Cũng từ vùng đất địa linh nhân kiệt này, Phật giáo xuất hiện đầu tiên qua câu chuyện Chữ Đồng Tử học đạo với Đại sư Phật Quang trên núi Quỳnh Viên, gần cửa Sót (cửa Nam Giới) năm 294 trước công nguyên, thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Và qua khảo cổ học đã phát hiện bia ký Đại Tùy Cửu Chân quận Đạo Tràng Bảo An năm 618 TL vùng Cửu Chân (Thanh Hóa) nội dung ca tụng sinh hoạt tổ chức Phật giáo và viên Thứ sử Họ Lê, đã chứng minh cho thấy Phật giáo đã có một thời phát triển hưng thịnh tại vùng đất Châu Hoan, Châu Ái.
Cũng từ vùng đất lịch sử nầy, các nhà cầu pháp như Vận Kỳ, Khúy Xung, Trí Hoằng, Tuệ Diêm, Trí Hành, Đại Thừa Đăng,… (650 – 680 TL), người con xứ Châu Hoan, Châu Ái đã rời quê hương cầu pháp, hành đạo xứ người, mở đầu cho chương trình xuất dương du học và hoằng pháp hải ngoại của Phật giáo Việt Nam và các Ngài đều viên tịch ở nước ngoài.
Trên cơ sở trung tâm, thì trung tâm Phật giáo Hoan Châu, thủ phủ Nam Đàn có chùa Thiệu Long, có sông Lam hiền hòa chảy qua vùng đất trung tâm xứ Nghệ An xưa và nay, như thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ đề cập: “Cõi thơm vây bến Bắc. Chùa hoa nép sườn Nam. Cấp dưới cheo leo đá. Sóng vỗ nước hồ tan. Mây che trông cây tốt. Trời nắng ngó mây dang”.
Cũng tại vùng đất Châu Hoan này, năm 701 – 704, có cư sĩ người Trung Quốc là Thẩm Thuyên Kỳ đã bị lưu đày đến đây và học đạo với Thiền sư người Việt là Thượng Nhân Vô Ngại tại chùa Tĩnh Cư, núi Cửu Chân. Như trong An Nam chí lược, ghi: “Vượt biển đến Long Biên…” của Thẩm Thuyên Kỳ “Thường nghe quân Giao Chỉ, Nam giáp Xuyên Hồng Liền. Bốn mùa phần lạnh ít. Ba tháng trời chiếu nghiêng. Úy Đà từng giữ nước. Sĩ Nhiếp lâu qui tiên. Làng xóm liền nhà ở. Cá muối món xưa truyền. Người Việt xa vâng trĩ. Tướng Hán ngắm diều lên. Đẩu Bắc non cao vút. Gió Nam biển trào lên…” (Thường văn Giao Chỉ quân. Nam dự Quán Hùng Liền. Từ biểu phân hàng thiểu. Tam quang trí nhật thiên. Úy Đà tằng thủ quốc. Sĩ Nhiếp cửu du tuyền. Ấp ốc liên tì tại. Ngư diêm cực sản truyền. Việt nhân diêu bổng địch. Hán tướng hạ khan diên. Bắc đẩu sùng sơn quải. Nam phương trướng hải khiên…)
Đối với Thượng Nhân Vô Ngại, với tư cách là đệ tử, thi hào Thẩm Thuyên Kỳ có bài thơ ca tụng như sau:
Đại sĩ sinh Thiên Trúc Phân thân dạy Nhật Nam
Trong đời không phiền não Dưới núi tức Già lam
Suối con hương dựng cõi Núi vứt đá làm am
Chầu Thiền câu xanh mớm Trống giảng vượn trắng dòm
Dây yêu mây quấn vách Hoa luyến đá dưới đầm
Khe trôi sâu lại đẹp Rừng treo áo giặt xong
Đệ tử buồn không biết Y vương tiếc chưa bàn
Trí ngờ nghe bất nhị Mong muội liền quy Tam
Muốn xem nhân duyên lý Đày đi càng thêm buồn
May sao chiều khe Hổ Song Thọ núi mùi tan.
Đặc biệt, đã có những Thiền sư xuất thân hay liên hệ đến vùng đất Nghệ An thời cận đại – Tiền Lê, Hậu Lý, như:
- Thiền sư Ma Ha Ma Già người Chiêm Thành nhưng mang họ Dương, về sau cầu pháp với Pháp Thuận Đại sư (1029), cuối đời viên tịch tại Châu Hoan.
- Thiền sư Tịnh Giới (1106), đệ tử Bảo Giác Thiền sư, đời thứ 10 thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
- Thiền sư Y Sơn đời thứ 19 (1216), đệ tử Đại sư Viên Thông thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông ,…
- Vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) đánh Chiêm Thành, bị vua Chiêm là Chế Bồng Nga phục kích, gây tử thương, về đến chùa Diệc thì băng hà. Sau khi lễ khâm liệm Thánh thể nhà vua tại chùa Diệc, Tử Cung được cung nghinh về kinh thành Thăng Long.
Nhất là Phật giáo dưới thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng chùa Đại Tuệ trên núi Đại Huệ (1388) huyện Nam Đàn ngày nay để thờ Phật Bà Đại Tuệ, trấn giữ đất nhà Hồ và vùng phên dậu phương Nam giáp Chiêm Thành. Đặc biệt là cử công chúa Thái Dương ngày đêm cúng dường, lễ bái Tam bảo, vái van cầu nguyện cho dân an nước thịnh.
Trong thời Trịnh - Nguyễn, Phật giáo đàng trong, đàng ngoài cũng lần lượt phát triển, theo yêu cầu tín ngưỡng và đáp ứng lòng dân, giữ thế đứng cho hai vùng vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn,… Đàng ngoài thì có Minh Châu Hương Hải (1628 - 1715) người Thuận Hóa. Năm 1682, Thiền sư ra hành đạo Đàng Ngoài, để lại bài kệ Vô tướng bất hủ: “Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy. Nhạn vô di tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi Tâm” (Trời không cánh nhạn bay qua. Bóng in đáy nước, xóa nhòa một khi. Nhạn không để bóng làm gì, nước không giữ bóng bởi vì vô Tâm). Đàng Trong thì có Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, Đại Thâm Viên Khoan, Hòa thượng Thạch Liêm, Thiền sư Nguyên Thiều,... Đặc biệt, Thiền sư Nguyên Thiều đã để lại bài kệ Vô tướng như sau: “Vắng lặng, gương không bóng. Ngời ngời ngọc không hình. Rạng rỡ vật không vật. Quạnh quẽ nhưng chẳng không” (Tịch tịch kính vô ảnh. Minh minh Châu bất dung. Đường đường vật phi vật. Liêu liêu không vật không).
Vào thời kỳ Pháp thuộc, Phật giáo Việt Nam có lúc suy vi, nhưng nhờ tinh thần, phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Hoa năm 1914, do Thái Hư Đại sư khởi xướng. Phong trào ấy ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Khánh Hòa phát động phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam tại miền Nam vào năm 1920. Năm 1931, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học thành lập, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Sài gòn do Hòa thượng Khánh Hòa làm Hội Trưởng. Hội An Nam Phật học tại Trung kỳ được thành lập năm 1932, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm, Huế do Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám làm Hội trưởng; Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập năm 1934, do cụ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội được sự chứng minh của Quý Hòa thượng, Thượng tọa Thanh Hanh, Tuệ Tạng, Mật Ứng, Trí Hải, Thái Hòa, Tố Liên… Do đó, Phật giáo Nghệ An cũng được ảnh hưởng dưới sự lãnh đạo của Hội Phật giáo Bắc kỳ.
Năm 1951, Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm, Thuận Hóa (Huế), do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Hội chủ, Hòa thượng Trí Hải làm Phó Hội chủ, Hòa thượng Mật Ứng, Hòa thượng Tuệ Tạng làm Chứng minh Đạo sư.
Năm 1952, thành lập Giáo hội Tăng già Toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, do Hòa thượng Thích Trí Hải làm Trị sự Trưởng, Hòa thượng Tuệ Tạng là Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc.
Từ năm 1945 đến 1954, khi chiến tranh Việt – Pháp leo thang khốc liệt, Phật giáo Cứu quốc Liên khu 4 được thành lập tại chùa Tập Phúc, thành phố Vinh do Quý Thượng tọa Chơn Không, Tuệ Quang, Mật Thể, Trí Viên, Bích Không, Tâm Châu lãnh đạo, nhưng sau đó bộ phận lãnh đạo lần lượt phân tán mỏng, một số thì vào chiến khu, một số thì về thủ đô Hà Nội, phần lớn chư Tăng theo tiếng gọi non sông, cởi áo cà sa khoác chiến bào, lên đường tòng quân cứu nước.
Mặt khác, không thể không đề cập đến công đức giáo hóa, hành đạo của Hòa thượng Bích Không từ Nha Trang ra Huế, đến Quảng Trị rồi hành đạo tại chùa Diệc, Nghệ An. Ngài đã viên tịch năm 1954 tại chùa Diệc, bảo tháp còn lưu lại chùa Sắc Tứ Diệc Cổ Tùng Lâm, Vinh, Nghệ An.
Đặc biệt, Hòa thượng Mật Thể, nguyên quán Thanh Hóa sau một thời gian làm Phật sự tại chùa Tập Phúc, Nghệ An. Hòa thượng đã viên tịch năm 1961, để lại nhiều tác phẩm quý giá như: Việt Nam Phật giáo sử lược, Phật học yếu lược, Phật học dị giản, Kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa, Thế giới quan Phật giáo, Xuân đạo lý, Cải tổ Sơn Môn Huế,…
Từ đó cho thấy, chùa Tập Phúc là trụ sở của Phật giáo Nghệ An, chùa Sắc tứ Diệc Cổ Tùng Lâm là Đạo tràng tu học, đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nghệ An; và chùa Sư Nữ (Cần Linh) được thành lập vào thời Hậu Lê (1460) là Đạo tràng tu học của Ni chúng Phật giáo Nghệ An từ xưa cho đến nay.
Khi đất nước bị chia cắt do Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954, miền Bắc thuộc Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiến hành thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam năm 1958, do Hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng; Hòa thượng Thích Tuệ Tạng, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Cư sĩ Lê Đình Thám làm Phó Hội trưởng; Hòa thượng Thế Long, Thanh Cung, (Kim Cương Tử), Thuận Đức làm Ủy viên Thường trực; Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Chánh Văn phòng Trung ương Hội, nhưng chỉ hoạt động có hiệu quả chung quanh Thủ đô và một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Đông, Nam Định, Thanh Hóa…
Từ năm 1975 thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà, Phật giáo Nghệ An do hoàn cảnh chiến tranh hơn 30 năm tàn phá, nhất là năm 1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống của Hồ Chủ tịch, Phật giáo Nghệ An dường như mất trắng một thời gian dài. Rất may, còn lưu lại ngôi chùa Sư Nữ Cần Linh do Sư bà Diệu Viên, Diệu Niệm trụ trì, đã bám trụ bám làng để duy trì chùa cảnh. Ngày nay, cơ sở chùa Cần Linh là đạo tràng tu học của chư Ni Phật giáo Nghệ An và do Ni sư Diệu Nhân, Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh Nghệ An làm Trú trì.
Năm 1981, thống nhất Phật giáo cả nước, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hòa thượng Thích Đức Nhuận được Đại hội suy tôn làm Pháp chủ; Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I (1981 - 1987).
Trong thời gian này, Phật giáo Nghệ An cũng chưa có điều kiện để phục hoạt sau 50 năm vắng bóng chư Tăng và cơ sở không còn. Tuy nhiên, quý Phật tử lão niên, kỳ cựu, có tâm đạo đã ra Hà Nội, vào Huế, thành phố Hồ Chí Minh cung thỉnh chư Tôn đức ra Nghệ An khai đàn, tụng kinh, thuyết pháp, hướng dẫn các đạo tràng tu tập, như HT. Thích Bảo Nghiêm, HT. Thích Chơn Tế, HT. Thích Khế Chơn, TT. Thích Thanh Phong, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Giác Hạnh, TT. Thích Chơn Tính, TT. Thích Thường Chiếu,… Nhất là tìm lại những người con xứ Nghệ đang hành đạo phương xa như HT. Thích Minh Châu (Đinh Văn Nam), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Cư sĩ Minh Chi (Đinh Văn Vinh), Phó ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, là những người đang lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, nhưng luôn hướng về cội nguồn quê hương xứ Nghệ, đã quy y cho những Phật tử hữu duyên, do đó mà Phật giáo Nghệ An có điều kiện hồi sinh từ con số không.
Nhân duyên hội đủ, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ V (2002 - 2007), HT. Thích Thanh Tứ, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đã nhận thỉnh nguyện thư của đại diện Phật tử Nghệ An, thỉnh cầu Giáo hội công cử một vị Tăng có tài đức về hướng dẫn Phật tử tu học, sinh hoạt tín ngưỡng bước đầu để tiến tới thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An như các tỉnh, thành khác trong tổ chức chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thỉnh nguyện ấy đã được Trung ương Giáo hội chấp thuận và hứa thực hiện. Qua đó, Trung ương Giáo hội đã cử nhiều vị giáo phẩm tâm huyết như HT. Thích Bảo Nghiêm, TT. Thích Thanh Điện, TT. Thích Thanh Phong, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Minh Trí về hành đạo, gieo duyên với Phật tử và làm đầu mối kết thân, giao lưu, tạo sự cảm thông hiểu biết lẫn nhau giữa Phật giáo với chính quyền địa phương. Đặc biệt, TT. Thích Minh Trí đã trụ được lâu dài, nên Trung ương Giáo hội bổ nhiệm làm Trụ trì chùa Ân Hậu, thành phố Vinh. Thế là Phật giáo Nghệ An được hai cơ sở tín ngưỡng một Tăng và một Ni hoạt động, làm tiền đề cho công tác thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An.
Tuy nhiên, gần 02 nhiệm kỳ, công tác thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An cũng không thành. Cuối cùng, với quyết tâm cao và trách nhiệm phụ trách khu vực phía Bắc, HT. Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự nhận làm Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An nhiệm kỳ I, nhưng Hòa thượng đã lâm bệnh nan y. Công tác này chuyển giao lại cho HT. Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhận lãnh trách nhiệm mang tính lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau nhiều phiên họp mang tính tích cực, đoàn kết, hòa hợp và quyết tâm, trước ngày Giáo hội kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011), được sự quan tâm giúp đỡ cho phép của UBDN tỉnh, Đại hội Phật giáo Nghệ An diễn ra ngày 22, 23/9/2011 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh được sự chứng minh tối cao của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã suy cử HT. Thích Thanh Nhiễu làm Trưởng ban Trị sự; TT. Thích Thọ Lạc trụ trì chùa Đại Tuệ, huyện Nam Đàn làm Phó ban Thường trực; TT. Thích Thanh Phong (chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh), TT. Thích Minh Trí (chùa Ân Hậu, Tp. Vinh), ĐĐ. Thích Tâm Thành (chùa Cổ Am, huyện Diễn Châu), ĐĐ. Thích Minh Hương (chùa Lô Sơn, thị xã Cửa Lò), ĐĐ. Thích Viên Tựu (chùa Phúc Quang, huyện Hưng Nguyên), ĐĐ. Thích Bảo Quang (chùa Chung Linh, huyện Thanh Chương), NS. Diệu Nhân, ĐĐ. Thích Châu Quang (chùa Cần Linh, Tp. Vinh) làm Phó ban và thành viên Ban Trị sự nhiệm kỳ I (2011 - 2016). Văn phòng Tỉnh hội đặt tại số 6 đường Mai Hắc Đế, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ngay sau khi vừa thành lập Tỉnh hội, được sự quan tâm của Giáo hội, vào ngày 13/11/2011 Ban Trị sự Phật giáo Nghệ An đã vinh hạnh đón tiếp phái đoàn Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa làm trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự, đồng thời có hướng chỉ đạo truy tìm, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc cũng như văn hóa Phật giáo xứ Nghệ trong hiện tại và tương lai.
Mặt khác, để cụ thể hóa chương trình hành động về nguồn, ngày 06/4/2012 Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội đã có phiên họp cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã có kế hoạch và quyết định tổ chức tuần lễ Văn hóa Phật giáo tại thành phố Vinh, Nghệ An từ ngày 18 – 24/8/2012 để tìm hiểu và định hướng bảo tồn những di sản văn hóa của Phật giáo xứ Nghệ và dân tộc đã có gần 2000 năm qua, nhưng do thời gian và hoàn cảnh chiến tranh đã làm cho phai mờ và đi dần vào quên lãng, ý nguyện ấy giờ đây đã trở thành hiện thực.
Qua đó, với trách nhiệm và sự lãnh đạo của Ban Trị sự Phật giáo Nghệ An, sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan hữu quan tỉnh nhà, Giáo hội tin chắc rằng Phật giáo Nghệ An sẽ dần dần phát triển như xưa, nhất là phục hồi trên 500 cơ sở tự viện của tỉnh. Trước mắt là củng cố phát triển 23 cơ sở đã được công nhận, đang có trụ trì quản lý, hướng dẫn các đạo tràng Phật tử tu tập, hành đạo hữu hiệu. Phục dựng lại các lễ hội văn hóa Phật giáo và dân tộc dân gian. Tìm lại các di tích, di ảnh, văn bản của các bậc Thiền sư, tiền bối hữu công đối với Phật giáo xứ Nghệ; hình thành quyển lịch sử Phật giáo Nghệ An, xin đặt tên đường: Hòa thượng Mật Thể băng qua chùa Tập Phúc cũ, và đường Hòa thượng Bích Không ngang qua chùa Diệc Cổ Tùng Lâm, xây dựng hoàn thành Trụ sở Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An,… đấy là những công tác văn hóa Phật giáo cần thực hiện trong thời gian tới.
Tóm lại, Phật giáo Nghệ An sau 50 năm bị ẩn mờ do chiến tranh bị bom cày đạn xéo, mất trắng đã lâu, nay có đủ cơ duyên dưới bầu trời Chính pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm hình thành, phát triển và đồng hành cùng dân tộc trong suốt 2000 năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam; Phật giáo Nghệ An là đơn vị thứ 59 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần nối liền đạo mạch, sự hoạt động của GHPGVN từ Lạng Sơn đến Cà Mau trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và đất nước Việt Nam thân yêu ở thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo, làm Tốt đời Đẹp đạo, phụng sư chúng sinh là cúng dường chư Phật, xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh trong thời kỳ phát triển và hội nhập thế giới.
Tài liệu tham khảo:
-
Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim
-
Lãnh Nam Trích Quái – Trần Thế Pháp
-
Nghệ An đất phát nhân tài – Ninh Viết Cao
-
Thiền uyển tập anh – GS. Lê Mạnh Thát.
-
Thiền sư Việt Nam – HT. Thích Thanh Từ
-
Lịch sử Phật giáo Việt Nam – GS. Lê Mạnh Thát
-
Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
-
Mật Thể văn sao – Lệ Như sưu tập.
-
Kỷ yếu Đại hội Phật giáo Toàn quốc kỳ V GHPGVN (2002).
PHẬT GIÁO NGHỆ AN
TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như Đại Việt ngày xưa, tên vùng đất Nghệ An có từ thời điểm 1036, niên hiệu Thông Thụy thứ 3, đời vua Lý Thái tông khi chinh phạt Chiêm Thành thắng trận trở về, nhà vua đặt tên cho vùng Châu Hoan là Nghệ An. Như vậy, từ năm 1036 trở về trước cho đến năm 629 thuộc Châu Hoan. Từ năm 629 đến năm 43 TL là Giao Chỉ (Giao Châu). Do đó, khi gọi Châu Ái, Châu Hoan là bao gồm cả vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.
Cũng từ vùng đất địa linh nhân kiệt này, Phật giáo xuất hiện đầu tiên qua câu chuyện Chữ Đồng Tử học đạo với Đại sư Phật Quang trên núi Quỳnh Viên, gần cửa Sót (cửa Nam Giới) năm 294 trước công nguyên, thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Và qua khảo cổ học đã phát hiện bia ký Đại Tùy Cửu Chân quận Đạo Tràng Bảo An năm 618 TL vùng Cửu Chân (Thanh Hóa) nội dung ca tụng sinh hoạt tổ chức Phật giáo và viên Thứ sử Họ Lê, đã chứng minh cho thấy Phật giáo đã có một thời phát triển hưng thịnh tại vùng đất Châu Hoan, Châu Ái.
Cũng từ vùng đất lịch sử nầy, các nhà cầu pháp như Vận Kỳ, Khúy Xung, Trí Hoằng, Tuệ Diêm, Trí Hành, Đại Thừa Đăng,… (650 – 680 TL), người con xứ Châu Hoan, Châu Ái đã rời quê hương cầu pháp, hành đạo xứ người, mở đầu cho chương trình xuất dương du học và hoằng pháp hải ngoại của Phật giáo Việt Nam và các Ngài đều viên tịch ở nước ngoài.
Trên cơ sở trung tâm, thì trung tâm Phật giáo Hoan Châu, thủ phủ Nam Đàn có chùa Thiệu Long, có sông Lam hiền hòa chảy qua vùng đất trung tâm xứ Nghệ An xưa và nay, như thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ đề cập: “Cõi thơm vây bến Bắc. Chùa hoa nép sườn Nam. Cấp dưới cheo leo đá. Sóng vỗ nước hồ tan. Mây che trông cây tốt. Trời nắng ngó mây dang”.
Cũng tại vùng đất Châu Hoan này, năm 701 – 704, có cư sĩ người Trung Quốc là Thẩm Thuyên Kỳ đã bị lưu đày đến đây và học đạo với Thiền sư người Việt là Thượng Nhân Vô Ngại tại chùa Tĩnh Cư, núi Cửu Chân. Như trong An Nam chí lược, ghi: “Vượt biển đến Long Biên…” của Thẩm Thuyên Kỳ “Thường nghe quân Giao Chỉ, Nam giáp Xuyên Hồng Liền. Bốn mùa phần lạnh ít. Ba tháng trời chiếu nghiêng. Úy Đà từng giữ nước. Sĩ Nhiếp lâu qui tiên. Làng xóm liền nhà ở. Cá muối món xưa truyền. Người Việt xa vâng trĩ. Tướng Hán ngắm diều lên. Đẩu Bắc non cao vút. Gió Nam biển trào lên…” (Thường văn Giao Chỉ quân. Nam dự Quán Hùng Liền. Từ biểu phân hàng thiểu. Tam quang trí nhật thiên. Úy Đà tằng thủ quốc. Sĩ Nhiếp cửu du tuyền. Ấp ốc liên tì tại. Ngư diêm cực sản truyền. Việt nhân diêu bổng địch. Hán tướng hạ khan diên. Bắc đẩu sùng sơn quải. Nam phương trướng hải khiên…)
Đối với Thượng Nhân Vô Ngại, với tư cách là đệ tử, thi hào Thẩm Thuyên Kỳ có bài thơ ca tụng như sau:
Đại sĩ sinh Thiên Trúc Phân thân dạy Nhật Nam
Trong đời không phiền não Dưới núi tức Già lam
Suối con hương dựng cõi Núi vứt đá làm am
Chầu Thiền câu xanh mớm Trống giảng vượn trắng dòm
Dây yêu mây quấn vách Hoa luyến đá dưới đầm
Khe trôi sâu lại đẹp Rừng treo áo giặt xong
Đệ tử buồn không biết Y vương tiếc chưa bàn
Trí ngờ nghe bất nhị Mong muội liền quy Tam
Muốn xem nhân duyên lý Đày đi càng thêm buồn
May sao chiều khe Hổ Song Thọ núi mùi tan.
Đặc biệt, đã có những Thiền sư xuất thân hay liên hệ đến vùng đất Nghệ An thời cận đại – Tiền Lê, Hậu Lý, như:
- Thiền sư Ma Ha Ma Già người Chiêm Thành nhưng mang họ Dương, về sau cầu pháp với Pháp Thuận Đại sư (1029), cuối đời viên tịch tại Châu Hoan.
- Thiền sư Tịnh Giới (1106), đệ tử Bảo Giác Thiền sư, đời thứ 10 thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
- Thiền sư Y Sơn đời thứ 19 (1216), đệ tử Đại sư Viên Thông thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông ,…
- Vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) đánh Chiêm Thành, bị vua Chiêm là Chế Bồng Nga phục kích, gây tử thương, về đến chùa Diệc thì băng hà. Sau khi lễ khâm liệm Thánh thể nhà vua tại chùa Diệc, Tử Cung được cung nghinh về kinh thành Thăng Long.
Nhất là Phật giáo dưới thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng chùa Đại Tuệ trên núi Đại Huệ (1388) huyện Nam Đàn ngày nay để thờ Phật Bà Đại Tuệ, trấn giữ đất nhà Hồ và vùng phên dậu phương Nam giáp Chiêm Thành. Đặc biệt là cử công chúa Thái Dương ngày đêm cúng dường, lễ bái Tam bảo, vái van cầu nguyện cho dân an nước thịnh.
Trong thời Trịnh - Nguyễn, Phật giáo đàng trong, đàng ngoài cũng lần lượt phát triển, theo yêu cầu tín ngưỡng và đáp ứng lòng dân, giữ thế đứng cho hai vùng vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn,… Đàng ngoài thì có Minh Châu Hương Hải (1628 - 1715) người Thuận Hóa. Năm 1682, Thiền sư ra hành đạo Đàng Ngoài, để lại bài kệ Vô tướng bất hủ: “Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy. Nhạn vô di tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi Tâm” (Trời không cánh nhạn bay qua. Bóng in đáy nước, xóa nhòa một khi. Nhạn không để bóng làm gì, nước không giữ bóng bởi vì vô Tâm). Đàng Trong thì có Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, Đại Thâm Viên Khoan, Hòa thượng Thạch Liêm, Thiền sư Nguyên Thiều,... Đặc biệt, Thiền sư Nguyên Thiều đã để lại bài kệ Vô tướng như sau: “Vắng lặng, gương không bóng. Ngời ngời ngọc không hình. Rạng rỡ vật không vật. Quạnh quẽ nhưng chẳng không” (Tịch tịch kính vô ảnh. Minh minh Châu bất dung. Đường đường vật phi vật. Liêu liêu không vật không).
Vào thời kỳ Pháp thuộc, Phật giáo Việt Nam có lúc suy vi, nhưng nhờ tinh thần, phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Hoa năm 1914, do Thái Hư Đại sư khởi xướng. Phong trào ấy ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Khánh Hòa phát động phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam tại miền Nam vào năm 1920. Năm 1931, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học thành lập, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Sài gòn do Hòa thượng Khánh Hòa làm Hội Trưởng. Hội An Nam Phật học tại Trung kỳ được thành lập năm 1932, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm, Huế do Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám làm Hội trưởng; Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập năm 1934, do cụ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội được sự chứng minh của Quý Hòa thượng, Thượng tọa Thanh Hanh, Tuệ Tạng, Mật Ứng, Trí Hải, Thái Hòa, Tố Liên… Do đó, Phật giáo Nghệ An cũng được ảnh hưởng dưới sự lãnh đạo của Hội Phật giáo Bắc kỳ.
Năm 1951, Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm, Thuận Hóa (Huế), do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Hội chủ, Hòa thượng Trí Hải làm Phó Hội chủ, Hòa thượng Mật Ứng, Hòa thượng Tuệ Tạng làm Chứng minh Đạo sư.
Năm 1952, thành lập Giáo hội Tăng già Toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, do Hòa thượng Thích Trí Hải làm Trị sự Trưởng, Hòa thượng Tuệ Tạng là Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc.
Từ năm 1945 đến 1954, khi chiến tranh Việt – Pháp leo thang khốc liệt, Phật giáo Cứu quốc Liên khu 4 được thành lập tại chùa Tập Phúc, thành phố Vinh do Quý Thượng tọa Chơn Không, Tuệ Quang, Mật Thể, Trí Viên, Bích Không, Tâm Châu lãnh đạo, nhưng sau đó bộ phận lãnh đạo lần lượt phân tán mỏng, một số thì vào chiến khu, một số thì về thủ đô Hà Nội, phần lớn chư Tăng theo tiếng gọi non sông, cởi áo cà sa khoác chiến bào, lên đường tòng quân cứu nước.
Mặt khác, không thể không đề cập đến công đức giáo hóa, hành đạo của Hòa thượng Bích Không từ Nha Trang ra Huế, đến Quảng Trị rồi hành đạo tại chùa Diệc, Nghệ An. Ngài đã viên tịch năm 1954 tại chùa Diệc, bảo tháp còn lưu lại chùa Sắc Tứ Diệc Cổ Tùng Lâm, Vinh, Nghệ An.
Đặc biệt, Hòa thượng Mật Thể, nguyên quán Thanh Hóa sau một thời gian làm Phật sự tại chùa Tập Phúc, Nghệ An. Hòa thượng đã viên tịch năm 1961, để lại nhiều tác phẩm quý giá như: Việt Nam Phật giáo sử lược, Phật học yếu lược, Phật học dị giản, Kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa, Thế giới quan Phật giáo, Xuân đạo lý, Cải tổ Sơn Môn Huế,…
Từ đó cho thấy, chùa Tập Phúc là trụ sở của Phật giáo Nghệ An, chùa Sắc tứ Diệc Cổ Tùng Lâm là Đạo tràng tu học, đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nghệ An; và chùa Sư Nữ (Cần Linh) được thành lập vào thời Hậu Lê (1460) là Đạo tràng tu học của Ni chúng Phật giáo Nghệ An từ xưa cho đến nay.
Khi đất nước bị chia cắt do Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954, miền Bắc thuộc Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiến hành thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam năm 1958, do Hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng; Hòa thượng Thích Tuệ Tạng, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Cư sĩ Lê Đình Thám làm Phó Hội trưởng; Hòa thượng Thế Long, Thanh Cung, (Kim Cương Tử), Thuận Đức làm Ủy viên Thường trực; Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Chánh Văn phòng Trung ương Hội, nhưng chỉ hoạt động có hiệu quả chung quanh Thủ đô và một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Đông, Nam Định, Thanh Hóa…
Từ năm 1975 thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà, Phật giáo Nghệ An do hoàn cảnh chiến tranh hơn 30 năm tàn phá, nhất là năm 1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống của Hồ Chủ tịch, Phật giáo Nghệ An dường như mất trắng một thời gian dài. Rất may, còn lưu lại ngôi chùa Sư Nữ Cần Linh do Sư bà Diệu Viên, Diệu Niệm trụ trì, đã bám trụ bám làng để duy trì chùa cảnh. Ngày nay, cơ sở chùa Cần Linh là đạo tràng tu học của chư Ni Phật giáo Nghệ An và do Ni sư Diệu Nhân, Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh Nghệ An làm Trú trì.
Năm 1981, thống nhất Phật giáo cả nước, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hòa thượng Thích Đức Nhuận được Đại hội suy tôn làm Pháp chủ; Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I (1981 - 1987).
Trong thời gian này, Phật giáo Nghệ An cũng chưa có điều kiện để phục hoạt sau 50 năm vắng bóng chư Tăng và cơ sở không còn. Tuy nhiên, quý Phật tử lão niên, kỳ cựu, có tâm đạo đã ra Hà Nội, vào Huế, thành phố Hồ Chí Minh cung thỉnh chư Tôn đức ra Nghệ An khai đàn, tụng kinh, thuyết pháp, hướng dẫn các đạo tràng tu tập, như HT. Thích Bảo Nghiêm, HT. Thích Chơn Tế, HT. Thích Khế Chơn, TT. Thích Thanh Phong, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Giác Hạnh, TT. Thích Chơn Tính, TT. Thích Thường Chiếu,… Nhất là tìm lại những người con xứ Nghệ đang hành đạo phương xa như HT. Thích Minh Châu (Đinh Văn Nam), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Cư sĩ Minh Chi (Đinh Văn Vinh), Phó ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, là những người đang lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, nhưng luôn hướng về cội nguồn quê hương xứ Nghệ, đã quy y cho những Phật tử hữu duyên, do đó mà Phật giáo Nghệ An có điều kiện hồi sinh từ con số không.
Nhân duyên hội đủ, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ V (2002 - 2007), HT. Thích Thanh Tứ, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đã nhận thỉnh nguyện thư của đại diện Phật tử Nghệ An, thỉnh cầu Giáo hội công cử một vị Tăng có tài đức về hướng dẫn Phật tử tu học, sinh hoạt tín ngưỡng bước đầu để tiến tới thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An như các tỉnh, thành khác trong tổ chức chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thỉnh nguyện ấy đã được Trung ương Giáo hội chấp thuận và hứa thực hiện. Qua đó, Trung ương Giáo hội đã cử nhiều vị giáo phẩm tâm huyết như HT. Thích Bảo Nghiêm, TT. Thích Thanh Điện, TT. Thích Thanh Phong, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Minh Trí về hành đạo, gieo duyên với Phật tử và làm đầu mối kết thân, giao lưu, tạo sự cảm thông hiểu biết lẫn nhau giữa Phật giáo với chính quyền địa phương. Đặc biệt, TT. Thích Minh Trí đã trụ được lâu dài, nên Trung ương Giáo hội bổ nhiệm làm Trụ trì chùa Ân Hậu, thành phố Vinh. Thế là Phật giáo Nghệ An được hai cơ sở tín ngưỡng một Tăng và một Ni hoạt động, làm tiền đề cho công tác thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An.
Tuy nhiên, gần 02 nhiệm kỳ, công tác thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An cũng không thành. Cuối cùng, với quyết tâm cao và trách nhiệm phụ trách khu vực phía Bắc, HT. Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự nhận làm Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An nhiệm kỳ I, nhưng Hòa thượng đã lâm bệnh nan y. Công tác này chuyển giao lại cho HT. Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhận lãnh trách nhiệm mang tính lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau nhiều phiên họp mang tính tích cực, đoàn kết, hòa hợp và quyết tâm, trước ngày Giáo hội kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011), được sự quan tâm giúp đỡ cho phép của UBDN tỉnh, Đại hội Phật giáo Nghệ An diễn ra ngày 22, 23/9/2011 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh được sự chứng minh tối cao của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã suy cử HT. Thích Thanh Nhiễu làm Trưởng ban Trị sự; TT. Thích Thọ Lạc trụ trì chùa Đại Tuệ, huyện Nam Đàn làm Phó ban Thường trực; TT. Thích Thanh Phong (chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh), TT. Thích Minh Trí (chùa Ân Hậu, Tp. Vinh), ĐĐ. Thích Tâm Thành (chùa Cổ Am, huyện Diễn Châu), ĐĐ. Thích Minh Hương (chùa Lô Sơn, thị xã Cửa Lò), ĐĐ. Thích Viên Tựu (chùa Phúc Quang, huyện Hưng Nguyên), ĐĐ. Thích Bảo Quang (chùa Chung Linh, huyện Thanh Chương), NS. Diệu Nhân, ĐĐ. Thích Châu Quang (chùa Cần Linh, Tp. Vinh) làm Phó ban và thành viên Ban Trị sự nhiệm kỳ I (2011 - 2016). Văn phòng Tỉnh hội đặt tại số 6 đường Mai Hắc Đế, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ngay sau khi vừa thành lập Tỉnh hội, được sự quan tâm của Giáo hội, vào ngày 13/11/2011 Ban Trị sự Phật giáo Nghệ An đã vinh hạnh đón tiếp phái đoàn Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa làm trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự, đồng thời có hướng chỉ đạo truy tìm, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc cũng như văn hóa Phật giáo xứ Nghệ trong hiện tại và tương lai.
Mặt khác, để cụ thể hóa chương trình hành động về nguồn, ngày 06/4/2012 Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội đã có phiên họp cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã có kế hoạch và quyết định tổ chức tuần lễ Văn hóa Phật giáo tại thành phố Vinh, Nghệ An từ ngày 18 – 24/8/2012 để tìm hiểu và định hướng bảo tồn những di sản văn hóa của Phật giáo xứ Nghệ và dân tộc đã có gần 2000 năm qua, nhưng do thời gian và hoàn cảnh chiến tranh đã làm cho phai mờ và đi dần vào quên lãng, ý nguyện ấy giờ đây đã trở thành hiện thực.
Qua đó, với trách nhiệm và sự lãnh đạo của Ban Trị sự Phật giáo Nghệ An, sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan hữu quan tỉnh nhà, Giáo hội tin chắc rằng Phật giáo Nghệ An sẽ dần dần phát triển như xưa, nhất là phục hồi trên 500 cơ sở tự viện của tỉnh. Trước mắt là củng cố phát triển 23 cơ sở đã được công nhận, đang có trụ trì quản lý, hướng dẫn các đạo tràng Phật tử tu tập, hành đạo hữu hiệu. Phục dựng lại các lễ hội văn hóa Phật giáo và dân tộc dân gian. Tìm lại các di tích, di ảnh, văn bản của các bậc Thiền sư, tiền bối hữu công đối với Phật giáo xứ Nghệ; hình thành quyển lịch sử Phật giáo Nghệ An, xin đặt tên đường: Hòa thượng Mật Thể băng qua chùa Tập Phúc cũ, và đường Hòa thượng Bích Không ngang qua chùa Diệc Cổ Tùng Lâm, xây dựng hoàn thành Trụ sở Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An,… đấy là những công tác văn hóa Phật giáo cần thực hiện trong thời gian tới.
Tóm lại, Phật giáo Nghệ An sau 50 năm bị ẩn mờ do chiến tranh bị bom cày đạn xéo, mất trắng đã lâu, nay có đủ cơ duyên dưới bầu trời Chính pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm hình thành, phát triển và đồng hành cùng dân tộc trong suốt 2000 năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam; Phật giáo Nghệ An là đơn vị thứ 59 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần nối liền đạo mạch, sự hoạt động của GHPGVN từ Lạng Sơn đến Cà Mau trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và đất nước Việt Nam thân yêu ở thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo, làm Tốt đời Đẹp đạo, phụng sư chúng sinh là cúng dường chư Phật, xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh trong thời kỳ phát triển và hội nhập thế giới.
Tài liệu tham khảo:
-
Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim
-
Lãnh Nam Trích Quái – Trần Thế Pháp
-
Nghệ An đất phát nhân tài – Ninh Viết Cao
-
Thiền uyển tập anh – GS. Lê Mạnh Thát.
-
Thiền sư Việt Nam – HT. Thích Thanh Từ
-
Lịch sử Phật giáo Việt Nam – GS. Lê Mạnh Thát
-
Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
-
Mật Thể văn sao – Lệ Như sưu tập.
-
Kỷ yếu Đại hội Phật giáo Toàn quốc kỳ V GHPGVN (2002).
PHẬT GIÁO NGHỆ AN
TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như Đại Việt ngày xưa, tên vùng đất Nghệ An có từ thời điểm 1036, niên hiệu Thông Thụy thứ 3, đời vua Lý Thái tông khi chinh phạt Chiêm Thành thắng trận trở về, nhà vua đặt tên cho vùng Châu Hoan là Nghệ An. Như vậy, từ năm 1036 trở về trước cho đến năm 629 thuộc Châu Hoan. Từ năm 629 đến năm 43 TL là Giao Chỉ (Giao Châu). Do đó, khi gọi Châu Ái, Châu Hoan là bao gồm cả vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.
Cũng từ vùng đất địa linh nhân kiệt này, Phật giáo xuất hiện đầu tiên qua câu chuyện Chữ Đồng Tử học đạo với Đại sư Phật Quang trên núi Quỳnh Viên, gần cửa Sót (cửa Nam Giới) năm 294 trước công nguyên, thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Và qua khảo cổ học đã phát hiện bia ký Đại Tùy Cửu Chân quận Đạo Tràng Bảo An năm 618 TL vùng Cửu Chân (Thanh Hóa) nội dung ca tụng sinh hoạt tổ chức Phật giáo và viên Thứ sử Họ Lê, đã chứng minh cho thấy Phật giáo đã có một thời phát triển hưng thịnh tại vùng đất Châu Hoan, Châu Ái.
Cũng từ vùng đất lịch sử nầy, các nhà cầu pháp như Vận Kỳ, Khúy Xung, Trí Hoằng, Tuệ Diêm, Trí Hành, Đại Thừa Đăng,… (650 – 680 TL), người con xứ Châu Hoan, Châu Ái đã rời quê hương cầu pháp, hành đạo xứ người, mở đầu cho chương trình xuất dương du học và hoằng pháp hải ngoại của Phật giáo Việt Nam và các Ngài đều viên tịch ở nước ngoài.
Trên cơ sở trung tâm, thì trung tâm Phật giáo Hoan Châu, thủ phủ Nam Đàn có chùa Thiệu Long, có sông Lam hiền hòa chảy qua vùng đất trung tâm xứ Nghệ An xưa và nay, như thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ đề cập: “Cõi thơm vây bến Bắc. Chùa hoa nép sườn Nam. Cấp dưới cheo leo đá. Sóng vỗ nước hồ tan. Mây che trông cây tốt. Trời nắng ngó mây dang”.
Cũng tại vùng đất Châu Hoan này, năm 701 – 704, có cư sĩ người Trung Quốc là Thẩm Thuyên Kỳ đã bị lưu đày đến đây và học đạo với Thiền sư người Việt là Thượng Nhân Vô Ngại tại chùa Tĩnh Cư, núi Cửu Chân. Như trong An Nam chí lược, ghi: “Vượt biển đến Long Biên…” của Thẩm Thuyên Kỳ “Thường nghe quân Giao Chỉ, Nam giáp Xuyên Hồng Liền. Bốn mùa phần lạnh ít. Ba tháng trời chiếu nghiêng. Úy Đà từng giữ nước. Sĩ Nhiếp lâu qui tiên. Làng xóm liền nhà ở. Cá muối món xưa truyền. Người Việt xa vâng trĩ. Tướng Hán ngắm diều lên. Đẩu Bắc non cao vút. Gió Nam biển trào lên…” (Thường văn Giao Chỉ quân. Nam dự Quán Hùng Liền. Từ biểu phân hàng thiểu. Tam quang trí nhật thiên. Úy Đà tằng thủ quốc. Sĩ Nhiếp cửu du tuyền. Ấp ốc liên tì tại. Ngư diêm cực sản truyền. Việt nhân diêu bổng địch. Hán tướng hạ khan diên. Bắc đẩu sùng sơn quải. Nam phương trướng hải khiên…)
Đối với Thượng Nhân Vô Ngại, với tư cách là đệ tử, thi hào Thẩm Thuyên Kỳ có bài thơ ca tụng như sau:
Đại sĩ sinh Thiên Trúc Phân thân dạy Nhật Nam
Trong đời không phiền não Dưới núi tức Già lam
Suối con hương dựng cõi Núi vứt đá làm am
Chầu Thiền câu xanh mớm Trống giảng vượn trắng dòm
Dây yêu mây quấn vách Hoa luyến đá dưới đầm
Khe trôi sâu lại đẹp Rừng treo áo giặt xong
Đệ tử buồn không biết Y vương tiếc chưa bàn
Trí ngờ nghe bất nhị Mong muội liền quy Tam
Muốn xem nhân duyên lý Đày đi càng thêm buồn
May sao chiều khe Hổ Song Thọ núi mùi tan.
Đặc biệt, đã có những Thiền sư xuất thân hay liên hệ đến vùng đất Nghệ An thời cận đại – Tiền Lê, Hậu Lý, như:
- Thiền sư Ma Ha Ma Già người Chiêm Thành nhưng mang họ Dương, về sau cầu pháp với Pháp Thuận Đại sư (1029), cuối đời viên tịch tại Châu Hoan.
- Thiền sư Tịnh Giới (1106), đệ tử Bảo Giác Thiền sư, đời thứ 10 thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
- Thiền sư Y Sơn đời thứ 19 (1216), đệ tử Đại sư Viên Thông thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông ,…
- Vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) đánh Chiêm Thành, bị vua Chiêm là Chế Bồng Nga phục kích, gây tử thương, về đến chùa Diệc thì băng hà. Sau khi lễ khâm liệm Thánh thể nhà vua tại chùa Diệc, Tử Cung được cung nghinh về kinh thành Thăng Long.
Nhất là Phật giáo dưới thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng chùa Đại Tuệ trên núi Đại Huệ (1388) huyện Nam Đàn ngày nay để thờ Phật Bà Đại Tuệ, trấn giữ đất nhà Hồ và vùng phên dậu phương Nam giáp Chiêm Thành. Đặc biệt là cử công chúa Thái Dương ngày đêm cúng dường, lễ bái Tam bảo, vái van cầu nguyện cho dân an nước thịnh.
Trong thời Trịnh - Nguyễn, Phật giáo đàng trong, đàng ngoài cũng lần lượt phát triển, theo yêu cầu tín ngưỡng và đáp ứng lòng dân, giữ thế đứng cho hai vùng vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn,… Đàng ngoài thì có Minh Châu Hương Hải (1628 - 1715) người Thuận Hóa. Năm 1682, Thiền sư ra hành đạo Đàng Ngoài, để lại bài kệ Vô tướng bất hủ: “Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy. Nhạn vô di tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi Tâm” (Trời không cánh nhạn bay qua. Bóng in đáy nước, xóa nhòa một khi. Nhạn không để bóng làm gì, nước không giữ bóng bởi vì vô Tâm). Đàng Trong thì có Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, Đại Thâm Viên Khoan, Hòa thượng Thạch Liêm, Thiền sư Nguyên Thiều,... Đặc biệt, Thiền sư Nguyên Thiều đã để lại bài kệ Vô tướng như sau: “Vắng lặng, gương không bóng. Ngời ngời ngọc không hình. Rạng rỡ vật không vật. Quạnh quẽ nhưng chẳng không” (Tịch tịch kính vô ảnh. Minh minh Châu bất dung. Đường đường vật phi vật. Liêu liêu không vật không).
Vào thời kỳ Pháp thuộc, Phật giáo Việt Nam có lúc suy vi, nhưng nhờ tinh thần, phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Hoa năm 1914, do Thái Hư Đại sư khởi xướng. Phong trào ấy ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Khánh Hòa phát động phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam tại miền Nam vào năm 1920. Năm 1931, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học thành lập, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Sài gòn do Hòa thượng Khánh Hòa làm Hội Trưởng. Hội An Nam Phật học tại Trung kỳ được thành lập năm 1932, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm, Huế do Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám làm Hội trưởng; Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập năm 1934, do cụ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội được sự chứng minh của Quý Hòa thượng, Thượng tọa Thanh Hanh, Tuệ Tạng, Mật Ứng, Trí Hải, Thái Hòa, Tố Liên… Do đó, Phật giáo Nghệ An cũng được ảnh hưởng dưới sự lãnh đạo của Hội Phật giáo Bắc kỳ.
Năm 1951, Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm, Thuận Hóa (Huế), do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Hội chủ, Hòa thượng Trí Hải làm Phó Hội chủ, Hòa thượng Mật Ứng, Hòa thượng Tuệ Tạng làm Chứng minh Đạo sư.
Năm 1952, thành lập Giáo hội Tăng già Toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, do Hòa thượng Thích Trí Hải làm Trị sự Trưởng, Hòa thượng Tuệ Tạng là Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc.
Từ năm 1945 đến 1954, khi chiến tranh Việt – Pháp leo thang khốc liệt, Phật giáo Cứu quốc Liên khu 4 được thành lập tại chùa Tập Phúc, thành phố Vinh do Quý Thượng tọa Chơn Không, Tuệ Quang, Mật Thể, Trí Viên, Bích Không, Tâm Châu lãnh đạo, nhưng sau đó bộ phận lãnh đạo lần lượt phân tán mỏng, một số thì vào chiến khu, một số thì về thủ đô Hà Nội, phần lớn chư Tăng theo tiếng gọi non sông, cởi áo cà sa khoác chiến bào, lên đường tòng quân cứu nước.
Mặt khác, không thể không đề cập đến công đức giáo hóa, hành đạo của Hòa thượng Bích Không từ Nha Trang ra Huế, đến Quảng Trị rồi hành đạo tại chùa Diệc, Nghệ An. Ngài đã viên tịch năm 1954 tại chùa Diệc, bảo tháp còn lưu lại chùa Sắc Tứ Diệc Cổ Tùng Lâm, Vinh, Nghệ An.
Đặc biệt, Hòa thượng Mật Thể, nguyên quán Thanh Hóa sau một thời gian làm Phật sự tại chùa Tập Phúc, Nghệ An. Hòa thượng đã viên tịch năm 1961, để lại nhiều tác phẩm quý giá như: Việt Nam Phật giáo sử lược, Phật học yếu lược, Phật học dị giản, Kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa, Thế giới quan Phật giáo, Xuân đạo lý, Cải tổ Sơn Môn Huế,…
Từ đó cho thấy, chùa Tập Phúc là trụ sở của Phật giáo Nghệ An, chùa Sắc tứ Diệc Cổ Tùng Lâm là Đạo tràng tu học, đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nghệ An; và chùa Sư Nữ (Cần Linh) được thành lập vào thời Hậu Lê (1460) là Đạo tràng tu học của Ni chúng Phật giáo Nghệ An từ xưa cho đến nay.
Khi đất nước bị chia cắt do Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954, miền Bắc thuộc Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiến hành thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam năm 1958, do Hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng; Hòa thượng Thích Tuệ Tạng, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Cư sĩ Lê Đình Thám làm Phó Hội trưởng; Hòa thượng Thế Long, Thanh Cung, (Kim Cương Tử), Thuận Đức làm Ủy viên Thường trực; Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Chánh Văn phòng Trung ương Hội, nhưng chỉ hoạt động có hiệu quả chung quanh Thủ đô và một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Đông, Nam Định, Thanh Hóa…
Từ năm 1975 thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà, Phật giáo Nghệ An do hoàn cảnh chiến tranh hơn 30 năm tàn phá, nhất là năm 1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống của Hồ Chủ tịch, Phật giáo Nghệ An dường như mất trắng một thời gian dài. Rất may, còn lưu lại ngôi chùa Sư Nữ Cần Linh do Sư bà Diệu Viên, Diệu Niệm trụ trì, đã bám trụ bám làng để duy trì chùa cảnh. Ngày nay, cơ sở chùa Cần Linh là đạo tràng tu học của chư Ni Phật giáo Nghệ An và do Ni sư Diệu Nhân, Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh Nghệ An làm Trú trì.
Năm 1981, thống nhất Phật giáo cả nước, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hòa thượng Thích Đức Nhuận được Đại hội suy tôn làm Pháp chủ; Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I (1981 - 1987).
Trong thời gian này, Phật giáo Nghệ An cũng chưa có điều kiện để phục hoạt sau 50 năm vắng bóng chư Tăng và cơ sở không còn. Tuy nhiên, quý Phật tử lão niên, kỳ cựu, có tâm đạo đã ra Hà Nội, vào Huế, thành phố Hồ Chí Minh cung thỉnh chư Tôn đức ra Nghệ An khai đàn, tụng kinh, thuyết pháp, hướng dẫn các đạo tràng tu tập, như HT. Thích Bảo Nghiêm, HT. Thích Chơn Tế, HT. Thích Khế Chơn, TT. Thích Thanh Phong, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Giác Hạnh, TT. Thích Chơn Tính, TT. Thích Thường Chiếu,… Nhất là tìm lại những người con xứ Nghệ đang hành đạo phương xa như HT. Thích Minh Châu (Đinh Văn Nam), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Cư sĩ Minh Chi (Đinh Văn Vinh), Phó ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, là những người đang lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, nhưng luôn hướng về cội nguồn quê hương xứ Nghệ, đã quy y cho những Phật tử hữu duyên, do đó mà Phật giáo Nghệ An có điều kiện hồi sinh từ con số không.
Nhân duyên hội đủ, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ V (2002 - 2007), HT. Thích Thanh Tứ, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đã nhận thỉnh nguyện thư của đại diện Phật tử Nghệ An, thỉnh cầu Giáo hội công cử một vị Tăng có tài đức về hướng dẫn Phật tử tu học, sinh hoạt tín ngưỡng bước đầu để tiến tới thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An như các tỉnh, thành khác trong tổ chức chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thỉnh nguyện ấy đã được Trung ương Giáo hội chấp thuận và hứa thực hiện. Qua đó, Trung ương Giáo hội đã cử nhiều vị giáo phẩm tâm huyết như HT. Thích Bảo Nghiêm, TT. Thích Thanh Điện, TT. Thích Thanh Phong, TT. Thích Thọ Lạc, TT. Thích Minh Trí về hành đạo, gieo duyên với Phật tử và làm đầu mối kết thân, giao lưu, tạo sự cảm thông hiểu biết lẫn nhau giữa Phật giáo với chính quyền địa phương. Đặc biệt, TT. Thích Minh Trí đã trụ được lâu dài, nên Trung ương Giáo hội bổ nhiệm làm Trụ trì chùa Ân Hậu, thành phố Vinh. Thế là Phật giáo Nghệ An được hai cơ sở tín ngưỡng một Tăng và một Ni hoạt động, làm tiền đề cho công tác thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An.
Tuy nhiên, gần 02 nhiệm kỳ, công tác thành lập Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An cũng không thành. Cuối cùng, với quyết tâm cao và trách nhiệm phụ trách khu vực phía Bắc, HT. Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự nhận làm Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An nhiệm kỳ I, nhưng Hòa thượng đã lâm bệnh nan y. Công tác này chuyển giao lại cho HT. Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhận lãnh trách nhiệm mang tính lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau nhiều phiên họp mang tính tích cực, đoàn kết, hòa hợp và quyết tâm, trước ngày Giáo hội kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011), được sự quan tâm giúp đỡ cho phép của UBDN tỉnh, Đại hội Phật giáo Nghệ An diễn ra ngày 22, 23/9/2011 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh được sự chứng minh tối cao của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã suy cử HT. Thích Thanh Nhiễu làm Trưởng ban Trị sự; TT. Thích Thọ Lạc trụ trì chùa Đại Tuệ, huyện Nam Đàn làm Phó ban Thường trực; TT. Thích Thanh Phong (chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh), TT. Thích Minh Trí (chùa Ân Hậu, Tp. Vinh), ĐĐ. Thích Tâm Thành (chùa Cổ Am, huyện Diễn Châu), ĐĐ. Thích Minh Hương (chùa Lô Sơn, thị xã Cửa Lò), ĐĐ. Thích Viên Tựu (chùa Phúc Quang, huyện Hưng Nguyên), ĐĐ. Thích Bảo Quang (chùa Chung Linh, huyện Thanh Chương), NS. Diệu Nhân, ĐĐ. Thích Châu Quang (chùa Cần Linh, Tp. Vinh) làm Phó ban và thành viên Ban Trị sự nhiệm kỳ I (2011 - 2016). Văn phòng Tỉnh hội đặt tại số 6 đường Mai Hắc Đế, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ngay sau khi vừa thành lập Tỉnh hội, được sự quan tâm của Giáo hội, vào ngày 13/11/2011 Ban Trị sự Phật giáo Nghệ An đã vinh hạnh đón tiếp phái đoàn Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa làm trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự, đồng thời có hướng chỉ đạo truy tìm, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc cũng như văn hóa Phật giáo xứ Nghệ trong hiện tại và tương lai.
Mặt khác, để cụ thể hóa chương trình hành động về nguồn, ngày 06/4/2012 Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội đã có phiên họp cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã có kế hoạch và quyết định tổ chức tuần lễ Văn hóa Phật giáo tại thành phố Vinh, Nghệ An từ ngày 18 – 24/8/2012 để tìm hiểu và định hướng bảo tồn những di sản văn hóa của Phật giáo xứ Nghệ và dân tộc đã có gần 2000 năm qua, nhưng do thời gian và hoàn cảnh chiến tranh đã làm cho phai mờ và đi dần vào quên lãng, ý nguyện ấy giờ đây đã trở thành hiện thực.
Qua đó, với trách nhiệm và sự lãnh đạo của Ban Trị sự Phật giáo Nghệ An, sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan hữu quan tỉnh nhà, Giáo hội tin chắc rằng Phật giáo Nghệ An sẽ dần dần phát triển như xưa, nhất là phục hồi trên 500 cơ sở tự viện của tỉnh. Trước mắt là củng cố phát triển 23 cơ sở đã được công nhận, đang có trụ trì quản lý, hướng dẫn các đạo tràng Phật tử tu tập, hành đạo hữu hiệu. Phục dựng lại các lễ hội văn hóa Phật giáo và dân tộc dân gian. Tìm lại các di tích, di ảnh, văn bản của các bậc Thiền sư, tiền bối hữu công đối với Phật giáo xứ Nghệ; hình thành quyển lịch sử Phật giáo Nghệ An, xin đặt tên đường: Hòa thượng Mật Thể băng qua chùa Tập Phúc cũ, và đường Hòa thượng Bích Không ngang qua chùa Diệc Cổ Tùng Lâm, xây dựng hoàn thành Trụ sở Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An,… đấy là những công tác văn hóa Phật giáo cần thực hiện trong thời gian tới.
Tóm lại, Phật giáo Nghệ An sau 50 năm bị ẩn mờ do chiến tranh bị bom cày đạn xéo, mất trắng đã lâu, nay có đủ cơ duyên dưới bầu trời Chính pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm hình thành, phát triển và đồng hành cùng dân tộc trong suốt 2000 năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam; Phật giáo Nghệ An là đơn vị thứ 59 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần nối liền đạo mạch, sự hoạt động của GHPGVN từ Lạng Sơn đến Cà Mau trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và đất nước Việt Nam thân yêu ở thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo, làm Tốt đời Đẹp đạo, phụng sư chúng sinh là cúng dường chư Phật, xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh trong thời kỳ phát triển và hội nhập thế giới.
Tài liệu tham khảo:
-
Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim
-
Lãnh Nam Trích Quái – Trần Thế Pháp
-
Nghệ An đất phát nhân tài – Ninh Viết Cao
-
Thiền uyển tập anh – GS. Lê Mạnh Thát.
-
Thiền sư Việt Nam – HT. Thích Thanh Từ
-
Lịch sử Phật giáo Việt Nam – GS. Lê Mạnh Thát
-
Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp
-
Mật Thể văn sao – Lệ Như sưu tập.
-
Kỷ yếu Đại hội Phật giáo Toàn quốc kỳ V GHPGVN (2002).