Nhìn ra thế giới

Bàn về tâm lý văn hóa và nguyên nhân lịch sử hình thành hiện tượng Mao Trạch Đông(3)

Diễn biến tâm lý văn hóa từ “đảng Ngũ tứ” đến “đảng Sơn”

Nên nói rằng, Mao Trạch Đông không phải là khi mới bắt đầu đã nghĩ kỹ đến vai trò lịch sử của mình, đã ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình. Từ rất sớm Mao Trạch Đông là một thanh niên nhiệt huyết của chủ nghĩa lý tưởng phi thường. Sự cấp tiến tư tưởng của ông, cái độc đáo của con mắt soi xét lịch sử của ông, cái tinh tường nắm chắc đối với dòng mạch lịch sử của ông, cho dù ngày nay xem lại, vẫn y như thế khiến mọi người kinh ngạc. Ông ta từ khi mới bắt đầu là tôn thờ Tăng Quốc Phan là Thầy dẫn đường tinh thần của mình, rất cẩn thận chăm chút chép viết nhật ký Họ Tăng. Ông nhiệt tình hăng say chỉ điểm giang sơn trong “Thủy hử truyện”, sôi nổi mạnh mẽ, lấy thiên hạ là trách nhiệm của mình. Ông cao giọng hô to TQ đi theo chế độ Liên bang, lúc đó gọi là đường lối liên tỉnh tự trị, hơn nữa trình bày hết sức rõ ràng tầm quan trọng của độc lập HồNam và tính tất yếu tự trị liên tỉnh của nó. Tầm cao tư tưởng của Mao Trạch Đông trong thời đại thanh niên, không chỉ đến cả một đời sau này của ông đã bao lần đều không thể đạt tới, cho dù người cùng thời đại với ông, thậm chỉ cả đến những người về sau của ông, cho đến ngày nay chưa từng đi tới.

 Các lãnh tụ của văn hóa mới “Ngũ tứ”, có lẽ cũng chưa có ai từng nghĩ tới, trong thời đại đó của họ, nhân vật có sức soi xét lịch sử văn hóa nhất, đương nhiên là một thanh niên Hồ Nam tốt nghiệp trường Sự phạm Trường Sa. Những nhân vật lãnh tụ này có thể không thật hiểu rõ định nghĩa của văn hóa cũng không định nghĩa trong sách vở, hoặc là nói đọc được từ trong ghi chép văn tự, còn định nghĩa đối với lĩnh hội của văn hóa trong sinh mệnh cá thể và nhìn thấu đối với lịch sử. Nếu nói bối cảnh văn hóa cá nhân của lọai gia thế truyền thống có học, hiển nhiên Hồ Thích cao xa hơn nhiều Trần Độc Tú. Nhưng nếu nói thể nghiệm cuộc sống cá nhân với văn hóa và lịch sử, từ đó khơi dậy nhiệt tình hăng hái, sức hiệu triệu, v.v…, Hồ Thích lại kém xa Trần Độc Tú. Giả như phong trào văn bạch thoại chỉ dừng ở “cải lương văn học” một cách bình ổn của Hồ Thích, mà không có “Bàn về cách mạng văn học” của Trần Độc Tú, vậy thì cuộc biến cách về ngữ ngôn rất có thể bị hạn chế trong cái vòng phần tử tri thức nhỏ hẹp, khó trở thành phong trào văn hóa mới vô cùng sôi động và có ảnh hưởng sâu xa khắp trong thiên hạ.

Thứ trương lực văn hóa, năng lượng văn hóa này được thể hiện ra từ sinh mệnh cá thể, thông thường là cội nguồn của lực sáng tạo giàu nhất lịch sử. Lực sáng tạo như thế này, được trao cho sức sống thời kỳ sớm nhất của đảng CSTQ, mà trước nay chưa từng có. Cho dù nếu theo năng lượng văn hóa của sinh mệnh cá thể để vẽ ra, trở thành tiêu chí lịch sử của trục tọa độ văn hóa của sinh mệnh, chỉ có hai nhân vật, một là Trần Độc Tú, một là Mao Trạch Đông; nhưng năng lượng lịch sử văn hóa của hai nhân vật này, bất luận là về thời gian hay không gian đều có lực che phủ mà người văn hóa bình thường không có được. Đồng thời, cũng chính là hai nhân vật này, đã đánh dấu hai giai đoạn lịch sử hoàn toàn khác nhau của đảng CSTQ, hai thớ đất chất văn hóa hoàn toàn khác nhau.

Đảng CSTQ lấy chủ nghĩa Mác Lê làm giáo lý, về kết cấu cụ thể của văn hóa đảng CSTQ vừa khớp với phong trào văn hóa mới TQ lấy Hán ngữ bạch thoại hiện đại làm hình thức ngôn ngữ, hơn nữa lấy Trần Độc Tú và Mao Trạch Đông làm tiêu chí, đã trải qua hai lần tạo dựng tâm lý văn hóa có tính lịch sử. Một lần là tạo tác ra kiểu “Ngũ tứ” lấy Trần Độc Tú làm tiêu chí, một lần là “chiếm núi làm vua” lấy Mao Trạch Đông làm chủ đạo. Toàn bộ lịch trình đường tâm văn hóa của đảng CSTQ kỳ thực rất giản đơn, trước tên là đảng “Ngũ tứ” lấy Trần Độc Tú làm lãnh tụ, sau đó là đảng Núi Tỉnh Cương, hoặc gọi là “đảng Sơn” lấy Mao Trạch Đông làm lãnh tụ, cuối cùng là đảng rổng tim, hoặc gọi là “Không đảng” của thời đại sau Mao. Giả sử có thể vẽ một đường cong lịch sử, vậy thì từ đảng “Ngũ tứ” đến “đảng Sơn”, là thời kỳ đi lên; từ “đảng Sơn” đến “đảng Không” là thời kỳ đi xuống của đảng. Thời kỳ ban đầu đảng CSTQ xuất phát từ “Ngũ tứ”, đối với học thuyết chủ nghĩa CS mà họ tin thờ, rõ ràng là rất xa lạ. Sau này, khi Mao Trạch Đông kể lại người TQ đi tìm chân lý, vung mạnh ngọn bút viết rằng “một tiếng pháo cách mạng Tháng Mười nổ vang đã đem lại cho người TQ Chủ nghĩa Mác Lênin”, quả thực đó là vừa khoa trương vừa nông cạn. Chủ nghĩa do cách mạng bạo lực đem đến, chỉ là một yếu tố kích phát, hoặc là nói một thứ kích tố tâm lý dẫn đến cuồng nhiệt cách mạng, tựa như một thứ thuốc cao dùng bôi bên ngoài.

Điều mà khơi dậy về mặt tinh thần của người CS TQ thời kỳ đầu không quản thân mình, xông vào nơi nước sôi lửa bỏng như vậy, không phải là chủ nghĩa, mà là truyền thống nhân văn, nguồn cội sâu xa nhất của văn hóa TQ luôn chảy trong dòng máu phần tử tri thức TQ. Thứ truyền thống văn hóa này không thấy kinh truyền, không thấy trong 24 pho sử, càng không thể đọc thấy trong các thứ diễn nghĩa, mà là câu chuyện như thần thoại ẩn chìm trong “Sơn hải kinh”. Vô luận là tinh thần cao cường, là khí khái bốc trời, hay là phong thái cao sang như chim Tinh Vệ, khí độ chống trời như thần Nữ Oa, mỗi một nhân vật, mỗi một câu chuyện đều hiện rõ khí chất tinh thần chân bản nhất của dân tộc Trung Hoa. Diễn nghĩa sử kinh đều là những câu chuyện thần thoại được viết ra trên bình diện ý thức, ngôn từ của tầng diện ý thức, chỉ có điều không biết tác giả là ai, mới là hiện rõ sinh động vô ý thức tập thể của cả dân tộc. Từ trong diễn nghĩa sử kinh nhiều nhất chỉ có thể đọc được lịch sử, hơn nữa còn là vì người con trai xấu xí mà viết, vì người thắng lợi mà viết, duy chỉ có như thần thoại trong “Sơn hải kinh”, con người mới có thể đọc ra được toàn bộ linh hồn dân tộc.

Giống như tác phẩm văn học kinh điển, thần thoại đó là giấc mộng dân tộc, hơn nữa còn muốn bản chân hơn so với bất kỳ tác phẩm văn học nào. Bởi vì tính chất vô ý thức tập thể này của thần thoại, bất cứ hình thái ý thức nào, bất cứ ngôn từ quyền lực nào và quyền lực ngôn từ nào, đều không cách gì che đậy nó được. Khi Khổng tử phối hợp với Chu Công năm đó đã dựng lên thể chế chuyên chế tập quyền, sau khi xây dựng ngôn từ và quyền lực ngôn từ lịch sử  Chu - Khổng, ngôn từ chuyên chế của họ càng không cách gì che lấp được, như những câu chuyện thần thoại của “Sơn hải kinh” và cả truyền thống nhân văn của nó.

Bất kể giáo lý Nho gia xâm chiếm ý thức con người như thế nào, thậm chí bào mòn hoặc là gây hại đến lĩnh vực vô ý thức của con người, chế tạo ra một thứ mà Spin-khơ-lây gọi là giả tượng lịch sử kiểu ngụy tạo, nhưng cũng không thể thay thế vô ý thức tập thể của cả dân tộc.

Chính vì vậy, từ trong vô ý thức tập thể đã bộc phát ra năng lượng văn hóa, mỗi lần nối tiếp mỗi lần phát triển rực rỡ trong lịch sử TQ. Đảng Cố cuối Hán cũng thế, người đảng Đông Lâm cũng thế, các quân tử Mậu Tuất cũng thế, chí sĩ cách mạng cuối Thanh đầu Dân quốc cũng thế, người đảng CS thời kỳ ban đầu cũng thế, bất kể họ tuyên bố cái gì của họ tin thờ, cái kế thừa trong cốt tủy lại vừa khớp với thứ huyết thống văn hóa trong thần thoại “Sơn hải kinh”.

Trên con người họ, chung là người ta có thể thấy các hình ảnh cao cường, ngút trời. Trên con người họ, người ta liên tiếp nhiều lần hiểu rõ được nguyên khí văn hóa TQ, hiểu rõ tinh thần nguyên thủy của thứ văn hóa TQ này là tự do nhất, mạnh mẽ nhất, giàu tình cảm nhất, có sức sáng tạo sinh mệnh nhất. Đây là nguyên nhân căn bản và bí mật nhất là tại làm sao văn hóa TQ trải qua bao đời mà không suy giảm.

Chính là từ tinh thần nguyên thủy này, tuyệt không phải vì Đạo Khổng Mạnh và giáo lý Nho gia của họ, văn hóa TQ mới có được sự sinh tồn mãi mãi một cách ngoan cường trong đêm dài lê thê chuyên chế. So với tính nguyên thủy và tính chân bản này của văn hóa TQ, Khổng Nho chẳng qua là một khúc xen cài trong lịch sử văn hóa dân tộc. Có thể nói, từ rất sớm trước phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” đã vì trải qua phục hưng văn nghệ kiểu TQ từ Thiền Tông đến “Hồng Lâu mộng” mà mặc nhiên phai màu. Đương nhiên, đây là một câu chuyện khác, để bài viết khác nói kỹ hơn.

Hiểu rõ được huyết mạch văn hóa truyền thống này được kế thừa trong tinh thần phong trào văn hóa “Ngũ tứ” và người đảng CS TQ lúc ban đầu, người ta có thể phát hiện, nghiên cứu học thuật trước đây đã tập trung quá nhiều vào bàn thảo ở tầng diện ý thức, đầu tư lượng lớn suy tư vào sự dị đồng của các loại chủ nghĩa, đã bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử đã làm về tầng diện vô ý thức tập thể của tâm lý văn hóa dân tộc, từ đó dẫn đến các câu chuyện lịch sử có liên quan với “Ngũ tứ”, liên quan với đảng CSTQ, v.v… khó triển khai trên tầng diện văn hóa. Chẩn trị bệnh án thần kinh của cá nhân một người, cần sự phân tích giải mộng và tinh thần của bác sĩ thần kinh học Sigmund Freud. Chẩn đoán thần kinh của cả dân tộc xem có phải là đã sinh bệnh, là phải đi sâu vào vô ý thức tập thể của dân tộc này, đi sâu vào vô ý thức tập thể được chiết xạ từ trong những câu chuyện thần thoại và kinh điển văn học. Cái gọi là hiện tượng Mao Trạch Đông, trên thực tế vẫn là một thứ hiện tượng bệnh lý của tâm lý văn hóa dân tộc, căn bệnh của nó là ở làm tổn thương vô ý thức tập thể của dân tộc Trung Hoa đã sụt giảm từ Tống, Minh. Sự tranh chấp rất nhiều chủ nghĩa trong văn hóa lịch sử chính trị TQ thế kỷ 20, đều là mây khói lướt qua trước mắt mà thôi. Điều mà nằm sâu trong tâm lý văn hóa đã ảnh hưởng đến lịch sử, vẫn là cái gien văn hóa cộng đồng đôi bên, hoặc là nói cùng bị chấn thương tâm lý.

Bởi cùng huyết thống văn hóa, giữa các nhân vật lãnh tụ “Ngũ tứ” lúc đó có sự chia rẽ về chủ nghĩa, nhưng không ảnh hưởng đến nhận thức chung của họ về giải thoát giáo điều truyền thống Khổng Nho, cũng không ảnh hưởng đến khát vọng chung và đồng tâm hiệp lực đeo đuổi tự do của họ. Chủ nghĩa do ý thức và lý tính chế tác ra thường chỉ trở thành cái mặt nạ, trở thành cái áo khoác ngoài hoặc đẹp hoặc hợp thời, từ trong vô ý thức tập thể nẩy sinh năng lượng sinh mệnh và tinh thần văn hóa mới là nội dung đích thực và huyết mạch văn hóa lịch sử của một dân tộc, mới là nguyên động lực chân chính của sáng tạo văn hóa và sinh thành lịch sử. Đương nhiên, chủ nghĩa trên tầng diện ý thức và tinh thần nội tại của tầng diện vô ý thức này, luôn luôn sẽ hình thành sự khác nhau của cùng cơ cấu, hoặc tương tự nhau của khác cơ cấu. Chủ nghĩa mà Trần Độc Tú với Hồ Thích tin thờ là khác nhau, nhưng họ đóng vai trò trong phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” lại có phương hướng chỉ đạo văn hóa như nhau. Mao Trạch Đông và Trần Độc Tú, nói đến sự tin thờ của họ là cùng một chủ nghĩa, nhưng nội dung căn bản văn hóa của họ lại khác nhau như trời với đất.

Khác với đảng CSTQ kiểu “Ngũ tứ” của Trần Độc Tú tạo dựng lên, Mao Trạch Đông sau khi làm chủ, đưa đảng CS của ông ta từng bước đã cải tạo thành đảng Hảo hán Lương Sơn, đảng Tỉnh Cương sơn, từ đó đã đưa đảng “Ngũ tứ” của Trần Độc Tú biến thành “đảng Sơn” kiểu Mao. Nhìn bề ngoài, về chủ nghĩa tin thờ và phương thức ngôn từ của “đảng Sơn” với “đảng Ngũ tứ” chẳng có gì là không giống nhau, nhưng trong cốt tủy, trên tầng diện tâm lý văn hóa, tầng diện vô ý thức tập thể của nó, hai bên là hoàn toàn khác nhau.

Cơ sở tâm lý văn hóa của “đảng Sơn” kiểu Mao, vừa không phải đến từ truyền thống tinh anh sĩ đại phu như Trần Độc Tú, càng không phải xuất ra từ tinh thần cội nguồn văn hóa như “Sơn hải kinh”, mà là đến từ làm thương tổn vô ý thức tập thể được thể hiện ra trong tiểu thuyết diễn nghĩa đại loại như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử truyện”. Loại tiểu thuyết này phần lớn đều được hình thành trên cơ sở lời thoại gốc, có khá nhiều người nghe người đọc. Hoặc là nói, bản thân loại tiểu thuyết này là đến từ nhu cầu tâm lý của người nghe.

Từ niên đại hình thành loại tiểu thuyết này, tức là 3 triều đại Tống, Nguyên, Minh để xét, không cần nhắc đến “Sơn hải kinh” như thần thoại đã trở thành ký ức xa mờ từ rất lâu rồi, cho đến khí khái của tinh anh đảng Cố cuối Hán, phong cốt như Kê Khang (nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa thời Ngụy) thời đại Ngụy Tấn, gương mặt văn nhân trong “Thế thuyết Tân ngữ” (ghi những chuyện về các nhân văn, học sĩ từ cuối Đông Hán đến Đông Tấn do Lưu Nghĩa Khánh biên soạn), tình cảm mạnh mẽ hào hùng trong thơ biên trại thời thịnh Đường, đều đã trở thành chuyện xa xưa như mây khói.

Một mặt là dân tộc du mục phương Bắc lần này đến lần khác xâm nhập, chinh phục và chiếm lĩnh dã man, mặt khác là càng ngày càng chìm đắm vào phong khí đời sống thế tục hàng ngày và tình cảm quấn quýt với con cái triền miên không dứt. Hai mặt hình thành sự đối chiếu tương phản hết sức cổ quái, nhưng lại cực kỳ mãnh liệt. Từ Hoàng cung đến thôn dã, từ miếu đường đến giang hồ, chí khí kiên cường của thời kỳ Hán Đường, đã bị tình cảm yếu đuối của niên đại Tống Minh thay thế. Đại trượng phu nam tử Hán không nên đi làm lính, mà lý đương nhiên là lo chuyện yêu đương. “Sông lớn chảy về đông, nhân vật tài ba tựa làn sóng tận ngàn xưa” đã thành tiếng vọng của lịch sử, “bờ dương liễu, gió ban mai, trăng tàn” mới là thời thượng từ Hoàng đế đến thư sinh cùng đeo đuổi.

Sự suy thoái của khí tiết anh hùng này, một mặt đã tạo nên lề thói xã hội lấy lời nói tình nghĩa làm chính, hiện rõ càng có nhân tính, mùi vị tình người, mặt khác cũng dẫn đến con người ngày càng không muốn đánh trận, ngày càng có khuynh hướng cổ vũ người khác làm anh hùng, cổ vũ người khác chống đỡ cường địch, nói giản đơn là, cổ vũ người khác yêu nước đi, đánh trận đi (tham khảo trong phần Lời tựa của “Bàn về lịch sử cuối cận đại Trung Quốc”).

Cái gọi là chủ nghĩa yêu nước có sắc thái đội đứng ngoài cổ vũ phong trào rõ rệt. Người làm thơ yêu nước không cần có mặt tại chiến trường để chứng minh mình nhiệt tình yêu nước, còn những người đánh trận trên chiến trường lại vị tất có năng lực dùng thi ca để bày tỏ nhiệt tình yêu nước của mình. Ngôn từ yêu nước và hành vi yêu nước ngày càng tách rời nhau, yêu nước cuối cũng trở thành sự việc không liên quan đến mình, biểu diễn tình cảm mạnh mẽ treo trên cao. Tâm lý chủ nghĩa yêu nước và văn học chủ nghĩa yêu nước kiểu đội cổ vũ này, lại ngược lại khiến con người ngày càng nhút nhát, ngày càng u ám. Lại cộng thêm nhằm vào Lý học (một môn học dự báo) Tống Minh ứng vận phong khí thế tục mà sinh ra ngày càng chuyên chế, ngày càng hung hăng về quyền lực tiếng nói và ý thức hệ, đã gây nên sức ép tâm lý ngày càng nặng nề đối với con người, dẫn đến toàn bộ vô ý thức tập thể bị tổn thương mà trước nay chưa hề gặp.

Thứ tổn thương này thông qua đọc chuyện nghe kể chuyện lần này đến lần khác, hai chiều trao đổi, chuyển ý cho nhau, biến thành các bộ tiểu thuyết diễn nghĩa nối tiếp nhau. Như chuyện Nhạc Phi, chuyện Tướng Dương gia, chuyện Bảng Phong thần, nhất là chuyện Tam Quốc và chuyện Thủy hử. Những chuyện này không ngừng kể và nghe đi nghe lại gần như bệnh lý, tựa như thủ dâm tinh thần và buông thả tâm lý năm này qua năm khác, dẫn đến tinh thần con người ngày càng ủ rũ, tâm lý ngày càng không bình thường. Còn những tiểu thuyết này hễ sau khi hình thành lại quay ngược lại lần này đến lần khác đắp xây lên cả dân tộc, nhất là thành phần tri thức thành thị nông thôn TQ loại II loại III.

      Thứ khỏe mạnh cường tráng trong “Sơn hải kinh ” trước đây, đến trong “chuyện Thủy hử” đã biến thành ngang ngược và cường bạo; cái tốt đẹp của Nữ Oa vá trời và Tinh Vệ lấp biển như trong “Sơn hải kinh”, trong “Diễn nghĩa Tam quốc” hoàn toàn đã bị tâm địa đen tối và quyền mưu dạ sói thay thế. Lấy cách nói của “Hồng Lâu mộng”, thủy tính của nữ nhi, linh khí của nữ nhi, tuyệt đối không nhìn thấy trong Diễn nghĩa. Trong mỗi bộ tiểu thuyết diễn nghĩa sói nằm trong đó, hoàn toàn là bùn nhơ của người con trai, ô đục của người con trai. chẳng phải người con gái như cùng bị yêu ma hóa, yêu tinh hóa trong “Phong thần diễn nghĩa” và “Tam quốc diễn nghĩa”, tức là bị người con trai sát hại một cách khoái trá, một nhát dao vung lên chặt làm đôi như trong “chuyện Thủy hử”.

Thế nhưng, lại chính là tiểu thuyết làm ra dưới những dơ dáy như thế, vậy mà đã thành sách đọc bán chạy trải qua mấy trăm năm không suy giảm, già trẻ thấy thích, nhã tục cùng khen. Cả dân tộc suy đồi về tinh thần và văn hóa và vô ý thức tập thể của cả dân tộc bị tổn thương, là nhân quả của nhau, tuần hoàn ác tính lẫn nhau; ngay như tác phẩm nổi tiếng thời đại “Hồng Lâu mộng” ra đời cũng đã từng là việc vô bổ.

Vì thế, từ một ý nghĩa nào đó mà nói, sinh ra của Mao Trạch Đông là một thứ chứng bệnh lịch sử tổn thương vô ý thức tập thể cả dân tộc phát sinh. Tâm lý âm ám  lộ ra từ trong tiểu thuyết diễn nghĩa và triết học lưu manh và văn hóa côn đồ được xây dựng trên cơ sở tâm lý này, hầu như toàn bộ đều do diễn đạt bằng lời văn bạch thoại của Mao Trạch Đông đã thành văn hóa Mao ngữ, lấy triết học đấu tranh làm hạt nhân, hoặc lấy cách nói trước đây, gọi là Tư tưởng Mao Trạch Đông.

Năng lực văn bạch thoại của Mao Trạch Đông, không ai so được, đưa những thứ thù hận xây dựng trên đố kỵ, vì những thù hận này mà sinh ra bạo lực và tất cả bạo hành, gồm cả báo thù, chém giết, cướp bóc trong đó, nằm dày đặc trong tất cả tiểu thuyết diễn nghĩa, được nâng lên thành lý luận đấu tranh giai cấp của Mao, ngang nhiên hô lên “đấu tranh giai cấp, một số giai cấp đã thắng lợi, một số giai cấp đã bị tiêu diệt, đây là lịch sử”. Khác với tạo phản rải rác ở mọi nơi, tạo phản của Mao Trạch Đông đã nhờ vào lý luận chủ nghĩa Cộng sản phương tây, đã chiếm dụng thành quả lịch sử của văn bạch thoại “Ngũ tứ”, đã hết sức thành công chỉnh hợp ra cả một bộ ngôn từ lưu manh và văn hóa côn đồ được tổng kết từ trong tiểu thuyết diễn nghĩa.

 Hạt nhân văn hóa côn đồ mà tiểu thuyết diễn nghĩa trưng ra chính là sùng bái quyền lực. Thứ sùng bái quyền lực này lấy dục vọng làm lý do động lực, lấy mỹ nhân và giang sơn làm mục tiêu tranh đoạt, lấy mọi thủ đoạn để đạt mục đích làm đặc trưng. Khí độ anh hùng trong truyền thống  “Sơn hải kinh” như quân tử có việc không làm, quân tử có việc phải làm, quân tử biết việc đó không thể làm mà vẫn làm, hoàn toàn bị đại loại quân tử dạ sói không có việc gì là không làm, không ác độc không là trượng phu thay thế. “Tam quốc diễn nghĩa” theo nguyên tắc sùng bái quyền lực và không ác độc không là trượng phu thế này, đã đúc tạc ra gian hùng loạn thế kiểu Tào Tháo. “Tào Tháo” diễn nghĩa với Tào Tháo trong lịch sử với hình tượng Tào Tháo trong thi ca của bản thân Tào Tháo là hoàn toàn khác nhau, tập trung kẻ dã tâm, kẻ âm mưu vào một con người, vì quyền lực không có thứ gì là không dùng đến cùng cực.

Hết sức buồn cười là, Mao Trạch Đông về sau lại trùng khớp theo hình tượng này, đã hoàn thành tạo dựng hình tượng lãnh tụ vĩ đại như thế của ông ta. Mao Trạch Đông không chỉ đã trực tiếp thể hiện mọi ý nghĩ trong lòng vào trong thơ ca của mình, đem giang sơn ví như mỹ nhân, không chút xấu hổ cao giọng:“ Giang sơn như thử đa kiều, dẫn vô số anh hùng cạnh chiết yêu”(Núi sông kiều dỉễm biết bao, anh hùng bị cuốn tranh vào ôm lưng); hơn nữa còn đưa sùng bái quyền lực nâng lên thành pháp bảo thứ nhất trong 3 pháp bảo lớn để ông tranh đoạt giang sơn, tức là chuyên chế lãnh tụ với danh nghĩa “lãnh đạo của đảng”. Bởi vì cái gọi là “lãnh đạo của đảng” là một khái niệm hết sức hàm hồ, vừa có thể giải thích là do đảng lãnh đạo, lại có thể giải thích là lãnh tụ của đảng lãnh đạo. Giả sử không có lãnh tụ và tổ chức cụ thể, đảng chẳng qua là một khái niệm trống rỗng. Cái ẩn chứa thực sự đằng sau cái khái niệm này, chính là chuyên chế tập quyền quyền lực cao hơn tất cả, là tiếng nói quyền lực cao hơn mọi sùng bái quyền lực.

Pháp bảo thứ hai trong 3 đại pháp bảo của Mao Trạch Đông là “đấu tranh vũ trang”, chính là một đặc trưng khác của tiểu thuyết diễn nghĩa, bạo lực giải quyết tất cả, chân lý đẻ ra dưới nắm đấm, Mao ngữ gọi là “chính quyền đẻ ra từ họng súng”. Vô luận là “Tam quốc diễn nghĩa” hay là “Thủy hử truyện” đều không tách rời với nêu cao và sùng bái bạo lực. Như các vụ Quan Công qua 5 cửa chém 6 tướng, Võ Tòng đánh hổ giết chị dâu, Dương Hùng giết vợ giết a hoàn, Lý Quì càng hung, vung búa “xếp đầu mà chặt”. Chung là, ai ngang ngược, kẻ đó anh hùng, ai nhu nhược, kẻ đó xúi quẩy. Năng lực bạo lực cao thấp, trở thành chuẩn tắc đo lường có anh hùng hay không. Loại anh hùng này với cao cường, ngất trời trong “Sơn hải kinh” dù cho là cùng công sức, nhưng đều đã từng đi cách nhau rất xa, gió ngựa trâu không thể bì với nhau về tốc độ. Anh hùng trong “Sơn hải kinh” không sợ cường bạo, anh hùng trong tiểu thuyết diễn nghĩa lại tranh nhau để trở thành cường bạo.

Cường bạo như thế này, khi vào trong ngôn từ của Mao Trạch Đông, ngoài nhấn mạnh bạo lực đoạt lấy chính quyền ra, sau khi đoạt được chính quyền rồi, còn dùng để ức hiếp và lăng nhục đối với kẻ yếu, đã biến thành lôgích cường quyền là sử dụng bạo lực có lý, của đại loại như lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh và nắm đấu tranh giai cấp là linh nghiệm ngay. Đồng thời với lấy bạo lực để cường hóa chức năng chuyên chính của bộ máy quốc gia mà trước nay chưa từng có, Mao Trạch Đông còn mỹ từ hóa việc người với người tàn sát lẫn nhau thành sóng to gió lớn của quần chúng đấu tranh, hơn nữa còn bức ép toàn thể nhân dân TQ nhìn thấy tận mắt và lĩnh giáo từ cảnh tượng cơn gió bão lớn của cả xã hội về đấu tranh giai cấp tàn bạo mà trước đây chưa hề xẩy ra. Đây quả thực là hễ khi lưu manh đại đùa dỡn, lời nói nào nói ra đều hết sức hình tượng sinh động.

Trong tiểu thuyết diễn nghĩa còn có một nguyên tắc băng nhóm của kéo bè kết phái, trong từ điển của ngôn từ Mao Trạch Đông, từng từ lý luận của ông ta “ai là kẻ thù của chúng ta, ai là bạn bè chúng ta”, trực tiếp hóa thành pháp bảo thứ 3, “Mặt trận thống nhất”. Pháp bảo này của Mao Trạch Đông, có thể nói là vừa tổng kết đủ thứ nguyên tắc tổ hợp của bang hội giang hồ, vừa tập hợp đại thành kẻ âm mưu và kẻ tung hoành trong lịch sử TQ. Từ hợp tan tan hợp dọc đất ngang trời thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc đến “kết nghĩa vườn đào” trong “Tam quốc diễn nghĩa”, rồi đến nghĩa khí giang hồ trong “Thủy hử truyện”, các thứ nguyên tắc băng nhóm của kéo bè kết phái, đại loại như khiêu khích ly gián, lợi dụng lẫn nhau, toàn bộ đều được lý luận Mặt trận thống nhất của Mao Trạch Đông phát huy đến độ điêu luyện.

Ý nghĩa cốt yếu của nguyên tắc băng nhóm ở chỗ, ngoài chịu trách nhiệm đối với lợi ích của băng nhóm ra, các việc khác làm như thế nào đều coi là hợp nghĩa khí, hợp đạo đức. Ví như, Lý Quì trong Thủy bạc Lương sơn, ngoài 108 anh em của ông ta ra, tính mạng của người khác đều có thể coi là cỏ rác, cho dù sắp đầu mà chặt là xong. Ý nghĩa cốt yếu của nguyên tắc băng nhóm này ở chỗ trong quá trình đấu tranh quyền lực và tranh đoạt giang sơn, người với người ngoài lợi dụng nhau ra, không có quan hệ nào để nói cả.

Cái gọi là Mặt trận thống nhất, chẳng phải là kéo bè kết phái trong giang hồ. Dùng cách nói của Mao Trạch Đông là “ai là kẻ thù của chúng ta, ai là bạn bè của chúng ta, vấn đề này là vấn đề quan trọng đầu tiên của cách mạng. Cách mạng của TQ trước đây, thành quả của mọi cuộc đấu tranh cách mạng đều rất ít, nguyên nhân cơ bản của nó là không đoàn kết được với bạn bè thực sự để đánh lại kẻ thù thực sự.” Ý nghĩa cốt yếu của đoạn lời nói này ở chỗ, tại làm sao kẻ thành công chỉ thưa thớt trong giới giang hồ cỏ dại trước đây, là vì không hiểu được cách sử dụng âm mưu quỉ kế đại loại như lôi kéo vào, lại đuổi cổ ra hoặc nâng đỡ dìu dắt, lại ném vất đi của kéo bè kết phái.

Theo lý luận Mặt trận thống nhất của Mao Trạch Đông, mọi thủ đoạn gián điệp, thủ đoạn đặc vụ, như kế ly gián, kế mỹ nhân, ngụy tạo án cưỡng hiếp, ngụy tạo án tự thiêu, v.v, mọi việc đều có được cách nói đàng hoàng mũ áo. Có việc được coi là kinh nghiệm công tác vùng trắng, có việc coi là chiến đấu trong tim gan kẻ địch, thậm chí đối với đồng chí đồng bọn với mình, cũng dùng thủ đoạn này để giám sát lẫn nhau.

Phương châm cơ bản của Mặt trận thống nhất chẳng phải là đánh bại đối thủ, tiêu diệt đối thủ càng hiệu quả hơn, nói theo lời Mao Trạch Đông để nói, nói Là “Đoàn kết với tất cả lực lượng có thể đoàn kết, cô lập đánh trả một nhóm nhỏ kẻ thù giai cấp”. Rất nhiều nhân sĩ không đảng phái vốn là nằm ngoài phạm vi đấu tranh giai cấp hoặc chuyên chính, hoặc giả cái gọi là nhân sĩ dân chủ, chỉ vì trúng phải duyên cố vòng thòng lọng Mặt trận thống nhất, ai ai cũng biến thành bộ mặt hoàn toàn khác. Những con người này thường là không có tiền, không có thế, nhưng có danh vọng, có ảnh hưởng, nhưng dưới Mặt trận thống nhất của Trung Cộng, họ không phải là “hàng hóa kỳ hạn” găm hàng đợi giá, mà là trở thành “hàng rối” chờ đợi rồi bị lừa phỉnh dụ dỗ làm việc xấu, sập bẫy.

Hàng kỳ hạn cũng thế, hàng rối cũng thế, toàn là trong hạ ý thức lại hy vọng lên giường cùng kẻ chuyên chế, với cái tên đẹp đẽ : Hiệp thương chính trị (tức là trộn cho cái chức Ủy viên chính hiệp kêu keng keng). Điều này nói là người bị lừa bị dụ dỗ quá ấu trĩ, không bằng nói là người đi lừa đi dụ dỗ quá lão luyện.

Chuyên gia Mặt trận thống nhất của Trung Cộng, quá biết nên làm thế nào để tìm được nhược điểm nhân tính của đối tượng dụ dỗ, quá biết nên làm thế nào để lợi dụng nhược điểm nhân tính của người ta, thật là trăm phát trăm trúng, không chút sai lầm. Người bị lừa, bị dụ dỗ, thường là sau khi muốn cùng giường cùng chăn với kẻ chuyên chế, mới biết mình thất tiết bị lừa, hơn nữa hối không kịp, phát hiện lên thuyền giặc dễ xuống thuyền khó.

Tóm lại, lý luận Mặt trận thống nhất của Mao Trạch Đông phát minh ra đã viết lên một trang hoàn toàn mới về thuật đế vương và thuật bang hội trong lịch sử TQ. Điều này mà nói, nhìn số nhân vật phong lưu, đúng là còn phải nhìn thấy triều đại ngày nay. Truyền thống mà Mao Trạch Đông kế thừa, giả như cũng có thể nói là truyền thống, vừa không phải cái gọi là Pháp gia, đương nhiên cũng không phải cái gọi là Nho gia, mà là thứ triết học lưu manh và văn hóa côn đồ trong tiểu thuyết diễn nghĩa từ thời Tống, Minh. Các thứ “anh hùng” trong tiểu thuyết diễn nghĩa, không chỉ so ai càng lưu manh hơn ai trong “Tam quốc diễn nghĩa”, cũng như vậy, so ai càng côn đồ hơn ai trong “Thủy hử truyện”. Tống Giang chẳng qua là muốn trở về với lập trường thư sinh, trở về với truyền thống Nho gia, kết quả lại làm cho trong ngoài không thành người, trong tiểu thuyết bị người hạ độc chết không tính, sau ngàn năm lại bị Mao Trạch Đông định tính là phái đầu hàng. Coi khinh Tống Giang của Mao Trạch Đông với coi thường Khổng Tử của Mao là một chuyện. Trong tim mắt của Mao Trạch Đông, hoặc là chinh phục, hoặc là bị người chinh phục, không có con đường trung gian đại loại điều hòa hoặc thỏa hiệp. Bởi vì thỏa hiệp thường là trên cơ sở hai bên ngang hàng, qua hòa đàm mà đạt được. Trong từ điển của Mao Trạch Đông không có hai chữ ngang hàng, cho dù có hòa đàm, cũng là một thủ đoạn khác của bạo lực giải quyết, gọi là lấy hai tay của cách mạng đối phó lại hai tay của phản cách mạng.

      Hòa đàm, thỏa hiệp, thường là sự thông cảm cho nhau giữa các quân tử, đây là điều không thể hòa nhập vào triết học đấu tranh và nhân cách lưu manh của Mao Trạch Đông. Thế nhưng toàn bộ bi ai của người TQ và lịch sử TQ lại vừa đúng ở chỗ, mọi người chung là không tin vào những kẻ chú trọng thực tế như Tăng Quốc Phan, Lý Hồng Chương, mà sùng bái nhân vật hùng hổ khoác lác như Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông.

      Đằng sau đạo lý của “chủ nghĩa Mác” mà Mao Trạch Đông nói, ngàn đầu vạn mối, qui cho cùng, chỉ là một câu nói “tạo phản có lý”, đang ẩn dấu một bí mật của lịch sử TQ, đó là người TQ đúng là thích “tạo phản có lý”, mà từ xưa đến nay không hiểu được “cải cách có lợi”. Trong lịch sử TQ, hễ là lãnh tụ của cải cách, cuối cùng đều không những bị thất bại, mà còn thân tàn danh liệt. Ngược lại, hễ là kiêu hùng tạo phản, dù cho hết sức thô bỉ, cũng vẫn là anh hùng như thường.

Phảng phất thiên tính người TQ không tin vào cải cách từng bước một, mà là thích thú vào tạo phản một cách sảng khoái. Cho nên Mao Trạch Đông tổng kết nói, tạo phản có lý. Điều này, kỳ thực không phải là đạo lý của chủ nghĩa Mác, mà là bí mật tâm lý của dân chúng TQ. Cái vặn vẹo của Mao Trạch Đông ở chỗ, kỳ thực ông ta biết “tạo phản có lý” là lời nói của dân chúng TQ thích nghe, là điều thích biết thích thấy của dân chúng TQ, nhưng ông ta cố ý đem điều này nói thành là đạo lý của chủ nghĩa Mác. Điều này không chỉ vì linh hồn Mác ở trên trời cho là có nghe thấy cũng không cách gì nắm được ông ta, hơn nữa còn là vì ông ta còn có thể mượn vong linh Mác để dọa một tiếng đối với “đảng Sơn” của ông ta và dân chúng TQ dưới sự thống trị của ông ta.

Khi người cộng sản phương tây hô hào dựa vào “Quốc tế ca” có thể tìm được người của mình, trong lịch sử TQ và trên lãnh thổ TQ, mọi người dựa vào “Thủy hử truyện” và “Tam quốc diễn nghĩa” đã tìm được lãnh tụ của mình. Những tiểu thuyết diễn nghĩa được hình thành thời Tống, Minh, hầu như đã thành “Kinh thánh” kiểu TQ. Hầu như mọi người TQ đều tôn thờ thầm lặng trong tim mọi thứ quyền mưu và mọi thứ làm người mà loại diễn nghĩa này đề cao, cái gọi là “Tâm hữu linh” trong lòng có linh cảm, đây cũng coi là một thứ mặc nhiên thừa nhận không cần nói ra giữa người TQ với nhau.

Chính là dựa vào sự ngầm hiểu này, Mao Trạch Đông vào làm chủ đảng CSTQ; cũng là dựa vào sự ngầm hiểu này, Mao Trạch Đông được các đồng đảng đồng chí đồng bọn của ông ta từng bước tôn lên thần đàn. Cái đang tiềm phục đằng sau bài ca tụng “Đông phương hồng, mặt trời lên” đầy khoái cảm sau khi bị cưỡng hiếp, chẳng phải là sự nhận thức chung là đã tìm được chân mệnh Thiên tử. Đây là không nói khắc biết, không cần nói trắng ra mọi người đều rõ cả. Giả như có ai đó không rõ, hãy xem xem “Thủy hử truyện” và “Tam quốc diễn nghĩa” là đủ rõ. Thử nghĩ xem,Võ Tòng chẳng qua là đã đánh chết một con hổ, là được tôn làm anh hùng, có thể tùy ý sát hại đàn bà trẻ con. Lý Quì vì biết rõ đại loại như thế nào là trung với Tống Giang, như thế nào là cúi đầu chịu tội trước Tống Giang, càng là đã thành anh hùng kiểu gương mẫu, cho dù một nhát đấm làm đôi cái đầu trẻ con vô tội cũng vẫn là anh hùng. Cứ theo lôgích này, Mao Trạch Đông từng cứu đảng CSTQ, đương nhiên có thể tùy ý càng muốn làm mưa làm gió gì cũng được. Cho đến Lưu Hoàng thúc với Hoàng thống như vậy trong “Tam quốc diễn nghĩa” bị cải thành hệ thống lý luận của học thuyết chủ nghĩa Mác Lê trong cách mạng của Mao Trạch Đông. Ai là hậu duệ chính tông của Nhà Hán, diễn hóa thành ai là người truyền nối chính tông của chủ nghĩa Mác Lê. Vì vậy, Mao Trạch Đông lấy thân phận song trùng vừa là người kế thừa vừa là người phát triển, tự nhiên đã thành Thiên tử chân mệnh so với Lưu Bị còn hơn Lưu Bị. Phong trào giang hồ cỏ dại trong lịch sử TQ chà đi xát lại đến Mao Trạch Đông, cuối cùng chà xát ra một cách nói khoác lác nhất, cho dù mọi âm mưu quỉ kế bạo hành dưới cách nói này, toàn bộ được trang sức với ngôn từ đàng hoàng áo mũ.

Thứ đối xứng tâm lý văn hóa của văn hóa Mao ngữ và phương thức thiên biến lịch sử có quan hệ với tiểu thuyết diễn nghĩa có thể trở thành một chuiyên đề nghiên cứu. Ví như, một đặc trưng khác của nó, văn hóa miếu thờ cũng là một chủ đề quan trọng. Bất cứ là miếu thờ cổ nhân của tiểu thuyết diễn nghĩa dựng lên, như Quan Công, Trương Phi, Võ Tòng, Lý Quì, Nhạc Phi, Dương Gia Tướng, Khương Thái Công, v.v…; hay là miếu thờ người ngày nay của văn hóa Mao ngữ dựng lên, như Trương Tư Đức, Bạch Cầu Ân trước đây, Lôi Phong, Âu Dương Hải sau này, v.v…; đằng sau đều ẩn chứa ổ bệnh của chấn thương vô ý thức tập thể tương ứng, đến đây tạm không phân tích thêm nữa. Ở đây cần nhấn mạnh là, thứ văn hóa lưu manh này của Mao Trạch Đông kế thừa và nêu cao với văn hóa thư sinh mà Trần Độc Tú dựa vào là hai thứ truyền thống hoàn toàn khác hẳn nhau. Tuy nhiên, văn hóa lưu manh của tiểu thuyết diễn nghĩa Tống, Minh hình thành, vừa quan hệ với sức ép của quyền lực ngôn từ Nho gia, lại mang dấu ấn thứ đạo đức kiểu giáo lý gốc của Tống Nho, nhưng với cội nguồn truyền thống Nho gia từ Khổng Tử, cuối cùng có sự khác nhau giữa thư sinh với lưu manh.

      Phong trào “văn hóa mới Ngũ tứ” trong khi phê phán văn hóa Khổng Nho, coi tất cả văn hóa truyền thống gọi chung chung là chủ nghĩa phong kiến, không chú ý đến sự khác nhau trong đó. Các lãnh tụ văn hóa của “Ngũ tứ” không phát hiện được văn hóa Khổng Nho với tư cách là một thứ nguồn vốn lịch sử tuy nhiên đã gần hết thời, nhưng nói cho cùng vẫn là văn hóa thư sinh. Họ không phát hiện được một thứ “quái đản” càng đáng sợ hơn văn hóa Khổng Nho nằm trong truyền thống, tức văn hóa lưu manh được tiểu thuyết diễn nghĩa truyền bá. Thứ văn hóa lưu manh này tuy nhiên có đủ thứ cội nguồn lịch sử sản sinh ra, có đủ thứ cái gọi là tính hợp lý lịch sử, hoặc là nói cơ sở hiện thực và cơ sở tâm lý của “tạo phản có lý”, nhưng lại càng tăng hiệu ứng mặt trái tính phá hoại hơn văn hóa Khổng Nho đối với phát triển lịch sử TQ.

Khi phương tây phát hiện con người là một thứ động vật văn hóa, họ có thể không chú ý đến tính động vật của con người, cũng như vậy sẽ cấu thành một thứ văn hóa thấp kém nhưng vẫn có một năng lượng cực lớn. Giả dụ nói, văn hóa Khổng Nho vẫn là cấu trúc văn hóa của tầng diện đầu não, tầng diện ý thức, vậy thì văn hóa lưu manh trong tiểu thuyết diễn nghĩa hoàn toàn là sự bộc lộ tâm lý của tầng diện cơ thể tầng diện cảm quan tầng diện dục vọng. Từ sự tương tác của cá nhân và lịch sử mà nói, rất khó nói cuối cùng là Mao Trạch Đông đã lợi dụng thứ văn hóa này, hay là bản thân Mao Trạch Đông cũng là vật hy sinh của thứ văn hóa này. Điều có thể xác nhận chỉ là, mượn thứ văn hóa lưu manh này nhảy lên nhân vật lịch sử ngôi lớn, bất kể nói thế nào cũng đều là xấu xa, bất luận gọi con người này là Hồng Tú Toàn, hay gọi là Tôn Trung Sơn, hoặc gọi là Mao Trạch Đông.

Đương nhiên, từ vai trò chỉnh hợp của lịch sử và hiệu ứng cùng nhận thức tâm lý của quần chúng mà nói, Mao Trạch Đông đã nhờ vào truyền thống diễn nghĩa đen tối nhất bèo bọt nhất trong văn hóa TQ đưa đảng CSTQ từ “đảng Ngũ tứ” của Trần Độc Tú chỉnh hợp thành “đảng Sơn” kiểu Mao, cũng không hoàn toàn là sai lầm của Mao Trạch Đông. Không có sự phối hợp và đồng tâm hiệp lực của đồng chí đồng bọn của ông ta, cho đến của rất nhiều phần tử trí thức lớn bé và dân chúng TQ, năng lực nói năng của Mao Trạch Đông mạnh đến mấy cũng không thành sự được. Ví như Mao Trạch Đông nhân vật như thế này nếu xuất hiện trên mảnh đất nước Mỹ, mọi lời nói của ông ta đều sẽ bị coi là loạn ngôn, ăn nói lung tung, coi như không đưa ông ta vào bệnh viện thần kinh, thì ít nhất cũng mời ông ta đi tìm bác sĩ tâm lý chữa trị. Vì vậy, tách mọi thứ có tính ngẫu nhiên của hiện tượng Mao Trạch Đông ra, sự nổi lên của Mao Trạch Đông cũng có thể nói là kết quả lịch sử tất nhiên của bản thân sự lưu lạc của lịch sử văn hóa TQ dẫn đến. Nhìn chung một đời Mao Trạch Đông, chẳng phải là Lưu bị trời sinh, Lưu Bang trời sinh, Tần Thủy Hoàng trời sinh, cũng không phải Chu Nguyên Chương trời sinh, Hồng Tú Toàn trời sinh, mà là từ sự phản xạ tâm lý chấn thương vô ý thức tập thể dân chúng TQ do “Thủy hử truyện” và “Tam quốc diễn nghĩa” gây độc hại mà lĩnh ngộ dần, về sau hình thành đế vương giặc cỏ.

Giả sử đế vương này mọi việc làm ra như ma quỉ sau khi giang sơn nắm vào tay mình, vậy thì ma quỉ này cũng bị sự tổn thương vô ý thức tập thể của dân chúng TQ tạo dựng nên, chứ không phải Mao Trạch Đông muốn làm ma quỉ là thành ma quỉ, mà là ma quỉ ở nơi tầng sâu tâm lý dân chúng nói lên muốn có Mao Trạch Đông, thế nên mới có Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông nhìn lên thiên mã đi trên không, muốn làm gì làm nấy, trên thực tế lại đâu đâu cũng được lòng tốt của dân. Tựa như Hitler rất biết nhân dân Đức muốn nghe cái gì, Mao Trạch Đông cũng rất rành điều gì mới là điều mà đồng chí trong đảng của ông và dân chúng TQ nghe là thích thấy là vui.

 

Kỳ sau: Bí mật lịch sử của Mao Trạch Đông: Từ Tăng Quốc Phan sang Hồng Tú Toàn

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441458

Hôm nay

2175

Hôm qua

2283

Tuần này

21362

Tháng này

216632

Tháng qua

112676

Tất cả

114441458