Chuyện giảng viên bán xôi được xem là một kiểu “hồn trương ba, da hàng thịt”,theo mô típ gương hy sinh quả cảm, hoặc sống mòn trong trăn trở “to be or not to be”.Nhưng nếu ta nhìn ngược lại, dưới lăng kính“hồn hàng thịt da trương ba”, thì sao?
Chuyện giảng viên bán xôi được xem là một kiểu “hồn trương ba, da hàng thịt”,theo mô típ gương hy sinh quả cảm, hoặc sống mòn trong trăn trở “to be or not to be”.Nhưng nếu ta nhìn ngược lại, dưới lăng kính“hồn hàng thịt da trương ba”, thì sao?
Tôi nhớ lại chuyện một anh bán phở chuyên nghiệp, đồng thời làm cho cơ quan cung cấp một dịch vụ công đô thành. Nay chuyển vào Sài thành bán phở, mở rộng lãnh địa của thương hiệu gia truyền, nhưng… vẫn tiếp tục “làm” cho cơ quan nhà nước, chắc theo diện cán bộ “cường” (tăng cường).
Thời tem phiếu, người có chữ có thể kiêm đạp xế lô, đại tá bơm xe đầu đường, cục trưởng bán chè đỗ đen xó chợ. Nay thị trường nhiều thành phần kinh tế phát triển, kể cả hình thái người ta gọi là “chủ nghĩa tư bản ngầm” (dùng cương vị để kiếm lợi “tay trái”), có không việc người bán xôi có thương hiệu, nay muốn khoác thêm áo giảng viên, cũng là để học sinh ăn xôi mình, giúp thày?
Trên mạng có ý kiến: tốt nghiệp ở phương Tây về, kinh tế dư dả, muốn dạy đại học có thể chẳng cần lương. Gợi nhớ tích “nhà ngói cây mít” rồi, nay muốn mua chức “giám sinh” cho oai, giống như Việt Nam thời đầu thế kỷ 20 (như anh Giám Đính trong Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ), có là quá thô thiển?
Chắc không chỉ là giai thoại, phương án sau đây. Tôi muốn làm doanh thương nhưng tôi lại làm “chân trong, chân ngoài”, “mua” suất biên chế nhà nước, mong sao các cơ quan quản lý “nhẹ tay” hơn: quản lý thị trường đỡ hạch sách; cô giáo cũng nhẹ tay hơn với con (tôi đã nghe một chuyện như vậy từ ông bố một gia đình 3 con). Anh “phân công” vợ đi làm nhà nước với mức lương “hều”, nhưng quản lý lỏng lẻo, để vẫn tiếp tục phòmình (phu quân) làm rạng danh bản hãng.
Đặc sản thời bao cấp là “chủ nghĩa tư bản ngầm” trong giới công chức biên chế, thấy viết mãi rồi. Nay nhờ truyền thông làm ‘hot’ chuyện giảng viên bán xôi, ta ra chợ, sẽ nhăm nhăm tìm “diện chính sách”, tức là các nhà giáo muốn có thu nhập thêm, để mua đỡ cho họ. Nhưng không khéo lại bập vào bán xôivừa khoác thêm áo giảng viên, như một công cụ quảng cáo tốt ở những chốn “chủ nghĩa xã hội Khổng giáo” với nỗi ám ảnh (obsession) ‘thày bà’. Để còn trải nghiệm biểu hiện “chủ nghĩa xã hội ngầm” trong giới doanh nhân thời hậu bao cấp?
Bản thân tôi từng làm cho một công ty tư nhân ra ràng 25 năm trước.Từ ngày đầu, giọng điệu của lãnh đội Cty suốt ngày cứ như của quan chức nhà nước. Khiến mình ngờ rằng các vị này bày ra trò tư doanh chẳng qua vì không thể thăng tiến nhanh trong nghiệp quan chức thời đó, còn tua tủa Mác Lê của những thày đồ của hệ tư tưởng. Đăng ký pháp nhân là một doanh nghiệp làm công nghệ thực phẩm, nay họ tự gọi là một Tập đoàn viễn thông (thực ra làm “dịch vụ tổng hợp”), và từng trải qua một khúc giữa máu me (theo nghĩa là hiển hách), là “chui” vào làm doanh nghiệp nhà nước một thời gian, chắc để được mớm những giọt sữa bao cấp còn sót lại… rồi lại chui ra làm tư nhân. Thật là cầu được ước thấy – một chuyện huyền thoại chỉ có thể có ở thiên đường chủ nghĩa.
Cũng khó mà không liên hệ đến những trường đại học, cao đẳng tư thục mà vào đó cứ ngỡ là bản phô to copy nguệch ngoạc của một trường đại học công lập nào…
Còn nếu ta thu mình lại, thì những suy diễn từ chuyện giảng viên - bán xôi, bán xôi – giảng viên chắc vẫn chỉ là một hiện thân của hai vế muôn thuở của một “cặp phạm trù” của triết học dân gian xứ nghèo (về cả vật chất và tinh thần). Một bên là “hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, còn bên kia là “phú quý sinh lễ nghĩa”./.
2340
2400
2740
219676
121356
114512803