2. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu chuyển đổi nghề nghiệp cho họ thì ai sẽ thay họ để bám biển, bám đảo kể từ nay trở về sau?
Chúng tôi xin mạo muội đề xuất và kiến nghị với Nhà nước một số thiển ý như sau:
Thứ nhất, nếu chuyển đổi nghề nghiệp cho họ thì nên chuyển đổi từ phương tiện đánh bắt cá gần bờ sang phương tiện hiện đại đánh bắt cá xa bờ để họ tiếp tục bám biển, giữ đảo và còn có trách nhiệm truyền lại nghề cho con cháu mai sau. Không thể chuyển đổi từ ngư nghiệp sang nghề khác – vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều mặt không những cho họ, cho địa phương và cho cả quốc gia dân tộc.
Thứ hai, việc tạo điều kiện cho ngư dân trong vùng bị thiệt hại đi xuất khẩu là rất tốt. Tuy nhiên, cần hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc để ký hợp đồng cho họ làm trên các hãng tàu, doanh nghiệp đánh cá để họ tiếp cận với công nghệ đánh bắt cá hiện đại – sau khi hết thời hạn lao động ở nước ngoài họ tiếp tục với nghề đánh bắt cá trên biển Việt Nam.
Thứ ba, cần có một phong trào cả nước hướng về đồng bào miền Trung bằng việc quyên góp tiền bạc mua sắm tàu đánh bắt cá xa bờ cho bà con ngư dân các tỉnh vùng bị thiệt hại.
3. Với số tiền 500 triệu đôla mà Formosa bồi thường thiệt hại ban đầu – Nhà nước cần tìm hiểu nguyện vọng của ngư dân ở các tỉnh bị thiệt hại. Để dùng số tiền này mua sắm và trang bị ngay tàu thuyền hiện đại đánh bắt cá xa bờ… Tuy nhiên, cần trừng trị đích đáng bất kỳ ai ‘loem thuộm’ dù chỉ một đồng trong quá trình giải ngân!