Hôm nay báo Vnnet đưa tin này: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/162181/-lap–cong-tru-so-huyen-bang-non-bo.html
Theo đó, giới thẩm quyền của huyện Nghi Xuân, Hà tỉnh, giải thích việc lấp ngỏ vào của trụ sở UBND.
Hôm nay báo Vnnet đưa tin này: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/162181/-lap–cong-tru-so-huyen-bang-non-bo.html
Theo đó, giới thẩm quyền của huyện Nghi Xuân, Hà tỉnh, giải thích việc lấp ngỏ vào của trụ sở UBND.
Tựu chung bốn giải thích là:
. ngõ chính đi vào trụ sở ít người dùng
. cốt ý là tạo cảnh quang môi trường chứ không vì lý do tâm linh hay làm «bình phong chắn gió chướng» gì cả
. tổn phí là do hai doanh nghiệp trong vùng tặng chứ không phải chi vào ngân sách.
. cảnh quang non bộ to lớn đó là do lãnh đạo trước làm. Hiện vì trời mưa nên không sửa chửa được nhưng sẽ phá bỏ công trình thêm vào này.
Vài suy nghĩ của một người qua đường:
Việt nam ta giàu thật. Các cơ quan công quyền nào cũng đồ sộ. Gần đây, tháp đôi của Bình Dương, trụ sở hành chính mới vừa khai trương, xem gần giống như khách sạn Marina Bay Sands ở Singapore. Bình Dương rõ là một thành phố công nghiệp đang lên. Chỉ tiếc là công nhân làm việc ở Bình Dương còn phải sống vất vả chật vật …
Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân cũng to lớn hoành tráng, một toà nhà với ba tầng nổi. Có nhiều lối ra vào nên lãnh đạo có thể chắn cả một lối ra vào mà không gây khó khăn.
Tạo cảnh quang môi trường là một lo lắng chính thống. Con người càng ngày càng xâm lấn một cách tàn bạo thiên nhiên. Nhiều nhà bảo vệ môi trường đã lên tiếng. Nhiều kiến trúc sư cũng cố gắng thiết kế hòa hợp với môi trường.
Nhưng tạo cảnh quang môi trường không có nghĩa là áp đặt vào đó thêm một công trình … giả tạo. Một non bộ rộng 8 mét và cao 4 mét quả là … ấn tượng.
Xã hội hóa chi phí ? Đồng ý. Chi phí của việc chắn cổng ra vào của trụ sợ hành chính là do hai xí nghiệp trong vùng tặng. Nhưng ta phải biết cái logic của kinh tế thị trường: các xí nghiệp không bao giờ tài trợ vô điều kiện hay cho không như một mạnh thường quân. Thông thường các tài trợ đi từ các xí nghiệp là có những toan tính đi kèm. Ít nhất là để tô vẻ cho thương hiệu, phục vụ mục đích thương mại hay để hối lộ, dọn đường cho những bước tiếp theo. Kinh tế thị trường có những luật của nó. Cái «hóa đơn» cuối cùng cũng là do dân trả chứ không ai khác.
Lãnh đạo trước chắn cổng, lãnh đạo sau tái tạo lại. Chi phí kể cả chi phí về thời gian và môi trường các lãnh đạo có tính chưa ? Nếu cái cổng đó không ai dùng – lý do khởi thủy – thì tại sao phải tái tạo khôi phục lại?
Xin không có kết luận.
2247
2436
21083
220019
121356
114513146