Trong bài “Một nhận xét về thao tác trích dẫn…” trên vanhoanghean.com ngày 9-7-2014, Đỗ Kiên Cường (ĐKC) viết:
Trường hợp 1: Về nơi thuần hóa lúa nước
Trong bài “Một nhận xét về thao tác trích dẫn…” trên vanhoanghean.com ngày 9-7-2014, Đỗ Kiên Cường (ĐKC) viết:
Trường hợp 1: Về nơi thuần hóa lúa nước
Trong bài Lại trả lời Bùi Xuân Đính.., để bác bỏ quan điểm những người thuộc nền văn hóa Hòa Bình… đã thuần hóa lúa nước và mang kỹ thuật tiên tiến đó tới Hoa Nam, Tạ Đức đã dẫn các bằng chứng khảo cổ học về lúa nước tại vùng hồ Động Đình (tất nhiên rồi!). Và ông bồi thêm cú đánh quyết định, khi viết “năm 2011, một nghiên cứu của các học giả tại bốn trường đại học Mỹ đã cung cấp bằng chứng di truyền (DNA) vững chắc nhất, xác định nơi duy nhất thuần hóa lúa dại là vùng Dương Tử (tức vùng hồ Động Đình)”.
Vẫn thường xuyên theo dõi tuần san Thông báo của Viện hàn lâm khoa học Mỹ…, tôi xin khẳng định rằng, thông tin ông Tạ Đức đưa ra vừa đúng vừa sai. Đúng vì trên PNAS năm 2011, nhà khoa học Molina và đồng sự đã đưa ra bằng chứng phân tử chứng tỏ lúa nước chỉ được thuần hóa một lần, chứ không phải hai lần như Londo và đồng sự đã chứng tỏ năm 2006, cũng trên PNAS... Trong bài báo của mình, nhóm Molina không hề khẳng định lúa nước được thuần hóa tại lưu vực Dương Tử! … Có thể thấy là tuy chưa đến mức “gọt chân cho vừa giầy” (như trường hợp 2 sau đây), nhưng Tạ Đức đã trích dẫn tài liệu tham khảo theo kiểu vơ vào để giành lợi thế trong tranh luận khoa học.
Trường hợp 2: Nguồn gốc của phở
Tạ Đức cho rằng phở có nguồn gốc từ món Ngưu nhục phấn của người Quảng Đông, Trung Quốc (Nguồn gốc người Việt - người Mường, trang 409). Theo tôi đây là minh họa điển hình cho sự “gọt chân cho vừa giầy” của Tạ Đức.
Nguồn gốc của phở, món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, vẫn gây nhiều tranh cãi, với ba giả thuyết chính. Đó là gốc Pháp (món thịt bò hầm Pot-au-feu, người Việt đọc trại là phở), gốc Trung Quốc (món Ngưu nhục phấn, người Quảng Đông rao bán là Ngầu - yụk - phẳn, người Việt đọc trại là phở), và gốc Việt (món xáo trâu). Nếu là nhà khoa học thực sự công tâm và nắm vững các thao tác khoa học, Tạ Đức cần dẫn ra cả ba giả thuyết và nói rõ cái sai của hai giả thuyết kia và khẳng định cái đúng của giả thuyết gốc Trung Quốc. Tuy nhiên với ông, vì người Việt có nguồn gốc thiên di từ Hoa Nam, nên hai giả thuyết gốc Pháp và gốc Việt không đáng để ông xem xét! (Cá nhân tôi thì tin rằng, phở có nguồn gốc từ món xáo trâu thuần Việt. Bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm hiểu ba giả thuyết nói trên qua các công cụ tìm kiếm trên mạng).
Về trường hợp 1, câu trả lời đầu tiên cho ĐKC là câu kết luận sau đây mà tôi đã cắt dán nguyên xi từ bản tóm tắt bài báo của nhóm Molina có trên mạng:[1]
Finally, we date the origin of domestication at ∼8,200–13,500 y ago, depending on the molecular clock estimate that is used, which is consistent with known archaeological data that suggests rice was first cultivated at around this time in the Yangtze Valley of China.Cuối cùng, chúng tôi định niên đại của việc thuần hóa lúa khoảng 8200-13500 năm trước ( phụ thuộc vào đồng hồ phân tử được dùng), điều này phù hợp với các tư liệu khảo cổ đã biết cho thấy lúa có thể đã được trồng đầu tiên vào khoảng thời gian đó ở vùng lưu vực Dương Tử, Trung Quốc.
Chỉ trích dẫn đoạn trên, tôi xin dành cho bạn đọc quyền xem xét và đánh giá kiểu trích dẫn và đọc hiểu tài liệu tham khảo của ĐKC là cái kiểu gì và để giành cái gì ???
Cũng cần lưu ý thêm ĐKC rằng, trong sách tôi cũng như trong bài viết, khi đưa ra kết luận cho đến nay vẫn được thừa nhận rộng rãi rằng vùng hồ Động Đình là nơi thuần hóa đầu tiên cây lúa châu Á, tôi đã nêu kết quả nghiên cứu của 4 trường đại học Mỹ trên như là một bằng chứng di truyền hỗ trợ cho các bằng chứng khảo cổ (hóa thạch lúa hoang, dấu tích đồ gốm, công cụ, nhà cửa, làng mạc của các văn hóa của người trồng lúa) và các bằng chứng dân tộc học ( những truyền thuyết và tín ngưỡng liên quan tới Thần Nông) vốn tập trung ở vùng trung và hạ lưu Dương Tử. Trong việc xác định quê hương cây lúa, bằng chứng khảo cổ có ý nghĩa quyết định.
Về trường hợp 2, cần nói rõ, trong sách tôi ( tr 409) tôi viết :
Học giả Nguyễn Dư [2] đã chứng minh phở có gốc từ món ngưu nhục phấn (bánh gạo thịt bò), gọi tắt là nhục phấn. Tên gọi món đó trong văn của Tản Đà chuyển thành nhục phơ và cuối cùng thành phở. Hai bức tranh dân gian trong sưu tập tranh Oger, một vẽ một người Hoa ( để tóc đuôi sam kiểu thời Thanh) bán phở rong cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội, một vẽ một thùng nước dùng có chữ hàng nhục phấn bằng chữ Hoa khẳng định điều nói trên.
Như vậy, không phải tự tôi cho rằng phở có nguồn gốc Quảng Đông mà đúng ra, tôi nhất trí với quan điểm trên của Nguyễn Dư trong bài viết mà tôi đã nêu rõ xuất xứ. Trong bài viết đó , Nguyễn Dư đã dẫn cả 3 giả thuyết và chỉ ra cái sai của giả thuyết phở<pot de feu tức có gốc Pháp. Và điều quan trọng là ông đã đưa ra 3 bằng chứng đầy tính thuyết phục khó ai có thể bác bỏ: hai bức tranh và bài văn của Tản Đà.
Vì thế, đòi hỏi của ĐKC là hoàn toàn vô lý và chứng tỏ ở trường hợp này, ông không hề “công tâm và nắm vững các thao tác khoa học” như ông đòi hỏi ở người khác.
Việc ĐKC tin phở có gốc từ món sáo trâu là quyền của ông, vậy là “một người rất quan tâm tới khoa học xã hội”, ông nghĩ thế nào về 3 bằng chứng nêu trên? Và ông sẽ lý giải thế nào về việc từ chỉ món“ sáo trâu”, vốn là từ thuần Việt lại chuyển thành từ “phở” vốn là một từ vô nghĩa trong tiếng Việt?
Điều cần nhấn mạnh là, vấn đề nguồn gốc của phở không hề có liên quan trực tiếp tới quan điểm người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc của tôi. Thực tế, người Việt đã tiếp thu và cải biến món ngưu nhục phấn thành món phở ( như đã tiếp thu các món mì vằn thắn, lạc rang húng lìu, kẹo xìu.v.v) từ di dân Hoa Kiều. Trong sách tôi, phở, cùng với Truyện Kiều và tranh Đông Hồ là 3 ví dụ hay 3 bằng chứng tiêu biểu cho quan điểm của tôi về mối quan hệ biện chứng giữa truyền bá –tiếp thu-đổi mới-sáng tạo trong văn hóa Việt Nam. Do không đọc kỹ (dù chỉ một trang của cuốn sách), ĐKC đã đưa ra một nhận xét hoàn toàn chủ quan và võ đoán.
Nêu trường hợp nguồn gốc của phở, ĐKC cho rằng đó là “minh họa điển hình cho sự “gọt chân cho vừa giầy” của tôi, ý nói do tôi có sẵn giả thuyết về nguồn gốc phương Bắc của người Việt, nên phải đi tìm các bằng chứngcố lắp vào giả thuyết đó.
Có thực vậy không?
Trong sách tôi, để có một giả thuyết mới về nguồn gốc phương Bắc của văn hóa Phùng Nguyên gắn với người Phùng Nguyên, tôi đã phân tích 4 giả thuyết đã có của 4 học giả hàng đầu Việt Nam và thế giới, trong đó có 3 giả thuyết nêu nguồn gốc phương Bắc. Từ đó, tôi kết hợp, điều chỉnh các luận cứ, bổ xung các bằng chứng cho giả thuyết hợp lý nhất của nhà khảo cổ học Úc Peter Bellwood.
Tương tự, để có một giả thuyết mới về nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn-người Đông Sơn, tôi cũng dựa trên 7 giả thuyết đã có.
Tóm lại, các giả thuyết của tôi là sự kế thừa và phát triển các giả thuyết của những người đi trước chứ không phải do tôi tự đề ra.
Trong khoa học, nhất là khoa học xã hội, có nhiều giả thuyết được hình thành từ một số bằng chứng ban đầu và chỉ được chứng minh hay xác quyết với các bằng chứng khác có tính thuyết phục. Đó là một quá trình lâu dài và việc nghiên cứu nhiều khi chỉ là việc đi tìm các bằng chứng. Nhiều bằng chứng, ví dụ các bằng chứng khảo cổ học, chỉ có thể “nói” được thông qua sự so sánh, phân tích của người nghiên cứu. Câu “nhà khoa học phải để các bằng chứng cất lên tiếng nói của chính mình, từ đó hình thành nên ý tưởng hoặc giả thuyết khoa học; chứ không được đề ra giả thuyết rồi đi tìm bằng chứng phù hợp với giả thuyết đó. Nói cách khác, cần đóng giầy (giả thuyết khoa học) phù hợp với bàn chân (bằng chứng khách quan), chứ không phải gọt chân cho vừa giầy” của ĐKC nghe có vẻ hay ho, nhưng thực ra là rỗng tuếch.
Dù biết ĐKC chưa đọc hết, hiểu hết sách tôi như ông tự thừa nhận, nhưng tôi rất khó hiểu vì sao, là một TS vật lý học-một khoa học đòi hỏi sự chính xác cao, ĐKC lại có những nhận định quá cẩu thả và tùy tiện như vậy (!?).
Câu thành ngữ” Gọt chân cho vừa giày”, hiểu đúng là khi muốn chứng minh một điều gì có sẵn, người ta cố cắt xén, thậm chí bóp méo, đổi trắng thay đen các bằng chứng.
Với tất cả những điều nêu trên, tôi thấy mình cần trả lại ĐKC chiếc mũ mang tên “gọt chân-vừa giày” với lời nhắn nhủ: chiếc mũ đó vốn là của ông và rất hợp với cái đầu của ông. Nhưng trong lúc “phóng nhanh vượt ẩu”, với thói” suy bụng ta ra bụng người”, ông đã ngả ra và gửi nhầm địa chỉ.
[1]http://www.pnas.org/content/108/20/8351
295
2436
2931
219867
121356
114512994