Ống kính văn hoá

"Phố âm phủ"

Chưa bao giờ chuyện nhà đất lại nóng như hiện nay. Không chỉ lo nhà, lo đất cho người sống mà nhà nào, họ nào cũng lo đất  nghĩa trang, lo xây mồ mả cho tổ tiên, và ...cho mình! Lâu nay vẫn thường nghe nói và báo chí phản ánh chuyện xây lăng mộ to, cầu ký và tốn kém ở xứ Huế. Đọc báo thấy lạ. Ở xứ ta chưa có đến mức ấy nhưng quả thực đất đai nghĩa trang đang rất sốt ở khắp các vùng quê. Có nơi xí phần, tranh giành nhau kịch liệt. Hồi xưa là nghĩa trang chung của làng, của xã. Nay thì các dòng họ, các gia đình cố khoanh lấy và xây dựng khu mộ riêng cho mình. Phần lớn đất nghĩa trang ở nông thôn nay đều chật hẹp và khó khăn hơn trước. Đất nghĩa trang đã trở thành hàng hoá, thậm chí là khá đắt đỏ, không chỉ ở thành phố mà ở nông thôn. Có nơi một khoảnh đất ngĩa trang rộng 100m2 lên tới mấy chục triệu đồng. Sự nóng lên ấy một phần lớn là do tập quán tâm lý, và có cả khía cạnh tín ngưỡng, đạo đức của người Việt ta, lo cho người chết cho bằng thậm chí hơn người sống. Có như vậy mới là có hiếu, có nghĩa, có lễ. Mặt khác, còn do một số người làm ăn ở xa quê, lúc về già muốn hồi hương, "quay đầu về núi". Lại có nhiều người làm ăn khá nên cũng muốn tri ân tiên tổ, xây dựng mồ mả, nghĩa trang cho tiền nhân, họ tộc. Các dòng họ trong làng, trong xã "thi đua" nhau xây thật to, thật đẹp. Có những dòng họ xây dựng khu nghĩa trang tới vài trăm triệu đồng, thậm chí là tiền tỷ. Chúng tôi ghi vội mấy tấm ảnh khi chiều nay có dịp đi qua một xã thuộc vùng Chín Nam(Nam Đàn) để có thể hình dung một chút về phố của người chết, mà người dân còn có người gọi là phố âm phủ. Cũng xin nói đây chưa phải là "phố" tiêu biểu ở xứ ta, còn nhiều "phố" to,  lớn và đông đúc hơn nhiều.

.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441809

Hôm nay

2209

Hôm qua

2317

Tuần này

21713

Tháng này

216983

Tháng qua

112676

Tất cả

114441809