Nhìn ra thế giới

Bàn về tâm lý văn hóa và nguyên nhân lịch sử hình thành hiện tượng Mao Trạch Đông (2)

Chu Ân Lai trong quá trình chuyển từ đảng CSTQ của Trần Độc Tú sang đảng CSTQ của Mao Trạch Đông.

 Đảng CSTQ lúc mới khởi đầu, lúc lấy Trần Độc Tú làm lãnh tụ, không những không phải là đảng CS của Mao Trạch Đông sau này, mà cũng không cùng loại với thứ đảng Cách mệnh kiểu bang hội giang hồ của Tôn Trung Sơn. Đảng CS của Trần Độc Tú, đó là kết quả lịch sử của phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” (Phong trào ngày 04/5/1911). Khác với Tôn Trung Sơn không có một tý nào dấu nét văn hóa đến từ nông thôn Quảng Đông và phố Đường nhân hải ngoại, Trần Độc Tú lấy “Thanh niên mới” làm trận địa lấy Bắc Đại (Đại học Bắc Kinh) làm bối cảnh, đó là nhân vật linh hồn của toàn bộ phong trào văn hóa mới.

Đảng CSTQ thời kỳ sớm ban đầu của Trần Độc Tú gầy dựng nên, thoát thai từ một phong trào khai sáng văn hóa vạch thời đại. Đây là đặc điểm lớn nhất của đảng CSTQ vừa không giống với Quốc dân đảng Họ Tôn, lại cũng không giống với các đảng CS các nước khác trên thế giới. Và cũng không có mấy liên quan với giáo lý  chủ nghĩa Cộng sản, mà là một kết quả lôgích của sự phát triển tự thân lịch sử văn hóa TQ.

Chính vì vậy, Trần Độc Tú tin thờ học thuyết chủ nghĩa Cộng sản, nhưng không phải hoàn toàn đương nhiên đồng tình với đủ thứ chủ trương của người Liên Xô, nhất là không đồng tình với phương thức cách mệnh của chủ nghĩa Lênin. Bởi vì thân hình  lịch sử đang đứng sau lưng Trần Độc Tú vừa không phải là Mác cũng không phải Lênin, càng không phải là Stalin, mà là những tinh anh trí thức TQ từ đảng bị cấm cuối Hán đến người đảng Đông Lâm cuối Minh tiếp đến chư quân biến đổi pháp luật Mậu Tuất, các chí sĩ cách mạng cuối Thanh đầu Minh và cuối cùng bao gồm những người đảng CSTQ thời kỳ đầu trong đó.

Cho dù Trần Độc Tú cấp tiến như thế nào, thiên kiến như thế nào khi đề xướng văn bạch thoại, nhưng ông ta đối với cách mạng bạo lực đầy khí thế cỏ dại, lại mãi giữ thái độ bảo lưu. Trần Độc Tú là vừa  độc lập không ràng buộc, nhưng trong sâu thẳm nội tâm lại chỉ thừa nhận truyền thống văn hóa thư sinh, chứ không thích phần tử tri thức TQ của văn hóa lưu manh. Phần tử tri thức như thế này được cấp tiến lên rất đao to búa lớn lúc đó có kiểu Trần Phan Lý Ưng, nhưng trong xương tủy lại ôn hòa, vẫn là thân sĩ kiểu TQ, rất dễ đồng tình với chủ trương lý luận kiểu như Pô-ân-stanh (Berstein ?), có khuynh hướng xây dựng đảng CS thành một đảng nghị viện, lấy phương thức nghị viện hợp pháp chứ không phải lấy phương thức cách mạng bạo lực làm tôn chỉ của đảng.

 Lập trường văn hóa này của Trần Độc Tú, hiển nhiên là không thể phù hợp với cố vấn Liên Xô, nhất là với các đầu não Quốc tế Cộng sản. Điều mà người Liên Xô cần là người hợp tác giang hồ, không có lập trường văn hóa của mình, nhưng đang có nhu cầu lợi ích thiết thực như Tôn Trung Sơn, chứ không phải loại bạn bè chính trị xuất thân lãnh tụ văn hóa như Trần Độc Tú. Nói cách khác, người Liên Xô chỉ cần đảng CSTQ chuyển xoay dưới cái gậy chỉ huy của họ, chứ không cần người chủ nghĩa CS của TQ có đầu óc của mình có tư tưởng của mình. Nhưng Trần Độc Tú lại đúng là một nhân vật lãnh tụ có đầu óc của mình có tư tưởng của mình như thế, hơn nữa tư tưởng của ông ta lại không thể tương dung với nguyên tắc chủ nghĩa Lênin, nhất là với nhân cách chuyên chế của Stalin của Xô Cộng, vì thế, ông ta bị người Liên Xô tìm đủ phương cách chèn ép và loại bỏ, đó là thế tất nhiên. Việc mất vị trí vai trò của Trần Độc Tú, làm cho đảng CSTQ hoàn toàn bị Quốc tế Cộng sản khổng chế. Hầu như Quốc tế Cộng sản bảo làm gì, họ đón nhận làm đúng như thế. Ví như họ bảo làm bạo động thành phố, cho dù điều kiện không chín mùi, đảng CSTQ cũng phải làm theo. Mà người chấp hành trung thực nhất thời gian này, lại là Chu Ân Lai. Chu Ân Lai tuy bản thân chưa từng nắm chức trọng yếu, là Tổng Bí thư, nhưng ông ta là nhân vật hạt nhân trên thực tế của đảng CSTQ lúc đó. Các nhà biên tạo lịch sử đảng của Trung Cộng đưa cái gọi là sai lầm đường lối mấy lần sau này đều qui khởi đầu cho các vị Cù Thu Bạch, Lý Lập Tam, đâu có ngờ, người chấp hành thực sự đường lối, lại là Chu Ân Lai. So với Trần Độc Tú, Chu Ân Lai ngoài việc chấp hành chỉ lệnh đến từ Liên Xô, từ Quốc tế Cộng sản, không có bất kỳ suy xét nào, chủ trương nào của mình. Có thể nói, quá trình chuyển đổi lãnh tụ từ Trần Độc Tú đến Mao Trạch Đông, trong một thời gian rất dài của đảng CSTQ là một chính đảng không có linh hồn, không có đầu óc. Vô số thanh niên cách mạng, tràn đầy nhiệt huyết, nói chết là vì đảng, nhưng thật ra là chết có phần hồ đồ. Điều chua cay trong đó, Chu Ân Lai nên là người hiểu rõ nhất.

Giả như không có đủ thứ chuyển ngoặt sau này, không có vào vai ngôi chủ của Mao Trạch Đông sau này, đảng CSTQ bị người Liên Xô và Quốc tế Cộng sản tống táng đi, là hoàn toàn có khả năng. Thảm sát của Tưởng Giới Thạch, không những không làm cho đảng CSTQ suy yếu, trái lại làm cho đảng CSTQ giành được ưu thế về đạo nghĩa, làm cho họ phấn đấu vì cái mộng tưởng đó mà phải đổ máu càng thêm chân thực, càng thêm rung động lòng người, càng thêm ma lực. Nhưng người Liên Xô và Quốc tế Cộng sản chỉ huy mù quáng chỉ vì từ nhu cầu lợi ích của mình, đã từng bước từng bước dẫn đảng CSTQ vào tuyệt cảnh tựa như bọn Thạch Đạt Khai lãnh tụ làm phản Thái bình Thiên Quốc lúc đó. Thất bại nối tiếp thất bại, máu của biết bao đồng chí đã đổ, khiến Chu Ân Lai dù không ý thức được đảng CSTQ rất cần một nhân vật linh hồn, cũng đã phát hiện mùi vị tính nguy hiểm của mù quáng chuyển xoay theo gậy chỉ huy của người khác. Tuy đã dứt khoát rời bỏ đặc sứ Quốc tế Cộng sản chuyển sang xác lập vai trò lãnh đạo của Mao Trạch Đông, mà đó là quyết định được đưa ra sau khi tranh cãi quyết liệt của mấy nhân vật nòng cốt Trung Cộng lúc đó, nhưng sự chuyển hướng của Chu Ân Lai đã có tác dụng khá quan trọng. Cuối cùng Chu Ân Lai ngả về Mao Trạch Đông khiến đảng CSTQ đã hoàn thành bước ngoặt có tính lịch sử từ Trần Độc Tú sang Mao Trạch Đông. Gạt ra ngoài những ân ân oán oán trong cái gọi là đấu tranh đường lối lúc đó giữa Chu Ân Lai với Mao Trạch Đông, quay sang Mao Trạch Đông của Chu Ân Lai, làm cho đảng CSTQ, cũng làm cho cục diện tiến trình lịch sử TQ sau này, cơ bản được xác định. Đương nhiên Chu Ân Lai là không ý thức được, Mao Trạch Đông lúc đó, rất sớm đã không còn là chàng thanh niên nhiệt huyết hồi năm nào hô to “Anh Trần muôn năm !” đối với Trần Độc Tú. Cũng là nói, thân hình lịch sử đứng đằng sau Mao Trạch Đông đã không còn là tinh anh Sĩ Lâm các thời đại, mà là Tần hoàng Hán vũ, Đường tông Tống tổ; mà là Chu Nguyên Chương, Lý Tự Thành, Hồng Tú Toàn. Không cần nghi ngờ, về nắm quyền và tài năng cá nhân mà nói, tài cao lược lớn của Mao Trạch Đông không có ai hơn trong đảng CSTQ. Khác với rất nhiều lãnh tụ Trung Cộng, bao gồm Chu Ân Lai trong đó, không biết bản thân cuối cùng là đang làm những gì, Mao Trạch Đông trước sau vẫn giữ được một tầm nhìn rộng lớn, kể cả con mắt chiến lược cũng từ đó mà có. Trong những năm tháng không có đầu óc nhất đó của Trung Cộng, vừa đúng lúc đó duy nhất đầu óc của Mao Trạch Đông là rõ ràng nhất. Từ trong một loạt bài viết của ông lúc đó, mọi người không khó phát hiện những điểm hơn người của ông. Như các bài “cuộc đấu tranh của Tỉnh Cương sơn”, “nguyên nhân sở dĩ tồn tại lâu dài của căn cứ địa đỏ TQ”, “một đốm lửa đốt cháy cả cánh đồng” v.v…

Mọi người rất có thể soi mói nói, sự đánh giá tình thế của Mao Trạch Đông không phải là hoàn toàn chuẩn xác, nhưng điều quan trọng là, đối với tình hình, Mao Trạch Đông trước nay không đánh mất sự phân tích và phán đoán của mình. Điều này cũng tựa như một tay cờ ưu tú, không thể bảo đảm mỗi nước cờ đi đều thập toàn thập mỹ, nhưng ít nhất anh ta trước sau chưa từng đánh mất sự hiểu rõ toàn cục trong đầu.

Năng lực này của Mao Trạch Đông không thể lấy ai để so sánh trong đảng CSTQ, càng là không đặt kỳ vọng vào loại nhà cách mạng giang hồ Tôn Trung Sơn lúc đó. Tại Hội nghị Tôn Nghĩa, lúc đó sở dĩ các vị lớn của Trung Cộng lại tiến cử Mao Trạch Đông, không nói đến việc họ đạt được sự nhất trí chung đối với năng lực này của Mao Trạch Đông, ít nhất về điểm này ai cũng thấy rõ. Mọi người rất có thể nói, vào ngôi chủ của Mao là kết quả của đấu tranh quyền lực, hoặc giả nói cân bằng so sánh quyền lực, thậm chí còn có thể nói Mao Trạch Đông du thuyết trong các nhân vật hạt nhân mà có, nhưng đàng sau việc so đọ quyền lực, năng lực nắm vững toàn cục của Mao Trạch Đông không thể không là nhân tố hết sức quan trọng. Thành công của Mao Trạch Đông đương nhiên còn ở năng lực ăn nói của ông. Những bài viết bằng văn bạch thoại của ông, ngay đến Hồ Thích người khởi xướng đầu tiên về văn bạch thoại, đọc xong đều bái phục không ngớt, nhận định viết bài bằng văn bạch thoại, kể ra Mao Trạch Đông là số một. Giả như Mao Trạch Đông chỉ có năng lực nắm chắc toàn cục mà không có năng lực diễn đạt ăn nói với những hình ảnh sinh động, bản lĩnh to lớn đến mấy, cũng khó có được sự nhận thức của mọi người, có được sự tiếp nhận của đông đảo trong đảng. Nhưng các bài viết của ông đúng là quá sinh động quá hình ảnh, đúng là có thể coi là những tin vui kiến giải mới của nhân dân TQ; hơn nữa bản sự và công phu của những từ ngữ mạnh mẽ đầy lý lẽ này, cũng làm cho mọi người chỉ dừng lại ở ngó xem mà thôi. Những bài viết của ông nói lên, cho dù không là chân lý, vẫn rất có khí thế của chân lý, rất có dáng dấp kiểu như vậy của chân lý.

Tôn Trung Sơn xuất thân từ bang hội giang hồ, từ xưa đến nay không dám công khai thừa nhận bối cảnh cỏ rác của mình, càng không dám đưa nguyên tắc giang hồ viết thành văn bản mũ mão đàng hoàng. Nhưng Mao Trạch Đông lại không chút che đậy, công khai tung tin, “ai là kẻ thù của ta, ai là bạn của ta, đây là vấn đề trọng yếu hàng đầu của cách mạng”. Nguyên tắc bang hội, hễ khi qua lời nói của Mao Trạch Đông đã biến thành vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng. Nhân vật như thế này không làm thủ lĩnh, ai làm thủ lĩnh ?

Thế nhưng, năng lực nhìn toàn cục và năng lực ăn nói này của Mao Trạch Đông vẫn chưa phải là nguyên nhân sâu xa căn bản nhất của Mao Trạch Đông bước lên vũ đài lịch sử, mà chỉ là nguyên nhân văn hóa chính trị bề ngoài của nó. Sự quật khởi của Mao Trạch Đông, nguyên nhân nhân văn càng quan trọng hơn ở chỗ về ý nghĩa mệnh vận, qua sự lựa chọn của nhân vật tinh anh, từ đó mà giành được sự nhất trí thừa nhận về kết cấu tầng sâu tâm lý văn hóa của cả dân tộc. Bởi vì kết cấu tầng ngoài của lịch sử chung là đều đem nguyên nhân tầng sâu của nó chôn sâu chôn chặt, từ đó khiến con mắt mọi người chỉ dừng lại ở đủ loại có tính ngẫu nhiên, đã bỏ qua sự cùng thừa nhận lịch sử của hạ ý thức tâm lý văn hóa quốc dân. Cũng giống như việc lên vũ đài của Hitler năm đó, mọi người thích thú với sự kiện từ tiệm bia nổi tiếng nào đó, hoặc từ tác dụng trong đó để tìm kiếm nguyên nhân, mà đã bỏ qua tâm lý dân tộc đằng sau bó đuốc diệu hành đó khi ông ta lên vũ đài.

Nếu nói nguyên nhân văn hóa chính trị là sự lựa chọn lịch sử của tầng diện ý thức, vậy thì nguyên nhân tâm lý văn hóa lại là hiệu ứng lịch sử của tầng diện vô ý thức tập thể dân tộc đó. Tựa như Hítler, Mao Trạch Đông đối với văn hóa lịch sử là nhân vật lịch sử như thế này đều có hiệu ứng phủ khắp nhất định cả về không gian thời gian, sự xuất hiện của họ bất kể có bao nhiêu tính ngẫu nhiên, đàng sau chung là vẫn có sự cùng nhận thức tự nhiên của vô ý thức tập thể dân tộc của họ lặng lẹ nhẹ nhàng phát huy tác dụng. Giả như hình ảnh giữa Hitler với nhân vật anh hùng trong một chuyện thần thoại Đức không có tính ăn khớp với nhau, cho dù ông ta có bao nhiêu lực kích động cũng không được người Đức tôn sùng là thần minh. Cùng đạo lý như vậy, Mao Trạch Đông bước lên thần đàn, nguyên nhân căn bản nhất là ở sự cùng nhận thức nội tâm của dân chúng TQ bao gồm các lãnh tụ lớn nhỏ Trung Cộng trong đó. Sự cùng nhận thức này với nói đó là sự lựa chọn của lý tính, càng không bằng nói là sự qùi lạy của hạ ý thức. Cũng giống như khi Trung Cộng mới xây dựng đảng, trong đảng nhất trí tiến cử Trần Độc Tú tượng trưng cho cuộc vận động văn hóa mới “Ngũ tứ” làm Tổng Bí thư, về sau các lãnh tụ Trung Cộng tại Hội nghị Tôn Nghĩa đều vô tư đặt hy vọng ký thác vào con người Mao Trạch Đông. Tại Đại hội lần thứ nhất rất sớm Trung Cộng, bất kể Mao Trạch Đông biết ăn biết nói như thế nào, trong con mắt mọi người cũng không đem hy vọng đặt vào thân ông ta; nhưng trong thời gian Hội nghị Tôn Nghĩa, mọi người ngoài lựa chọn Mao Trạch Đông ra, tuyệt đối không thể lại tìm lại Trần Độc Tú một thư sinh như thế làm lãnh tụ. Lúc mới đầu tiến cử Trần Độc Tú, là vì mọi người nhất trí cho rằng, họ cần một lãnh tụ văn hóa. Còn lúc này chọn Mao Trạch Đông, là vì trong hạ ý thức của họ ý thức mạnh mẽ rằng, chỉ có Mao Trạch Đông mới có thể đảm đương được Sơn đại vương (Vua núi lớn) của đảng Tỉnh Cương Sơn của sự nghiệp đảng CSTQ đã rơi xuống đám cỏ thành giặc.

Trong thời khắc này, vũ đài văn hóa chính trị của đảng CSTQ, trải qua từ “Thanh niên mới” của Bắc Đại chuyển đến trường Quân sự Hoàng Phố, lại từ trường Quân sự Hoàng Phố mở rộng đến phong trào nông dân trong nông thôn và bãi công công nhân trong thành phố, cuối cùng trải qua các cuộc bạo động, đã tìm được nơi qui tụ trong núi cao rừng hiểm, làm giặc để sống. Tương ứng với đó, nhân vật anh hùng trong tim mắt họ, cũng từ Trần Phan Lý Ưng của đảng bị cấm cuối Hán hoặc người đảng Đông Lâm cuối Minh, 7 quân tử của biến pháp Mậu Tuất, Từ Tích Lân, Thu Cận của cuối Thanh đầu Dân quôc, thậm chí từ tiền bối Tăng Quốc Phan mà rất sớm Mao Trạch Đông nghiêng lòng, đã trở thành đám cỏ kiểu Trần Thắng Ngô Quảng, và những loại đám cỏ này hễ thành sự sẽ trở mặt ngay diễn biến thành Chu Nguyên Chương, Hồng Tú Toàn đế vương. Rất khó nói cuối cùng đây là bi kịch lịch sử của đảng CSTQ, hay là kết quả lôgích tất nhiên của nó, nhưng lịch sử, đúng là phát sinh như vậy, được viết ra như vậy.

Bí mật của lịch sử, nói toạc ra là giản đơn như vậy. Bởi vì mọi người cứ nói chủ nghĩa Lênin của văn bạch thoại hiện đại, ai cũng chẳng ý thức được rằng, nhân tố tâm lý văn hóa đằng sau của một sự lựa chọn lịch sử này, ai cũng chẳng ý thức được rằng, Mao Trạch Đông cùng tín đồ của ông nói là Mác, không bằng nói là Tần Thủy Hoàng cộng với Chu Nguyên Chương, hoặc giả là bản Hán ngữ hiện đại của “Tam quốc diễn nghĩa” cộng với “Thủy hử truyện”. Nhưng trong hạ ý thức, không nói mọi người đều rõ, nhất là một số tướng lĩnh Hồng quân tràn đầy khí thế giặc cỏ, càng là coi sự lựa chọn thế này là thiên kinh địa nghĩa. Nói cho cùng, trong đảng Trung Cộng, nhất là trong tướng lĩnh Hồng quân, có mấy người thực sự đọc qua trước tác của Mác ? Có ai trong chiều sâu nội tâm thực sự coi học thuyết của Mác là một cái gì đó ? Tựa như năm đó tướng sĩ Thái bình Thiên quốc đi theo Hồng Tú Toàn khởi nghĩa, chẳng có ai đã từng nghiên cứu sâu Thiên phụ Thiên quốc là chuyện gì.

Trung Cộng và Hồng quân của nó đi từ Tỉnh Cương sơn đến Diên An, căn bản chẳng có công sức nghĩ kỹ quan hệ giữa Mao Trạch Đông với Mác. Điều quan trọng là, lời nói của Mao Trạch Đông, thông tục rõ ràng, hình ảnh sinh động, chẳng có ai nghe mà không hiểu. So với dưới đây, đại loại giá trị thặng dư của Mác nói, với các anh em đi dép cỏ, vào sinh ra tử trong khói lửa chiến tranh, thực sự cách quá xa quá xa với thực tại. Cho dù các lãnh tụ phong trào công nhân lúc đó, chạy đến các vùng mỏ khai sáng hoặc giả nói là xúi giục làm phản, cũng phải bắt tay từ kết cấu chữ Hán của hai chữ “công nhân”. Nói cái gì về hai chữ “công nhân” cộng lại, là biến thành một chữ “Thiên” v.v…(chữ Công  | ở trên, chữ nhân  /\  ở dưới, thành chữ Thiên     .) Những lãnh tụ Công Vận này cũng không ngu đến mức giảng giải về “Tư bản luận” của Mác đối với công nhân vào lúc này.

Đây hầu như là một bi kịch, nhưng kỳ thực lại là một hỷ kịch, trong cốt tủy vẫn là một náo kịch. Mao Trạch Đông học được cách ăn nói từ trong phong trào văn bạch thoại “Ngũ tứ”, khi cuối cùng chinh phục được các đồng chí của ông, đã lặng lẹ nhẹ nhàng biến văn bạch thoại thành ngôn từ đế vương kiểu Mao Trạch Đông. Ngôn từ đế vương này lấy ngôn từ bạch thoại hiện đại trôi chảy, kỳ dị đa biến, đem nguyên lý chủ nghĩa Mác êm ả phiên dịch thành như “Thủy hử truyện”. Ví như, phá nhà cướp của, gọi là “đánh thổ hào, chia ruộng đất”; đánh vào kinh thành, cướp đoạt ngôi vị của lão Hoàng đế, gọi là “xây dựng nhà nước chuyên chính giai cấp vô sản lấy liên minh công nông làm cơ sở”. Cứ như vậy v,v… mà chuyển ngôn từ “Thủy hử truyện” thành ngôn từ nguyên lý chủ nghĩa Mác.

Đương nhiên, ngược lại mà nói, từ đó cũng có thể thấy sự hạn chế lịch sử của phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ”, chỉ trong dân chúng, hơn nữa chủ yếu là trong tầng diện ý thức của phần tử tri thức đã làm một lần khai sáng, và cũng không đi sâu vào vô ý thức tập thể của cả dân chúng. So với sự ảnh hưởng của loại tiểu thuyết như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử truyện” đối với dân chúng TQ, phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” trong tâm lý văn hóa của cả dân chúng TQ, chỉ là vạch ra một vết hằn nông cạn mà thôi; mặc dù vậy, tôn chỉ dân chủ khoa học của nó, về sau còn bị Mao Trạch Đông không tiếng không tăm thu thu dấu dấu đổi thành cái gọi là “phản đế phản phong kiến”, nghe vào hình như cái gọi là chủ nghĩa đế quốc từ ngoài đến, chứ không phải là những chủ nghĩa Lênin hoặc giả là chủ nghĩa Stalin của Liên Xô đã cản trở sự tiến bộ của TQ, tựa như là Quân vương cổ xưa xa xăm, chứ không phải các lãnh tụ cách mạng với giấc mộng Hoàng đế hiện đại đang làm đủ thứ hình sắc hiện tại đang cướp đoạt giang sơn.

Bài viết đến đây, mọi người có thể hiểu rõ, tại sao là Mao Trạch Đông, chứ không phải là Chu Ân Lai trở thành lãnh tụ như mọi đế vương, bởi vì Mao Trạch Đông đến từ vô ý thức tập thể của cả dân tộc (tuy nó chấn thương chứ không phải nó là khởi nguồn), còn Chu Ân Lai bởi vì tầm nhìn văn hóa nông cạn và năng lực nói năng nghèo nàn, cuối cùng chỉ có thể đóng vai trò đại loại như Gia Cát Lượng đã từng đóng vai trò thần tử trước mặt Lưu A Đấu. Chu Ân Lai nho nhã so với Mao Trạch Đông phóng khoáng như ngựa trời bay trên không trung, hiện rõ là không có văn hóa. Đây tuy cũng là nói Chu Ân Lai không hiểu văn hóa, không bằng nói Chu Ân Lai không có được cái ý nghĩa trọng yếu văn hóa lịch sử thâm sâu của văn bạch thoại “Ngũ tứ” và của phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” như Mao Trạch Đông. Thế nên, cái khẩu hiệu “đả đảo Khổng gia điếm”, rơi vào thân Chu Ân Lai sẽ thành như Gia Cát Lượng khom lưng lùi xuống ở vị trí thần tử. Còn Mao Trạch Đông xưa nay không coi Nho giáo của Khổng tử là gì, đường hoàng gắn với phong cách “Thủy hử truyện”, ôm chặt với kỹ xảo “Tam quốc diễn nghĩa”, với văn bạch thoại một tay vùng vẫy biến hóa vô cùng, làm mây làm mưa, đoạt lấy quyền lực ngôn từ của chủ nghĩa Mác Lênin, từ đó bù đắp một cách thành công khoảng trống lịch sử văn hóa TQ sau khi “Khổng gia điếm bị đánh đổ.” Mấy câu cuồng thi trên đầu ông ta, “Câu vãng ai, số phong lưu nhân vật, hoàn khán kim triều” (Ôi ! toàn bộ đã qua, kể ra, nhân vật phong lưu, còn xem triều đại hiện nay) không phải là lời nói suông, cũng không phải là manh ngôn.

 

 Kỳ sau:Diễn biến tâm lý văn hóa từ “đảng Ngũ tứ” đến “đảng Sơn”.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511841

Hôm nay

2167

Hôm qua

2337

Tuần này

22215

Tháng này

218714

Tháng qua

121356

Tất cả

114511841