Diễn đàn
Cần tăng cường quản lý lễ hội
Trong những năm gần đây, thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống, rất nhiều các di tích, các công trình gắn liền với các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng được tu sửa, tôn tạo và đi cùng là hàng loạt các lễ hội cổ truyền được phục hồi.
Sân khấu hoá lễ hội
Đó là sự chuyển động đúng hướng, đáng trân trọng và nên khuyến khích. Các lễ hội đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo các tầng lớp, góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa đa dạng, phong phú của các cộng đồng, tăng cường mối cố kết, giúp cho mọi người hướng thiện, và tăng cường ổn định xã hội để phát triển.
Tuy nhiên, ở hầu hết các lễ hội trên địa bàn tỉnh ta, vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề cần khẩn trương xem xét để tăng cường hướng dẫn, quản lý.
Những thanh niên người Thái nhuộm tóc tại lễ hội Hang Bua
Cô gái Thái trong ngày hội
Vui chơi có thưởng
Thứ nhất, một số lễ hội khi được khôi phục, những người có trách nhiệm, nhất là cơ quan văn hóa các cấp còn thiếu đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng về lịch sử, tính chất, đặc điểm, diễn trình… bản nguyên của nó nên cách thức tổ chức, diễn trình các lễ hội phần nhiều giống nhau, không thể hiện được sự độc đáo, cái riêng, sự hấp dẫn của mỗi lễ hội.
Thứ hai, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa nguyên hợp thể hiện niềm tin tín ngưỡng của cộng đồng. Hạt nhân xuyên suốt của lễ hội là các nghi lễ thể hiện niềm tin, tình cảm, khát vọng của cộng đồng. Thế nhưng ở hầu hết các lễ hội, miền xuôi cũng như miền núi, đều bị sân khấu hóa quá mức làm giảm đi tính thiêng vốn có và tạo nên tâm lý “diễn hội” làm giảm sút sự lôi cuốn, sức hấp dẫn chân tín của văn hoá tâm linh.
Thứ ba, lễ hội thể hiện và gắn liền với truyền thống, bản sắc văn hóa của các cộng đồng, các tộc người. Tiếc rằng, một số lễ hội của các tộc người thiểu số ở miền núi hiện nay đã bị pha tạp nhiều văn hóa lễ hội của người Kinh. Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc bị chìm khuất bởi những tiếp thu thái quá và thiếu chọn lọc văn hóa bên ngoài.
Thứ tư, tình hình trật tự của hầu hết các lễ hội đang có những biểu hiện bất ổn. Nạn buôn thần bán thánh vẫn còn. Hàng mã đốt quá nhiều. Hàng quán tràn lan, giá cả lộn xộn. Tệ cờ bạc, công khai hoặc trá hình, còn nhiều. Môi trường bị ô nhiễm.
Thứ năm, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến các hiện tượng trên là do các cấp chính quyền còn bao sân, chưa để cho người dân tự chủ trong việc tổ chức lễ hội. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa của người dân, phải trả lại cho người dân. Các cấp chính quyền là người chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn chứ không thể làm thay người dân.
Lễ hội là một chân dung văn hóa tiêu biểu của cộng đồng. Bởi vậy, tăng cường công tác nghiên cứu, hướng dẫn và quản lý lễ hội theo hướng tôn trọng các giá trị truyền thống, hướng thiện, tổ chức an toàn, nề nếp là yêu cầu khẩn thiết đối với các cấp chính quyền, nhất là đối với các cơ quan văn hóa.
tin tức liên quan
Videos
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Một nước Nhật quá xa xôi!
Thống kê truy cập
114511768
Hôm nay
294
Hôm qua
2337
Tuần này
22142
Tháng này
218641
Tháng qua
121356
Tất cả
114511768