Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, ngăn cách bởi đèo Ngang với nhiều di tích, thắng cảnh; phía Tây giáp nước bạn Lào, có Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là nơi giao lưu, trao đổi, trung chuyển hàng hóa giữa các nước trong khối hành lang kinh tế Đông - Tây; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, có bờ biển dài 137 km, có bốn cửa sông chính (Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu) với nhiều bãi triều và cảng biển nước sâu (Vũng Áng – Sơn Dương), với nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên biển và khoáng sản có trữ lượng lớn (sắt Thạch Khê, quặng Titan giàu hàm lượng Ilmenite và Zircon ở ven biển)...
Phát triển bền vững với sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường là mục tiêu thiên niên kỷ của toàn thế giới đã và đang được các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các địa phương và vùng lãnh thổ đẩy mạnh triển khai trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong từng kế hoạch và dự án phát triển cụ thể. Trong những năm qua, cùng với cả nước, trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình, Hà Tĩnh luôn quan tâm đến sự kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (phát triển bền vững về kinh tế) với việc tăng cường các biện pháp phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, y tế và các chính sách an sinh xã hội...Bên cạnh những thành tựu đạt được, chặng đường phát triển thời gian qua, Hà Tĩnh cũng còn có những tồn tại, khiếm khuyết cản trở tới sự phát triển bền vững. Bài viết này sẽ tập trung phân tích, đánh giá khái quát về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trong mười năm qua của Hà Tĩnh, những vấn đề đặt ra, làm cơ sở cho việc đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển bền vững của địa phương trong thời gian tới.
1. Về tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh giai đoạn 2001 - 2010
Giá trị tổng sản phẩm (GDP) của Hà Tĩnh theo giá thực tế năm 2000 là 3.402,55 tỷ đồng, năm 2003 đạt 4.581,51 tỷ đồng, năm 2005 lên tới 6.104,36 tỷ đồng và năm 2009 đạt tới 13.297 tỷ đồng. Nếu so sánh với toàn vùng Bắc Trung bộ thì năm 2000 chiếm tỷ trọng 11,87%, năm 2003 chiếm 11,26%; năm 2005 chiếm 10,69% và năm 2009 chiếm 10,6% (có xu hướng giảm dần). Và nếu so với toàn vùng Trung bộ cũng chiếm tỷ trọng theo xu hướng giảm dần; năm 2000 tổng GDP của Hà Tĩnh chiếm 5,97% của toàn vùng Trung bộ, đến năm 2005 còn chiếm 5,0% và năm 2009 còn chỉ chiếm có 4,87%. Còn nếu so sánh với cả nước thì tỷ trọng tổng GDP của Hà Tĩnh chiếm khoảng từ 0,73 - 0,8% của toàn quốc trong suốt thời kỳ 2000 - 2009. Giá trị sản phẩm tăng thêm (GDP) của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp Hà Tĩnh năm 2000 là 1.745,89 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2.634,01 tỷ đồng, năm 2009 lên tới 4.897 tỷ đồng; của khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 457,72 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.560,19 tỷ đồng, năm 2009 lên tới 4.002 tỷ đồng; của khu vực dịch vụ năm 2000 là 1.198,95 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.910,17 tỷ đồng và năm 2009 đạt tới 4.398 tỷ đồng (bảng 1).
Bảng 1: Giá trị tổng sản phẩm của Hà Tĩnh theo giá thực tế giai đoạn 2000 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
|
2000
|
2001
|
2003
|
2005
|
2007
|
2009
|
Tổng GDP
|
3402,55
|
3646,99
|
4581,51
|
6104,36
|
8790,96
|
13297,0
|
Tỷ lệ %/Bắc TB
|
11,87
|
11,62
|
11,26
|
10,69
|
11,05
|
10,60
|
Tỷ lệ %/vùng TB
|
5,97
|
5,60
|
5,36
|
5,0
|
5,0
|
4,87
|
Tỷ lệ %/cả nước
|
0,77
|
0,76
|
0,75
|
0,73
|
0,77
|
0,80
|
GDP N-L-Ngư
|
1745,89
|
1819,19
|
2200,12
|
2634,01
|
3223,44
|
4897,0
|
GDP CN-XD
|
457,72
|
512,62
|
827,01
|
1560,19
|
2609,89
|
4002,0
|
GDP Dịch vụ
|
1198,95
|
1315,18
|
1554,38
|
1910,17
|
2957,63
|
4398,0
|
Nguồn: Niên giám thống kê của Hà Tĩnh, toàn quốc và tính toán của tác giả.
Nếu tính theo giá so sánh năm 1994, thì tổng giá trị sản phẩm của Hà Tĩnh năm 2000 là 2.685,76 tỷ đồng, năm 2003 lên tới 3.407,33 tỷ đồng, năm 2005 đạt 4.298,95 tỷ đồng và năm 2009 đạt tới 6.148 tỷ đồng. Nếu so sánh với toàn vùng Bắc Trung bộ, thì năm 2000 chiếm tỷ trọng 12,46%; năm 2005 chiếm 12,65% và năm 2009 chiếm 12,2%. Cũng tương tự, tổng GDP của Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng từ 5,7 - 6,2% toàn vùng Trung bộ và chiếm từ 0,98 - 1,19% của toàn quốc trong suốt thời kỳ 2000 - 2009. Giá trị sản phẩm tăng thêm (GDP) của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp Hà Tĩnh năm 2000 là 1.347,11 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.654,49 tỷ đồng, năm 2009 lên 1.764 tỷ đồng; của khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 308,58 tỷ đồng, năm 2005 lên tới 1.062,69 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1.989 tỷ đồng; của khu vực dịch vụ năm 2000 là 1.030,07 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.581,77 tỷ đồng và năm 2009 đạt tới 2.395 tỷ đồng (bảng 2).
Bảng 2: Giá trị tổng sản phẩm của Hà Tĩnh (theo giá 1994) giai đoạn 2000 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
|
2000
|
2001
|
2003
|
2005
|
2007
|
2009
|
Tổng GDP
|
2685,76
|
2886,73
|
3407,33
|
4298,95
|
5116,28
|
6148,0
|
Tỷ lệ %/Bắc TB
|
12,46
|
12,36
|
13,79
|
12,65
|
12,30
|
12,20
|
Tỷ lệ %/vùng TB
|
6,19
|
6,12
|
5,95
|
6,09
|
5,84
|
5,72
|
Tỷ lệ %/cả nước
|
0,98
|
0,99
|
1,01
|
1,09
|
1,11
|
1,19
|
GDP N-L-Ngư
|
1347,11
|
1415,93
|
1554,80
|
1654,49
|
1608,19
|
1764,0
|
GDP CN-XD
|
308,58
|
341,47
|
537,08
|
1062,69
|
1514,10
|
1989,0
|
GDP Dịch vụ
|
1030,07
|
1129,33
|
1315,45
|
1581,77
|
1993,99
|
2395,0
|
Nguồn: Niên giám thống kê của Hà Tĩnh, toàn quốc và tính toán của tác giả.
Thời kỳ 2001 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh khá cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên, dưới 10%/năm; trong đó, năm 2004 tăng cao nhất, tới mức 15,82%; tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2001 - 2009 của toàn tỉnh đạt tới 9,64%/năm. Trong khi đó, bình quân chung cả giai đoạn 2001 - 2009 của toàn quốc chỉ đạt có 7,31%/năm. Tuy nhiên, so với bình quân chung của vùng Bắc Trung bộ thì còn thấp hơn (9,9%), đặc biệt so với bình quân chung của toàn vùng Trung bộ thì còn thấp hơn nhiều (10,61%). Nếu so với các tỉnh trong vùng Trung bộ thì tốc tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2009 của Hà Tĩnh xếp thứ 12 (chỉ cao hơn Quảng Trị và Ninh Thuận). Khu vực nông lâm ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của cả thời kỳ đạt 3,04%/năm, nhưng tăng trưởng không đều, thậm chí năm 2007 giảm tới 4,31%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng rất cao, bình quân tới 23%/năm, đặc biệt năm 2003 tăng tới 31,86% và năm 2004 tăng tới 64,18%. Khu vực dịch vụ tăng bình quân 9,83%/năm; trong đó năm 2003 tăng thấp nhất (6,14%) và năm 2007 tăng cao nhất, tới 14,64% (bảng 3).
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh
thời kỳ 2001 - 2009
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
|
2001
|
2003
|
2005
|
2007
|
2009
|
Tăng bq
2001 - 2009
|
Tốc độ tăng tổng GDP
|
7,48
|
9,09
|
8,93
|
8,67
|
8,81
|
9,64
|
Tốc độ tăng N-L-Ngư
|
4,26
|
5,02
|
1,32
|
-4,13
|
2,96
|
3,04
|
Tốc độ tăng CN-XD
|
10,66
|
31,86
|
20,52
|
17,25
|
9,66
|
23,0
|
Tốc độ tăng Dịch vụ
|
9,64
|
6,14
|
10,45
|
14,64
|
12,72
|
9,83
|
Tỷ trọng N-L-Ngư/T.số
|
49,88
|
48,02
|
43,15
|
36,67
|
36,83
|
-
|
Tỷ trọng CN-XD/T.số
|
14,06
|
18,05
|
25,56
|
29,69
|
30,10
|
-
|
Tỷ trọng Dịch vụ/T.số
|
36,06
|
33,93
|
31,29
|
33,64
|
33,07
|
-
|
Nguồn: Niên giám thống kê của Hà Tĩnh và tính toán của tác giả.
Cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh còn khá lạc hậu và tốc độ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn rất chậm chạp. Khu vực nông lâm ngư nghiệp hiện (năm 2009) vẫn còn chiếm tỷ trọng tới 36,83%, khu vực công nghiệp - xây dựng mới chỉ chiếm có 30,10% và khu vực dịch vụ cũng mới chỉ chiếm có 33,07% trong tổng giá trị sản phẩm xã hội toàn tỉnh. Nếu như khu vực nông lâm ngư nghiệp năm 2001 chiếm tỷ trọng là 49,88% và chiếm 43,15% vào năm 2005, thì đến năm 2007 vẫn còn chiếm tới 36,67%; đặc biệt đến năm 2009 lại tăng lên chiếm tới 36,83%. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2001 chiếm 14,06% trong tổng giá trị sản phẩm xã hội toàn tỉnh, đến năm 2005 chiếm 25,56% và đến năm 2009 cũng chỉ tăng lên chiếm tỷ trọng 30,10% (tăng 5,54% so với 2005). Đặc biệt, khu vực dịch vụ hầu như thay đổi không đáng kể; năm 2001 chiếm tỷ trọng 36,06%, nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn chiếm có 31,29% và năm 2009 cũng chỉ chiếm có 33,08% trong tổng giá trị sản phẩm xã hội toàn tỉnh (bảng 3). Trong khi đó, cơ cấu kinh tế của toàn vùng Trung bộ năm 2001 có tỷ lệ tương ứng của 3 khu vực là 35,26%; 26,98%; 37,76%; của năm 2005 là 27,86%; 34,32%; 37,82% và của năm 2009 là 24,80%; 37,04%; 38,16%; đặc biệt, cơ cấu kinh tế của toàn quốc năm 2001 có tỷ lệ tương ứng của 3 khu vực là 23,24%; 38,13%; 38,63%; của năm 2005 là 20,97%; 41,02%; 38,01% và của năm 2009 là 20,91%; 40,24%; 38,85%.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế gần đây mới được quan tâm chú ý trên phạm vi bình diện quốc gia và ở từng địa phương, đơn vị. Trong thời kỳ 2001 - 2009, GDP bình quân đầu người hàng năm của Hà Tĩnh đều có sự tăng trưởng khá. Năm 2001 GDP bình quân đầu người của Hà Tĩnh là 2,84 triệu đồng, năm 2005 lên 4,89 triệu đồng và năm 2009 đạt tới 10,84 triệu đồng. Tuy nhiên, so với mức GDP bình quân đầu người của toàn vùng Trung bộ chỉ bằng từ 72 - 81% và chỉ cao hơn duy nhất tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt, nếu so với mức GDP bình quân đầu người của toàn quốc mới chỉ bằng từ 46 - 56%. Năng suất lao động bình quân hàng năm của địa phương thời gian qua cũng có sự tăng lên đáng kể. Năm 2001 năng suất lao động bình quân toàn tỉnh đạt 6,26 triệu đồng/người, năm 2003 là 7,49 triệu đồng, năm 2005 đạt 9,56 triệu đồng, năm 2007 lên 14,04 triệu đồng và năm 2009 đạt 19,51 triệu đồng/người (bảng 4). Song, so với mức bình quân của toàn vùng Trung bộ chỉ bằng khoảng trên dưới 80% và so với bình quân chung toàn quốc thì thấp hơn rất nhiều (khoảng 49 - 56%), mặc dù về những năm sau có sự thu hẹp khoảng cách đáng kể.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng của Hà Tĩnh thời kỳ 2001-2009
Chỉ tiêu
|
2001
|
2003
|
2005
|
2006
|
2007
|
2009
|
GDP/người/năm (tr.đ)
|
2,84
|
3,57
|
4,89
|
5,66
|
7,10
|
10,84
|
Năng suất lao động (tr.đ/người)
|
6,26
|
7,49
|
9,56
|
11,38
|
14,06
|
19,51
|
Hệ số ICOR (lần)
|
1,48
|
2,21
|
3,52
|
4,28
|
3,87
|
6,42
|
Vốn đầu tư/GDP (%)
|
18,41
|
22,29
|
36,17
|
41,04
|
41,08
|
66,96
|
Tỷlệ đóng góp vốn vàotăngGDP(%)
|
64,60
|
67,08
|
97,18
|
89,20
|
82,02
|
98,46
|
Tỷlệđóng góp LĐ vào tăng GDP(%)
|
23,22
|
17,43
|
13,95
|
11,52
|
19,05
|
11,35
|
Tỷlệđóng góp TFP vàotăngGDP(%)
|
12,18
|
15,49
|
-11,13
|
-0,72
|
7,93
|
-9,81
|
Đóng góp vốn vào điểm%tăng GDP
|
4,83
|
6,10
|
8,68
|
8,49
|
7,11
|
8,67
|
Đóng góp LĐ vào điểm%tăng GDP
|
1,74
|
1,58
|
1,25
|
1,10
|
0,87
|
1,00
|
Đóng góp TFP vàođiểm%tăng GDP
|
0,91
|
1,41
|
-0,98
|
-0,07
|
0,69
|
-0,86
|
Nguồn: Niên giám thống kê của Hà Tĩnh và tính toán của tác giả.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng GDP) hàng năm của Hà Tĩnh trong giai đoạn 2001 - 2009 chủ yếu do đóng góp của yếu tố vốn (tăng đầu tư vốn, tăng tài sản cố định) và yếu tố lao động; còn đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) không đáng kể, thậm chí còn thâm hụt (đóng góp con số âm). Năm 2001, tỷ trọng đóng góp của yếu tố tăng vốn vào tốc độ tăng GDP chiếm tới 64,60%; trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của yếu tố tăng lao động là 23,22%; và tỷ trọng đóng góp của TFP là 12,18%. Đến năm 2005, tỷ trọng đóng góp của yếu tố tăng vốn vào tốc độ tăng GDP của tỉnh Hà Tĩnh là 97,18%; tỷ trọng đóng góp của yếu tố tăng lao động là 13,95% và tỷ trọng đóng góp của TFP là -11,13%. Năm 2009, tỷ trọng đóng góp của yếu tố tăng vốn vào tốc độ tăng GDP của Hà Tĩnh chiếm tới 98,46%; tỷ trọng đóng góp của yếu tố tăng lao động vào tốc độ tăng GDP là 11,35%; và tỷ trọng đóng góp của TFP là -9,81% . Nếu tính sự đóng góp của các yếu tố theo điểm % tăng trưởng GDP, thì năm 2001 đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, TFP lần lượt là: 4,83; 1,74; 0,91; năm 2005 con số tương ứng là: 8,68; 1,25; -0,98 và năm 2009 con số tương ứng là: 8,67; 1,0; -0,86 (bảng 4).
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng tăng trưởng được thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư so với giá trị tổng sản phẩm thu được hàng năm của một đơn vị, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc của một quốc gia (chỉ số ICOR). Chỉ số ICOR trong giai đoạn vừa qua có xu hướng ngày càng tăng lên; đặc biệt càng về sau càng cao hơn so với chỉ số ICOR của vùng Trung bộ và toàn quốc. Năm 2001 chỉ số ICOR của Hà Tĩnh là 1,48, thấp hơn rất nhiều bình quân vùng Trung bộ và toàn quốc (vùng Trung bộ là 3,64 và cả nước có chỉ số là 3,26), năm 2005 có chỉ số lên 3,52 (vùng Trung bộ có chỉ số 5,45 và cả nước là 4,98) và đến năm 2009 tăng lên tới 6,42 (trong khi vùng Trung bộ có chỉ số là 5,86, đặc biệt cả nước chỉ là 4,03). Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm xã hội (GDP) của tỉnh hàng năm cũng có xu hướng tăng rất cao trong giai đoạn vừa qua. Nếu như năm 2001 tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP của Hà Tĩnh là 18,41% và năm 2005 lên 36,17% thì đến năm 2009 tăng lên tới 66,96% (bảng 4). Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian vừa qua của Hà Tĩnh chưa cao.
2. Về phát triển xã hội của Hà Tĩnh giai đoạn 2001 - 2010
Dân số của Hà Tĩnh nhìn chung là một địa phươngtương đối đông so với các địa phương khác trong vùng và cả nước. Năm 2001, dân số Hà Tĩnh có khoảng 1.265,1 nghìn người, chiếm khoảng 6,91% toàn vùng Trung bộ và chiếm khoảng 1,61% dân số cả nước. Đến năm 2005 có khoảng 1.247,8 nghìn người, chiếm khoảng 6,71% dân số toàn vùng Trung bộ và chiếm khoảng 1,51% dân số cả nước. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Hà Tĩnh có khoảng 1.227,0 nghìn người, chiếm khoảng 6,51% dân số toàn vùng Trung bộ và chiếm khoảng 1,43% dân số cả nước. Với dân số khá đông, Hà Tĩnh có lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, song nó cũng tạo ra sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm cũng như các vấn đề an sinh xã hội. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Hà Tĩnh có xu hướng giảm dần (tốc độ tăng - 0,3%/năm); tỷ trọng của nó so với toàn vùng Trung bộ và cả nước cũng có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ giới tính hầu như thay đổi không đáng kể, tỷ lệ nam giới thấp hơn nữ giới (98,2%) và chiếm tỷ lệ giao động trong khoảng từ 49 - 49,7% dân số. Tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn còn quá cao (xấp xỉ 90%); tỷ lệ dân cư đô thị rất thấp và tốc độ đô thị hóa chậm; năm 2001 tỷ lệ đô thị hóa là 10,28%; năm 2005 là 12,4% và đến năm 2009 mới chỉ tăng lên tới 14,94% (bảng 5); chỉ số già hóa là 50,5%.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm của Hà Tĩnh 2001 - 2009
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
2001
|
2003
|
2005
|
2007
|
2009
|
Dân số trung bình
|
nghìn ng
|
1265,1
|
1256,3
|
1247,8
|
1239
|
1227,0
|
Tốc độ tăng dân số
|
%
|
-0,26
|
-0,36
|
-0,35
|
-0,37
|
-0,56
|
Tỷ lệ giới tính(nam)
|
%
|
49,06
|
49,08
|
49,40
|
49,65
|
49,45
|
Tỷ lệ dân cư đô thị
|
%
|
10,28
|
11,29
|
12,40
|
13,61
|
14,94
|
L.độngđanglàmviệc
|
nghìn ng
|
596,2
|
611,7
|
638,5
|
625,3
|
689,0
|
Tỷlệ thấtnghiệp t thị
|
%
|
5,21
|
4,56
|
4,37
|
4,43
|
5,0
|
Nguồn: - Niên giám thống kê Hà Tĩnh, toàn quốc năm 2009 và tính toán của tác giả
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Kết quả tổng điều tra dân số của TCTK
Lao động có việc làm của Hà Tĩnh năm 2001 khoảng 596,2 nghìn người, năm 2005 tăng lên đến 638,5 nghìn người và năm 2009 lên tới khoảng 689 nghìn người (nông, lâm, thủy sản 63,5%; công nghiệp và xây dựng 15,7%; dịch vụ 20,8%). Bình quân cả giai đoạn 2001 - 2009, lao động có việc làm toàn tỉnh tăng 2,24%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của tỉnh giao động trong khoảng trên dưới 5% (từ 5,21% năm 2001 xuống còn 4,37% năm 2005 và lên 5,0% vào năm 2009); ở nông thôn khoảng 2,15%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp thành thị của tỉnh thấp hơn mức trung bình chung của toàn vùng Trung bộ và cả nước, song so với khá nhiều địa phương khác trong vùng cũng như trong toàn quốc thì ở Hà Tĩnh vẫn còn khá cao. Nguyên nhân, do lao động của Hà Tĩnh dồi dào nhưng trình độ lao động còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện nay, đặc biệt là của các khu kinh tế, khu công nghiệp (bảng 5).
Công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã được chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh cho cả khu vực thành thị và nông thôn, do đó đã thu được kết quả khá cao trong suốt giai đoạn vừa qua. Nếu như năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 21,74% thì đến năm 2004 giảm xuống còn có 11,59% (giảm tới hơn 10% trong khoảng 3 năm). Theo tiêu chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 200.000 đồng/tháng và ở thành thị là 250.000 đồng/tháng), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2005 là 34,52% và đến năm 2009 giảm xuống còn 13,1% (giảm tới trên 20% trong khoảng 4 năm). Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo và cận nghèo năm 2010 theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 (hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 400.000 đồng/tháng và ở thành thị là 500.000 đồng/tháng), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 là 23,91% và hộ cận nghèo là 16,53% (bảng 6). Tuy nhiên, so với bình quân chung của vùng Bắc Trung bộ và của cả nước thì tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo năm 2010 của Hà Tĩnh còn cao hơn nhiều (tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 của vùng Bắc Trung bộ là 22,68% và của toàn quốc là 14,2%; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2010 của vùng Bắc Trung bộ là 13,47% và của toàn quốc là 7,49%). Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác giảm nghèo của tỉnh cũng còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém: Tỉ lệ giảm còn thấp và thiếu vững chắc; tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo mới còn khá cao.
Bảng 6: Một số chỉ tiêu về văn hóa - xã hội của Hà Tĩnh giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu
|
2001
|
2002
|
2004
|
2005
|
2006
|
2008
|
2009
|
2010
|
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
|
21,74
|
16,20
|
11,59
|
34,52
|
28,91
|
26,5
|
13,10
|
23,91
|
Chênhlệch thunhập*
|
-
|
6,2
|
6,3
|
-
|
6,7
|
6,8
|
-
|
-
|
Số cơ sở y tế
|
296
|
298
|
299
|
299
|
300
|
300
|
293
|
-
|
Số bác sỹ/1vạn dân
|
5,07
|
4,02
|
4,21
|
5,19
|
3,88
|
4,79
|
6,41
|
-
|
Số trường PTcáccấp
|
554
|
553
|
549
|
544
|
549
|
548
|
545
|
-
|
HọcsinhPTcáccấp**
|
367,2
|
366,2
|
346,7
|
324,7
|
315,6
|
282,3
|
264,0
|
-
|
Tỷlệ% HSPTTH TN
|
99,28
|
98,54
|
86,31
|
89,16
|
94,15
|
94,23
|
73,09
|
-
|
Họcsinh C đẳng-ĐH
|
1673
|
1215
|
1541
|
731
|
884
|
2555
|
2854
|
-
|
Số thiết chế văn hóa
|
21
|
23
|
23
|
20
|
19
|
21
|
21
|
-
|
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Niên giám thống kê Hà Tĩnh và toàn quốc
* Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất
** Đơn vị tính: nghìn người và con số làm tròn; Tác giả tính toán theo niên giám thống kê
Chênh lệch về thu nhập và khoảng cách giàu nghèocủa các tầng lớp dân cư trong tỉnh những năm qua có sự gia tăngkhá mạnh. Mức chênh lệch thu nhập theo địa bàn dân cư thường một mặt phản ánh điều kiện địa dư của phân bố tài nguyên, mặt khác phản ánh mức độ phát triển của từng địa phương và sự hòa nhập kinh tế của các địa phương với nhau. Sự chênh lệch thu nhập thành thị và nông thôn cũng là một sự kiện thường thấy ở những nước nông nghiệp. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo (phản ánh công bằng xã hội) đang có xu hướng tăng nhanh. Hệ số chênh lệch giữa nhóm người giàu (chiếm 20% dân số có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (chiếm 20% dân số có thu nhập thấp nhất) qua các năm được thể hiện ở bảng 6. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập cao nhất có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới địa phương cần phải nỗ lực để giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo sự bình đẳng giữa các bộ phận dân cư. Trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng nhưng mức chênh lệch giàu nghèo cũng tăng nhanh. So với các địa phương khác trong vùng Bắc Trung bộ, Hà Tĩnh là địa phương có mức chênh lệch thu nhập cao nhất, nhì và cao hơn mức bình quân chung của vùng.
Hệ thống thiết chế văn hóatừ tỉnh, thành phố, huyện đến xã, phường, cụm cổ động trực quan, điểm vui chơi, giải trí, công viên, … trong toàn tỉnh đã dần được tăng cường đầu tư xây dựng. Các thiết chế cơ bản phục vụ đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa đều đang hoạt động tốt, từng bước khẳng định vai trò phục vụ kịp thời công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của đồng bào trong tỉnh. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, các hoạt động liên kết giữa các ngành, các cấp, đoàn thể xã hội và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hầu hết hệ thống thư viện công cộng đều có số lượng sách báo ngày càng đa dạng về đầu mục, phong phú về chủng loại được ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin mới nhất đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc ngày càng cao của nhân dân. Hệ thống nhà hát, rạp hát trong tỉnh đã phục vụ hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật. Số buổi biểu diễn và lượng khán giả đến với các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tăng qua các năm, nhưng số lượng còn ít. Nguyên nhân là do hoạt động nghệ thuật vẫn chưa có được các tác phẩm đỉnh cao, thiếu những tiết mục, vở diễn gây ấn tượng sâu sắc với công chúng. Bên cạnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật có thu, các đơn vị nghệ thuật còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị. Nội dung chương trình của biểu diễn giàu bản sắc văn hóa địa phương. Số đơn vị chiếu bóng và rạp chiếu phim của Nhà nước trong tỉnh không phát triển thậm chí suy giảm, nhưng công tác xã hội hóa khá phát triển. Tỉnh cũng đã chú ý việc quy hoạch, mở rộng và xây dựng một số tượng đài chiến thắng, các nhà lưu niệm danh nhân, các nghĩa trang liệt sỹ…Đã hình tượng hóa được các giá trị truyền thống, góp phần làm đẹp, làm phong phú không gian sống của cư dân. Đồng thời, giáo dục thế hệ tương lai hiểu biết về lịch sử, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ có công với tổ quốc xưa và nay, các danh nhân văn hóa,…Tuy vậy, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở chưa đồng bộ giữa các thiết chế, giữa vùng sâu, hải đảo với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị, giữa huyện này với huyện kia. Hệ thống cơ sở hạ tầng của một số thiết chế văn hóa vừa thiếu, vừa xuống cấp, nhất là thiết chế văn hóa cơ sở. Trang thiết bị chuyên dùng của nhiều đơn vị sự nghiệp văn hóa đã lạc hậu và hư hỏng, không đảm bảo cho hoạt động văn hóa của các đơn vị, ảnh hưởng tới mức hưởng thụ văn hóa căn bản của người dân.
Về thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của Hà Tĩnh trong giai đoạn 2001-2010 đã duy trì và phát triển được mạng lưới trường, lớp với hình thức đa dạng hơn. Quy mô giáo dục đã và đang được điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện nhằm bảo đảm chất lượng, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu cấp học, bậc học. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã được củng cố và nâng cấp. Năm 2001 toàn tỉnh có 554 trường phổ thông các cấp (315 trường tiểu học, 208 trường THCS, 31 trường PTTH); đến năm 2005 có 544 trường phổ thông các cấp (310 trường tiểu học, 192 trường THCS, 42 trường PTTH) và năm 2009 có 545 trường phổ thông các cấp (307 trường tiểu học, 193 trường THCS, 45 trường PTTH). Năm 2001 toàn tỉnh có 367,2 nghìn học sinh phổ thông các cấp và 1.673 học sinh cao đẳng - đại học; năm 2005 có 324,7 nghìn học sinh phổ thông các cấp và 731 học sinh cao đẳng - đại học; năm 2009 toàn tỉnh có 264 nghìn học sinh phổ thông các cấp và 2.854 học sinh cao đẳng - đại học. Tỷ lệ học sinh PTTH tốt nghiệp năm 2001 đạt 99,28%; năm 2005 là 89,16%; năm 2006 đạt 94,15% và năm 2009 là 73,09% (bảng 6).
Hiện nay (2009), tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh đạt tới 96,7% (nam đạt 98,3% và nữ đạt 95,2%); trong đó tỷ lệ này ở thành thị đạt tới 98,05% và ở nông thôn đạt 96,46%. Nếu như năm 1999 tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên của toàn tỉnh đã từng đi học chỉ đạt có 93,68% thì đến năm 2009 tỷ lệ này đạt tới 98,11%, cao hơn hẳn so với bình quân chung của toàn vùng Trung bộ và cả nước; là địa phương đứng đầu so với các tỉnh thành khác trong vùng. Cũng theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì tỷ lệ nhập học của Hà Tĩnh nói chung (của năm học 2008 - 2009) ở cấp tiểu học đạt 102%; cấp THCS đạt 99,5%; cấp PTTH đạt 82,6% và cao đẳng - đại học đạt 13,6%. Nếu tính theo tỷ lệ nhập học đúng tuổi thì cấp tiểu học đạt 97,7%; cấp THCS đạt 93,2%; cấp PTTH đạt 75,1% và cao đẳng - đại học đạt 6%. Tuy nhiên, trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh có 2,4% số người chưa bao giờ đi học; 8,9% chưa tốt nghiệp tiểu học; 17,0% tốt nghiệp tiểu học; 44,7% tốt nghiệp THCS; 13,4% tốt nghiệp PTTH. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì có 2,0% tốt nghiệp sơ cấp; 6,6% tốt nghiệp trung cấp; 1,9% tốt nghiệp cao đẳng và 3,0% tốt nghiệp đại học trở lên; như vậy có tới 86,5% số người từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật.
Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở các địa phương trong tỉnh những năm qua từng bước được cải thiện đáng kể. Mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được củng cố, phát triển theo hướng gần dân, nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng và được bố trí khá hợp lý theo ba tuyến : tỉnh, huyện, xã. Mạng lưới khám, chữa bệnh được tăng cường, nâng cao hoạt động phục vụ nhân dân. Khu vực y tế tư nhân cung cấp các dịch vụ dự phòng, khám chữa bệnh được phát triển rộng khắp, đang góp phần tích cực trong việc huy động thêm nhiều nguồn lực trong các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân và làm giảm áp lực trong khu vực y tế Nhà nước. Ngoài ra, việc đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn tạo ra sự cạnh tranh thị trường giữa các tổ chức y tế, từ đó, chất lượng dịch vụ y tế từng bước được nâng lên. Năm 2001, toàn tỉnh có 296 cơ sở y tế, năm 2006 tăng lên tới 300 cơ sở, đến năm 2009 giảm xuống còn có 293 cơ sở (bảng 6); song số bệnh viện lại tăng lên (năm 2001 có 14, năm 2006 có 15 và năm 2009 có 17 bệnh viện). Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân của toàn tỉnh năm 2001 là 5,07; năm 2005 là 5,19 và năm 2009 là 6,41; thấp hơn so với bình quân chung của cả nước, nhưng nhiều năm cao hơn bình quân chung của vùng Trung bộ. Hầu hết tuyến xã đã có trạm y tế; nhiều thôn, bản đã có nhân viên y tế, khoảng 80,9% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nhờ đó việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, chữa trị bệnh của người dân đã được cải thiện. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 66,5%; tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500 gam chỉ có 1,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 20,6%. Tuy nhiên, vấn đề giá thuốc và sự quá tải của một số cơ sở y tế cũng như chi phí khám chữa bệnh vẫn còn rất cao đối với bộ phận dân cư nghèo.
Về điều kiện nhà ở, sinh hoạt của người dân cũng được các cấp chính quyền quan tâm cải thiện, nhờ đó đời sống của bà con đã được cải thiện khá nhiều. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm 01/4 năm 1999, Hà Tĩnh có tới 99,99% số hộ có nhà ở, song tỷ lệ nhà kiên cố chỉ chiếm có 6,3%; tỷ lệ nhà bán kiên cố chiếm tới 56,2%; nhà khung gỗ lâu bền chiếm 23,2% và tỷ lệ nhà đơn sơ chiếm 14,3%. Còn theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm 01/4 năm 2009, tỷ lệ số hộ có nhà ở chỉ có 99,08% (thấp hơn 0,91% so với năm 1999), nhưng tỷ lệ nhà kiên cố đạt tới 77,9% (cao hơn năm 1999 tới 71,6% và cao hơn rất nhiều các địa phương vùng Trung bộ), tỷ lệ nhà bán kiên cố chiếm 12,7%; nhà thiếu kiên cố chiếm có 5,4%; tỷ lệ nhà đơn sơ chỉ chiếm có 4,0% và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt tới 17m2 . Điều kiện sinh hoạt của người dân đã được cải thiện đáng kể: có tới 93,6% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 24,9% số hộ có hố xí hợp vệ sinh; có tới 99,3% số hộ sử dụng điện lưới thắp sáng; 83,4% số hộ sử dụng vô tuyến truyền hình; chỉ có 16,6% số hộ sử dụng đài phát thanh; 38,6% số hộ sử dụng điện thoại cố định; có 6,1% số hộ sử dụng máy vi tính; 6,0% số hộ có máy giặt; 14,7% số hộ có tủ lạnh; chỉ có 2,1% số hộ có điều hòa, song có tới 63,7% số hộ có mô tô hoặc xe gắn máy...
3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mười năm vừa qua của Hà Tĩnh có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định, năng lực sản xuất kinh doanh và quy mô của nền kinh tế đều được nâng lên đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng phù hợp yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu kinh tế, các khu công nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các thành phần kinh tế đều có sự chuyển biến tích cực, với việc phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp dân doanh và tích cực thúc đẩy thu hút phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Công tác dân số, lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã được chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh đề ra nhiều chính sách và giải pháp thực hiện quyết liệt với nỗ lực cao và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đã hạn chế được tốc độ tăng dân số một cách mạnh mẽ so với giai đoạn mười năm trước (dân số giảm), giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động đô thị, giảm thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn. Nâng cao trình độ dân trí, mở rộng và nâng cao diện và bậc phổ cập giáo dục, tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao một bước đáng kể năng lực và chất lượng nguồn nhân lực. Công tác xóa đói giảm nghèo và các chính sách, giải pháp về an sinh xã hội đã được địa phương quan tâm đẩy mạnh cho cả khu vực thành thị và nông thôn, do đó đã thu được kết quả cao trong suốt giai đoạn vừa qua. Công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu của địa phương đã quan tâm thích đáng và có nhiều tiến bộ so với trước đây. Các loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu của của các địa phương đã từng bước được sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục và phát triển cùng với việc tiếp thu có chọn lọc và phát triển những loại hình, hoạt động, tác phẩm văn hóa mới tiêu biểu, hiện đại của trong nước và quốc tế vào đời sống đương đại của nhân dân.
Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh trong giai đoạn vừa qua đặt ra một số vấn đề đáng quan tâm giải quyết trong giai đoạn tới.
Một là, quy mô nền kinh tế còn nhỏ hẹp, xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp, trình độ còn nghèo nàn, lạc hậu so với nhiều địa phương khác trong cả nước; đồng thời có sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Điểm xuất phát, quy mô và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp. Sản xuất hàng hóa và thị trường ở nhiều huyện, xã vùng cao, vùng sâu chưa phát triển, còn nhiều tập quán sản xuất - kinh doanh mang tính tự nhiên, lạc hậu. Khả năng tích lũy và đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của địa phương còn hạn chế, việc đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn thấp. Thu nhập, mức sống và điều kiện sống của nhân dân nhiều nơi còn thấp, chậm được cải thiện. Tình trạng nghèo đói ở một số địa phương trong tỉnh vẫn còn ở mức độ khá cao, nhất là ở các xã, thôn, bản vùng cao, vùng sâu và vùng bãi ngang ven biển...
Những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Song, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn cao hơn so với tỷ trọng của nó trong cơ cấu kinh tế chung của vùng Trung bộ và cả nước; nhiều vùng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng lâm nghiệp còn thấp; chăn nuôi, thuỷ sản phát triển thiếu ổn định. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tác động trực tiếp và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Doanh nghiệp nông thôn số lượng ít, qui mô nhỏ; số doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm, thuỷ sản không nhiều.
Hai là, chất lượng tăng trưởng kinh tế , năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém.
Trong giai đoạn vừa qua sự phát triển kinh tế của tỉnh chủ yếu mới tăng trưởng về lượng và theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ vào việc gia tăng hàm lượng tài nguyên (dựa vào khai thác tài nguyên), sức lao động và tiền vốn mà chưa chú ý tới tăng năng suất lao động, chưa chú ý tới gia tăng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP). Sự đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương còn quá khiêm tốn. Điều đó cũng dẫn tới hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm quá thấp, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường cả trong nước và quốc tế đều thấp. Phần lớn nông sản, kể cả nông sản xuất khẩu, có giá trị gia tăng thấp, chỉ số cạnh tranh chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình; giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác còn thấp. Điều này có thể khẳng định sự phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn vừa qua là kém bền vững.
Ba là, thiếu sự hợp tác, liên kết giữa Hà Tĩnh với các địa phương khác trong vùng nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương và tạo sự phát triển tổng thể của toàn vùng trong thời gian qua không thực hiện được, làm hạn chế tới sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương.
Mặc dù trong từng thời kỳ đều có sự phân vùng kinh tế và tiến hành các quy hoạch phát triển chung, song nhìn chung, do có sự thiếu nhất quán trong những lần quy hoạch phân vùng chung của quốc gia và không có sự chỉ đạo, điều hành quy hoạch nhất quán; đặc biệt không có bộ máy và cơ chế điều hành cụ thể trong thực hiện quy hoạch phát triển vùng đã dẫn tới không có sự hợp tác liên kết trong phát triển kinh tế toàn vùng, làm hạn chế đến hiệu quả và phát triển bền vững. Có thể dễ dàng nhận thấy ở cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng hầu như giống nhau và đương nhiên điều đó không thể xuất hiện nhu cầu hợp tác liên kết mà tất yếu dẫn tới sự cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng. Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự thiếu hợp tác liên kết ngay trong phát triển các khu kinh tế trong vùng. Hầu như tỉnh nào cũng phát triển các khu kinh tế, thậm chí hai khu kinh tế của hai tỉnh nằm ngay liền kề nhau, dẫn đến sự cạnh tranh, dàn trải, phân tán trong thu hút nguồn lực...
Bốn là, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, thấp kém.
Khả năng huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài tỉnh, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hết sức hạn chế. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế, xã hội, nhất là giao thông, thủy lợi, điện... cho phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu thu hút các nhà đầu tư và yêu cầu phát triển bền vững của địa phương. Giao thông miền núi kém phát triển, một số tuyến đường giao thông theo hướng Đông - Tây gần như là độc đạo. Mặc dù hiện nay 100% số xã trong tỉnh đều có điện, tuy vậy mức độ sử dụng điện trong nông thôn mới chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 10% tổng sản lượng điện phát ra. Việc sử dụng điện trong sinh hoạt nông thôn vẫn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thắp sáng vì giá điện cuối cùng đến với người nông dân còn quá cao so với năng lực thanh toán của phần lớn các hộ nông dân, điện cho sản xuất chủ yếu là phục vụ nhu cầu thủy lợi.
Trình độ lao động và chất lượng nguồn nhân lực hiện có của địa phương đang là một trở ngại, thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ lao động kỹ thuật vừa yếu, vừa thiếu, vừa bất hợp lý về cơ cấu đào tạo, vừa phân bố không đồng đều giữa các ngành, các địa bàn, các thành phần kinh tế. Trình độ non kém, lạc hậu về khoa học công nghệ, tác phong lao động, kỷ luật, sự thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, tính tự chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nguồn nhân lực Hà Tĩnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; chưa có chính sách phân luồng trong giáo dục và đào tạo, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, tỷ lệ giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật; giáo dục, đào tạo nặng về bằng cấp, thi cử, xu hướng thương mại hóa trong đào tạo khá phổ biến; đào tạo không gắn với sản xuất và thị trường sức lao động (không gắn với sử dụng); lao động trong nông nghiệp nông thôn hầu như không được đào tạo. Có thể nói điểm yếu cơ bản nhất của giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh thời gian qua là chưa tạo ra được một đội ngũ có năng lực và có tính năng động xã hội cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của thị trường sức lao động.
Năm là, tình trạng thất nghiệp ở thành thị, ùn đọng lao động ở nông thôn ngày càng gia tăng, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng doãng ra, an sinh xã hội chưa đảm bảo, công tác xóa đói giảm nghèo thiếu bền vững, văn hóa truyền thống tích cực có nguy cơ bị mai một, lụi tàn, văn hóa thiếu lành mạnh du nhập vào cả xã hội nông thôn và thành thị, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nông thôn, trở thành những vấn nạn xã hội.
Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đô thị hoá tất yếu dẫn theo sự dịch chuyển dân cư theo hướng chuyển hoá cư dân nông thôn thành cư dân đô thị. Sự chuyển hoá này diễn ra lâu dài thông qua các dòng chuyển cư theo chiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và đặc điểm, hoàn cảnh của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, trong đó có Hà Tĩnh. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị hiện nay còn rất lớn và đang có xu hướng tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nhìn chung, diễn ra vẫn chậm chạp, chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chưa đủ sức tạo nhiều việc làm mới để thu hút lực lượng lao động nông nghiệp còn rất tiềm tàng. Ngoài một bộ phận không nhiều được tuyển vào các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc đi kiếm việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp lớn, phần đông lao động vẫn đang bị ùn đọng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nông thôn.
Nông thôn Việt Nam là chiếc nôi sản sinh, nuôi dưỡng, bảo vệ văn hoá dân tộc ngàn năm. Những năm qua, một số yếu tố tiến bộ của văn hoá đô thị đã lan toả về nông thôn, tạo nên những sắc thái mới trong đời sống, sinh hoạt tinh thần của người nông dân và cộng đồng làng xã. Song, do thiếu chuẩn bị, thiếu định hướng, chọn lọc và do cả những bất cập trong công tác qui hoạch, quản lý văn hoá, không ít những yếu tố phi văn hoá, phản văn hoá, từ đô thị và từ các phương tiện truyền thông, đặc biệt từ internet, đã thâm nhập vào đời sống nông thôn, đưa tới những vấn nạn xã hội đáng suy nghĩ; làm vẩn đục môi trường văn hoá, xã hội; bào mòn và làm rạn nứt quan hệ tương thân, tương ái, đồng thuận và thuần phác trong cộng đồng nông thôn.Bên cạnh đó, sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trườngdo khai thác, sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, biển, khoáng sản...) quá mức và/ hoặc khai thác, sử dụng không hợp lý, kém hiệu quả, làm biến đổi (phá vỡ) hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan và giảm đa dạng sinh học là những vấn đề bức xúc hiện nay. Ô nhiễm, suy thoái môi trường do phát thải công nghiệp, sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, làng nghề, do phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, do dân số gia tăng, do tiêu dùng và phát thải từ sinh hoạt của dân cư gia tăng...Do đó cần chú trọng tới qui hoạch bảo vệ môi trường; hình thành hệ thống thu gom, xử lý rác nước thải, phế thải; hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí; bảo vệ, nuôi dưỡng hệ sinh thái và gìn giữ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên; tăng cường sức đề kháng và khả năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh trong giai đoạn mười năm qua có những thành tựu khá quan trọng và những bước phát triển đáng kể. Song nó cũng nảy sinh khá nhiều vấn đề, thách thức cần phải giải quyết trong giai đoạn tới vì sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương. Có thể đánh giá một cách khái quát rằng, sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh trong giai đoạn vừa qua là thiếu bền vững. Điều đó đòi hỏi trong giai đoạn tới cần phải thay đổi một cách căn bản trong tư duy chính sách, hoạch định giải pháp, điều hành tác nghiệp và tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững./.