Một bài viết năm 2015 trên The Wahington Post chỉ ra Nga và Trung Quốc là đối thủ địa chính trị của nhau, nhưng đã hình thành một “áp phe quỷ quái” (Faustian bargain) giữa họ. Điều này giúp thăng hạng nhanh[1], giúp thay đổi trật tự trong một thế giới một cực (Liên Xô không còn). Và còn do các lợi ích chồng chéo giữa họ. Cả trong tọa độ Bắc Triều tiên hôm nay, hình ảnh của một liên minh Trung – Nga kiểu này khá rõ.
Đã có sự đẩy mạnh cuộc chơi bắn tên lửa nhằm “giúp” các nước khác có cơ hội làm từ thiện với một nước khô cạn trong chủ nghĩa biệt lập, để nước này không tiếp tục thử vũ khí hủy diệt hàng loạt nữa. Từ 1993, trên tro tàn của Liên Xô – nguồn viện trợ vĩ đại, Bình Nhưỡng đã bắt đầu “tét” (test) các hỏa tiễn của mình để “gọi” các nhà tài trợ khác, nhất là ở bên kia “bức màn sắt” như Nhật, Mỹ, Hàn…. Tới nay, cuộc chơi thử tên lửa đã đạt một nấc nhạy cảm, nơi chắc hầu như các phía đều cảm thấy cái “cần số” trong tay mình đang khọt khẹt chưa khớp được bánh răng, trên nền vun vút của các sự kiện kỷ nguyên mới, khi thời gian tính bằng phần giây.
Nói riêng, Chiến lược của Bắc Triều Tiên là “Dữ tợn, yếu và điên rồ” (như Viện nghiên cứu tình báo Mỹ Stratfor đã tổng kết, đã dẫn trên), nói gọn, là thử vũ khí hủy diệt để đổi lấy viện trợ, sau đôi ba chục năm, nay đã vượt một điểm tới hạn. Thời mà Bắc Kinh, dễ dàng, và phần nào cả Moscow, đã trục lợi được nhờ thực thi các phương kế mà phương tây gọi là bảo trợ theo luật rừng (darkest proxy) nhờ lip service (đãi bôi), đánh võng (reeling) trên nền cái “trường bắn” tên lửa của Nguyên soái Kim Jong Un. Sự kiên nhẫn ở Washington đã vỡ, mặt khác, do những nhấn ga quá đà (?) trong thử vũ khí hủy diệt hàng loạt, và ông Trump đang ở thế trên hơn trên nền Chiến lược trở lại Thái Bình Dương thời Obama. Điều này cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều không thể thích thú.
Niềm tin cậy lẫn nhau giữa Bình Nhưỡng và Moscow gần đây có bề sứt mẻ. Chẳng hạn, Bình Nhưỡng từng ra một bài báo quở trách Moscow dám hạ thấp sức mạnh quân sự của mình[2]. Trong khi Moscow có thể đã thực tâm cố làm giảm áp lực quốc tế lên Bắc Triều tiên để giúp nước này né “cấm vận”; hoặc muốn làm giảm sự chú ý quốc tế tới công năng của vũ khí của Bình Nhưỡng. Gần đây có những nguồn cho rằng Moscow đã gia tốc những tiến triển trong lĩnh vực hạt nhân của Bình Nhưỡng[3]. Ngược lại, Bắc Kinh nhiều lần cực lực lên án việc Bắc Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân gây bất ổn cho vùng Đông Bắc Trung Quốc. Các báo nước ngoài thậm chí còn dẫn một nguồn của Trung Quốc hồi tháng 4/2017, tuyên bố nước này có thể tấn công các căn cứ hạt nhân ở Bắc Triều tiên[4].
Truyền thông Trung Quốc nói gì?
Theo tờ Minh báo (của Hồng Kông, Trung Quốc), Nga là một cường quốc có tiềm lực. (Dù đã trở lại cuộc chơi địa chính trị lớn trên thế giới) nhưng Moscow vẫn loay hoay chưa tìm được “điểm tựa đặt đòn bẩy”. Ảnh hưởng của Nga, tại Bắc Triều tiên vẫn còn mạnh, hơn Trung Quốc ở một số mặt. Về lĩnh vực công nghệ quân sự, Bắc Triều tiên vẫn phụ thuộc Nga gần như thời Liên Xô[5], Hiện Bắc Triều tiên đã không tìm cách đi dây giữa Tàu và Mỹ, mà dựa hơn vào quan hệ đồng đều với cả Nga và Trung Quốc. Hiện cả Trung và Nga đều lơ là trong thi hành lệnh trừng phạt Bắc Triều tiên của HĐ BA LHQ. Và bài này cho rằng Trung – Nga chắc có đi đêm với nhau trong chuyện này. Và Bắc Kinh cũng ngại nếu hăng hái hơn Nga, thì Bắc Triều tiên sẽ ngả sang phía Nga, và sẽ giận dữ, vẫn theo Minh báo.
Việc Mỹ, Hàn trả đũa bằng triển khai hệ thống THAAD khiến quan hệ giữa Tàu và Hàn xấu đi nhiều. Cùng kỳ, Nga hẳn cảm nhận trái chiều trong vụ này. Minh báo viết. Về thực chất, việc quan hệ Mỹ - Trung xấu đi bởi triển khai THAAD phù hợp với lợi ích của Moscow. Hiện tại Nga còn chưa cực lực lên án việc này, mà để yên xem Trung Quốc phản ứng tới mức nào. Nhưng về lâu về dài, THAAD hẳn cũng đe dọa vùng Viễn Đông của Nga, nên Moscow chắc chắn không để yên.
Trung Quốc đã nói rõ là sẽ không can thiệp nếu Bình Nhưỡng tung đòn đánh trước vào Mỹ.
Sau khi Trump tỏ ý sẽ “san bằng” phía bắc bán đảo Triều Tiên, chắc chắn cà Nga lẫn Trung đều nhìn nhận rằng nếu ông Kim không thử tiếp vũ khí hủy diệt, Trump khó có thể có cớ đòi Nghị viện thông qua một quyết định khởi chiến.
Mới đây, các báo đưa tin Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ hội đàm khẩn ở cấp cao trên nền các đe dọa từ phía Bắc Triêu tiên. Để cải thiện quan hệ đang căng thẳng giữa hai bên, Seul tiết lộ. Trong một thông báo chung Trung – Hàn cuối tháng 10/2017, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho hay Seul đã trình bày rõ rằng THAAD không nhắm vào một nước thứ bam và đã không làm phương hại đến an ninh của Trung Quốc[6].
“Bão táp sa mạc” lan rộng
Về tuyên bố của Trung Quốc rằng sẽ đứng về phía Bắc Triều Tiên nếu Mỹ đánh trước, ông A. Baunov, Giám đốc phân viện nghiên cứu quốc tế Carnegietại Nga có quan sát khá độc đáo, Ông cho rằng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ bênh ông Kim, mà trong trường hợp có chiến tranh, Trung Quốc sẽ can thiệp không phải đứng về phía Chủ tịch Kim, mà đứng về phía Bắc Triều Tiên thôi, tức là sẽ tìm cách lật đổ triều Kim, để bằng cách đó (đảo chính quân sự) mà dừng cuộc chiến tranh lại. Theo ông Baunov Trung Quốc sẽ không đánh Mỹ vì Bắc Triều tiên đâu, sẽ dùng tất cả các phương tiện khả dụng để khẳng định với Washington là kịch bản đánh Bắc Triều tiên của Mỹ khiến Bắc Kinh hoàn toàn không thể chấp nhận.
CácchuyêngiaquânsựNgachorằngcuộcxungđộtMỹ-Triều, nếuxảyra, sẽkhôngphảilà mộtcuộcchiếntranhcụcbộ(như củaMỹởViệtNamnửasauthậpniên1960), mà là mộtcuộcchiếntranhhạtnhân[7], vớimọihậuquả đối với nhân sinh và môi trườngcủanó.
Thứ hai, có một yếu tố “tiêu cực” là chính quyền ở Washington, hay nói đúng hơn, vẫn theo người Nga, là ông Trump muốn thắng “một cuộc chiến tranh nhỏ”.
Theo các nguồn Nga đánh giá, mọi tiếp cận của các lực lượng vũ trang của Mỹ về phía biên giới Trung – Triều sẽ được Bắc Kinh quan ngại ở mức độ Moscow lo cuộc Đông tiến của NATO. Vẫn theo nguồn trên của Nga, nếu xảy ra chiến tranh, Bắc Triểu Tiên chắc khó trụ lâu hơn vài ngày. Và một kịch bản kiểu Bão táp sa mạc sẽ xảy ra. Cụ thể là các máy bay từ các tàu sân bay ngoài khơi sẽ thực hiện các đòn không kích bằng các máy bay ném bom chiến lược. Các lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và các đơn vị đồ bộ đường không sẽ chiếm lĩnh trận địa để đổ bộ ngay sau khi chiến dịch không kích đạt kết quả[8].
Bloomber tính toán rằng ngay đợt đầu của cuộc chiến[9], đã có khoảng 300 ngàn dân thường thiệt mạng (Bloomber tính trường hợp vũ khí hạt nhân không được phe Mỹ sử dụng).
Trong trường hợp chiến tranh bùng nổ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, nó sẽ vượt ra ngoài bán đảo này, và ngoài Trung Quốc, còn có thể kéo cả Nga và Nhật Bản vào cuộc.
Một kế hoạch cũ
Còn nhớ tờ The New York Times (NY), hôm 12/4/2013 đã ra bài xã luận: Hãy ném bom Bắc Hàn đi, kẻo trễ (Bomb North Korea, Before It’s Too Late) thể hiện một mốc. Lúc đó truyền thông Mỹ, vốn không kiên nhẫn gì, nhận thấy những kịch bản “tống tiền” phần còn lại của thể giới (blackmail against the rest of the World) diễn xuất bởi Bắc Hàn, cần phải được tốp lại bằng một chiến dịch quân sự. Cụ thể NY đề xuất Mỹ nên giành quyền đánh trước (pre-emptive) trong một chiến dịch không kích cục bộ nhằm đánh sụp các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên, tận dụng được kết quả trinh sát vệ tinh tích cóp biết bao nhiêu năm nay, đồng thời không nhằm đánh đổ “triều đình” nhà Kim. bài báo tỏ ý tin tưởng vào độ chính xác của vũ khí Mỹ. Chiến dịch này chỉ nhằm vô hiệu hóa chỗ dựa hạt nhân của những cuồng vọng ở Bình Nhưỡng, mà không gây thiệt hại cho dân thường. Vậy nếu Lầu Năm góc dùng phương án này, thì Mỹ không trợ giúp được Trung Quốc trong phương án “đảo chính” ở Bình Nhưỡng, mà nhà quan sát Nga nêu ở trên.
Mỹ ngại Trung Quốc không đánh mà thắng
“Trung Quốc đang trên lộ trình chiến thắng không cần làm chiến tranh”, một quan chức quân sự Mỹ nhận định.
Bài viết trên báo điện tử NBC News hôm 1/11/2017[10] cho rằng dù gần như toàn thế giới tập trung vào các tên lửa đạn đạo và nguy cơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, giới quân sự Mỹ đang tập trung vào một đối thủ tiềm năng khác, đó là Trung Quốc – mà họ cho mới là thế lực tạo được sức ép đáng kể nhất với Mỹ tại Thái Bình Dương..
“Dù Bắc Triều Tiến là một vấn đề cận kề, và đây là một cuộc chiến chúng ta có thể thắng”, một quan chức quân sự Mỹ nói với NBC News, nhưng ông ta quan ngại về một cuộc chiến với Trung Quốc.
Các năng lực của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại: công cuộc xây dựng trên các đảo gây tranh cãi, nghi ngại, khả năng thao túng tiền tệ, các cuộc tiến công Mạng (cyberattack) và sự hiếu chiến dựa cả trên các phương tiện quân sự và phi quân sự.
Các nhà quân sự Mỹ cho rằng TQ sẽ đạt mục tiêu cuối cùng bằng cách thay đổi một cách chậm rãi trật tự quốc tế. Nước này sẽ áp dụng những luật lệ mình thích, làm ngơ những gì không thích, và cuối cùng khi các nước khác phải thích nghi, bằng cách đó mà chuyển luật lệ sang hướng có lợi cho Trung Quốc.
Các quan chức quân sự Mỹ cho rằng “Trung Quốc đang dấn bước trên một lộ trình cho phép thắng mà không cần đánh”. Họ điểm danh các yếu tố tạo thế trận áp đảo mà Trung Quốc hội được để bất chiến tự nhiên thành: đó là triển khai xây dựng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên các đảo (mà họ chiếm đóng), các đảo chiếm được trên biển Đông như bãi đá Chữ thập (Fiery Cross) thuộc Quần đảo Trường Sa và đảo Phú Lâm thuộc Quần đào Hoàng Sa (của Việt Nam – ND), đang đe dọa Mỹ và các đồng minh thân cận của nước này; các máy bay ném bom hiện đại, hoạt động tầm xa như H6K; kết hợp với chiến thuật dùng lực lượng dân sự (dân quân biển) dưới sự chỉ đạo của giới quân sự... Người Mỹ cho rằng tàu ngư dân Trung Quốc sẽ được dùng để đâm hoặc để dọa tàu các nước nào (quen coi trọng các giá trị dân sự - ND) chưa biết rằng họ đang đổi diện với một thứ quân (binh chủng, bộ phận của lượng lượng vũ trang).
Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Joe Dunford vừa đi thị sát Thái Bình Dương. Ông nhất trí rằng Bắc Triều tiên là một mối đe dọa trước mắt, Trung Quốc là mối đe dọa thường xuyên.
Joe Dunford cho rằng “Chúng ta (Mỹ) đã sẵn sàng” cho trường hợp Bắc Triều tiên, nhưng cuộc chiến ngang sức với Trung Quốc, theo ông, mới là thử thách thực sự./.
Bằng một phát tên lửa, Mỹ đã có thể bắn hạ ông Kim Jong - Un, và chặn lần thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hôm 4/7/2017. Ảnh: Reuters
[1]The real winner of the Ukraine crisis could be China. http://www.washingtonpost.com/posteverything/wp/2015/02/24/the-real-winner-of-the-ukraine-crisis-could-be-china/
[3]http://www.businessinsider.com/russia-helped-north-korea-harden-nuclear-arsenal-us-cyber-attacks-2017-10
[5]http://inosmi.ru/politic/20170405/239053276.html
[6]https://www.cnbc.com/2017/10/30/south-korea-china-agree-to-normalize-relations-after-thaad-fallout.html
[7]https://365info.kz/2017/08/esli-zavtra-vojna-5-mest-gde-vspyhnet-v-lyuboj-moment/
[9] https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-10-27/new-korean-conflict-could-kill-300-000-within-days-report-says