Văn hoá học đường

Không cho điểm học sinh ở lớp 1?

Đó là một thay đổi tốt ?

Trước nhất, bỏ chấm điểm xếp hạng, nhất là cho các bé mới lên sáu, là một việc tốt. Vì trường học là nơi tập tành sống với người khác và thu thập kiến thức chứ không là một sân chơi đầy chế tài. Nhưng việc này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng chưa ?

 Những thí dụ cụ thể đưa ra trong bài báo có nằm trong văn kiện hay không ?

«Bài làm tốt, đáng khen”  “Thầy /cô rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé”. “Bài của em đã hoàn thành khá tốt. Để đạt kết quả tốt hơn, em cần…”.

“Em đã hoàn thành bài làm, nếu rèn thêm … em sẽ có kết quả tốt hơn"

 “Bài làm đạt yêu cầu. Nếu em chú ý những vấn đề như … thì kết quả sẽ tốt hơn".

“Em cần nỗ lực nhiều hơn, cần … và … thầy/ cô tin chắc em sẽ có kết quả tốt hơn”

 “Em đã cố gắng thực hiện bài làm. Nếu lưu ý những điểm như … em sẽ có kết quả cao hơn”. : “Em đã có nhiều tiến bộ trong việc... và thầy/ cô rất tự hào về em”.

Nếu các lời bình này nằm trong văn kiện thì ...lạ thật. Trong khi đó những thuyết minh triết lý vì sao không được cho điểm học sinh lớp 1 không thấy bàn đến. Cả những tiêu chỉ đánh giá nữa.

Thật vậy, các lời bình của giáo viên, bài tốt hay còn kém mà tốt hay kém theo tiêu chí nào hay chỉ cảm tính qua nhận xét chung chung của giáo viên ?

Trước khi làm bài đánh giá, trò có được biết các tiêu chỉ này hay không ?  Và trò đã được dạy một cách thíc ứng với hình thức và tiêu chỉ đánh giá hay không ?

Không rõ ràng trên các tiêu chỉ thì làm sao trẻ có thể hiểu mà cố gắng làm bài hoặc sau đó hoàn thiện hay làm tốt hơn và tự đánh giá ?

Nếu không,  thay một điểm số bằng một lời bình chỉ  là  một thay đổi phiến diện với những lổ hổng chưa giải quyết.

Rốt cuộc, đánh giá không có số chỉ thay đổi hình thức nhưng nội dung không thay đổi.

Chuyện dạy học không thể chỉ làm trên văn bản. Trước nhất bổn phận của sở Giáo dục là lo quản lý ngành. Phương pháp sư phạm là lĩnh vực riêng của trường Sư phạm hay cùng lắm là của cơ quan Thanh tra – với điều kiện là cơ quan Thanh tra có chức vụ đào tạo thường xuyên cho các giáo viên - 

Thế có nghĩa là khi cho ra đời một chính sách mới hay thay đổi chương trình học, ...thông thường ta cần những  khóa đào tạo để các giáo viên thấu triệt hầu áp dụng hay «thi hành» những đổi mới ấy.

Tu nghiệp bồi dưỡng là một nhu cầu và bổn phận của giáo viên mỗi năm mà.

Đưa những mẫu câu cú nhận xétcho giáo viên lại có thể làm mất trí sáng tạo của họ – những nhà sư phạm này, trên hiện trường, đứng trước một bài kiểm tra đặc thù, biết rõ học sinh tác giả của bài kiểm tra, ... sẽ có khả năng, hơn ai hết, biết mình phải phê bình như thế nào cho «hợp người, hợp cảnh».

Đánh giá sự tiếp thu của trò, trong quá trình học và dạy, nằm ở cuối đường.

Muốn cho sự đánh giá  có ý nghĩa như một công cụ kiểm tra kết quả của công việc đã qua hầu có thể nắm rõ tình hình chỗ nào đã xong, chỗ nào chưa hoàn chỉnh để có thể đi tiếp thì ít nhất phải giải quyết phần nguồn gốc – tiếng Pháp gọi là vấn đề en amont – tức là phần trên núi, chỗ mà nước chảy ra -

Một cách cụ thể, phương thức đánh giá tùy triết lý học và dạy  chủ đích của ta là dạy trẻ cái gì ? để trẻ trở thành ai? Ta sẽ dạy trẻ như thế nào, phương pháp học và dạy ... và từ đó ta sẽ đánh giá quá trình học của trẻ theo tiêu chí nào ? Và cuối cùng đánh giá ra sao ?

 Bàn tới chuyện không cho điểm học sinh lớp 1, trong khi các câu hỏi tiền đề chưa giải quyết, e sẽ không thay đổi tình thế bao nhiêu.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114558418

Hôm nay

216

Hôm qua

2384

Tuần này

21977

Tháng này

225961

Tháng qua

122920

Tất cả

114558418