Đất Nghệ
Đoàn thuyền sông La: Một thời đáng nhớ, một kết cục buồn!
Hợp tác xã vận tải Sông La- Đức Thọ- Hà Tĩnh được thành lập từ tháng 6/1959 trong phong trào hợp tác hóa của Đảng và Nhà nước. Khi thành lập có 280 hộ gồm 1400 nhân khẩu – là những người chuyên vận tải bằng thuyền, nhiệm vụ chính là phục vụ đời sống dân sinh của nhân dân Hà Tĩnh, đồng thời phục vụ hàng hóa hàn gắn vết thương sau chiến tranh chống Pháp. ( HTX vận tải Sông La Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy- UBND huyện Đức Thọ và sự chỉ đạo trực tiếp của Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh).
Sau khi thành lập, đoàn thuyền của HTX Sông La được điều đi phục vụ cho các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, HảI Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình.v.v.. Đến năm 1961 dược Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh điều về phục vụ cho hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đặc biệt là phục vụ cho Nhà máy đường Sông Lam- Nghệ An.
Đến năm 1964, Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, HTX vận tải Sông La được Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh giao nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, quân trang, quân dụng cho chiến trường Miền Nam mà chủ yếu là hai tuyến B1 và B2 từ Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn- Nghệ An vào Cầu Rác, Cẩm Hưng, Hương Khê, Kỳ Anh- Hà Tĩnh. Có thời điểm HTX được đưa một số phương tiện ra tận Hà nội, Hải phòng, Hà Bắc để nhận hàng hóa về cho tỉnh ( đi theo kênh Nhà Lê ).
Đến năm 1966, dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện Đức thọ, trực tiếp là Ty giao thông vận tải Hà tĩnh, HTX đã tự thành lập đội Thanh niên ba sẵn sàng với lực lượng nòng cốt là các đồng chí Đảng viên, Đoàn viên thanh niên đi làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa ở những nơi ác liệt nhất, vì lúc đó Đế quốc Mỹ đã phong tỏa bằng bom từ trường, thủy lôi dày đặc trên các tuyến sông như Sông Lam, Sông Nghèn, Sông Ngàn Sâu, Sông Rác… đăc biệt là các vùng trọng điểm như: Cửa Hội, Cảng Xuân Hải ( Nghi xuân Hà tĩnh), Cầu Cửa Tiền-Vinh, ngã ba Linh Cảm- Đức Thọ. Đội thanh niên ba sẵn sàng đã thực sự phát huy tác dụng, đã xung phong đi đầu trong các kế hoạch vận tải. Khi đi qua những khúc sông dày đăc thủy lôi, từ trường, đoàn đã ding bè nứa đi trước kéo phương tiện vận tảI đi sau để vượt qua các khúc sông nguy hiểm như sông Linh Cảm, Sông Nghèn, Sông Rác… Nhờ thế nên trong chiến dịch Bồng Sơn tháng 5/1966 HTX đã vận chuyển được hơn 2000 tấn quân trang, quân dụng cho chiến trường Miền Nam.
Cũng trong thời gian đó, Quân khu IV thành lập một binh trạm đóng tại Hói Bượm xã Đức Hòa- Đức Thọ với nhiệm vụ là tập kết hàng hóa tại quân khu để sau đo chuyển lên Hương Khê đi vào miền Nam. ( Binh trạm này do các Đ/c Chu Văn Thử, Kiều Xuân Vinh. Phạm Quang Thành phụ trách ). Trong một lần đoàn thuyền của HTX vận tải Sông La đang làm nhiệm vụ tại xã Hương Thu- huyện Hương khê thì bị máy bay Mỹ phát hiện và chúng đã đánh phá ác liệt làm hai thuyền chở xăng của HTX bị bốc cháy, một số người ra cứu phương tiện, hàng hóa đã bị hy sinh, phương tiện bị hỏng hoàn toàn.
Trong thời gian đó HTX nhận nhiệm vụ chở tà vẹt từ Thanh Chương Nghệ An đi ga Nam Định gồm 37 phươn tiện. Khi đi theo tuyến kênh Nhà Lê đã trót lọt, khi trở về nhận 350 tấn hàng hóa qua đoạn Sông Cấm- xã Nghi Hưng-Nghi Lộc- Nghệ An thì bị máy bay Mỹ oanh tạc làm 37 chiếc thuyền bị hư hỏng nặng, hàng hóa bị mất mát, một số người chết và bị thương.
Cũng trong thời gian đó, một đoàn thuyền nhân vận chuyển lương thực từ Nghi Xuân vào Cẩm hưng, khi qua ngã ba Sơn- xã Thạch Đỉnh- Thạch Hà thì bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt làm 18 tấn lương thực bị hang, một số người chết và bị thương.
Một đoàn thuyền khác được giao nhiệm vụ vận chuyển lương thực từ cầu Cửa Tiền- Vinh đã bị máy bay Mỹ đánh phá, một số người chết và bị thương, một số phương tiện bị hư hỏng, số phương tiện còn lại vẫn tiếp tục nhận hàng vượt qua Ba Ra Bến Thủy, dọc đường về qua đoạn sông Lam xã Hưng Nhân- huyện Hưng Nguyên thì bị thủy lôi nổ làm tan một thuyền và chết 4 người trong một gia đình ( Gia đình anh Nguyễn Xuân Tùng).
Trong một chuyến vận chuyển lương tực từ Nghi Xuân đi Chu Lễ- Hương Khê, khi đi qua địa phận xã Đức Nhân- Đức Thọ đã bị máy bay Mỹ đánh phá làm 5 người trong gia đinh ông Phạm Văn Vinh chết tại chổ.
Ngoài nhiệm vụ vận tải, HTX Vận tải Sông La còn làm nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông. Trong những lần bị đánh phá ác liệt, phương tiện bị phá huỷ và hư hỏng nặng. HTX đã tự lập ra một đội tu sửa và đóng mới để có phương tiện thực hiện các kế hoạch trên giao nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiều nhất, nhanh nhất, an toàn nhất cho chiến trường miền Nam.
Có thể nói rằng: trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nếu như các tuyến giao thông đường bộ đã đóng góp công lao to lớn phục vụ cho chiến trường miền Nam thì trên các tuyến giao thông đường sông cũng góp phần không kém, trong đó có xương máu và phương tiện vận tải của HTX vận tải Sông La- Đức Thọ- Hà Tĩnh, và nếu như trên đường bộ có các nốt giao thông trọng điểm trong chiến tranh như: Ngã Ba Đồng Lộc, Truông Bồn… gắn với tên tuổi của Mười cô gái Đồng Lộc; với các chiến sỹ Truông Bồn… thì ở đường sông cũng có các nốt giao thông trọng điểm như Bến Thủy,Cửa Tiền, Cửa Hội, Ba Ra Vinh, sông Ngàn Sâu, Ngã ba Linh Cảm, Sông Rác, Sông Nghèn…và ở đó có xương máu của cán bộ, xã viên, Đội Thanh niên Ba sẵn sàng của HTX vận tải Sông La- Đức Thọ- Hà Tĩnh đổ xuống trong chiến tranh.
HTX có một chi bộ Đảng gồm 25 Đảng viên trực thuộc Huyện ủy Đức Thọ; có con dấu riêng của chi ủy; có một chi đoàn thanh niên Cộng sản gồm 145 đoàn viên trực thuộc Huyện đoàn Đức Thọ cũng có con dấu riêng của chi đoàn; Có một chi hội phụ nữ gồm 250 hội viên trực thuộc Hội phụ nữ Huyện Đức Thọ.
Suốt thời gian từ tháng 8/1964 đến tháng 4/1975 HTX vận tảI Sông La đã vận chuyển được hơn 35.000 tấn hàng hóa phục vụ cho chiến trường miền Nam. Đầu năm 1964 HTX có hơn 800 tấn phương tiện, qua các đợt bị đánh phá đã hư hỏng gần hết, chỉ còn lại 200 tấn phương tiện.
HTX có117 con em lên đường nhập ngũ, trong đó có 18 người đã hy sinh và được Nhà nước công nhận là liệt sỹ; có 24 người hy sinh trong khi làm nhiệm vụ vận tải, nay đã được Nhà nước công nhận 06 người là liệt sỹ. Có 32 người là cán bộ lãnh đạo qua các nhiệm kỳ, nay còn lại 20 người ( 12 người đã chết do già yếu, bệnh tật).
Năm 1991, UBND huyện Đức Thọ có quyết định giải thể HTX vận tải Sông La mà không có định hướng chuyển đổi nghề nghiệp, để rồi từ đó cán bộ, xã viên của HTX “ Tùy nghi di tản”!?.
Đến nay, Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi mà HTX vận tải Sông La Đức Thọ Hà Tĩnh vẫn không được Nhà nước giải quyết cho một quyền lợi gì cả.
Ngày nay, các lớp cán bộ, xã viên đã già yếu, mất sức lao động vì trong chiến tranh họ đã mang hết sức lực phục vụ nhiệm vụ vận tảI, giữ gìn mạch máu giao thông!.
Nghĩ mà xót xa!
tin tức liên quan
Videos
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Thống kê truy cập
114511420
Hôm nay
283
Hôm qua
2336
Tuần này
21794
Tháng này
218293
Tháng qua
121356
Tất cả
114511420