Nhìn ra thế giới

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (2009- 2014) và những vấn đề về nợ công ở Việt Nam hiện nay

Đặt vấn đề:

Bắt đầu từ chính sách vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn của các ngân hàng ở Mỹ và sự sụp đổ của ngân hàng Leman Brother (9/2008) sau 158 năm tồn tại đã mở đường cho cơn bão khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Ở vào vị trí tâm bão, Mỹ là nước chịu tổn thất khủng hoảng nặng nề nhất. Sự suy thoái của nền kinh tế số 1 thế giới đã khiến hầu hết các quốc gia rơi vào vùng xoáy khủng hoảng. Suốt gần 5năm qua (2009– 2014), EU cũng phải vật lộn ứng phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế  toàn cầu (từ 2008) và khủng hoảng nợ công (từ năm 2009)[1]. Nói chính xác, bắt đầu từ nửa sau năm 2009, khủng hoảng nợ công châu Âu đã xảy ra ở một số nước thành viên Hy Lạp, Ailen, Bồ ĐàoNha,  Italia, Tây Ban Nha, Cộng hòa Síp.., mà điểm khởi đầu là Hy Lạp. Một số nước thành viên EU khác như Italia, Lucxemburg, Manta, Latvia, Pháp…, dù chưa phải cầu viện để được nhận gói cứu trợ  tài chính bình ổn tình hình, nhưng những nguy cơ khủng hoảng nợ công vẫn đang rình rập, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bài viết này làm rõ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu từ năm 2009 đến 2014, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.                                          Khủng hoảng nợ công châu Âu

1.1.                                     Trước khi xảy ra khủng hoảng nợ công châu Âu (từ 2009 trở về trước)

Trước năm 1999, để thỏa mãn các quy định về tài chính công trong Thỏa ước ổn định và tăng trưởng (mức thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ công không được vượt quá 60% GDP), các chỉ tiêu này đều được các quốc gia ứng viên tuân thủ nghiêm túc. Tuy nhiên, xu hướng này có dấu hiệu đảo chiều khi Liên minh Kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) đi vào hoạt động. Từ năm 2003, phần lớn các nước khu vực đồng Euro có tỷ lệ nợ trên 60%/GDP. Điều này cho thấy các nước bắt đầu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong EMU.

Trước năm 2008 (khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu), nợ công trung bình của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ổn định qua các năm ở mức xấp xỉ 70% GDP, tuy nhiên nợ công giữa các nước thành viên lại có sự khác biệt tương đối lớn. Trong khi Ai-len, Tây Ban Nha, Hà Lan duy trì mức nợ công dưới 60% GDP, thì hầu hết các nước khác nợ công đều có xu hướng tăng lên, điển hình như Đức, Pháp và Bồ Đào Nha; nợ công của Hy Lạp, Italia thường xuyên ở mức trên 100% GDP. Ai-len và Tây Ban Nha luôn duy trì được tình hình tài chính lành mạnh khi ngân sách thường xuyên thặng dư và nợ công luôn ở mức thấp (nợ công Ai-len giảm đều đặn qua các năm từ 48,6% năm 1999 còn 27% năm 2007, nợ công Tây Ban Nha thường xuyên ở mức xấp xỉ 50% GDP)[2].

1.2.        Trong và sau cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (2009 – 2014)

Sau năm 2007, nợ công ở các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đều có xu hướng tăng đáng kể, hầu hết nợ công ở các quốc gia thuộc EU đều vượt ngưỡng quy định, do chính sách tài khóa lỏng lẻo và khả năng quản trị tài chính công kém hiệu quả.

Hình 1: Nợ chính phủ EU (% GDP)

 

Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra xuất phát từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất ở Mỹ đã tạo nên một “cú sốc” mạnh mẽ đến nền kinh tế các nước thành viên EU. Để cứu vãn nền kinh tế, các quốc gia đều phải tăng chi tiêu công, biến các khoản nợ tư nhân thành nợ công. Hệ quả là sau thời điểm này, nợ công của EU đều có xu hướng tăng vọt, điển hình là Hy Lạp và Italia đều ở mức trên 115% vào năm 2009.

Khi lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01/2010, lên 9,73% vào tháng 07/2010 cũng chính là dấu hiệu khởi đầu cho cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu được bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lần lượt xảy ra ở Ai-len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, CH Síp. 5 nước này đã phải cầu viện sự trợ giúp của bộ 3 các nhà cứu trợ để tránh vỡ nợ, đó là EU, ECB, IMF. Đồng EUR đã liên tục bị mất giá, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm tổn thất hàng nghìn tỷ USD thu nhập tài chính của các nước thành viên EU. Từ năm 2009, diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công của các nước EU ngày càng xấu đi, khi nợ công của EU cứ liên tục tăng, nếu như năm 2008 là 62%, 2009 là 74,6%, năm 2010 là 80%, năm 2011 là 82,5%, năm 2012 là 85,5% và năm 2013 đã tăng lên đến 86,8% GDP, và mức thâm hụt ngân sách của EU từ 2,4% năm 2008 đã tăng lên 6,9% năm 2009, 6,6% năm 2010 (gấp 2 lần, thậm chí 3 lần so với quy định của Hiệp ước tăng trưởng và ổn định là 3%).

Năm 2014, các nước châu Âu tuy đã vượt qua khỏi đáy của cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Xu hướng nợ công châu Âu vẫn tăng.

Hình 2: Những quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới

 

 

Con số nợ công ở các nước EU năm 2014 như sau: Hy Lạp 175,1%, Italia 132,6%, Bồ Đào Nha 129,0%, Tây Ban Nha 105%, Bỉ 101,5%. Như thế, nợ công nhiều thì áp lực trả nợ càng lớn, và vấn đề mà tất cả các nước mắc nợ nhiều nhất gặp phải là xu thế nợ ngày càng gia tăng theo thời gian, họ bị cuốn vào vòng xoáy có vẻ như kéo dài vô tận: nợ, rồi nợ tiếp tục nhiều hơn, nếu các chính phủ các quốc gia này không có hướng giải quyết tốt vấn đề nợ công này, thì cục nợ sẽ không khác là quả bom nổ chậm, ai mà biết được nó có phát nổ lại một lần nữa như đã nổ trong khủng hoảng năm 2009?

1.3.                                     Nguyên nhân khủng hoảng nợ công châu Âu

1.3.1.                                Nguyên nhân bên trong

Thứ nhất, việc gia nhập vào EU và vào Khu vực đồng tiền chungEuro khiến cho các nước thành viên phải từ bỏ chính sách tiền tệ riêng của mình.

Thứ hai,các nước thành viên Khu vực đồngEuro có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng, nhưngsự yếu kém trong quản lý vốn vay cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các nước này lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.

Thứ ba, kinh tế tăng trưởng chậm, sức cạnh tranh kém, năng suất lao động thấp.

Thứ tư,khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầulàm trầm trọng thêm tình hình nợ công ở các nước này.

Thứ năm,rủi ro nợ công cao, và khoản vay nợnước ngoài chiếm tỷ trọng lớn.

Thứ sáu,mặc dù trình độ kinh tế của các nước trong EU-28và khu vực đồng tiền chung Euro là rất khác nhau, nhưng các nước này vẫn phải đảm bảo mục tiêu duy trì các dịch vụ công và chế độ an sinh xã hội ở mức khá cao.

Thứ bảy, thiếu tính thống nhất giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Cùng với những nguyên nhân chung mà các nước thành viên trong khủng hoảng nợ công đều vấp phải, thì các lí do dẫn đến khủng hoảng nợ công của từng nước thành viên cũng có những điểm đặc thù và rất khác nhau. Có nguyên nhân liên quan đến điều kiện và gia nhập trở thành nước thành viên EU, các chế độ vay ưu đãi, tài chính và chi tiêu công, đầu tư công ,yếu kém trong sử dụng vốn và quản lí vốn vay của ngân hàng, bản chất của nợ công (ví dụ, nợ tư nhân chuyển thành nợ công…), hoặc thực hiện chính sách thuế khóa sai lầm, bất cân đối…

1.3.2.                                Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007 – 2008 gây ra.

Thứ hai, do ảnh hưởng của các Tổ chức/Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế gây ra.

Những động thái tiêu cực của xếp hạng tín nhiệm  ở  thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế, là một nguyên nhân khiến cho khủng hoảng nợ công bùng phát và lan rộng[3] trên phạm vi một khu vực hay toàn cầu.

1.4.             Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công đến thế giới, liên minh châu Âu

1.4.1.                                Tác động đến thế giới

Nền kinh tế toàn cầu có mối quan hệ qua lại và ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, vì vậy, nếu các khối thương mại lớn như EU-28(chiếm 17, 2 % xuất, nhập khẩu thế giới, năm 2011) hoặc khu vực đồng Euro (18nước thành viên EU), hoặc các quốc gia như Mỹ hay Trung Quốc… gặp suy thoái sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Rủi ro tín dụng chính phủ liên tiếp ở châu Âu đã  dấy lên mối quan ngại về sự phục hồi chậm chạp tăng trưởng kinh tế toàn cầu . Tăng trưởng sản lượng chậm lại đáng kể trong năm 2011, và tăng trưởng yếu tiếp tục diễn ra trong năm 2012 và 2013.

Kinh tế thế giới đã đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng tiếp theo. tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm trên diện rộng từ giữa năm 2011 và tăng trưởng trung bình trong năm 2011 là khoảng 2,8%.tăng trưởng kinh tế tiếp tục sụt giảm trong năm 2012 và 2013. Theo một báo cáo của Liên hợp Quốc, năm 2013, tăng trưởng tổng sản phẩm thế giới năm 2012 là 2,6% và năm 2013 là 3,0%, thấp hơn mức tăng trưởng toàn cầu giai đoạn trước khủng hoảng.

Trong khi các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tiếp tục sẽ là động lực cho nền kinh tế thế giới, với mức tăng trưởng trung bình là 5,4 % vào năm 2012 và 5,8% vào năm 2013. Trong số các nước đang phát triển như, tăng trưởng của Trung Quốc giảm từ  mức10,3% năm 2010 xuống 9,3% năm 2011 và tiếp tục giảm xuống còn dưới 9% năm 2013,kinh tế Ấn Độ mở rộng khoảng từ mức 7,7 % đến 7,9% trong giai đoạn 2012 và 2013, giảm so với mức 8,5% năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì

Các nước thu nhập thấp chỉ bị tác động nhẹ bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tính theo đầu người, tăng trưởng thu nhập giảm từ 3,8% năm 2010 xuống 3,5%  năm 2011 và bất chấp sự  suy thoái toàn cầu, các quốc gia nghèo hơn vẫn có thể đạt mức tăng trưởng trung bình hiện tại hoặc cao hơn một chút trong năm 2012 và 2013.

Các vấn đề tác động đến tài chính, kinh tế toàn cầu rất đa dạng, phức tạp và liên quan chặt chẽ với nhau. Thách thức phải giải quyết lớn nhất là ở chỗ, khủng hoảng việc làm vẫn đang tiếp diễn và sụt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển. Do tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở mức gần 9% và thu nhập không tăng, và rất khó phục hồi trong ngắn hạn, do thiếu tổng cầu. Nhưng, khi ngày càng nhiều người lao độngmất việc trong thời gian dài, đặc biệt là lao động trẻ, triển vọng tăng trưởng trung hạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng do tác động bất lợi đối với lao động có kinh nghiệm và kỹ năng cao. Nền kinh tế hạ nhiệt nhanh chóng vừa là nguyên nhân, nhưng cũng vừa là yếu tố ảnh hưởngđến khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng euro, và các vấn đề tài khóa ở các khu vực  khác.

Khủng hoảng nợ công chìm sâu tại một số quốc gia châu Âu trong năm 2011 đã làm trầm trọng thêm những mặt yếu kém của lĩnh vực tài chính-  ngân hàng. Thậm chí, những bước đi táo bạo của các chính phủ quốc gia Khu vực đồng Euro nhằm từng bước khắc phục nợ công của  Hy Lạp, đã vấp phải bất ổn liên tục trên thị trường tài chính, dấy lên mối quan ngại ngày càng cao về khả năng vỡ nợ của các nền kinh tế lớn hơn trong Khu vực đồng tiền chung Euro, đặc biệt là Italia….Một số biện pháp chính sách“thắt lưng buộc bụng” được tiến hành để ứng phó với khủng hoảng lại làm xấu đitriển vọng về việc làm và tăng trưởng, và làm cho việc điều chỉnh tài khóa và chỉnh sửa các bảng cân đối ở lĩnh vực tài chính trở nên khó khăn hơn.

Kinh tế Mỹ cũng đối mặt với thất nghiệp cao, kéo dài dai dẳng, làm lung lay niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, và sự mong manh của lĩnh vực tài chính. EU và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giớivà có mối liên hệ qua lại với nhau sâu sắc. Các vấn đề của nước này có thể dễ dàng lan nhanh sang nước kia và dẫn đến suy thoái kinh tế trên  phạm vi toàn cầu. Các nước đang phát triển đã dần hồi phục sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009.

1.4.2.        Tác động đến EU-28 và Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone 18)

Một là, khủng hoảng nợ công làm suy yếu kinh tế và chính trị nội bộ châu Âu.

Hai là, khủng hoảng nợ công làm suy yếu quyền lực EU trong việc tham gia, định hình những cấu trúc kinh tế, chính trị, xã hội của EU trong tương lai trong thế giới ngày càng đa cực hóa.

Ba là, khủng hoảng nợ công châu Âu đã tác động tiêu cực đến kinh tế, chính trị, xã hội của các nước “mắc nợ” lớn (Hy Lạp, Ai len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha).

Sự khủng hoảng ở châu Âu có thể dẫn tới 4 hệ lụy:

Một là, suy giảm về tầm quan trọng chiến lược của châu Âu đối với Mỹ.

Hai là, suy giảm “quyền lực định hình thế giới” của EU.

Ba là, suy giảm quyền lực“mềm” của EU.

Bốn là, Trung Quốc triệt để tận dụng các cơ hội tại EU.

1.5.             Xu hướng cải cách nhằm khắc phục khủng hoảng nợ công châu Âu

1.5.1.         Xu hướng cải cách nhằm khắc phục khủng hoảng nợ côngở cấp độ Liên minh

1.5.1.1.        Cải cách ngắn hạn

Một là, Thiết lập Quỹ Bình ổn Tài chính Châu Âu (EFSF).

Hai là, tái cơ cấu vốn của các ngân hàng.

Ba là, hỗ trợ tài chính gắn với chính sách khắc khổ, thắt lưng buộc bụng.

Bốn là, giải pháp xóa nợ cho các nước mắc nợ lớn.

Năm là, giải pháp mua trái phiếu chính phủ.

Sáu là giải pháp đưa ra các kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảy là, giải pháp tiến hành bơm vốn trực tiếp cho các ngân hàng.

Tám là, giải pháp nới lỏng điều kiện cứu trợ cho các ngân hàng Tây Ban Nha.

Chín là, linh hoạt hơn khi tiếp cận các biện pháp can thiệp vào thị trường trái phiếu.

1.5.1.2.           Giải pháp dài hạn

Một là, thành lập Quỹ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM)

Hai là, thành lập Liên minh ngân hàng

Ba là, dự kiến ban hành loại thuế giao dịch tài chính chung (hiện đã có 11 nước thành viên đang tham gia đàm phán ở cấp độ EU (năm 2012)).

1.5.2.       Những khó khăn trong ứng phó với khủng hoảng nợ công

Thứ nhất, cơ chế cũ không còn phù hợp, cơ chế mới đang hình thành và cần phải có thời gian đi vào cuộc sống.

Thứ hai,gói giải cứu thứ hai và việc tái cấu trúc nợ ở Hy Lạp đã giảm bớt áp lực lên tình hình tài chính của quốc gia này từ ngắn hạn đến trung hạn; và tránh gây ra ảnh hưởng dây chuyền tiêu cực đến các quốc gia còn lại trong khu vực.Tuy nhiên, triển vọng ở Hy Lạp còn khá mờ mịt,khi nước này buộc phải tiến hành hàng loạt biện pháp cải cách khắc nghiệt theo Chương trình cứu trợ, trong điều kiện nền kinh tế nước này đã chìm sâu vào suy thoái cũng như phải đối mặt với làn sóng biểu tình, phản đối và bất ổn xã hội. 

Thứ ba, Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định, phối hợp và quản lý trong EMU,mặc dù được đa số nước thành viên EU đồng ý, nhưng  đã phải đối mặt với nhiều rủi ro như việc trưng cầu dân ý ở Ailen, hay yêu cầu đàm phán lại ở Pháp.Mặc dù,đây là bước tiến quan trọng trong kiểm soát ngân sách quốc gia, nhưng vẫn chưa thể hiện rõrànglộ trình cho Liên minh tiền tệ và những chương trình cải cách nợ công ở khu vực ngoại vi châu Âu.

Thứ tư, quy mô Quỹ giải cứu khu vực đồng Euro còn hạn chế.

Thứ năm, một số yếu tố bất ngờ từ các nước thành viên.Cục diện kinh tế - chính trị châu Âu đột ngột thay đổi sau chiến thắng bước ngoặt của ông François Hollande trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp và những bất ổn trong việc thành lập Chính phủ Hy Lạp.

Nếu trước kia,biện pháp “thắt lưng buộc bụng” được xem là kim chỉ nam hành động của hầu hết các nhà lập pháp châu Âu nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công khu vực, thì điều này có thể thay đổi,khi Pháp và Hy Lạp đã phát ra những tín hiệu cho thấyhọít nhiềusẽtheo đuổi chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế.

Thứ sáu, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh giữa các nước thành viênđược cho là một trong những thách thức lớn hiện nay đối với EU.

Tóm lại, triển vọng kinh tế và sự ổn định tài chính cũng như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng hiện nay của châu Âu là mối đe dọa lớn nhất đối với phục hồi kinh tế toàn cầu. Để giải quyết những bất ổn này, EU cần thực hiện các giải pháp toàn diện và mạnh mẽ, gồm cả tài chính công, sức cạnh tranh của nền kinh tế và cơ chế ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ khó lòng đạt được, nếu từng quốc gia thành viên EU vẫn tiếp tục đặt lợi ích quốc gia riêng  cao hơn mục tiêu ổn định, hài hòa chung của toànkhối EU- 28 và Khu vực đồng Eur-18.

2.    Nợ công Việt Nam và bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với Việt Nam

2.1.        Khái niệm nợ công của thế giới và Việt Nam

Bảng 1: Khái niệm, bản chất nợ công theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới (WB),và Việt Nam

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Ngân hàng thế giới (WB)

Việt Nam

Khái niệm

Là nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của:

1. Nợ của Chính phủ

2. Nợ do Chính phủ bảo lãnh

3. Nợ của chính quyền địa phương

 

 

 

1. Nợ của Chính phủ Trung ương và các Bộ, ban, ngành Trung ương

2. Nợ của các cấp chính quyền địa phương

3. Nợ của Ngân hàng Trung ương

4. Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ nếu tổ chức đó vỡ nợ.

 

1. Nợ Chính phủlà khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

2. Nợ được Chính phủ bảo lãnhlà khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

3.Nợ chính quyền địa phươnglà khoản nợ do Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp Tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành

Bản chất

Nợ công được xác định là tổng nợ của các khoản: nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương; nợ của chính quyền địa phương các cấp; nợ của Ngân hàng Trưng ương; và nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ có liên quan (Chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc có quyền phê duyệt ngân sách tổ chức hoặc chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ). 

Theo Quy định của pháp luật Việt Nam, có nhiều khoản không được tính trong thành phần của nợ công, trong đó đặc biệt là các khoản doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả và các khoản nhà nước vay của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hoàn thuế…

Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU) quy định hạn mức trần nợ công (Ngưỡng an toàn của nợ công)

60% GDP

50% GDP

65% GDP (không bao gồm nợ từ doanh nghiệp nhà nước)

Mức thâm hụt ngân sách

< 3%

 

5%

 

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

 

Căn cứ vào Luật Quản lý nợ công 2009, có thể tiến hành phân loại nợ công dựa trên một số tiêu chí như sau (Sơ đồ 1):

 

 

Phân loại theo mục đích tài trợ nợ

Sơ đồ 1: Phân loại nợ công

Nguồn: Luật Số 29/2009/QHH12

So sánh khái niệm nợ công theo Luật nợ công năm 2009 của Việt Nam với khái niệm nợ công được đưa ra bởi IMF, WB, có thể thấy, nội hàm của khái niệm nợ công ở Việt Nam là hẹp hơn nhiều. Thậm chí, khái niệm nợ công của Việt Nam hẹp hơn cách hiểu nợ công theo nghĩa hẹp của IMF do loại trừ các khoản nợ từ các doanh nghiệp công phi tài chính là doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn hoặc nắm vốn chi phối. Điều này có thể dẫn tới việc không kiểm soát hết rủi ro trong quá trình quản lý nợ công, do không tính toán hết được các nghĩa vụ nợ. 

Sơ đồ 2

 

Nợ nước ngoài: 43,7

 

Tổng nợ công: 55,4

: Cấu trúc nợ của Việt Nam tính đến cuối năm 2012 (% GDP)

 

 

Nguồn: Báo cáo Số 490/BC-CP (2013), Phạm Thế Anh (2014)

2.2.             Vai trò của nợ công đối với phát triển kinh tế của Việt Nam

Thứ nhất, nợ công đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển

Thứ hai, nợ công góp phần giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội

Thứ ba, giúp  bù đắp bội chi ngân sách nhà nước               

Thứ tư, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam, thúc đẩy quá trình cải cách, hội nhập kinh tế sâu sắc hơn ở Việt Nam.

Bảng 2: Tình hình vay nợ bù đắp thâm hụt ngân sách ở Việt Nam,

giai đoạn 2002-2010 (Tỷ VND)

Năm

Tng vay n

Vay trong nưc

Vay nưc ngoài

2002

25.507

18.382

7.125

2003

29.876

22.835

7.041

2004

34.703

27.450

7.253

2005

40.746

32.420

8.326

2006

48.500

36.000

12.500

2007

56.500

43.000

13.500

2008

66.200

51.200

15.000

2009

115.900

88.520

27.380

2010

119.700

98.700

21.000

   Nguồn: Tạ Đức Thanh, 2013

Bảng 3: Xu hướng xếp hạng tín nhiệm tín dụng của Việt Nam

Tổ chức

2009

2010

2011

2012

S&P

BB

BB

BB-

BB-

Moody’s

Ba3

Ba3

B1

B2

Fitch Ratings

BB-

BB-

B+

B+

 

Nguồn: Mirae Asset Securities, 2013

2.3.             Thực trạng nợ công ở Việt Nam

2.3.1.                                Quy mô nợ công

Từ năm 2001 đến nay, nợ công của Việt Nam ngày càng tăng cao. Tỷ lệ nợ công/GDP từ mức 32,28% năm 2001 đã tăng lên 42,9% năm 2009, đạt đỉnh ở mức 56,3% năm 2010, sau đó giảm nhẹ xuống mức 54,9% năm 2011 và tăng trở lại lên 55,7% vào năm 2012 (IMF và Bản tin nợ công, Số 2)[4]. Tỷ lệ nợ công/GDP liên tục tăng lên cũng cho thấy tốc độ tăng của nợ công đang nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế [5]. Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, dự báo cuối năm 2014 nợ công của Việt Nam có thể đạt 60,3% GDP.

Biểu 1: Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam  2001-2012(%)

Nguồn: IMF Data, Bản tin Nợ công số 2 – Bộ Tài chính.

 

Các số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Theo bảng xếp hạng của CIA Factbook cập nhật đến cuối năm 2012, Việt Nam là nước có tỷ lệ nợ công/GDP cao thứ 70/155 quốc gia được xếp hạng, và đứng thứ 9 trong khu vực Châu Á[6]. Theo Đồng hồ nợ công thế giới (Global Debt Clock – GDC) trên trang Economist.com[7], tính đến 24/10/2013,  tổng số nợ công của Việt Nam đã lên tới 76,706 tỷ USD, trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 851,48 USD nợ công (Minh Phương, 2013). Theo đồng hồ nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist ngày 14/10/2014, nợ công của Việt Nam là 84,6 tỉ USD.Trong khi đó, những khu vực và quốc gia có tổng nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay là Nhật Bản với 12,6 nghìn tỷ USD; Hoa Kỳ với hơn 11,1 nghìn tỷ USD: Đức 2,8 nghìn tỷ USD; Italy trên 2,49 nghìn tỷ USD; Pháp trên 2,3 nghìn tỷ USD; Hy Lạp gần 424 tỷ USD; Trung Quốc 1,28 nghìn tỷ USD; Thailand gần 171 tỷ USD (An Huy, 2012); Anh Quốc 1,861 nghìn tỷ USD,[8] Singapore 214 tỷ USD (Phạm Thị Thanh Bình, 2012); Indonesia gần 218 tỷ USD; Philippines trên 121 tỷ USD (Hải Ninh, 2013). Tính trung bình, mỗi người dân Nhật Bản" cõng" gánh nợ khoảng 100.158 USD; Trung Quốc gần 1.268 USD; Thailand trên 2.490 USD; Singapore 42.265 USD; Indonesia trên 880 USD; Philippines 1.176 USD.

Hy Lạp là tâm bão của khủng hoảng nợ công EU có mức nợ công lên tới trên 300,8 tỷ EUR (tương đương khoảng trên 400 tỷ USD), giảm so với mức 340,9 tỷ EUR của năm 2011[9]. Như vậy, so sánh với các nước cũng như thông lệ quốc tế thì nợ công của Việt Nam dường như vẫn nằm trong tầm kiểm soát[10]. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng là quá cao so với mức phổ biến các nền kinh tế đang phát triển theo khuyến cáo của IMF (từ 30 - 40% GDP) và cao hơn so với một số nền kinh tế mới nổi.

Bảng4: Tỷ lệ nợ công của một số nước trong khu vực, năm 2012 (%)

STT

Xếp hạng

Nước

Nợ công/GDP

STT

Xếp hạng

Nước

Nợ công/GDP

1

1

Nhật

214.30

10

77

Thailand

44.50

2

5

Jamaica

134.20

11

84

Mỹ

41.80

3

11

Singapore

111.40

12

95

Bắc Triều Tiên

36.70

4

43

Bhutan

64.00

13

112

Bangladesh

31.70

5

55

Malaysia

53.30

14

113

Trung Quốc

31.70

6

63

Philippines

51.50

15

123

Indonesia

23.00

7

67

Ấn Độ

49.60

16

128

Iran

19.90

8

69

Lào

48.40

17

145

Nga

7.70

9

70

Việt Nam

48.20

 

 

 

 

 

Nguồn: The World Factbook https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2186rank.html

Các số liệu thống kê cũng cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn từ nợ công do tốc độ tăng nợ công của Việt Nam quá nhanh. Bảng 5cho thấy thực trạng này[11]

Bảng5: Huy động vốn vay của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phươnggiai đoạn 2006-2012 (Tỷ VND)

 

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Vay Chính phủ

68.052

101.393

93.537

200.426

208.957

235.089

284.578

Vay Bảo lãnh Chính phủ

14.317

47.026

49.173

29.856

72.378

76.572

102.471

Vay chính quyền ĐP

9.388

8.654

3.306

11.239

8.816

5.714

19.709

Tổng cộng

91.757

157.073

146.016

241.521

290.151

317.375

406.758

Nguồn: Bộ Tài chính, 2013

Bảng 5cho thấy, các khoản nợ công ở Việt Nam  đã tăng nhanh trong giai đoạn 2006-2012, trong đó vay Chính phủ tăng trên 3,1 lần, vay được Chính phủ bảo lãnh tăng gần 7,1 lần và vay của các Chính quyền địa phương tăng hơn gấp đôi. Cùng với sự tăng nhanh về quy mô, tốc độ tăng nợ công của Việt Nam cũng nằm ở mức khá cao, làm cho gánh nặng trả  nợ đối với ngân sách trở nên nặng nề hơn. Tính riêng trong giai đoạn 2007 - 2010, nợ công của Việt Nam có tốc độ tăng bình quân là 15%/năm. Như vậy, tốc độ gia tăng nợ công đang dần bắt kịp tốc độ tăng thu ngân sách (17-21%/năm) (Bùi Trường Giang - Đinh Mai Long, 2013). Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ thường chiếm khoảng 15% so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm[12], tương đương với khoảng 90% so với bội chi ngân sách và 5% GDP. Đặc biệt trong năm 2010, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách đã tăng lên tới 17,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, nếu cộng cả nghĩa vụ nợ dự phòng, có thể thấy tỷ lệ tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách lại có xu hướng tăng lên, từ 23,1% năm 2010 lên 24,4% năm 2012. Đây là tỷ lệ khá cao và tiệm cận dần ngưỡng an toàn 30%, theo thông lệ quốc tế. Điều này cho thấy nghĩa vụ trả nợ trở thành gánh nặng đối với ngân sách của Việt Nam.

Bảng6: Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2007 – 2012 (%)

Chỉ tiêu

2007*

2008*

2009*

2010

2011

2012

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/Thu NSNN

3,6

3,5

5,1

17,6

15,6

14,6

Nghĩa vụ nợ dự phòng/Thu NSNN

4,6

4,7

4,3

5,5

6,7

9,8

Nguồn: Bản tin nợ công số 2, Bộ Tài chính; *Phạm Thị Hồng Điệp (2012)

2.3.2. Cơ cấu nợ công

1)  Nợ Chính phủ chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ công

Bảng 7cho thấy cơ cấu nợ công của Việt Nam trong một số năm gần đây:

Bảng7: Cơ cấu nợ công của Việt Nam phân theo chủ thể vay nợ (%)

 

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Vay Chính phủ

74

64

64

82

72

74

69

Vay Bảo lãnh Chính phủ

15

29

33

12

24

24

25

Vay chính quyền ĐP

11

5

3

6

4

1

6

Nguồn: Bộ Tài chính (2013) và tính toán của tác giả

Trong tổng nợ công hàng năm,  nợ của Chính phủ thường chiếm tỷ trọng rất cao, từ 74% năm 2006, các năm 2007 và 2008 giảm mạnh chỉ còn chiếm 64%, nhưng các năm 2010 và 2011 lại tăng lên và chiếm 72-74%, năm 2012 lại giảm nhẹ còn 69%. Các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh cũng chiếm tỷ trọng khá cao, từ khoảng 15% của năm 2006, năm 2007 tăng vọt và chiếm tới 29% tổng nợ công, năm 2008 tiếp tục tăng lên và đạt tới 33%, sau đó năm 2009 lại giảm đột ngột và chỉ còn chiếm 12%. Sau đó các năm 2010, 2011 và 2012 lại tiếp tục tăng vọt và chiếm tỷ trọng từ 24-25%. Trong khi đó, các khoản vay nợ của các cấp chính quyền địa phương, chủ yếu là Hà Nội và TP. HCM có sự tăng giảm thất thường, nhưng xu thế là đi xuống và tỷ trọng khá nhỏ.

2) Nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao

Bảng 8cho thấy,tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam từ mức 31,4% năm 2006 đã tăng lên mức 39% năm 2009, 42,2% GDP năm 2010 và 41,1% GDP năm 2012. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ chiếm trung bình 63%, nợ nước ngoài của khu vực công (bao gồm nợ của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh) chiếm trung bình khoảng 80,9%. nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh chiếm trung bình 19,02%.

Bảng8: Tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012[13]

 

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng qui mô

%GDP

31,4

32,5

29,8

39

42,2

41,5

41,1

NNN không được Chính phủ bảo lãnh

%GDP

4,7

4,3

4,7

9,7

11,1

-

-

% NNN

14,97

13,23

15,77

24,87

26,30

-

-

NNN của khu vực công

%GDP

26,7

28,2

25,1

29,3

31,1

-

-

% NNN

85,03

86,77

84,23

75,13

73,70

76,9*

-

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bộ Tài chính và tính toán của tác giả; * Hương Loan-Song Hà (2013)

Số liệu thống kê từ 2003 - 2012 cho thấy, nợ nước ngoài chiếm trung bình 59,06% trong tổng nợ công, khoảng 60% trong tổng dư nợ của Chính phủ và hơn 40% trong tổng dư nợ do Chính phủ bảo lãnh. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng nợ công cũng đã có xu hướng giảm dần từ 63,8% năm 2006 xuống còn 56,28% năm 2011, 54,9% năm 2012 (Biểu 2) (ngưỡng của Chính phủ đối với nợ công ≤ 65% và nợ nước ngoài là ≤50%).  So sánh với một số nước Châu Á khác thì tỷ lệ nợ nước ngoài /GDP của Việt Nam hiện tương đối cao.[14]

Biểu2: Tỷ trọng nợ nước ngoài và nợ trong nước trong tổng nợ công Việt Nam

 

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Báo cáo của Bộ Tài chính 2012 và tính toán của tác giả.

Tỷ trọng nợ nước ngoài cao sẽ làm tăng rủi ro về cơ cấu nợ trong tương lai. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ trong lịch sử cho thấy, khi tỷ trọng nợ nước ngoài quá cao, Chính phủ có thể mất đi tính chủ động ứng phó với các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm soát các món nợ vay, do chúng phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài[15]. Bên cạnh đó, các khoản vay ưu đãi thường đi kèm với các điều khoản liên quan đến những ràng buộc về chính trị và kinh tế khác. Nợ càng nhiều, ràng buộc càng lớn. Khủng hoảng nợ Argentina năm 2001 là minh chứng rõ nét cho tác động tiêu cực của nợ nước ngoài [16]. Ngược lại, trường hợp của Nhật Bản đã cho thấy mặc dù có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhưng nợ công Nhật Bản vẫn được cholà bền vững do chủ yếu được tài trợ từ các nhà đầu tư trong nước (Q. Nguyễn, 2013). Đứng trước những kinh nghiệm như vậy, có thể cho thấy cơ cấu nợ công với tỷ lệ nợ nước ngoài cao như của Việt Nam hiện nay tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro[17].

Biểu 3: Nợ công của Việt Nam năm 2014

Nguồn: VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam

 

Biểu 4: Nợ xấu ở Việt Nam và kết quả xử lý

Nguồn: VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam

 

 

2.4.                                      Nguyên nhân dẫn đến nợ công của Việt Nam tăng cao thời gian qua

Một là, chi ngân sáchtăng nhanh, dự toán ngân sáchchưa sát thực tế, kỷ luật tài khóa chưa được tuân thủ nghiêm minh.

Hai là,  quy mô đầu tư công cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp.

Ba là, khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

Bốn là, cán cân vãng lai thâm hụt lớn và kéo dài.

Năm là, tài trợ bằng trái phiếu chính phủ vẫn gặp nhiều khó khăn.

2.5. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với Việt Nam

Một là, tác động tới hoạt động TM Việt Nam – EU

Hai là, Tác động tới hoạt động đầu tư của EU vào Việt Nam

Ba là, Tác động tới vấn đề quản lý tài chính công ở Việt Nam

Bốn là, Tác động tới vấn đề tư duy lại mô hình phát triển kinh tế

Năm là, Tác động tới vấn đề cơ cấu lại hệ thống tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

2.6. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước EU đối với Việt Nam

Một là, Bài học về vay vốn và sử dụng vốn vay cho phát triển kinh tế xã hội

Hai là bài học về khuôn khổ pháp lí quản lý nợ công, qua đó tăng cường quản lý thu- chi ngân sách, kiểm soát nợ công an toàn, hiệu quả

Ba là bài học về sử dụng nợ công cho các mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội

Bốn là, bài học từ việc mở rộng và liên kết EU và thực hiện các  nguyên tắc của Hiệp định Ổn định và tăng trưởng  (SGP, 1997)

Năm là, bài học về giải quyết nợ công thông qua các định chế tài chính đa phương và các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.7. Những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quản lý nợ công và phong ngừa, ngăn chặn nợ công và khủng hoảng nợ công

Thứ nhất, Tiếp tục mở rộng nguồn vốn huy động tập trung cho ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư công

Thứ hai, Kế hoạch vay nợ phải gắn chặt với kế hoạch trả nợ, tính toán kỹ các kịch bản rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo năng lực trả nợ của Chính phủ

Thứ ba, Đảm bảo một ngân sách bền vững, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu ngân sách qua đó giảm bội chi ngân sách, giảm nợ công

Thứ tư, Tăng cường sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Tóm lại, từ những kinh nghiệm rút ra trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu (2009 – 2014),chúng ta cần đưa ra được những đánh giá, nhận định sâu sắc về những bài học nợ công của Việt Nam hiện nay. Từ năm 2001 đến năm 2014, nợ công của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng đáng kể, nợ nước ngoài ngày càng cao, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ doanh nghiệp nhà nước rất lớn… Muốn phát triển kinh tế đất nước, phải gia tăng nợ công, đó là điều đương nhiên. Nhưng nếu như cứ chi ngân sách ngày càng tăng, dự toán ngân sách không sát với thực tế, kỷ luật tài khóa không tuân thủ nghiêm minh; quy mô đầu tư công cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp; vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn, gia tăng phát hành trái phiếu chính phủ, sử dụng vốn vay ODA kém hiệu quả, cùng với việc quản lý và giám sát nợ công không chặt chẽ…  tất cả những điều đó sẽ dễ dàng tạo nên một cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tài liệu tiếng Việt
  2. Phạm Thế Anh (2012): Thâm hụt tài khóa: thực trạng, tác động và khuyến nghị. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Số 10 (413).
  3. Phạm Thế Anh (2012): Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển. Số 199. Tháng 1.

3.       Đỗ Đức Bình – Phạm Văn Hùng (2013): Nợ công ở Việt Nam: Khái quát hiện trạng và một số giải pháp hạn chế nợ công đến 2020. Kỷ yếu Hội thảo “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”. Viện Nghiên cứu châu Âu – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 25/04/2013.

4.       Bộ Tài chính (2013): Đề án tổng kết về vay – trả nợ công giai đoạn 2006 – 2012 và Kế hoạch vay- trả nợ công đến năm 2020.

5.       Bộ Tài chính (2013): Quản lý nợ công chặt chẽ và đúng mục tiêu chiến lược. Thời báo Tài chính online tháng 10/2013.

6.       Chính phủ (2013): Báo cáo Số 490/BC-CP của CP trước Quốc hội ngày 25/11/2013

7.      Hoa Hữu Cường (2010), Khủng hoảng nợ công tại châu Âu: những tác động và bài học đối với nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8.

8.       Xuân Dũng (2012): Kiểm soát nợ công đến 2015 không quá 65% GDP. www.cafef.vn. Ngày 28/11/2012

9.       Khương Duy (2013): Khủng hoảng nợ công châu Âu: Quá trình tích lũy rủi ro và giải pháp. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới. Số 8 (208).

10.    Đức Nguyễn, Những quốc gia ngập đầu trong nợ, cafef.vn

11.     Bùi Trường Giang, Đinh Mai Long (2013), Nợ công của Việt Nam: Quan niệm, đặc điểm và xu hướng.Kỷ yếu Hội thảo “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Châu Âu - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 25/4/2013

12.    Nguyễn An Hà (2010), Khủng hoảng nợ công Eurozone, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu- số 12

13.    Hoàng Hà (2012): Bước “đột phá” mới của ECB để giải cứu Eurozone. www.cafef.vn. Ngày 19/9/2012

14.    Mai Thu Hiền, Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), Tình hình nợ công và quản lý nợ công tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 14/2011

15.    Đinh Công Hoàng (2013): Cơ sở nền tảng của đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Kỷ yếu Hội thảo “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Châu Âu - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 25/4/2013

16.    Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Bích Thuận (2013),  Khủng hoảng nợ công ở một số nước thành viên EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ. Viện nghiên cứu Châu Âu – Viện KHXH Việt Nam

  1.   Mai Hương (2014): Công bố các khoản nợ công để xã hội giám sát. www.cafef.vn. Ngày 16/6/2014.

18.    TS Đặng Hoàng Linh(2013), Khủng hoảng nợ công Châu Âu và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia

  1. Đỗ Thị Phương Lan (2013): Nhìn lại bức tranh đầu tư công Việt Nam giai đoạn 2000-2012. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Số 19. Tháng 10/2013

20.   Nguyễn Văn Lịch (2010), Những bài học từ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Tạp chí Quốc tế-số 4.

21.    Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2010), Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ứng phó chính sách của Việt Nam: một năm nhìn lại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

  1. Đinh Thị Nga (2013): Khủng hoảng nợ công và giải pháp ngắn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh té và Chính trị Thế giới. Số 4 (204).
  2.  Ths. Lê Minh Ngọc, Nợ công châu Âu: Báo động từ những con số,http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/No-cong-chau-Au-Bao-dong-tu-nhung-con-so/49677.tctc
  3. Tô Kim Ngọc (2013): Khủng hoảng nợ công tại một số nước Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chinh sách tài khóa cho Việt Nam. Đề tài cấp Ngành. Mã số DTNH.16/2012

25.    Hải Ninh (2013): Khủng hoảng nợ công Châu Âu và bàig học cho Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Châu Âu- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 25/4/2013

26.    Nguyễn Trọng Tài (2009): Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và sự tác động của chúng tới hệ thống NH Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và giải pháp cho ngành tài chính NH Việt Nam”. NXB Thống kê, Hà Nội, 29/6/2009

27.    Trần Đăng Thịnh (2013): Để nợ công Việt Nam luôn ở mức an toàn. Tạp chí Kinh tế và dự báo. Số 12. Tháng 6/2013

28.    Đinh Công Tuấn (2009), Các kế hoạch khắc phục khủng hoảng kinh tế ở châu ÂU và vấn đề chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3.

29.    Nguyễn Anh Tuấn (2013): Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu (EU): Tác động và bài học cho Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Châu Âu- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 25/4/2013

 

  1. Tài liệu tiếng Anh

30.   ADB (2013): Asian Development Outlook 2013 Update (10/2013.)

31.   IMF (2013): Worrld Economic Outlook 2013 (10/2013).

32.   UN (2013): UN World Economic Situation and Prospects 2013. Global Outlook Figure 1.3 a – Newyork, Jenuary.

33.   European Commission (2011), The economic adjustment programme for Greece, Third edition – Winter.

34.   European Commission (2011), The economic adjustment programe for Ireland,  February 2011.

35.   European Parliament (2010), The Greek Sovereign Debt Crisis and ECB Policy, Economic and Monetary Affairs, 8 June.

  1. Citizendum (2011), Eurozone Crisis, Encyclopedia Article.

37.   TUAC Secretariat (2011), The International Policy Response to the Post Crisis Rise in Sovereign Debt, Disscusion Paper, Paris, April.

38.   Rainer Lenz (2011), Crisis in the Eurozon: Financial Management without Financial Policy, Friedrich Ebert Stiftung, June.

39.    Michael G.Arghyrou (2010), The EMU Sovereign Debt Crisis: Fundamentals, Expectations and Cotagion, Cardif Business School.

 

 


[1]Đinh Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4(151) 2013, trang 1

[2]Ths. Lê Minh Ngọc  - Nợ công châu Âu: Báo động từ những con số,http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/No-cong-chau-Au-Bao-dong-tu-nhung-con-so/49677.tctc

[3]Ngô Thế Chi, GS.TS (2011), Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế, Học viện Tài chính.

[4]Theo Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, thì nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công của Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% GDP (PV, 2013)

[5]Theo thống kê của The Economist Intelligence Unit, trong 10 năm (2001-2010), GDP của Việt Nam tăng gấp 3 lần (từ 32,7 tỷ USD lên 102 tỷ USD). Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nợ công của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, từ 11,5 tỷ USD (36%GDP) năm 2001 lên 55,2 tỷ USD (54,3%GDP) năm 2010 (Hương Loan-Song Hà, 2013).

[7]Theo Global debt clock thì vào năm 2001 tổng nợ công toàn cầu ở mức hơn 18.000 tỷ USD, đến 4/9/2012 nợ công toàn cầu đã ở mức gần 48.800 tỷ USD, tức nợ công thế giới trong 12 năm đã tăng gấp gần 3 lần.

[8]Tổng nợ công của Anh đã lên tới hơn 73% GDP. www.cafef.vn. Ngày 22/2/2013

[9]Nợcông Châu Âu đã tới mức báo động. www.vneconomy.vn. Ngày 26/10/2012

[10]Theo khuyến cáo của IMF và WB thì ngưỡng an toàn nợ công phải căn cứ theo chỉ số chất lượng thể chế và chính sách (CPIA), trong đó, với các nước có chỉ số CPIA yếu (CPIA≤3,25 điểm) thì ngưỡng an toàn ≤38% GDP; với các nước có chỉ số CPIA trung bình (3,25 điểm 3,75 điểm) thì ngưỡng an toàn  ≤74% GDP. Đối với Việt Nam, do chỉ số CPIA đạt 3,78 điểm nên ngưỡng an toàn sẽ ở mức 74% GDP (Đinh Thị Nga, 2013). Tuy vậy, xem xét ngưỡng nợ công cần phải toàn diện trên cơ sở các tiêu chí về sự ổn định kinh tế vĩ mô, mức thâm hụt NSNN (không vượt quá 3%GDP), hiệu quả đầu tư công (Hệ số ICOR thấp) cũng như các chỉ tiêu khác về “nợ ẩn”, trong đó đặc biệt là nợ xấu của các ngân hàng thương mại (dưới 3%), thâm hụt TB… Nếu căn cứ theo các tiêu chí này thì có lẽ ngưỡng nợ công an toàn của Việt Nam cần phải được xem xét lại cho phù hợp (sẽ đề cập phần sau).

[11]Theo thống kê từ GDC chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014,  nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người (Ngô Trang, 2014).

[12]Nghĩa vụ trả nợ/Thu NS hàng năm như sau: 2010: 17,6%; 2011: 15,6%; 2012: 14,6% (Bản tin nợ công Số 2. www.mof.gov.vn.

[13]Theo Ernst&Young thì qui mô nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2012 là 36,3% GDP và năm 2013 giảm xuống còn 29,4% GDP

[14]Tỷ lệ nợ công/GDP và NNN/GDP năm 2011 của một số nước Châu Á như sau: Philippines: 57%-32%; Indonesia: 26%-28%; Malaysia: 53%-31%; Thailand: 42%-26% (Bùi Trường Giang-Đinh Mai Long, 2013)

[15]Theo các tư liệu thống kê từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 cho thấy nợ nước ngoài của các nước này tăng quá nhanh và chiếm tỷ trọng quá cao. Chẳng hạn Thailand (nước châm ngòi cho cuộc khủng hoảng) thì nợ nước ngoài từ mức 28 tỷ USD (1990) lên tới 98 tỷ USD (1997), bằng 97% GDP cùng năm của nước này. Các nước khác cũng tương tự hoặc xấu hơn, chẳng hạn: nợ nước ngoài năm 1997 của Indonesia bằng 198% GDP; Malaysia: 89% GDP; Philippines: 80%... Trong đó, nợ ngắn hạn (tức là các khoản nợ phải thanh toán trong 1 năm) chiếm trên 70% tổng nợ nước ngoài của các nước này. Đáng chú ý là đối với Indonesia thì 2/3 nợ nước ngoài thuộc các món nợ của khu vực tư nhân (Viện Nghiên cứu thương mại – Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại, 1998. Trang 24)

[16]Nợcông của Argentina các năm trước khi tuyên bố vỡ nợ năm 2002 như sau: 1997: 35,08%GDP; 1998: 38,18%GDP; 1999: 43,39%GDP; 2000: 45,62%GDP; 2001: 53,62%GDP (nguồn IMF). Như vậy có thể thấy nợ công của Argentina là không cao, nhưng do Chính phủ nước này vay nợ nước ngoài quá lớn để tiêu xài cũng như để bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới -4,9% GDP năm 2010 (riêng Quí 3 năm 2001 tài khoản vãng lai đã bị thâm hụt tới 2,6% GDP) nên đã dẫn tới khủng hoảng nợ vào năm 2002 khi tuyên bố vỡ nợ. (Nguyễn Trọng Tài, 2013)

[17]Mặc dù hiện nay có thể nhìn nhận nợ công của Việt Nam đang ở ngưỡng đánh giá “trung bình” chẳng hạn so số phải trả nợ hàng năm hay so với kim ngạch XK, song cần lưu ý là sau năm 2015, Việt Nam sẽ phải dùng 1/3 nguồn thu NS để trả nợ (Q. Nguyễn, 2013).

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443687

Hôm nay

2245

Hôm qua

2333

Tuần này

21500

Tháng này

218861

Tháng qua

112676

Tất cả

114443687