Nhìn ra thế giới

Bàn về tâm lý văn hóa và nguyên nhân lịch sử hình thành hiện tượng Mao Trạch Đông (I)

Sự định vị quan hệ Mao - Chu.

Nhìn cả chiều dài lịch sử thế kỷ 20 của Trung Quốc (TQ), có rất nhiều vấn đề lịch sử mù mờ cứ chờ đợi các chuyên gia học giả mò mẫm giải đoán mãi mà vẫn chưa xong. Trong đó có một chuyện như đánh đố mà cũng khá thú vị là, tại sao cuối cùng lại là Mao Trạch Đông chứ không phải Chu Ân Lai trở thành lãnh tụ như đế vương ? Hơn nữa, không nói đến quá trình từng trải của Chu Ân Lai so với Mao Trạch Đông là tương đương, cho dù là rất nhiều mặt ngón nghề, tâm địa, ma lực cá nhân, v.v… điều kiện để trở thành lãnh tụ, đều không dưới Mao Trạch Đông. Nhất là về mặt nhân duyên nhân mạch, với địa vị đã từng là người lãnh đạo từ rất sớm những năm trước đây, Chu Ân Lai còn hơn xa Mao Trạch Đông, nhưng cuối cùng Chu Ân Lai lại cúi đầu cụp tai thần phục trước ngôi báu đế vương Mao Trạch Đông. Thoáng nghĩ lúc đầu, cảm thấy như có những gì đó không thể ngờ tới. Ở đây, giả dụ, chỉ với cách nói đại loại như xét về khí chất đế vương của Mao Trạch Đông so với Chu Ân Lai để giải thích, thì vẫn còn xa mới thuyết phục được. Có lẽ đưa ra hai nhân vật lịch sử gần gần như nhau để so sánh, có thể sẽ giúp cho nhìn rõ cái ảo diệu trong đó. Ví như lấy Tào Tháo và Gia Cát Lượng để phân tích.

 Cho dù “Tam quốc diễn nghĩa” phân biệt rạch ròi làm xấu hóa và mỹ hóa đối với Tào Tháo và Gia Cát Lượng, nhưng trong các thơ văn của bản thân họ lưu lại, người đời sau còn có thể nhìn rõ diện mạo chân thực về khí chất và bẩm tính giữa họ. Đúng là văn như con người họ, thơ cũng như con người họ.

Từ hai bộ Sư biểu đưa ra của Gia Cát Lượng, người ta đọc ra không phải là một nhân vật lãnh đạo “diệu toán thần cơ”, mà là một Nho tướng trung thần “cúc cung tận tụy, cái chết để phần mình”. Nhất là ngôn từ theo loại “Thần vốn áo vải, cày bừa làm ăn Nam dương, tạm thời an toàn tính mạng trong thời loạn, chẳng mong chi đạt với chư hầu”, rõ là hình ảnh hiền thần thuộc giáo lý Nho gia hun đúc mà thành. Giả như đối mặt với một đế vương như Lý Thế Dân, Gia Cát Lượng tâu lên như thế, sẽ khiến người ta cảm thấy dịu dàng đôn hậu, càng thêm khiêm nhường. Nhưng, cứ nghĩ đến sự thực trên, ông ta hết lòng phủ phục triều bái như vậy, chẳng qua là một đứa trẻ Tiểu Mao Lưu A Đấu không đỡ dậy được, tôn kính ông ta, dư thừa làm người làm thần, khó tránh làm cho người ta buồn cười.

Gia Cát Khổng Minh được “Tam quốc diễn nghĩa” thần hóa, về thành tựu của tướng trị quốc là có thể tin được, nhưng trí tuệ siêu nhân về quân sự lại là sự thêm mắm thêm muối của tiểu thuyết Diễn nghĩa. Hơn nữa không cần nói chuyện khác, chỉ lấy việc 6 lần xuất Kỳ Sơn chẳng dựng được cây nào, cuối cùng chết trên đường đi, đủ thấy việc xuất tướng là không đúng lúc và sự khiếm khuyết về thiên phận quân sự. Cho đến con mắt chính trị và tầm nhìn lịch sử của ông ta, cũng không phải “đối sách nổi bật” thần kỳ như Diễn nghĩa biên soạn, chẳng qua là “Tiên đế lo nghĩ không đứng hai chân Hán, tặc, vương nghiệp không yên, vậy giao cho thần đi dẹp tặc vậy. Lấy sự sáng suốt của Tiên đế để đo cái tài của thần, vốn biết thần dẹp giặc, tài nhược địch cường vậy. Nếu không dẹp giặc, vương nghiệp cũng vong. Chỉ còn ngồi chờ đợi chết, quyết dẹp chúng.” (Xem hậu xuất Sư Biểu). Những lời lẽ đó quả thật khó hiểu thế nào.

Càng có ý, nói đến địch thủ Tào Tháo, Gia Cát Lượng không chút giấu diếm thừa nhận : “Trí kế Tào Tháo tuyệt hơn người, cách dùng binh phảng phất Tôn, Ngô”. Những lời tán thưởng này, về sau được tác giả đưa vào “Tam quốc diễn nghĩa” để hình dung Gia Cát Lượng, còn bản thân Gia Cát Lượng lại thành thật thừa nhận trong “xuất Sư biểu” của ông, thực sự dùng binh như thần là Tào Tháo. Từ đó có thể thấy, nếu năm đó Gia Cát Lượng không bị Lưu Bị mời ra Long Trung, mà là bị Tào Tháo thu vào doanh trại, thế nên câu chuyện của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai về sau là đã có tiền lệ lịch sử điển hình.

Tào Tháo đã bị Diễn nghĩa tái gian hùng hóa, kỳ thực trong lịch sử là một lãnh tụ hết sức hiếm thấy. Hơn nữa, chưa nói đến nói hùng tài đại lược và nghiệp tích chính trị của ông ta, chỉ đọc thơ ca của ông là đã có thể thấy tâm khảm và tầm nhìn của một lãnh tụ trong lòng quần chúng. Khí phách và phong độ Tào Tháo thể hiện trong thi ca, là Lý Bạch về sau, cho đến cả Mao Trạch Đông sau này đều khó sánh nổi. Vô luận là sự cảm ngộ đối với sinh mệnh đối với vũ trụ trong tổ thơ “bộ xuất Hạ môn hành”, còn là ngao du trong thế giới tưởng tượng “giá lục long, thừa phong nhi hành… Đi 4 biển, đường qua 8 bang” như vậy, hoặc là cảm hoài bi lương trong một loại thi ca “độ quan sơn” (băng qua cửa núi), “giới lộ hành” (giới lộ=hạt sương trên lá củ kiệu, hình tượng mong manh, cổ xưa lấy hình tượng này để ai điếu người quá cố), “hao lý hành” (hao ở đây là chỉ cây thanh hao tỏa mùi thơm thoang thoảng, Hao còn có ý là xa vời, viễn vọng), với ý cảnh sâu xa, với tầm nhìn rộng mở, mới mẻ của người cùng thế hệ. Nhất là khí độ, phong thái lãnh tụ của ông ta trong hai bài nổi tiếng “đoản ca hành” “núi không ngán cao, biển không ngại sâu. Chu Công thổ lộ, thiên hạ qui tâm” nổi bật trong con mắt.

Người ta nói thi ca của Tào Tháo có phong cách cổ, nói cho đúng hơn, kỳ thực là chứa đựng rất giàu khí chất của sinh mệnh và nguyên khí của văn hóa. Trong thi ca Trung Quốc có khí chất và nguyên khí này nhất, đương nhiên phải đưa lên hàng đầu là “Kinh thi”, còn thi ca của Tào Tháo, nhất là thơ tứ tuyệt của ông ta, về ý cảnh và phong cách lại vừa vặn gần với “Kinh thi” nhất. Khí phách cao xa của thơ Tào Tháo, đến Mao Trạch Đông đều không thể khuynh đảo, cảm thán rằng “Ngụy vũ múa roi, đông đến bia đá còn lưu lại” (Ngụy vũ huy tiên, đông lâm kiệt thạch hữu di thiên). Kỳ thực Ngụy vũ chẳng lẽ chỉ là vung roi ? Hơn nữa không nói đại nghiệp kinh bang tế thế về sau của Tào Tháo, chỉ lấy sự thực mấy lần lật lại bản án các lãnh tụ Trần Phan Lý Ưng thuộc đảng cấm vào cuối nhà Hán của ông lúc còn trẻ, là đủ thấy Mao Trạch Đông sau này kém cỏi rõ rệt. Một là để lật lại án vị tinh anh Sĩ Lâm bị giết oan, một là theo cách Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn Nho”, đưa hàng triệu phần tử tri thức vào tù. Đương nhiên, bất kể nói thế nào, Mao Trạch Đông đối với Tào Tháo không nói tự biết, ít nhất cũng là ngưỡng mộ trong lòng. Nếu không, Quách Mạt Nhược nhìn gió trở buồm sẽ không viết bài văn thay Tào Tháo lật án bất luân bất loại đó. Thực ra Quách Mạt Nhược cũng chưa từng thực sự thông hiểu Tào Tháo.

So sánh Tào Tháo với Gia Cát Lượng như vậy, đại thể là đã hiểu rõ tại sao là Mao Trạch Đông chứ không phải Chu Ân Lai trở thành nhân vật lãnh tụ kiểu đế vương. Chu Ân Lai không phải không muốn làm lãnh tụ, trên thực tế ông đã từng làm lãnh tụ. Sau khi ông ta cầm lá thư giới thiệu do Đi-mi-tờ-rốp đầu não quốc tế cộng sản tự viết trở về Trung Quốc, là bước lên mây xanh ngay, làm Chủ nhiệm giáo đạo trường quân sự Hoàng Phố ngay khi tuổi còn trẻ trung. Sau khi Tưởng Giới Thạch tách đảng thanh Cộng, Chu Ân Lai càng là một bước trở thành nhân vật lãnh tụ nòng cốt nhất của Trung Cộng năm đó. Nhưng Chu cũng giống như Gia Cát Lượng, có tài của một tướng quốc mà không có năng lực của một lãnh tụ. Tựa như bại tích của Gia Cát Lượng 6 lần xuất quân Kỳ Sơn, Chu Ân Lai cũng mấy lần đánh là mấy lần thất bại, trước sau hai lần chỉ huy bạo động thành phố ở Thượng Hải và Nam Xương. Thế nhưng, khác với Gia Cát Lượng, bị Lưu Bị làm cho một trận buộc phải hết lòng với  đất trời nhà họ Lưu, còn Chu Ân Lai cuối cùng ý thức được, trong cốt tủy của mình không phải là loại nhân vật có thể cuối cùng thống nhất được thiên hạ, từ đó tại Hội nghị Tôn Nghĩa tự đáy lòng tình nguyện nhường hiền, đã bắt đầu cuộc sinh nhai chính trị cúi đầu thần phục Mao Trạch Đông dài đến mấy chục năm của mình. Có thể nói, xưng thần của Chu Ân Lai là bước ngoặt lịch sử có tính then chốt đối với từng bước “xưng vương” “xưng đế” của Mao Trạch Đông. Người thông thuộc lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc đều biết, Chu Ân Lai lúc đó, nắm già nửa thực lực trong đảng trong quân, chuyển hướng của Chu là hết sức quan trọng đối với việc xác lập vị trí lãnh tụ của Mao Trạch Đông.

Hiện tượng ý thức tầm dưới (hạ ý thức) này về tâm lý văn hóa, thông thường là do rất nhiều tình tiết bề ngoài tựa như hình thành một cách ngẫu nhiên. Người ta có thể đưa ra đủ cách này cách nọ để giải thích việc chuyển nhượng quyền lực cao nhất giữa Chu Mao, ví như cho rằng lúc đó Chu Ân Lai vì tình thế ép buộc, hoặc giả đó là kết quả của Mao Trạch Đông đã ngầm làm nhiều động tác nhỏ mà có được. Cũng tựa như người ta giải thích khi Hit-le lên nắm quyền, cũng có thể tìm được rất nhiều tình tiết lịch sử ngẫu nhiên, để chứng minh thành công của Hit-Le chẳng qua là sự may mắn mà thôi, chứ không phải là sự lựa chọn của tầng vô ý thức tập thể dân chúng Đức. Đương nhiên, cách lý giải càng dứt khoát càng giản đơn là đem hiện tượng lịch sử qui về vận mệnh. Ai cũng không thể phủ nhận vận mệnh, cũng giống như cuối cùng ai cũng không thể nói rõ ràng được vận mệnh là cái gì. Sự thực thì, tính cách và vận mệnh của một con người là có tính đối xứng, vận mệnh của một dân tộc thông thường cũng có liên quan với vô ý thức tập thể của dân tộc đó. Hoặc là nói, từ vô ý thức tập thể của một dân tộc, có thể tìm ra rất nhiều dấu tích của vận mệnh lịch sử của họ.Cũng có thể việc nhường ngôi lúc đó của Chu Ân Lai đúng là có đủ loại nguyên nhân, cũng có thể lúc đó đúng là Chu không ý thức được thật rõ ràng về vị trí Quân Thần này giữa Mao Trạch Đông với ông ta; nhưng từ sự quan hệ gần gủi mấy chục năm của Chu sau này với Mao để xét, vị trí Quân Thần này không phải ngày càng mờ nhạt, mà là ngày càng rõ rệt. Giả như, Chu Ân Lai hơi có chút tinh thần chủ nghĩa Mác, như thứ ý thức tự do mà Mác luận giải về tự do tinh thần trong “Bàn về lệnh kiểm duyệt sách báo Phổ Lỗ sĩ”, Chu tuyệt đối không tiếp nhận thậm chí chịu đựng định vị giữa Chu và Mao này. Sở dĩ Chu cam lòng tình nguyện tiếp nhận và chịu đựng định vị này, chỉ có một giải thích, từ trong tiềm ý thức của Chu là vô ý thức tập thể nằm sâu trong tim Chu đã phát huy tác dụng. Điều này không chỉ lý giải điều bí mật của quan hệ Mao Chu là ở đây, cũng còn là lý giải điều then chốt của toàn thể đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) với giai đoạn lịch sử TQ tương ứng lúc đó là ở đây.

Cái gọi là chủ nghĩa Mác Lê, ở đảng CSTQ chỉ là một chiếc áo khoác ngoài ý thức hệ khiến mọi người cũng như khiến họ hoa cả mắt. Trong vô ý thức tập thể của họ, điều thực sự này nọ xoay quanh Mao Trạch Đông, xoay quanh Chu Ân Lai, thậm chí xoay quanh đối với cả đảng CSTQ vừa đúng là truyền thống văn hóa và tâm lý làm theo của sự phản đối và phê phán trên tầng diện ý thức của họ. Quan hệ ý thức và vô ý thức là tựa như quan hệ giữa các đảo và đại dương; ý thức hệ được xây dựng lên trên các hòn đảo lớn mạnh đến mấy cũng không địch nổi với đại hải mênh mông của vô ý thức tập thể.

Trong vô ý thức tập thể của đảng CSTQ, học thuyết Mác kỳ thực không khác gì mấy với sùng bái thượng đế giáo lúc đó của Hồng Tú Toàn, chẳng qua đều là một cách nói có tính phù hiệu dùng để đánh đấm khắp giang sơn mà thôi. Cho dù là cướp ngân hàng, cũng phải có một cách nói, huống hồ đánh cướp cả giang sơn ?

Còn thành công lớn nhất của Mao Trạch Đông, là ông ta dùng Hán ngữ bạch thoại hiện đại (Ở TQ trước đây trong các văn bản nhà nước, các văn thơ của các học giả quan chức đều dùng “Văn ngôn” là loại văn rất súc tích, ngắn gọn, ít chữ mà nghĩa nhiều nghĩa sâu; còn trong đời thường hàng ngày của dân chúng là dùng “văn bạch thoại”, tức là văn nói thường ngày) để chuyển đổi học thuyết Mác Lê một cách thần không biết quỉ không hay thành một bộ ngôn từ “Tam quốc” hiện đại và ngôn từ “Thủy hử” hiện đại. Mao Trạch Đông dùng bộ ngôn từ này của ông ta trước tiên đã chinh phục được đảng CSTQ của ông ta, sau đó dẫn dắt đảng của ông ta đã chinh phục được dân chúng TQ đần độn bởi “Tam quốc diễn nghĩa” và “chuyện Thủy hử” hun đúc. Sự ngu muội này của dân chúng ở chỗ, rõ ràng là bị người ta cưỡng hiếp, thế mà ngược lại lại nói người ta cứu mình.

Kỳ thực cái mà Mao Trạch Đông cứu không phải là dân thường TQ, mà là đảng CSTQ. Về điểm này, tất cả các lãnh tụ Trung Cộng, nhất là Chu Ân Lai, nhân vật hạt nhân như thế, đều biết rõ từ trong ruột gan. Nếu không, làm sao mà Chu Ân Lai lại trung thành không hai lòng đối với Mao Trạch Đông như Gia Cát Lượng đối với Lưu A Đấu ? Giả như “Tam quốc diễn nghĩa” có thể tạo dựng Gia Cát Lượng như thực theo “xuất Sư biểu”, như vậy Chu Ân Lai có thể là nhân vật lịch sử gần giống nhất với Gia Cát Lượng. Theo tiêu chuẩn luân lý của tam cương ngũ thường Nho giáo, Thần tử phải tận trung tuyệt đối với Chúa quân, bất kể Chúa quân như đứa trẻ khốn nạn như Lưu A Đấu, hoặc như Mao Trạch Đông kiêu hùng loạn thế như thế. Chỉ là so sánh Ông ta với cái trung thành ngu ngốc kiểu Gia Cát Lượng, sự trung thành của Chu Ân Lai là trung thành một cách rõ ràng : không có Mao Trạch Đông là không có đảng CSTQ.

Đúng là Mao Trạch Đông đã cứu lấy đảng CSTQ. Đương nhiên, muốn làm rõ đảng CSTQ mà Mao Trạch Đông cứu, trước tiên phải làm rõ, đảng CSTQ làm sao lại lâm vào khốn cảnh.

Đảng CSTQ lấy chủ nghĩa Mác Lê làm giáo lý, kỳ thực lại không phải thoát thai từ chủ nghĩa Mác Lê, mà là nổi lên từ phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ.” Học thuyết Mác truyền vào TQ từ Cách mạng Tháng Mười của Liên Xô, từ rất sớm đã là thứ canh của canh con thỏ mà a hoàn (người hầu) đưa cho.

Khi Lê nin biến chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Lê nin, tinh thần chủ nghĩa tự do những năm đầu của Mác đã bị lý luận chính đảng và lý luận chuyên chính của Lênin hoàn toàn xóa mất. Vì thế cái chủ nghĩa mà người Liên Xô dạy cho người TQ và họ nói là chủ nghĩa Mác, chi bằng nói là chủ nghĩa Lênin. Hơn nữa, người TQ bị người Liên Xô dạy sớm nhất làm chủ nghĩa Lênin, chẳng phải là người đảng CSTQ, mà là Tôn Trung Sơn, hơn nữa là kẻ tạo phản xuất thân từ cái bang giang hồ này.

Tôn Trung Sơn làm theo chủ nghĩa Lênin, thể hiện trong giải thích liên Nga liên Cộng phù trợ công nông đối với chủ nghĩa Tam dân mà về sau ông đưa ra, cũng được triển khai vào thực tế trong mọi nỗ lực nhất thống thiên hạ tuân theo phương thức Liên Xô, nhất là cuộc chiến tranh Bắc phạt đó, đã mang lại hậu quả lịch sử có tính tai họa cho TQ. Theo nói, tấm gương trong trái tim con mắt của Tôn Trung Sơn nên là Hồng Tú Toàn, chỉ là do sử dụng quá mức những phép tắc của Hội Bái thượng đế, không còn có bất cứ lực hiệu triệu nào nữa, ông ta mới chạy khắp nơi cầu cứu, cuối cùng đã tìm vào vòng tay người Liên Xô, được Lênin ca ngợi nhiệt liệt. Còn đằng sau cách mạng của ông ta có hay không khí phách văn hóa mà nói, Tôn Trung Sơn, không cần nói, không cách gì so sánh với Mao Trạch Đông với đầu óc có văn hóa, thậm chi Tôn Trung Sơn cũng không bằng Hồng Tú Toàn rớt bảng tú tài.

Tôn Trung Sơn xưa nay chưa hiểu rõ chuyện của TQ là chuyện gì, chuyện của người TQ là chuyện gì, chuyện của văn hóa TQ là chuyện gì. Còn Mao Trạch Đông  chỉ từ một bộ “Hồng Lâu Mộng” có thể nói ra một loạt suy nghĩ của mình, Tôn Trung Sơn nếu đối mặt với bộ tiểu thuyết này, có thể chỉ là há mồm lè lưỡi. Với Mao Trạch Đông sau này rất rõ bản thân đang làm những gì ngược lại, Tôn Trung Sơn ngoài một lòng muốn có được trọn vẹn giấc mộng Đại Tổng thống của mình, kỳ thực cũng là giấc mộng Hoàng đế, căn bản không biết cuối cùng là mình đang làm cái gì. Lôgich chung về cách mệnh của Tôn Trung Sơn này là, có sữa là bà mẹ. Năm đó để người Nhật ủng hộ ông ta không ủng hộ Viên Thế Khải, ông ta ngang nhiên hứa với người Nhật 3 tỉnh Đông. Về sau, sau khi ngã vào người Liên Xô, Tôn Trung Sơn lại hoàn toàn đi theo cố vấn Liên Xô, người ta nói như thế nào, ông ta làm như thế ấy. Từ xây dựng đảng đến xây dựng trường quân đội, tất cả đều làm theo mô thức chủ nghĩa Lênin của Liên Xô. Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn và đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông sau này, nói toạc ra là một giuộc, ở rất nhiều điểm không khác gì nhau.

Nhưng cũng chính là nguyên nhân này, Mao Trạch Đông xưng Tôn Trung Sơn là người đi trước của cách mạng. Nói cách khác, Mao Trạch Đông ca ngợi Tôn Trung Sơn về mặt dựa người Liên Xô đánh khắp giang sơn, so với Mao là đi trước một bước. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông với đảng Cộng sản của thời đại Trần Độc Tú chỉ là có tính thừa kế về bề ngoài, về thực chất lại khác nhau xa không chỉ lấy đoạn đường để tính.

(Còn nữa).

Lý Cật viết tại New-York, ngày 08/3/2004. Khắc Trung chuyển ngữ 20/2/2018.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441706

Hôm nay

2106

Hôm qua

2317

Tuần này

21610

Tháng này

216880

Tháng qua

112676

Tất cả

114441706