Nhìn ra thế giới

Một số tình hình Trung Quốc gần đây (2) - Xung quanh việc Tập Cận Bình đi Mỹ

1) Những vấn đề lớn về quan hệ Trung - Mỹ.

Theo lời mời của Tổng thống Mỹ Obama, Tập Cận Bình đến Mỹ từ ngày 22 ~ 25/9/2015. Hai bên đã gặp gỡ, hội đàm đạt được một số kết quả nhất định, còn đánh giá kết quả đó ra sao, là theo sự nhìn nhận của mỗi bên. Còn các nhà quan sát thì cho rằng, hiệp nghị đạt được lần này thực tế không nhiều, thể hiện ở những vấn đề bất đồng nhiều hơn những nhận thức chung, thậm chí còn cho rằng quan hệ Trung Mỹ hiện nay là trong thời kỳ đông lạnh. Như các vấn đề an ninh mạng, vấn đề Biển Đông, vấn đề kinh tế là nghị trình quan trọng cần bàn lần này, thì lại chưa đi đến đâu.

Theo Tân Hoa xã tại Washington công bố thì hai bên đã đạt được 49 điểm kết quả và nhận thức chung về các mặt chủ yếu :

      a) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ (2 điểm);

      b) Những nội dung hợp tác thực tế hai bên (37 điểm, gồm các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, v.v… giữa hai bên);

      c) Những vấn đề về khu vực và châu Á Thái bình dương (2 điểm);

      d) Những vấn đề quốc tế và khu vực (4 điểm);

      e) Những thách thức có tính toàn cầu (4 điểm).  

Còn Nhà trắng công bố trên mạng Nhà trắng ba bản thuyết minh tình hình thì :

Phía TQ, mục thứ nhất đưa ra “Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ”, báo chí quan phương TQ đưa tin, lần gặp Tập Ô này, nguyên thủ Trung Mỹ đã “một búa định âm” cho xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới tương lai. Hai bên nhất trí đồng ý tiếp tục nỗ lực xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ trên cơ sở tôn trọng nhau, hợp tác cùng thắng.

Còn trong bảng kết quả của Mỹ một chữ không nói tới. Bất kể Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden và cả Quốc vụ khanh Kerry đều không có ý nào về “quan hệ nước lớn kiểu mới”.

Theo “Minh báo” của Hồng Kông đưa tin, một điểm bất đồng rõ rệt khác là trong bảng kết quả TQ đưa ra rõ ràng “Hải quân TQ sẽ tham gia diễn tập quân sự Thái bình dương vòng 2016 theo lời mới của Tổng bộ Thái bình dương quân Mỹ”, nhưng trong bảng kết quả của Mỹ, cũng hoàn toàn không đề cập việc này. Rất sớm trước đây, “Bành Bác xã” đưa tin, vì hành vi bồi đắp biển tạo đảo ở Biển Đông của Trung Cộng, một số lãnh tụ Quốc hội và quân đội Mỹ phản đối việc mời Trung cọng tham gia diễn tập quân sự liên hợp Thái bình dương vòng 2016.

Obama bày tỏ, đã thẳng thắn thảo luận vấn đề biển đông TQ (Đông Bắc) và biển nam TQ (Biển Đông), và nhắc lại “tất cả mọi quốc gia đều có quyền lợi tự do hàng hải, hàng không và quyền lợi về hoạt động thương mại không bị cản trở”, vì vậy Mỹ sẽ tiếp tục đi lại đường biển, đường hàng không và vận hành ở mọi nơi mà luật pháp quốc tế cho phép. Obama đồng thời nói rõ với Tập Cận Bình nước Mỹ hết sức quan ngại đối với xuất hiện nghiêm trọng việc tạo lục địa, xây công trình và quân sự hóa ở vùng có tranh chấp, bởi vì điều này làm cho việc hòa bình giải quyết bất đồng của quốc gia khu vực này trở nên càng khó khăn.

Khi cùng Obama gặp nhà báo, Tập Cận Bình về vấn đề biển Đông, Trung Cọng kiên trì giữ vững “chủ quyền lãnh thổ và quyền ích trên biển”. Trong bảng kết quả của phía TQ, các vấn đề tranh chấp lãnh thổ kể trên trong mục c) Khu vực và châu Á Thái bình dương, không nêu một chữ nào, chứng tỏ hai bên Trung Mỹ chưa đạt được nhận thức chung về vấn đề này.

Ngoài ra, phía TQ, trong bảng kết quả của mình nêu hai nước hợp tác về các mặt hàng không dân dụng, đường sắt, năng lượng hạt nhân, giao lưu văn hóa, điện ảnh, hải quan, và Mỹ sẽ trả lại cho TQ 22 kiện hiện vật văn hóa, nhưng đều không thấy trong bảng kết quả của Mỹ.

Tại buổi họp báo chung sau Hội đàm Obama Tập Cận Bình, Tập bày tỏ, hai bên Trung Mỹ đạt được nhất trí về vấn đề an ninh mạng. Công báo của Nhà Trắng nói, hai bên đồng ý xây dựng “một cơ chế đối thoại liên hợp cấp cao về đánh tội phạm mạng và vấn đề liên quan”.

 “Thời báo Newyork” dẫn lời Obama nói, Ông ta trong cuộc gặp kéo dài đến 2 tiếng đồng hồ ở Nhà trắng, từng tỏ rõ với Tập Cận Bình rằng, phát động tấn công mạng ngày càng quyết liệt nhằm vào mục tiêu Mỹ “cần phải chấm dứt”, Ông ta còn cảnh cáo, Mỹ sẽ thông qua thủ đoạn chấp pháp truyền thống, truy tìm và trừng phạt những kẻ thực thi hành vi xâm nhập này, hơn nữa có thể áp dụng biện pháp chế tài.

 “Minh báo” ngày 27/9/2015 có bài bình luận, hiệp nghị hai bên đạt được lần này thực sự không nhiều, hơn nữa từ trong hiệp nghị “đưa ra nửa chừng” và trong hành động thực tế của hai nước, càng cho thấy quan hệ Trung Mỹ hiện nay là ở trong thời kỳ lạnh đông.

Điều quan tâm nhất của báo chí Mỹ là vấn đề an ninh mạng, nhưng lần này không đạt được hiệp nghị, mà chỉ hứa là hai bên không nhằm vào đối phương làm gián điệp mạng thương mại và tấn công mạng, nhưng chưa đạt được nhận thức chung nào việc dò tìm hoặc tấn công mạng cơ quan tình báo. Cho dù vậy, Obama vẫn để lại khoảng đuôi cho hiệp nghị, nói, hễ khi Mỹ phát hiện có cơ cấu TQ vi phạm hiệp nghị, sẽ tức thời áp dụng hành động chế tài, không tín cậy của hai bên, không vì đạt được hiệp nghị mà tiêu tan.

Trước đó ngoại giới quan tâm vấn đề nhân quyền TQ là một tiêu điểm khác, gây nên sự cọ xát trong quan hệ Mỹ Trung. Rất nhiều tổ chức nhân quyền thúc giục Obama không được né tránh vấn đề này trong đàm phản với Tập Cận Bình. Trong nghi thức Nhà trắng đón Tập Cận Bình, trong lời chào của Obama bày tỏ, nhân quyền, giá trị phổ cập thế giới này cần phải kiên trì. Nhưng Tân Hoa xã, báo chí quan phương Trung Cộng, trong đưa tin chỉ lướt qua, nói hai bên có trao đổi ý kiến về vấn đề nhân quyền, kiểu nói của ngôn từ ngoại giao này, không có bất cứ nghị đề nào đạt được nhận thức chung.

Tóm lại, mọi vấn đề mà hai bên quan tâm, mong đợi, đều đã  thẳng thắn nói rõ với nhau, không né tránh, nhưng kết quả thực chất, nhất là đối với vấn đề xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” lại không đạt như Tập mong đợi; cũng như vấn đề an ninh mạng, vấn đề biển Đông, vấn đề nhân quyền, cũng không đạt được như mong muốn của Obama.

Tại sao vậy ? Có nhiều phân tích, nhưng đáng chú ý là phân tích của Hà Thanh Liên (Tiếng nói nước Mỹ) cho rằng, Mỹ đã bỏ qua sự thay đổi định vị mới chiến lược quốc tế của TQ gần đây, vẫn với cách nhìn cũ đối với TQ, thể hiện trong chính sách Mỹ đối với TQ vẫn là “tiếp xúc, ảnh hưởng, dẫn dắt TQ đi vào hệ thống phương tây”, yêu cầu “một TQ trổi dậy là người tham dự có trách nhiệm trong các sự vụ quốc tế.”

Trong khi đó, 3 năm lại đây, TQ đã có hai lần tỏ thái độ, phản đối chính sách đối với TQ của Mỹ. TQ không những không muốn bị Mỹ “dẫn dắt vào hệ thống phương tây” (kết nối với quĩ đạo quốc tế), mà còn muốn là người có vai trò viết sửa lại và chủ đạo nguyên tắc quốc tế. Cho nên các công ước, nguyên tắc, luật lệ quốc tế về vấn đề nhân quyền, biển đảo, và nhiều vấn đề khác, kỳ thực TQ không muốn tuân thủ thực sự, nhưng cũng không muốn là người phá hoại, nên thường đưa ra những quan điểm, giải thích có tính mơ hồ. Như vấn đề nhân quyền, khi trả lời với Obama, Tập nói, nhân quyền, đúng là giá trị toàn cầu, nhưng lại gắn với “tình hình cụ thể mỗi nước”, TQ cũng đang thực hiện theo “thời gian biểu” của mình. Từ vốn là vấn đề quốc tế, đã biến thành vấn đề quốc nội, để không ai có quyền can thiệp vào vấn đề quốc nội nước khác. Thời gian biểu, là một thể hiện mơ hồ. Trong vấn đề biển đảo, an ninh mạng cũng vậy, từ vấn đề có tính quốc tế, biến thành vấn đề song phương, để không ai bên ngoài được can thiệp vào, và đều đưa ra những lý lẽ mơ hồ cho qua chuyện.

Hoặc như tại Hội nghị APEC năm 2011 ở Hawai, TQ cao giọng TQ  không thể chỉ là người tuân thủ bị động qui tắc trò chơi quốc tế, mà nên là người chủ đạo qui tắc trò chơi quốc tế. Tại Hội nghị này Obama thân thiện với Bắc Kinh đã yêu cầu TQ “chấm dứt đùa giỡn hệ thống quốc tế”, “cần hành sự như một người lớn”, thể hiện sự “hết chịu nổi” đối với các hành động kiểu này của TQ. Tiếp đó, Bàng Sâm, một quan chức bộ Ngoại giao TQ lý sự rằng : “nếu những qui tắc này được cộng đồng hiệp nghị thông qua mà định ra, hơn nữa TQ là một bộ phận trong đó, thì TQ sẽ tuân thủ những nguyên tắc này. Nếu nguyên tắc do một nước hoặc chỉ mấy nước quyết định, TQ không có nghĩa vụ tuân thủ chúng.” Nhưng TQ không biết rằng mình là người đến sau, phần lớn những tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, đều được thành lập trước khi TQ tham gia vào. Những qui tắc này bao gồm “Hiến chương Liên hợp quốc”, TQ đều không tham gia xây dựng, như Bàng Sâm nói, thì TQ không tuân thủ bất cứ qui tắc quốc tế nào hay sao ?

Hội nghị nguyên thủ APEC năm 2014 thông qua “Tuyên ngôn chống tham nhũng Bắc Kinh”, thành lập mạng hợp tác chấp pháp chống tham nhũng APEC, TQ được quyền chủ đạo chống tham nhũng khu vực, Bắc Kinh đưa việc này coi là một sự thừa nhận chính trị quốc tế hết sức quan trọng, mạng Nhân dân ngày 08/11 phát lên bài “TQ tại sao lại coi trọng APEC như vậy : “Từ người bị dung nhập trở thành người chủ đạo”, cho rằng Hội nghị APEC năm 2014 là mở đầu của TQ viết sửa lại qui tắc trò chơi quốc tế”.

Cũng như lần này, Tập đến Mỹ, với tư cách khác hẳn 6 lần đến Mỹ từ năm 1983 (năm 1985, Tập là Bí thư huyện ủy tỉnh Hà Bắc dẫn đoàn cán bộ Hà Bắc sang khảo sát học tập ở châu  Ai-hô-oa ở miền trung nước Mỹ) đến nay ở chỗ, sau hai lần Tập và Obama gặp nhau ở Bắc Kinh và  Washington cuối năm 2014, Obama hiểu rất rõ tâm tư Tập quyết sống mái với kẻ giật giây đằng sau là ai, và hiểu rõ 10 tháng qua (11/2014 ~ 9/2015), Tập đã làm được những gì để thực hiện cuộc sống mái này. Sau khi hoàn thành duyệt binh 03/9, trong nước là đã gây được thanh thế, củng cố vị trí, coi như Tập đã hoàn thành việc xác định vị trí đầu não quốc gia của mình.  Tập đi thăm Mỹ lần này là với thân phận đầu não quốc gia, để thể hiện rõ vị trí hợp pháp đầu não quốc gia sau duyệt binh. Tập đến Mỹ, chỉ là dựa vào Mỹ, và cả Hội nghị Liên hợp quốc liền sau đó, làm sàn diễn để xác định vị trí đầu não quốc gia của mình với thế giới, là mục tiêu bên trong quan trọng nhất. Kết thúc chuyến thăm Mỹ, coi như đã hoàn thiện hệ thống quốc gia, hoàn thiện cơ cấu của ông ta.

Còn một vấn đề, cái gọi là “lợi ích cốt lõi” mà  Trung cộng nhiều lần nhấn mạnh là gì ? Đó là tính hợp pháp của quyền cầm quyền của Trung Cộng là do ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản trao cho. Sở dĩ Trung Cộng kiên quyết từ chối chế độ dân chủ và giá trị phổ quát thế giới, căn nguyên là ở điểm này. Cái gọi là xung đột lợi ích chiến lược giữa Trung Mỹ, không phải chỉ ở mâu thuẩn lợi ích quốc gia hai bên, mà còn có nhu cầu chính trị kiên trì chống Mỹ của tự thân Trung Cộng.

Trung Cộng xử lý quan hệ với Mỹ, vừa có tính toán lợi ích hiện thực, cũng có nhu cầu ý thức hệ. Mỗi khi Trung Cộng cảm thấy chính quyền không ổn định, là phải tính đến tính hợp pháp của ý thức hệ; mà tính hợp pháp này không chỉ bao gồm việc chống chế độ dân chủ và giá trị quan mà Mỹ đại diện, còn bao gồm kết hợp động viên chủ nghĩa dân tộc trong nước, liên tục thách thức với Mỹ; chỉ có kiên trì như thế, Trung Cộng mới có thể thể hiện rõ tính hợp pháp chính trị của họ trước quốc dân. Tức là nói, chống chế độ chính trị phương tây và thế lực quốc gia phương tây mà Mỹ đại diện, là lý do chủ yếu của sự tồn tại và cầm quyền của Trung Cộng.

Cái gọi là “kiên trì chủ nghĩa cộng sản” mà Trung Cộng nhấn mạnh hiện nay, không phải là cần “ngọn gió cộng sản” thổi trở lại, cũng không phải là thù hận chủ nghĩa tư bản (trên thực tế chế độ kinh tế hiện nay của Trung Cộng là chủ nghĩa tư bản, hơn nữa là chủ nghĩa tư bản tồi tệ nhất), thực chất của họ là : chỉ cần Trung Cộng muốn giữ vững sự truyền nối đời đời giang sơn hồng sắc, là tất phải kiên trì chống Mỹ, chống phương tây, cũng tức là chống chế độ dân chủ của dân có, dân hưởng, dân trị của Mỹ.

Nhưng, khác với thời Mao trước khi có quan hệ ngoại giao với Mỹ, bắt đầu từ thập kỷ 70, Trung Cộng xử lý quan hệ với Mỹ còn có tính toán lợi ích hiện thực. Mao thúc đẩy xây dựng quan hệ với Mỹ, tính toán lợi ích chủ yếu lúc đó là liên Mỹ chống Xô, lợi ích kinh tế không mấy quan trọng; sau khi Liên xô giải thể, liên Mỹ chống Xô không cần nữa, còn lợi ích kinh tế trở thành vấn đề xem xét hàng đầu. Đến hôm nay, TQ không chỉ cần công nghệ, thị trường và đầu tư của Mỹ, mà còn đối với phần lớn quan chức và tầng lớp trung sản mà nói, Mỹ là nơi chuyển đến con cái, tài sản tương đối an toàn về sau của họ.

Từ tình hình trên, Trung Cộng không thể biến quan hệ Trung Mỹ thành xung đột qui mô lớn không ngừng nâng cấp, mà lợi dụng trật tự quốc tế hiện tồn để thu lợi ích, mới phù hợp nhu cầu hiện thực của  Trung Cộng.

Các nước thế giới đều nhìn thấy điểm này, nhưng đã bỏ qua nhu cầu  chính trị chống Mỹ của Trung Cộng đã nêu ở trên. Chỉ có đồng thời xem xét hai điểm này, mới có thể hiểu : sau này, giữa Trung Mỹ không dẫn đến đụng độ binh nhung, nhưng lại không thể khôi phục lại được thời kỳ “trăng mật” từ khi có quan hệ ngoại giao Trung Mỹ đến năm 1988. Vì lúc đó trên thế giới tồn tại một Liên Xô cường quốc mà hai bên Trung Mỹ đều coi là kẻ thù.

Trung quốc từng bước mở cửa đối ngoại, vào WTO đến nay trở thành thành viên quan trọng trong cục diện toàn cầu hóa kinh tế, nhưng không thật sự cải thiện quan hệ Trung Mỹ. Ngược lại, với đà kinh tế  Trung Cộng ngày càng phát triển, thì sự ý lại vào Mỹ ngày càng giảm thấp, thách thức Mỹ vừa là nhu cầu chính trị của Trung Cộng, cũng trở thành thủ đoạn tất yếu của Trung Cộng chứng minh sự thành công của họ.

Muốn chứng minh tính hợp lý, tính cần thiết của cầm quyền Trung Cộng, là phải chứng minh sự giả dối và không thích hợp với TQ của chế độ dân chủ Mỹ. Kết quả của “chứng minh” này tất dẫn đến đâu đâu cũng  chống giá trị phổ quát phương tây, lấy Mỹ đại diện. Chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối”, khi dịch sang tiếng Anh có nghĩa là “khi nhỏ yếu, thu móng nhọn, cất giấu răng lại; khi lớn mạnh, thì nhe răng ra, giương cao móng vuốt lên”, tuy khó nghe, nhưng lại rất rõ thần thái.

Trong giới tinh anh TQ, thế lực phái diều hâu cổ súy “Trung - Mỹ tất có một cuộc chiến” mãi vẫn tồn tại, như quân đội, ngành tuyên truyền và phái tả. Nhưng đối với Tập Cận Bình mà nói, hòa hoãn quan hệ Trung - Mỹ, có lợi cho Tập xử lý vấn đề trong nước, căng thẳng quan hệ quốc tế, bất lợi cho TQ cứu vãn kinh tế xuống dốc.

Vì vậy, trong tương lai có thể dự tính được, TQ không phải là thành viên tốt tuân thủ trật tự xã hội quốc tế, nhưng cũng không nhất định là muốn làm một kẻ phá hoại trật tự triệt để. Cho dù kẻ thống trị TQ  cảm nhận được sự suy yếu của phương tây qua sự kiện Ukraina, cũng từ cách làm của EU ứng phó với khủng hoảng dân bị nạn, hiểu rõ năng lực xử lý khủng hoảng không có và thấp kém của chính khách các nước phương tây, nhưng tuyệt không làm bừa như Sadam, cũng không chơi trò quấy nhiễu đại cục như Putin.

Mỹ đã bỏ qua thông tin Bắc Kinh tung ra “viết sửa lại và chủ đạo qui tắc quốc tế”, từ chối tiếp nhận quan hệ nước lớn kiểu mới mà Tập đưa ra. Sở dĩ cuộc gặp Obama Tập Cận Bình 2015 chỉ dừng lại ở tầng lễ nghi, vấn đề quan trọng đều không  có được tiến triển thực chất,nguyên nhân là ở Mỹ đã đánh giá thấp quyết tâm “viết sửa lại và chủ đạo qui tắc quốc tế” của Trung Cộng, còn  (Chính phủ) Trung quốc lại tự đánh giá cao thực lực và năng lực thách thức của mình. Nhưng, đối mặt với (chính phủ)Trung quốc muốn quán triệt quyết tâm chiến lược mới quốc tế của họ, Mỹ nhiều năm thực hiện chính sách đối với TQ “tiếp xúc, thuyết phục, ảnh hưởng và dẫn dắt TQ đi vào hệ thống phương tây”, có lẽ cũng cần thay đổi.

Nhìn trên tổng thể cho thấy, đến nay, Trung Cộng đang giương cao nanh vuốt không chỉ ở mặt lãnh thổ lục địa, biển đảo, không phận, mà tiến sâu hơn vào vùng chủ quyền không gian mạng và cao hơn vào vùng trật tự thế giới, qui tắc thế giới, với tham vọng lớn là đóng vai trò chủ đạo thế giới trên toàn phương vị.

 

2) Tình tiết cụ thể về vụ xâm phạm an ninh mạng của TQ.

Ngày nay, không gian mạng trở thành lĩnh vực cạnh tranh mới nhất, gay gắt nhất, Obama coi hành vi xâm phạm an ninh mạng là xâm phạm chủ quyền nước khác. Cho nên hai năm nay Mỹ quyết tâm làm rõ và xử lý vụ 5 quân nhân TQ đã xâm nhập vào mạng và đánh cắp cơ mật công ty thương mại Mỹ , mà tháng 5 năm 2014 Bộ Tư pháp Mỹ đã đưa ra, đến nay vẫn đang tiếp tục tích cực xử lý.

Ngày 12/9/2015, trước khi Tập đến Mỹ, Obama nêu rõ, “không thể chịu được” tấn công mạng đến từ Trung Cộng, “sẽ có một ngày sẽ đưa vụ việc này coi là uy hiếp cốt lõi an toàn quốc gia, và áp dụng biện pháp tương ứng.” “Các nước liên quan có thể lựa chọn lĩnh vực mạng làm lĩnh vực cạnh tranh, nếu đối phương chọn đó là một thứ cạnh tranh, tôi bảo đảm chắc chắn rằng, nếu buộc phải cạnh tranh, chúng ta sẽ thắng.”

Ngày 19/5/2014, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố hình sự đối với 5 quân nhân TQ là Vương Đông, Tôn Khai Lượng và số khác. Trong văn bản khởi tố, vạch rõ 5 quân nhân này thuộc đơn vị bộ đội 61398 của Trung Cộng, đã dùng thủ đoạn hacker xâm nhập vào hệ thống máy tính của 6 công ty, để lấy tư liệu cơ mật, và sử dụng chỉ lệnh số phá hoại máy tính, chuyên hành vi tội phạm gián điệp kinh tế và đánh cắp cơ mật thương mại. 6 công ty này là người bị hại trực tiếp do phía quân đội TQ hoạt động gián điệp thương mại gây ra. Đơn vị bộ đội 61398, hiện nay các vòng an toàn mạng phương tây gọi đó là “tổ chú thích”, “tổ Thượng Hải” hoặc APTI.

Mấy năm nay, xu thế tấn công mạng mà TQ phát động ngày càng nghiêm trọng. Trước khi Obama- Tập gặp nhau, báo chí Mỹ nhiều lần đưa ra có đến hơn 5,6 triệu vân tay của nhân viên thuê làm của chính phủ liên bang Mỹ bị hacker mạng đánh cắp, cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, hacker là đến từ Trung Cộng.

 “Nhật báo phố Wall” còn đưa tin một hacker khả nghi đến từ đơn vị bộ đội 78020 thuộc quân khu Thành Đô – Trung Cộng. Cụ thể như sau :

Bộ đội mạng TQ ngày càng vươn xa, chui sâu vào không gian mạng nước khác, nhất là không gian mạng Mỹ. Đó là bộ máy gián điệp mạng quốc gia cực kỳ hùng hậu do chính phủ TQ thao túng.

Chỉ với một mánh lới nhỏ thế này, là xâm nhập được không gian mạng của ai đó. Trong một phụ kiện kèm theo hình ảnh “ngư dân Việt Nam bị Hải quân Thái Lan bắt quì lạy trước họng súng” làm bẫy; ai không biết, tò mò với sự kiện lạ, tải xuống, là một phần mềm xấu xâm nhập vào máy tính bạn ngay. Một báo cáo mới đây của Cơ cấu nghiên cứu an toàn Mỹ, nắm được một người có tên là Cớ - Xing (Cát Tinh), là một thành viên cơ quan trinh sát quân sự của Trung Cộng.

Từ hai bài phát biểu về tình hình chính trị Thái Lan của Cơ-Xing năm 2008 cho thấy, tên này thuộc đơn vị bộ đội 78020 của quân giải phóng. Đơn vị 78020 gắn chặt trực tiếp với đoàn thể Hacker với tên gọi Naikon, đóng ở phía Tây nam TQ, là bộ môn tình báo quân đội, thuộc bộ đội trinh sát công nghệ thuộc Quân khu Thành Đô đóng ở Côn Minh.

Theo Mark Stakes, Chủ nhiệm chấp hành Project 2049 Institute là nhân sỹ quyền uy hoạt động tình báo thông tin quân đội TQ cho biết, Quân Giải phóng TQ có trên 20 bộ đội kiểu như 78020, với công năng thu thập tình báo, phân tích và ngăn chặn, khai thác mạng máy tính.

Quân khu Thành Đô phụ trách duy trì an toàn Tây Tạng, đồng thời phụ trách an toàn biên giới TQ với Việt Nam, Miến Điện, Ấn Độ. Stakes nói Quân khu Thành Đô còn có đơn vị bộ đội trinh sát tương tự, chuyên nhằm vào hệ thống mạng liên quan Dạtlai Lạtma.

Nhân viên làm việc ở Văn phòng tuyên truyền của bộ đội 78020 không muốn tiếp phỏng vấn, mà người phát ngôn Quân khu Thành Đô chuyển câu hỏi của phóng viên lên Bộ Quốc phòng. Nhưng Bộ Quốc phòng, cũng như Bộ Ngoại giao chẳng trả lời bao giờ.

Báo cáo Threat Connect – DG, sở dĩ đưa bộ đội này gắn với tổ chức Hacker, là vì Cớ -Xing sử dụng cái tên Greensky này trong hoạt động báo chí xã hội, bị chỉ là hoạt động của bộ phận mạng Naikon cũng sử dụng cái tên này. “Nhật báo Phổ Wall” đã sớm xem báo cáo này, chứng thực quan sát đối với hoạt động báo chí xã hội Cơ-Xing, hơn nữa các chứng cứ khác cũng đưa anh ta quan hệ với bộ đội 78020 và Naikon với nhau.

Passive Total – xí nghiệp phân tích uy hiếp an toàn mạng Mỹ đã đưa ra một phần số liệu cho báo cáo này. Nhân viên nghiên cứu của công ty này nói, báo cáo đã vạch ra rõ ràng, số liệu của thiết bị Hacker sử dụng hữu quan đã sử dụng như thế nào để truy tìm và xác nhận tình hình uy hiếp tiềm ẩn.

Trong cuộc nói chuyện ngắn với “Nhật báo Phố Wall” trong tháng 8, Cớ- Xing  xác nhận anh ta đã sử dụng cái tên Greensky 27, nhưng khi được cho anh ta biết là đối tượng nghiên cứu của một báo cáo, anh ta từ chối tiết lộ thông tin thêm nữa. Anh ta nói : nếu anh nói ra, tôi báo cảnh sát. Sau đó, anh ta không nghe tiếp và cúp luôn điện thoại.

Theo Threat Connect, sau cuộc nói chuyện điện thoại giữa Cơ-
Xing với “Nhật báo Phố Wall” một tiếng, tên miền Greensky 27 Naikon ngừng hoạt động. Gần đây nhất, tên miền này cũng không hiện ra.

Theo nhân viên nghiên cứu, bưu kiện điện tử mà Naikon phát ra cho người nhận là chế tác hết sức tinh vi, hễ khi mở ra phụ kiện bưu phẩm là bị nhiễm phần mềm ác ý ngay. Theo báo cáo tháng 5 của Phòng thực nghiệm Kaspersky Lab ZAO của Công ty phần mềm diệt độc Nga, phụ kiện virút mà Naikon đã từng sử dụng bao gồm “lịch ngày Lào chọn gái Hoa hậu”, tin đưa ra cả tiếng Anh và  văn tự bản địa, ngoài ra còn có một số “bị vong lục” xem ra tựa như dựa vào tin cơ mật đã soạn viết ra, nếu không biết, tải xuống là bị.

Phòng thực nghiệm Kaspersky bày tỏ, dựa vào thứ công nghệ công kích gọi là kiểu “câu cá” này, Naikon đã từng xâm nhập công ty nguồn năng lượng, giới báo chí, mạng chính phủ, lĩnh vực quân sự của Việt Nam, Philippin và các nước Đông Nam Á khác. Kurt Baumgartner – nghiên cứu viên an toàn, Chủ tịch Công ty này nói, tỷ lệ thành công của công nghệ này hết sức cao, chỉ cần họ muốn xâm nhập là làm được ngay.

Threat Connect nói, Cớ-Xing bị phát hiện là vì anh ta đã làm trái mô thức vận hành thường qui của Naikon ? Khi tình hình chưa được trắc kiểm, lấy được thông tin muốn lấy, Naikon đã sử dụng mấy trăm tên miền mạng viễn thông đặc thù (tựa như địa chỉ trang mạng), từ đó kết nối với mọi nơi trên mạng viễn thông. Threat Connect bày tỏ, đại bộ phận tên miền loại này, hầu như đều có quan hệ với quốc gia mục tiêu của tổ chức này, hoặc là thấy được là mô phỏng địa chỉ mạng hợp pháp của quốc gia mục tiêu. Tên miền của Greensky 27 là không phù hợp với tiêu chuẩn nói trên.

 

3) Về vụ Lệnh Hoàn Thành trốn ở Mỹ.

Nói ngắn gọn sự việc là thế này, ngày 22/12/2014, Lệnh Kế Hoạch, nguyên Chánh Văn phòng TW đảng CSTQ bị bắt điều tra có nhiều vấn đề cụ thể, trong đó có việc, trên 10 năm là người chủ Văn phòng TW đảng đã lấy cắp trên 2.700 văn kiện cơ mật của Văn phòng TW. Một bộ phận trong đó đã bị em trai ruột là Lệnh Hoàn Thành lấy mang đi chạy trốn sang Mỹ (Ngày 03/8/2015, thời báo NY xác nhận LHT trốn ở Mỹ). Theo báo chí nói, trong tay Lệnh Hoàn Thành có thể đang nắm giữ “3 quả đạn hạt nhân chính trị” (Danh sách mạng lưới điệp viên TQ cài cắm trên thế giới và danh sách các nhân vật cấp cao chỉ huy các đầu mối điệp viên; Tình hình đời tư nhạy cảm của các quan chức cấp cao Trung Cộng; Các tình hình tuyệt mật về chính trị, kinh tế, quân sự của Trung Cộng), trở thành mục tiêu hết sức quan trọng mà đương cục Trung Cộng cần bắt được và đưa về TQ càng sớm càng tốt, vì những tài liệu trong tay Lệnh Hoàn Thành dễ trở thành quả đạn  chính trị sẽ làm lung lay nền tảng Trung Cộng.

Chính vì vậy mấy tháng nay, phía Trung Cộng đã cử nhiều tốp cán bộ sang Mỹ phối hợp truy tìm LHT, nhưng chưa có kết qua. Trước khi Tập đi Mỹ, ngày 12/9, Tập Cử Mạnh Kiến Trụ, Trưởng ban Chính pháp Trung Cộng là đặc sứ của Tập dẫn đầu đoàn gồm cán bộ các ngành chức năng liên quan như Công an, Bảo vệ an ninh, … sang Mỹ đàm phán với phía Mỹ về việc đề nghị Mỹ đưa LHT về TQ và ra giá sòng phẳng với hai điều kiện, nếu Mỹ đồng ý thực hiện :

Thứ nhất, TQ sẽ để lại cho Mỹ quyền lợi về tịch thu toàn bộ tài sản của LHT ở Mỹ với giá trị 600 triệu USD (theo tin báo đưa, gồm tòa nhà biệt thự 750m2 và khu đất 2,5 mẫu Anh); Thứ hai, TQ chấp nhận tiếp nhận 2.500 người TQ di dân bất hợp pháp sang Mỹ về lại TQ. Hy vọng đạt được kết quả trước khi Tập đi Mỹ, cũng là một nội dung dọn đường cho Tập đi Mỹ được thanh thản. Nhưng đến nay, cuộc mặc cả này chưa đi đến kết quả. Mặc dầu sau khi Tập đến Mỹ, trong các buổi yến tiệc chung ở các nơi, cũng như các buổi gặp trực tiếp Obama, Tập đều đưa ra đề nghị các nước quốc tế, nhất là Mỹ phối hợp giúp đỡ TQ trong việc chống tham nhũng, để tội phạm không có “thiên đường che chở”, tuy không nói thẳng tên vụ LHT.

Có phân tích cho rằng, mấy tháng tới đây sẽ là thời kỳ giữa chính phủ Mỹ với Lệnh Hoàn Thành, giữa Trung Cộng với chính phủ Mỹ sẽ đọ sức đọ trí với nhau dầy đặc về vụ việc này. Nhưng cũng không loại trừ Trung Cộng đã có hành động đối với Lệnh Hoàn Thành, như gần đây, báo chí trong TQ có tin đưa, TQ sẽ xử tội nặng nhất đối với anh ruột LHT là Lệnh Kế Hoạch, nếu LHT vẫn kiên quyết trốn kín.

Đây cũng là một hy vọng thành quả lớn của Tập trong chuyến đi Mỹ, nhưng lại tay trắng trở về.

(Còn tại sao Trung Cộng, lại đưa điều kiện thứ hai, là vì hiện nay có đến 38.850 người TQ đã hoàn thành thủ tục cuối cùng để trả về TQ, mấy ngày vừa rồi đã trả 16 người, là số lượng rất nhỏ, còn là vấn đề rất lớn. Phần lớn trong số gần 4 vạn người đó, đều là những tội phạm bạo lực, trộm cướp,kinh tế,…, những người này TQ đưa ra nhiều lý do để không nhận về, còn phía Mỹ giữ lại những người này cũng chẳng có lợi gì, nên muốn trục xuất sớm. Điều mà TQ trong đàm phán vấn đề này muốn được làm rõ đối tượng ưu tiên được trả về là những quan chức tham nhũng chạy trốn, chứ không phải những đối tượng này. Như mấy ngày rối Mỹ trả TQ 16 người, nhưng TQ chỉ đưa tin 2 người, vì số người còn lại là những tội phạm xã hội, TQ không coi là thành tích trả người của Mỹ. Nhưng vì hai bên chưa có hiệp định về bắt giữ quan chức chạy trốn, nên phía Mỹ không đáp ứng, cho nên chỉ lấy ra 2.500 người để ra giá lần này, chắc số còn lại sẽ là những dự trử để ra giá tiếp cho những nhu cầu sau. )

 

Nguồn: Mạng chính thống và phi chính thống ở TQ, cung cấp để tham khảo.

                                                                            

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114446575

Hôm nay

2213

Hôm qua

2293

Tuần này

2213

Tháng này

212834

Tháng qua

120141

Tất cả

114446575