Con Rồng cháu Tiên. Rồng nằm trong huyền thoại của chúng ta và chúng ta hảnh diện. Điều đó chính thống, không ai chối cải .
Bên trời Âu, các em bé được ru bởi các truyện «công chúa ngủ trong rừng» hay «Bạch Tuyết và bảy chú lùn» và cả một thế giới thần tiên – Nhưng tôi chưa bao giờ đưa các con cháu tôi đến các khu giải trí của Disneyland mặc dù các khu này tái tạo lại những chuyện cổ tích ấy.
Vì sao ?
Vì trí tưỡng tượng của các cháu rất là phong phú. Các cháu đủ khả năng để thêu dệt những hình ảnh tuyệt mỹ. Trong khi đó Disneyland, hay những khu vui chơi đồng loại, chỉ cung cấp màu mè và thô kệch, với những trò giải trí ồn ào, cho đám đông. Những sinh hoạt giết chết trí sáng tạo của mỗi bé.
Chuyện về rồng cũng thế.
Chưa ai tận mắt thấy rồng thế nào. Nhưng mỗi một trong chúng ta ôm ấp biết bao nhiêu là hình ảnh về rồng : cá chép ngậm ngọc vượt sóng hóa rồng, truyền thuyết về rồng một mắt ở thành Cổ Loa, Thăng Long và giấc mơ rồng bay của vua Lý công Uẩn. Các nhà khoa học thì tìm thấy nguồn gốc và dáng dấp của rồng qua các khủng long …
Bây giờ ta không cần phải tưởng tượng nữa. Cứ về Đà Nẳng, ghé qua cầu sông Hàn thì sẽ gặp rồng.http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/ky-thuat-khong-cho-phep-lam-dau-rong-ngang-cao/
Một con rồng không đẹp.
Đà Nẵng thành … Đại sứ của Disneyland. Còn tôi, tôi đã diện kiến con rồng này, yên lành và thanh nhã, trong một Viện bảo tàng ở Dusseldorf [Ảnh trên].

Cầu Rồng ở Đà Nẵng [mô hình thiết kế(trên) và cầu đã thi công(dưới)]