Chính danh
Huyền sử Trung quốc kể rằng:lúc sinh thời, Khổng Tử(551 TCN) là người có trí tuệ siêu phàm.Thông kim,bác cổ.Ông ta đọc,hiểu và nhớ hết tất cả các pho sách của Trung hoa thời bấy giờ.Không những thế, Khổng Tử còn “nâng cấp” khối kiến thức đó lên một tầm cao mới với trí tuệ của ông.Sau đó,Khổng Tử đã đi “thuyết khách” với hy vọng các vị quân vương sẽ áp dụng theo bài vở của ông ta(thời Khổng Tử,Trung Hoa gồm rất nhiều nước nhỏ). Khi đi gặp hết tất cả các vị quân vương,Khổng Tử đều được tiếp đãi chu đáo ân cần… vị nào cũng đón nhận “đề cương” – binh sách của Khổng Tử một cách trân trọng. Tuy nhiên, sau một thời gian tương đối lâu theo dõi biến chuyển của các triều đình, vẫn không có gì thay đổi.Khổng Tử tức giận và đặt câu hỏi “vì sao ta đã nghiên cứu nát nước mọi sách lược hầu mong các triều đình cai trị thiên hạ theo cách của ta- mà họ không nghe ta”…? Thế rồi, bổng một hôm đang nằm mơ màng, trong đầu Khổng Tử bất chợt lóe lên một ý nghĩ. Đó là, “danh bất chính tắc ngôn bất thuận,ngôn bất thuận tắc sự bất thành”! Khổng Tử tự cho rằng :hết thảy các vị quân vương kia sở dĩ không nghe sự “tham mưu” của ông là vì ông chưa có “danh”! Người đời sau cho rằng, với “học thuyết chính danh”- Khổng Tử đã đem lại sự nổi tiếng của ông- chứ không phải mớ kiến thức “tầm chương trích cú” trong thiên hạ mà ông có được.
Những người tử tế thường vận dụng “chính danh” theo cách:”nhất nghệ tinh,nhất thân vinh”(giỏi một nghề - một đời sung sướng ), “ruộng đất bề bề không bằng có nghề cầm tay”,”một nghề cho chín bằng hơn 9 nghề”(làm một nghề giỏi còn hơn làm 9 nghề mà không đến nơi đến chốn),dân gian Quảng Nam- Đà Nẵng có câu:”bá nghệ,bá tri- vị chi bá láp”(nhiều nghề,hiểu nhiều, nói lắm…cuối cùng không làm nên trò trống gì cả)
Còn những người tầm thường lại vận dụng "chính danh"...theo cách tầm thường("người quân tử cậy ở mình,kẻ tiểu nhân cậy người"-Khổng Tử)
Mua danh 3 vạn…bán danh 3 đồng
Cũng theo huyền sử Trung Hoa, vua Càn Long đời nhà Thanh có thói quen đi “vi hành” trong thiên hạ.Nhờ đó, nhà vua biết được nhu cầu muốn làm quan trong thiên hạ rất lớn.Vì sao vậy? Vì làm dân đen thường bị quan lại cường hào áp bức.Muốn thoát khỏi áp bức…thì phải làm quan(?!) Càn Long bèn ” tương kế tựu kế”:thay vì hệ thống phẩm hàm, chức sắc từ triều đình đến làng xã có 8 bậc.Quan thấp nhất ở cấp làng xã gọi là ” bát phẩm”, Càn Long đã xuống chiếu bổ sung thêm một chức quan thứ 9 ở cấp làng, gọi là quan “cửu phẩm”. Tuy nhiên “chế tài” đối với chức quan này rất rõ ràng.Trong thiên hạ, ai có đủ 30 ngàn lạng bạc (3 vạn) nộp cho ngân khố triều đình, sẽ được nhà vua sắc phong làm quan “cửu phẩm”(!).Chức quan này được đãi ngộ như sau:mỗi năm được triều đình cấp hai bộ cân,đai,mũ,mão,được quyền bất khả xâm phạm,được đi ăn đám giỗ đám chạp trong làng xã…Song,một điều lý thú là :chiếu chỉ nhà vua "chế tài" rất rõ:Quan cửu phẩm không được “chỉ đạo” bất kì một ai (…!)
Có lẽ, thành ngữ “mua danh 3 vạn…” cũng xuất phát từ giai thoại này! Về sau,người đời thêm một vế:"bán danh 3 đồng"- ngụ ý ám chỉ đối với những người bị...ô danh!
Câu chuyện cựu thủ tướng Chu Dung Cơ
Hơn hai chục năm trước ,ngay sau khi Chu Dung Cơ đắc cử Thủ tướng chính vụ viện nước CHND Trung Hoa. Giới báo chí và Sử học Trung Quốc đổ xô đi tìm hiểu lai lịch gốc gác của vị tân Thủ tướng, xem có” mả táng hàm rồng” , hoặc “con ông ông cháu cha” hay không…? Họ ngã ngửa người ra khi được biết rằng: trong chín đời của dòng họ Chu gần nhất, chỉ có duy nhất ông nội của Chu Dung Cơ…làm đến chức quan “cửu phẩm”!Ít ai biết được rằng trước khi làm phó thủ tướng rồi thủ tướng- Chu Dung Cơ đã từng...24 năm làm cấp phó của một phòng thuộc một Vụ trong Ủy ban kế hoạch Trung Quốc.Người phát hiện và tiến cử họ Chu để có một vị thủ tướng nổi tiếng sau này- đó là lão Trần Vân-năm đó 84 tuổi Ủy viên bộ chính trị ĐCS Trung Quốc-nhân tham dự buổi họp tổng kết của Ủy ban này.Vì sao lần đầu tiên nhìn thấy Chu Dung Cơ trong cuộc họp, Trần Vân ngay lập tức cho mời gặp và tiến cử? Chắc chắn Trần Vân có một trực giác và linh cảm đặc biệt về "nhân tướng học" để phát hiện ra một con người có tố chất đặc biệt - giao nhiệm vụ quan trọng-chèo lái bộ máy hành chính khổng lồ của đất nước Trung Quốc.Con mắt tinh đời của Trần Vân đã chứng minh cho thiên hạ thấy sự phát hiện của ông cực kì chính xác bằng hai nhiệm kì Thủ tướng của Chu Dung Cơ!
Câu chuyện về tổng thống Pu-tin
Người Nga vừa trách cứ, vừa ca ngợi En-xin vị tổng thống đầu tiên của nước Nga sau khi liên bang Xô viết sụp đổ. Trách cứ bởi En-xin đã làm cho nước nga èo uột về kinh tế vào đầu những năm 90.Khen ngợi bởi En-xin đã chọn Pu-tin kế vị chứ không phải phe cánh của mình. Ít ai biết rằng: để đi đến quyết định lịch sử đó – En-xin đã rất ngưỡng mộ Pu-tin bởi sự trung thành,chung thủy của Pu-tin đối với thầy giáo cũ (giáo sư Chu-bai,giáo sư Sop-chak…), sự tận tụy và trách nhiệm trong công việc, cũng như một lòng một dạ phụng sự quốc gia dân tộc… Từ một trung tá KGB đã giải ngũ, Pu-tin được tổng thống En-xin bổ nhiệm làm tổng thư ký hội đồng an ninh quốc gia Nga và phong quân hàm thiếu tướng.En-xin rất ngỡ ngàng khi Pu-tin từ chối quân hàm thiếu tướng- bởi lẽ “tôi là một trung tá đã giải ngũ nếu đeo quân hàm thiếu tướng sẽ tạo ra dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín Tổng thống và cá nhân tôi… ”En-xin xúc động và ngưỡng mộ thuộc cấp của mình bởi lời lẽ khảng khái bộc trực của Pu-tin.Ông ta thầm nghĩ đây sẽ là một con người vĩ đại của nước Nga!Một con người không háo danh,không ham hố bằng mọi cách để đạt được mục đích tầm thường…Nước Nga cần một nhân vật như vậy trong lúc này! Quả là tư duy về truyền thông(dự báo về tin đồn và tác hại của tin đồn-dư luận) cũng như dự báo về khủng hoảng truyền thông của Pu-tin rất chính xác-đã không có chuyện gì xảy ra khi ông không nhận quân hàm Thiếu tướng!Còn ở ta, rất nhiều vị “thân bại danh liệt” vì không có tư duy này!
Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc dùng người
Lẽ ra phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri cần phải đưa những “điển tích” về công tác cán bộ mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói và làm.Ví dụ trong một bài báo ngắn đăng trên báo cứu quốc năm 1946- Chủ tịch Hồ Chí Minh viết đại ý:Nước nhà đang tiến hành công cuộc kháng chiến,kiến quốc.Kháng chiến,kiến quốc cần phải có người có đức,có tài.Chính phủ kêu gọi toàn dân phát hiện và giới thiệu người có đức,có tài để tiến cử với chính phủ ra lo việc nước…Chỉ mấy dòng giản dị vậy thôi mà chúng ta thấy hiệu quả biết nhường nào trong 9 năm kháng chiến chống Pháp!
Đằng này, vị phó giáo sư-tiến sĩ ”đáng kính” lại đưa ra một luận điểm…hết sức kì cục! không thể chấp nhận được với bất kì một loại hình chế độ nhà nước nào trên thế giới- chưa nói đến ở Việt Nam!