Văn hoá học đường

Đổi mới đánh giá trong giáo dục

Trong vấn đề Đổi mới toàn bộ giáo dục, Bộ trưởng Phạm vũ Luận vừa tuyên bố: «Dứt khoát phải thay đổi cách thi, cách đánh giá người học”.

 http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dut-khoat-phai-thay-doi-cach-thi-cach-danh-gia-nguoi-hoc/324739.gd

Ông nói: “Việc kiểm tra đánh giá định kì thường xuyên cũng như thi (thi hết môn, thi hết năm học, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh) đều phải thay đổi chứ không như bây giờ.

Đổi mới cách thi và đánh giá thì không phải chỉ giáo viên đánh giá học sinh mà học sinh tự đánh giá nhau, học sinh sẽ đánh giá sự đánh giá của cô giáo, đòi hỏi công khai, dân chủ và trong môi trường công khai và dân chủ thì ít chỗ cho sự dối trá và lừa lọc».

Tất cả những gì Bộ trưởng vừa nói trên đều đúng nhưng không dễ thực hiện.

Vì nhiều lý do:

. muốn thay đổi cách đánh giá phải biết tại sao cách đánh giá hiện thời không đúng và không đúng chỗ nào

. muốn đánh giá khác đi thì phải biết khác đi chỗ nào, vì sao, … sau đó mới tìm phương thức và dụng cụ đánh giá thích hợp hơn. Phương thức và dụng cụ đánh giá phải còn tùy trình độ của học trò. Đánh giá ở trường trung học khác đánh giá các em ở tiểu học chẳng hạn

. muốn học sinh tự đánh giá nhau, đánh giá sự đánh giá của cô giáo phải «dạy» chúng từ triết lý đến tâm lý và thực hành cho thao tác này. Đó là một quá trình cần thời gian, không thể ngủ một đêm sáng ra là các em có thể thực hiện được.

.

Học để biết, học để làm, học để sống cùng với nhau, … mấy chữ đó của UNESCO mọi người đều thuộc nằm lòng. Trong mấy chữ đó không có chữ nào cho đánh giá.

Đánh giá là một công cụ để đạt được những chủ đích của việc học mà UNESCO nêu ra. Phải ngầm hiểu mà thôi. Đánh giá nằm trong quá trình học.

Nhưng đánh giá cái gì, đánh giá cách nào, vào thời điểm nào, với dụng cụ cụ thể ra sao, ai đánh giá, ai kiểm tra sự đánh giá, …Những câu hỏi đó được nghiên cứu chưa ? Và các diễn viên trong giáo dục (thầy, trò, thanh tra, quản lý, …) đã quán triệt các điểm đó chưa ?

Ở châu Âu, vấn đề đánh giá là vấn đề làm các nhà giáo dục … mất ăn mất ngủ từ hơn nửa thế kỷ nay.

. Tại sao phải đánh giá ? Đánh giá chế tài, đánh giá xếp hạng  hay đánh giá đào tạo. Ai đánh giá ?

. Đánh giá các tiếp cận tri thức hay đánh giá kỷ năng ? Đánh giá khả năng trả bài, đánh giá khả năng ứng dụng hay đánh giá khả năng làm, khả năng sống hay khả năng thích ứng thay đổi (les savoir-restitution, d’application, savoir-faire, savoir-être, savoir-devenir).

. Những tiêu chỉ nào để đánh giá đúng nhất ? Cơ sở nào cho các tiêu chỉ đó ?

. Đánh giá lúc nào (trong học trình, cuối học trình, …) ?

. Dụng cụ đánh giá (thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm ?)

Những «thao thức» đó đòi hỏi phải biết rõ triết lý của giáo dục, quyền của người đi học, có tự do hàn lâm hay không, chương trình giáo dục, phương pháp sư phạm, … Và nhu cầu đào tạo giáo viên, dĩ nhiên rồi !

Và chưa chắc hệ thống đánh giá ở trường học ở Âu châu hiện thời là hoàn chỉnh. Cách đây gần ba năm, tôi có viết bài này

http://huynhmai.org/2013/04/21/ban-ve-cach-thuc-cham-diem-hoc-tro/

Trừ phi có một cây đũa thần giúp đổi mới đánh giá trong giáo dục như Bộ trưởng chỉ thị./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114558420

Hôm nay

218

Hôm qua

2384

Tuần này

21979

Tháng này

225963

Tháng qua

122920

Tất cả

114558420