhét trong giáo dục đào tạo. Gần đây nhà văn Nguyên Ngọc nói thẳng: Học sinh kém sử và văn vì đây là những môn bị chính trị hóa nặng nề nhất!“.

Tp HCM, ngày 15/8/2011

Bài viết này được trình bày tại Hội Nghị kiều bào (ngày 19/8/2011, KS Norfolk) góp ý hiến kế thực hiện “Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn Tp. HCM giai đoạn 2011-2015″

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513435

Hôm nay

2221

Hôm qua

2315

Tuần này

21372

Tháng này

220308

Tháng qua

121356

Tất cả

114513435