Sự hình thành các lễ hội là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân, thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của các cộng đồng. Lễ hội, vì vậy, là diện mạo, là trầm tích văn hoá của các cộng đồng cư dân.
Sự hình thành các lễ hội là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân, thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của các cộng đồng. Lễ hội, vì vậy, là diện mạo, là trầm tích văn hoá của các cộng đồng cư dân.
Khoảng hơn 10 năm nay, cùng với cả nước, trên địa bàn Nghệ An đã có nhiều lễ hội cổ truyền được phục hồi, nhiều lễ hội mới được hình thành. Một phần nhờ có các lễ hội mà đời sống tinh thần của người dân phong phú hơn, cộng đồng được gắn kết hơn, truyền thống và tiềm năng văn hoá của người dân được khơi dậy, phát huy. Tuy nhiên, càng ngày các lễ hội càng bộc lộ nhiều hơn các hiện tượng không phù hợp hoặc thậm chí là lệch lạc, tiêu cực. Do thiếu sự nghiên cứu kĩ càng nên cách thức tổ chức, trình thức của nhiều lễ hội gần giống nhau, sự độc đáo riêng có của các lễ hội hầu hết không còn. Thậm chí lễ hội của đồng bào thiểu số cũng được hướng dẫn làm cho giống lễ hội của đồng bào Kinh miền xuôi…từ trình thức cho đến các nội dung của lễ hội. Bản sắc văn hoá tộc người ở một số lễ hội của đồng bào thiểu số ngày càng mờ nhạt. Sự lạm dụng sân khấu hoá đã làm biến dạng, thậm chí mai một trình thức, nghi lễ cổ truyền, làm sai lạc các lớp ý nghĩa của lễ hội. Một số lễ hội mới được hình thành theo lối giả cổ đã không đem lại kết quả như mong đợi, thậm chí làm giảm đi ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật, nội dung lịch sử được tôn vinh. Tính thiêng ở nhiều lễ hội hoặc đã bị lợi dụng bởi mê tín dị đoan hoặc trở nên mờ nhạt bởi các nội dung lạc lõng với tâm thức truyền thống của cộng đồng.
Hàng quán tràn lan ở các lễ hội
Việc đảm bảo văn minh, an toàn, vệ sinh …trong việc tổ chức các lễ hội có biểu hiện ngày càng sa sút hơn. Nhiều lễ hội như một phiên chợ quê với đủ các chủng loại hàng hoá. Hương khói tràn lan, ở đâu cũng thắp, từ các mô đất cho đến các gốc cây. Bói toán, buôn thần bán thánh tràn lan. Người người xin xăm, người người viết sớ. Cờ gian bạc bịp cũng công khai. Kẻ gian ngang nhiên trộm cắp tài sản của khách hành hương. Không gian lễ hội nhiều nơi biến thành chốn lạc hậu và ô nhiễm cả về văn hoá và môi trường tự nhiên.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do hành chính hoá quá mức việc tổ chức các lễ hội. Chính quyền nhà nước cấp tỉnh và huyện vẫn bao cấp, làm thay người dân và chính quyền cơ sở quá nhiều. Vai trò tự quản của người dân chưa được đề cao. Người dân là chủ thể của các lễ hội nhưng vẫn phải thụ động chấp hành sự quản lý, điều hành trực tiếp và thậm chí còn chồng chéo của các cơ quan nhà nước các cấp. Việc hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn còn hời hợt; Việc quản lý vẫn thiếu chặt chẽ, thiếu kiên quyết, mới nhìn xét hiện tượng mà chưa chú trọng nguyên nhân bản chất.
Trò chơi ăn tiền cũng tràn lan
Nội dung, hình thức, trình thức… các lễ hội có thể chuyển dịch, điều chỉnh theo sự vận động của lịch sử, không nhất thành bất biến, nhưng triết lý, ý nghĩa của nó có sự kết tinh và ổn định lâu dài trong đời sống văn hoá – tinh thần của cộng đồng. Bởi vậy, việc tổ chức, quản lý phải tôn trọng quy luật tồn tại khách quan của lễ hội, phải đề cao vai trò chủ thể của người dân đối với các lễ hội. Các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, tạo các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng thực hành lễ hội hơn là làm thay vai trò của người dân./.
251
2280
251
226276
122920
114558733