Nhìn ra thế giới

Bàn về tâm lý văn hóa và nguyên nhân lịch sử hình thành hiện tượng Mao Trạch Đông(4).

Bí mật lịch sử của Mao Trạch Đông từ Tăng Quốc Phan chuyển sang Hồng Tú Toàn.

 Bình tâm mà xét, chiều hướng tương lai thời ban đầu của Mao Trạch Đông, không phải về sau ông làm được. Anh hùng văn hóa và khuôn mẫu kinh bang tế thế kiểu Tăng Quốc Phan, chiều hướng tương lai từ rất sớm này của Mao Trạch Đông với Đế vương giặc cỏ kiểu Hồng Tú Toàn mà về sau ông làm được là hoàn toàn ngược lại.

Sự chuyển hướng về lựa chọn văn hóa của Mao Trạch Đông khá giàu kịch tính, trong đó vừa có nguyên nhân hình thành tâm lý cá nhân ông ta, cũng có nguyên nhân hình thành lịch sử trong toàn bộ diễn biến văn hóa. Chỉ riêng số trường hợp cá nhân ông ta mà nói, sự hình thành thói chuyên chế và nhân cách lưu msanh của ông, chủ yếu là có liên quan với sự bạo ngược của phụ thân ông và sự lạnh lùng mà ông phải chịu đựng ở Bắc Đại (Ý trích trong Chương III “Hiện tượng Mao Trạch Đông”). Văn hóa chuyên chế và ngôn từ chuyên chế mấy ngàn năm, khiến việc giáo dục gia đình người TQ khá ngu muội và cực kỳ đen tối. Mao Trạch Đông khi kể câu chuỷện của ông với thân phụ thời ấu thơ, hầu như cũng là câu chuyện trong mọi gia đình TQ không biết đã lặp đi lặp lại bao nhiêu năm bao nhiêu thế hệ không dứt được. Những xung đột này thậm chí có thể đọc thấy trong “Hồng Lâu mộng”, cũng tức là thế giữa Giả Chính với Giả Bảo Ngọc như băng với than, như nước với lửa. Thứ chế độ đẳng cấp và quan niệm đẳng cấp, quân quân thần thần, cha cha con con mà Chu Công với Không tử lần lượt định ra, làm cho người TQ có thói quen phân biệt cao thấp, trái phải giữa người với người, chứ không hiểu đối xử bình đẳng và tiếp xúc bình đẳng với nhau. Trái phải vốn là khái niệm bình đẳng, nhưng trong con mắt người TQ, cũng chia ra trước sau hoặc trên dưới. Làm cha không biết đối thoại bình đẳng với con, cũng như vậy, đại học giả trong kinh thành không biết tôn trọng trò sư phạm ngoại tỉnh đến, gọi là biểu thị chút ít lễ phép, cũng cần được coi là “lễ hiền hạ sĩ” (kính trọng người tài năng). Lễ là lễ, trên dưới cao thấp một chút không được hàm hồ, cứ như thế, v.v…

Người cha kiểu TQ, chẳng phải là loại anh hùng luôn đêm tối đóng cổng cho lớp trẻ mà Lỗ Tấn nói đến, mà là loại gia trưởng có thói quen lấy phương thức bạo ngược, tâm lý bạo ngược và gien bạo ngược cưỡng ép gieo mầm vào hạ ý thức của thế hệ sau. Người TQ rất khó tránh thế hệ thân phụ họ gây tổn thương tâm lý với họ. Mao Trạch Đông cũng như vậy, đã kế thừa tập tính chuyên chế bạo ngược từ trên cơ thể người cha bạo ngược; sau đó lại từ thế lợi và ngạo mạn của các đại học giả kinh thành (ít nhất là trong con mắt Mao Trạch Đông), đã thưởng thức no thứ mùi vị kỳ thị đẳng cấp giữa phần tử tri thức TQ với nhau. Mao Trạch Đông bị coi khinh ở Bắc Đại, bất kể đối phương không để ý như thế nào, lại trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng về lựa chọn văn hóa sau này của ông. Hơn nữa, thứ kỳ thị đó với là một phản ứng lại mà tâm lý hạ ý thức bị tổn thương tạo nên, sau khi ông ta ngồi vững giang sơn, lại lấy phương thức cực kỳ bạo ngược dâng lại cho tất cả phần tử tri thức TQ. Mao Trạch Đông từ rất sớm đã từng lấy Tăng Quốc Phan làm thầy dẫn đường tinh thần của mình, về sau lại đã từng hướng theo phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” của Bắc Kinh, trong các bài viết đã từng hô to : “Trần quân vạn tuế !” (Ông Trần muôn năm !) đối với Trần Độc Tú, ngụ ý thú vị nhất là, vừa khéo trước sau “Ngũ tứ” Mao Trạch Đông, vì cuộc hôn nhân với Dương Khai Huệ đến ở cùng với nhạc phụ Dương Xương Tề cũng là thầy giáo của Mao một thời gian ở Bắc Kinh. Trong thời gian này, với Mao Trạch Đông có thể nói là khắc cốt ghi tâm. Không nói người khác, chỉ riêng chuyện về sau, khi gặp Lương Thấu Minh ở Diên An, ông nhớ lại tình tiết lúc ban đầu ông đến thăm nhạc phụ, thì gặp Lương Thấu Minh mở cửa để thấy, trong hồi ức của ông bao hàm biết bao cảm khái khó nói nên lời. Không cần nói, ông đã chịu sự lạnh nhạt không thèm để ý đến ông qua bái kiến rất nhiều nhân vật phong ba “Ngũ tứ”, nhất là khi gặp nhân vật lớn như Hồ Thích, đã để lại dấu ấn mãnh liệt trong tầng sâu nội tâm.

Viết đến đây, cũng cần nói một ít về nội hàm văn hóa của Hồ Thích. Với khí chất văn hóa của Hồ Thích mà nói, bất luận người đầu tiên đề xướng văn bạch thoại là ông, hay là ông là người giới thiệu chủ nghĩa thực dụng Dewey J. với TQ, đều là sự nỗ lực và công phu về tầng diện ý thức của ông. Trong cốt tủy của Hồ Thích là một Nho sinh trung dung, có trí lực của người bình thường, chẳng phải là một thiên tài sáng tạo. Ý thức dân chủ của Hồ Thích không tách rời với địa vị tinh anh của ông . Cũng là nói, dân chủ của ông ta là dân chủ của giữa những tinh anh. Trong thi ca của ông thi thoảng bắt gặp có chút đồng cảm với người phu xe, nhưng tuyệt đối ông không thể chịu được một tiểu hòa thượng xuất thân từ một tiều phu trở thành Thiền tông lục tổ. Vì thế, ông đã không tiếc công sức khảo xét chứng cứ chân giả của Thiền tông, lấy đó để bảo vệ tôn nghiêm của khoa học mà ông đề xướng. Sự miệt mài và cổ hủ, đáng yêu và buồn cười của ông, hết sức cổ quái trộn lẫn với nhau. Đến cuối một đời, ông chưa từng đọc hiểu “Hồng Lâu mộng”, nhưng ông lại là một học giả mở núi nghiên cứu Hồng học, đương nhiên là nghiên cứu về ý nghĩa khảo cứ học. “Nghiên cứu thêm ít vấn đề, bớt bàn về chủ nghĩa” của ông ta, nghe ra hết sức bảo thủ, trên thực tế lại là lập trường lý tính thực dụng không chệch đi đâu được. Tinh túy của Hồ Thích bao gồm ý thức dân chủ phương tây mãnh liệt của ông, thường là đến từ lập trường này của ông. Hoặc là nói, thực ra Hồ Thích không chỉ thực sự không tin sự thần minh như thế của Thiền tông, cho đến các chủ nghĩa hiện thời, ông cũng đều không tin. Nghe Trần Độc Tú nói mạnh chủ nghĩa đế quốc đáng hận như thế nào, thế nào, ông  chịu không nổi, hét toáng lên : “Ông ơi, đâu đến cái chủ nghĩa đế quốc, đâu đến cái chủ nghĩa đế quốc a!” Với nội hàm văn hóa và tư chất cá nhân này của Hồ Thích, muốn ông ta nghe hiểu Mao Trạch Đông với giọng nói Hồ Nam của một học sinh tốt nghiệp Sự phạm Trường Sa thực sự là muốn nói những gì với ông, thực là điều khó khăn. Ngược lại, Mao Trạch Đông sau khi giang sơn vào tay, nếu phê phán mạnh chủ nghĩa duy tâm của Hồ Thích làm mũi tên báo thù bị coi thường lúc ở Bắc Đại, Hồ Thích lại là một đối tượng Mặt trận thống nhất rất thích hợp của Mao Trạch Đông. Nhân viên Mặt trận thống nhất của Mao Trạch Đông chỉ cần bỏ ít công sức, bảo Hồ Thích có lời nói đại loại như Đài Loan từ xưa đến nay là lãnh thỏ của Đại lục, nên là chẳng có vấn đề gì, giả như ông ta còn sống đến thế kỷ 21. Biết đâu Hồ Thích sẽ còn cẩn thận khảo xét kỹ lưỡng chứng cứ, đưa ra lượng lớn chứng cứ chứng minh Đài Loan nằm ở vị trí lãnh thổ Đại Lục. Nhưng lịch sử không thể giả thiết. Sự thật của lịch sử là, bởi các tinh anh văn hóa mới “Ngũ tứ” như Hồ Thích lạnh nhạt đối với chàng thanh niên Hồ Nam Mao Trạch Đông, cho dù là một nhân vật thiên tài có lực soi xét lịch sử nhất, giàu tính sáng tạo lịch sử nhất lúc đó, đã bỏ mất người văn hóa vào đội ngũ, đã bỏ mất định hướng nhân sinh lấy Tăng Quốc Phan làm Thầy, chuyển hướng theo nhân vật “Thủy hử truyện” và Thủy bạc Lương sơn đã thuộc làu trong ruột thời trẻ. “Độc lập hàn thu, Tương giang bắc khứ”, “Vấn tang mang đại địa, thùy chủ trầm phù ?” (Một mình mùa thu lạnh lẽo, từ Hồ Nam đi lên bắc, hỏi đất rộng mênh mang ai là chủ nổi chìm ?) Có thể đã viết lên tâm trạng cô độc đến mức không biết làm thế nào có được chí lớn trong khoảng thời gian đó của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên một thời gian dài sau khi Mao Trạch Đông rời khỏi Bắc Kinh cũng chẳng nhàn rỗi, nhưng ông vẫn chưa xác định rõ được vị trí lịch sử và phương hướng nỗ lực của mình. Cho đến năm đó về lại quê hương đã thấy phong trao nông dân Hồ Nam, ông mới tìm được vị trí của mình, tìm được phương hướng của mình. Lúc còn nhỏ đọc “Thủy hử truyện” là đã biết giặc cỏ tạo phản, giang hồ bạo động, trong thời khắc đó, trong hạ ý thức của ông lên men bay lên nhanh chóng. Từ đó mà “chữ nghĩa toát lên”, Mao Trạch Đông đã viết “Báo cáo điều tra phong trào nông dân Hồ Nam” kiểu tuyên ngôn cá nhân. Từ một ý nghĩa nào đó mà nói, bản tuyên ngôn này đã mỹ hóa và ca tụng đầy thơ mộng đối với hành động bạo lực của nông dân, với Mao nói là đưa ý kiến lên lãnh tụ cách mạng kiểu Trần Độc Tú, không bằng nói là thách thức với thân sĩ như Hồ Thích và phần tử trí thức như Hồ Thích. Trong hạ ý thực của Mao Trạch Đông, năm đó Hồ Thích không nghe hiểu những tiếng Hồ Nam từ Mao nói ra, lúc đó hầu như toàn bộ do phong trào nông dân Hồ nam nói ra cả. Tình cảnh những nông dân nhờ vào thổ hào thân liệt mọi nơi biểu tình, để đập vào con mắt Mao Trạch Đông tựa như bản thân Mao đang nhổ đờm vào thân sĩ như Hồ Thích, vừa xả khí vừa giải hận, toàn thân sung mãn khoái cảm. Đọc chút dòng chữ này, nên biết những khoái cảm thế này làm cho Mao Trạch Đông phấn chấn đến mức độ nào.

Trong thời gian rất ngắn, đưa hàng vạn vạn nông dân tức từ các tỉnh miền trung, miền nam và miền bắc TQ đứng lên với thế như bạo dông bạo tố, nhanh mạnh khác thường, bất kể lực lượng lớn như thế nào đều không thể đè bẹp nổi. Họ sẽ bứt tung mọi mạng lưới trói chặt họ, chạy nhanh hướng về con đường giải phóng. Tất cả chủ nghĩa đế quốc, quân phiệt, tham quan ô lại, thổ hào liệt thân đều bị họ chôn dưới mồ. Trong hai chữ “tất cả” (“Báo cáo điều tra phong trào nông dân Hồ nam”) đương nhiên cũng bao gồm những người lấy quyền uy tri thức tự coi là người Hoa cao đẳng như Hồ Thích. Mao Trạch Đông trong thời khắc này, đã hoàn toàn quên lãng năm đó đã chăm chút chép lại nhật ký Tăng Quốc Phan như thế nào, đã hoàn toàn quên lãng năm đó tri hô “Hồ nam độc lập”, “liên tỉnh tự trị” như thế nào, đã hoàn toàn quên lãng năm đó hướng về phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” hô to “Trần Quân vạn tuế” như thế nào. Mao Trạch Đông trong thời khắc này, trên tầng diện ý thức bằng Hán ngữ bạch thoại hiện đại nói chủ nghĩa Mác Lê, trên tầng diện hạ ý thức lại đứng về lập trường của những Hồng Tú Toàn năm đó bị Tăng Quốc Phan căm ghét sâu độc một cách tự nhiên. Tuy nhiên khi ông đưa ra sự chuyển hướng văn hóa như thế này, lại không biết tương lai có thu được thành công hay không, điều này giống như đánh bạc, một khi úp con bài xuống, cũng chẳng bỉết thua hay thắng. Nhưng Mao Trạch Đông đã lựa chọn như thế.

Mao Trạch Đông về sau thành công, đương nhiên có rất nhiều nguyên nhân lịch sử, trong đó bao gồm Mao Trạch Đông về sau chân thành xin lỗi Nhật Bản kẻ xâm lược. Bởi vì sự xâm nhập của phát-xít Nhật, về khách quan đúng là làm cho Mao Trạch Đông và đảng CSTQ lâm vào tuyệt địa tan rã không thành quân phùng sinh, đã tạo được cơ hội chuyển đổi tuyệt vời về không gian sinh tồn. Nhưng, Mao Trạch Đông nên cám ơn nhất là Tôn Trung Sơn mà lúc đầu Mao đã gọi là “người tiến hành cách mạng trước tiên”. Khi nghe cách xưng hô này không thể không buồn cười, phảng phất như Tôn Trung Sơn là Tôn Ngộ Không đang mở đường phía trước, còn Mao Trạch Đông như là Đường Tăng sư phụ kiêm chủ nhân của Tôn Ngộ Không.

Tuy nhiên, Mao Trạch Đông từ lập trường Tăng Quốc Phan chuyển sang lập trường Hồng Tú Toàn một cách nhẹ nhàng, tựa như thuận lý thuận lẽ, nhưng muốn để cải biến cục diện toàn bộ môi trường lịch sử từ sau khi Tăng Quốc Phan bình định bạo loạn Hồng Tú Toàn năm đó, chuyển hóa lại môi trường lấy bạo lực đẩy bạo lực để thích hợp với nhân vật kiểu Hồng Tú Toàn tiến hành giang hồ làm loạn, nhưng lực bất cập của Mao Trạch Đông lúc đó. Khúc gấp lịch sử này, đúng là Tôn Trung Sơn “người đi trước” này, dưới sự giúp đỡ của cố vấn Liên Xô đã đề xuất cho Mao Trạch Đông về sau. Vô luận là trí thức, năng lực hay dã tâm cá nhân và năng lượng hoạt động của Tôn Trung Sơn đều nằm giữa Hồng Tú Toàn và Mao Trạch Đông, là kẻ gây tội lỗi hàng đầu đem toàn bộ lịch sử TQ từ những người như Tăng Quốc Phan, Lý Hồng Chương mở ra thời đại cải lương không dễ dàng, đẩy quay về lại trong cái vòng luân hồi lịch sử đen tối đã kết thúc các vương triều thay thế nhau bởi tạo phản. Giả như sau này cần làm cuộc xét xử lịch sử, mà giả như Mao Trạch Đông là bị cáo chủ yếu, vậy thì Tôn Trung Sơn đương nhiên là bị cáo quan trọng hàng đầu.

Lịch sử không thể giả thiết. Nhưng có lúc giả thiết lịch sử một cái, cũng giúp cho nhìn rõ lịch sử. Giả như năm đó không có Tôn Trung Sơn dưới sự chỉ đạo của cố vấn Liên Xô thúc đẩy chủ nghĩa Lê nin, phát động cái gọi là chiến tranh Bắc phạt thống nhất toàn TQ, vậy thì không những không xẩy ra chuyện phong trào nông dân Hồ Nam mà Mao Trạch Đông nhìn thấy, hơn nữa toàn bộ chính trị TQ và văn hóa TQ nghiễm nhiên sẽ phát triển hướng theo quĩ đạo lịch sử từ Tăng Quốc Phan đến phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ”, trọng điểm văn hóa của Bắc Đại như thế nghiễm nhiên sẽ là trọng tâm tâm lý của tinh anh toàn xã hội. Trong cục diện văn hóa chính trị như thế, Mao Trạch Đông, một nhân vật như thế, cho dù không thể có được cơ hội xuất đầu lộ diện ở Bắc Đại, ở các địa phương khác cũng có thể là một giấc mộng đẹp ông đóng vai trò anh hùng văn hóa. Ví như ThưNhân đây mà nói, phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” không chỉ đã dự báo tính khả năng lịch sử của cơ hội này, hơn nữa từ các mặt ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tâm lý đã chuẩn bị cho chính trị liên bang dân chủ tương lai. Thế nhưng, cái cơ hội này đã bị Tôn Trung Sơn với phương thức dẫn sói vào nhà liên hợp với người Liên Xô tống táng mất.

Vạch rõ ra sự can thiệp của người Liên Xô và ảnh hưởng của cái gọi là Chủ nghĩa Mác, bởi vì nếu không có sự tiếp nhận của người TQ, cho dù người Liên Xô tiếp tục can thiệp cũng không cách gì đạt được hiệu quả, tựa như Tưởng Giới Thạch sau này dứt khoát cắt đứt với người Liên Xô, họ cũng không cách gì nắm được Tưởng; cục nghẽn chủ yếu của lịch sử là ở tình cảm sâu nặng với “quân lâm thiên hạ” (Vua đến với đất nước) của Tôn Trung Sơn, có thể là một trong nguyên nhân chủ yếu của lịch sử TQ hết lần này đến lần khác sa vào vòng tuần hoàn lịch sử.

Trong lịch sử muộn cận đại TQ, ngoài Tăng Quốc Phan ra, hầu như mọi lãnh tụ chính trị đều ôm ấp ý nguyện đế vương này. Hồng Tú Toàn đương nhiên không cần nói nữa, cho dù là Khang Hữu Vi không thể làm được đế vương nhưng cũng muốn làm một cuộc soái đế vương, hoặc là nói, không có được tiếng nói quyền lực, cũng phải nắm cho được một nắm quyền lực tiếng nói, càng huống chi Tôn Trung Sơn một kẻ dã tâm xuất thân từ bang hội giang hồ thế này ? Vở kịch xưng đế của Viên Thế Khải đứng ra diễn, tính hài kịch của nó không phải ở chỗ ông ta muốn nghiễm nhiên làm Hoàng đế, mà là ở sau khi kết thúc vương triều Mãn Thanh, cho dù muốn làm Hoàng đế cũng không còn có thể tiếp tục công khai xưng là Hoàng đế nữa, mà nên gọi là làm Đại Tổng thống, hoặc như sau này gọi là Chủ tịch gì gì đó, Bí thư gì gì đó, thậm chí như cách Từ Hy Thái hậu rút lui đứng sau rèm, cũng vẫn có thể làm đủ vai trò đế vương. Ngược lại, bất cứ đem cái Hoàng đế được dựng lên bằng cách nào, được gọi như thế nào, đều không thể tiếp tục công nhiên tuyên bố mình là Hoàng đế nữa. Đây có thể là điểm tiến cùng thời đại của Tôn Trung Sơn so với Viên Thế Khải, ông ta hiểu rõ nên dấu cái đuôi sam Hoàng đế đi, khoác lên đầu cái mũ Đại Tổng thống. Bất kể ông ta gọi Đại Tổng thống là lâm thời hay là bất thường, điều quan trọng là ở trong xương tủy vẫn nghiễm nhiên là Hoàng đế. Ông ta còn hiểu rõ, ngoài đội lên đầu cái mũ Đại Tổng thống ra, còn phải kèm theo một số cách nói liên quan đại loại dân chủ dân sinh ở cái miệng. Trong thâm tâm ông ta hiểu rõ, ngoài dân chúng ngu muội ra, ai cũng sẽ không đem cách nói này thành sự việc. Chỉ là với nhân vật là một lãnh tụ, lý đương nhiên cần dốc hết lực thổi phồng to lên tấm da lừa này. Hồng Tú Toàn đã bày ra cái Hội Bái Thượng đế lạc loài, Tôn Trung Sơn lại đưa ra cái chủ nghĩa Tam dân như có thật. Đương nhiên rồi, về mặt khoác lác, hai người trong họ ai cùng không vượt qua được Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông không chỉ là Mặt trời hồng đỏ nhất đỏ nhất trong trái tim toàn dân TQ, mà còn luôn tuôn ra cần “giải phóng toàn nhân loại”. Thổi cái da lừa to phồng lên cỡ đó, cho dù không nói mình là Hoàng đế, dân chúng bị đầu độc cũng phát hiện Mặt trời hồng trong tim họ nguyên là một Thổ hoàng đế. chẳng qua là, tấm da lừa của Tôn Trung Sơn tuy thổi không phồng to như của Mao Trạch Đông, lại thêm “xuất soái chưa thắng, thân chết trước”, dã tâm đế vương, lại chưa hề bị vạch rõ đầy đủ.

 Thế nhưng, mọi người cùng thời đại Tôn Trung Sơn, cũng chẳng nhìn rõ chút nào tâm nguyện đế vương của ông ta. Khi Tôn Trung Sơn tổ chức lại đảng Cách mạng ở Tokyo, lệnh ép các đảng viên lăn dấu tay để biểu thị trung thành với ông ta, các lãnh tụ Hoàng Hưng, Trần Quýnh Minh, Lý Liệt Quân đều hết sức phản cảm, hơn nữa chống lại ngay tại chỗ. Khi Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu kiên trì yêu cầu xưng là Đại Tổng thống bất thường, hơn nữa bất chấp muốn phát động cuộc chiến thống nhất đó, Chương Thái Viêm kiên trì lập trường “liên tỉnh tự trị”, phủi tay mà đi, mỗi người đi mỗi ngã (Xem bảng niên biểu Tôn Trung Sơn).

Bất kể Tôn Trung Sơn bề ngoài hứa hẹn đại loại làm Quân chính, Hiến chính như thế nào, nhưng trong cốt tủy của ông ta vừa không thích chế độ Dân chủ, cũng không thích chế độ Liên bang. Lúc mới đầu, Tống Giáo Nhân khi ra sức tiến hành luận bàn về Dân chủ tại Quốc hội, từng khẩn thiết yêu cầu ông ta ở lại cùng công tác, hơn nữa Attention: còn bằng lòng vẫn tôn ông là Lãnh tụ hàng đầu, ông ta phớt lờ đi và bỏ Tống Giáo Nhân ở lại Bắc Kinh, nghe theo người ta một mình đối mặt với Viên Thế Khải như sói như hùm. Kết quả dẫn đến Viên Thế Khải không ngại ngùng gì đã giết hại Tống Giáo Nhân một cách trắng trợn. Sau khi màn kịch xưng đế của Viên Thế Khải hạ màn, Trần Quýnh Minh lãnh tụ Cách mạng Khai sáng đã từng đi theo Tôn Trung Sơn ở Quảng Đông đã từng khuyên Tôn Trung Sơn một cách cay đắng ruột gan, ở Quảng Đông làm Liên tỉnh tự trị là phù hợp nhu cầu kinh tế văn hóa bản địa Quảng Đông, cũng phù hợp trào lưu lịch sử liên tỉnh tự trị trên cả nước, Tôn Trung Sơn không những nghe không lọt tai, sau khi hai bên đoạn tuyệt với nhau, ông ta còn trở mặt qui cho Trần Quýnh Minh là phản cách mạng (Xem bài “Trần Quýnh Minh với Tôn Trung Sơn đoạn tuyệt nhau như thế nào”, đăng trong Tập san Nam phương cuối tuần). Rõ ràng là bản thân mình đuối lý, lại quay lại vu cho người khác. Vụ án oan này với vụ án Bành Đức Hoài tại Hội nghị Lư Sơn mà Mao Trạch Đông tạo ra hết sức giống nhau, chỉ có điều là nội dung cụ thể và phương thức cụ thể khác nhau mà thôi. Liên quan nhân cách văn hóa và nhân phẩm chính trị của Tôn Trung Sơn, trong bài viết “Lầm lạc của Tôn Trung Sơn trong thập niên thứ nhất sau Cách mạng Tân Hợi”, giáo sư Viên Vĩ Thời của khoa Lịch sử Đại học Trung Sơn, đặc biệt dẫn lời nhận xét đối với Tôn Trung Sơn của 6 vị Lãnh tụ cách mạng và người thân Tống Giáo Nhân, Đào Thành Chương, Chương Thái Viêm…đã từng cùng làm việc với Tôn Trung Sơn, sau đó tổng kết thế này :

Những người trên không có ai không cho rằng, Tôn Văn với là nhà chính trị , về phẩm đức có không ít khiếm khuyết quan trọng. Đồng thời, bình luận của họ tuy có ít nhiều khác nhau, nhưng có mấy điểm chung nổi bật : 1) Lòng dạ hẹp, thiếu độ bao dung người; 2) Khinh suất, nói năng, việc làm thỉếu sự nghĩ sâu xét kỹ; 3) Tham quyền, ham muốn lãnh tụ rất mạnh; 4) Tố dưỡng dân chủ không đủ, không ít khi hiện rõ tính cách chuyên chế, không trừ thủ đoạn nào.

Điều lý thú là, nếu như những lời bình xét này dùng vào các  nhân vật như Hồng Tú Toàn hoặc như Mao Trạch Đông, hầu như cùng phù hợp như vậy, chỉ có điều là mức độ có khác nhau mà thôi. Nhìn chung là Lãnh tụ chính trị vì giang sơn mà ôm lưng, không ngoài đặc trưng loại tính cách này : chỉ biết ngồi lên giang sơn lại không hiểu quản lý quốc gia, thỏa mãn dã tâm cá nhân cách xa đối với quan tâm khổ đau dân chúng. Hồng Tú Toàn sau khi định đô Nam Kinh gọi là Thiên Kinh, thiên hạ còn chưa hóa giải ổn định, đã vội vàng không thể chờ đợi dựng lên Hoàng đế với một đống phi tần  như mây thối rựa hôi thối (Xem bài đăng trong Tạp chí “Viêm hoàng Xuân Thu”, “Hồng Tú Toàn đi đến diệt vong trong vòng vây mỹ nữ”). Xây dựng TQ mới của Mao Trạch Đông, hễ những người đã trải qua thời đại Mao Trạch Đông, đều đã được qua giáo huấn, từ Đại nhảy vọt đến Đại cách mạng Văn hóa, không phải để dân số TQ càng chết càng nhiều, mà là để lòng người của quốc dân càng biến càng xấu, hầu như không làm được một việc gì tốt đáng nói. May cho Tôn Trung Sơn, không đợi đến lúc ngồi lên giang sơn, đã xuôi tay nhân thế, nếu không từ những lời khoác lác cao xa, mạnh mồm cao giọng của ông ta là sẽ làm con đường sắt trực thông từ nội địa đến Tây Tạng như thế nào để xét (Xem niên biểu Tôn Trung Sơn), cũng không thể so với Mao Trạch Đông cao minh mất đâu rồi; rõ ràng cũng là một kiêu hùng loạn thế chỉ biết đánh khắp giang sơn ngồi trên giang sơn, không hiểu được, cũng chưa từng nghĩ đến để hiểu làm thế nào để xây dựng một quốc gia, làm thế nào để quản lý thiên hạ.

Lại so với Tăng Quốc Phan, thực chất cuộc chiến tranh Bắc phạt đó của Tôn Trung Sơn càng rõ ràng hơn. Nếu nói là, vũ lực thống nhất toàn TQ, Tăng Quốc Phan là có điều kiện nhất, thậm chí so với Mao Trạch Đông càng có điều kiện. Mao Trạch Đông khi đề ra đánh qua sông Trường Giang, còn có rất nhiều tiếng nói phản đối, thậm chí đến kẻ độc tài Liên Xô đứng sau lưng đều hy vọng TQ chia giang sơn để trị; còn Tăng Quốc Phan, lúc đó sau khi bình định Hồng Tú Toàn làm loạn, không những không có ai phản đối ông ta tiếp tục dùng binh, hơn nữa còn có không ít người hăng hái khuyên ông Bắc tiến, một cử động lật đổ Vương triều Mãn Thanh để làm Hoàng đế. Nhưng cuối cùng Tăng Quốc Phan dùng câu “Ỷ thiên chiếu hải hoa vô số, cao sơn lưu thủy tâm tự tri” để trả lời (Dựa trời chiếu soi biển, thấy rất nhiều hoa, nước từ núi cao chảy ra, chỉ tự mình biết), không những từ chối Bắc tiến, mà còn giải tán Tương quân (Tương là tên gọi khác của tỉnh Hồ Nam). Hành động này, chỉ có trước đây Chu Vũ Vương đã từng làm thế, gọi là gươm súng nhập kho, ngựa thả núi nam. Tăng Quốc Phan lấy đó để đổi lại được có đủ thời gian và không gian chuyển TQ từ lịch sử chiến tranh loạn lạc đen tối sang thời đại cải lương hòa bình, từ tập quyền trung ương của một vùng thép chuyển sang phân quyền địa phương tương đối độc lập vận hành, vừa thoái mái lại năng động, sau đó để sau này thúc đẩy cả xã hội TQ từ đông, nam tự bảo trong lịch sử, chuyển sang tiến trình lịch sử liên tỉnh tự trị, đã đặt được nền tảng xã hội văn hóa vững chắc. Khác với Tôn Trung Sơn và Mao Trạch Đông, điều mà Tăng Quốc Phan coi trọng là làm thế nào để quản trị một quốc gia, chứ không phải là làm thế nào để cả một giang sơn vào tay mình. Điều đáng tiếc là, tất cả những việc mà Tăng Quốc Phan làm lúc đó, đều chưa thể hình thành văn bản rõ ràng, đều chưa được tổng kết thành kinh nghiệm lịch sử, càng chưa thể nâng lên thành ngôn ngữ lý luận hệ thống.

So với từ chối Bắc tiến của Tăng Quốc Phan năm đó, Tôn Trung Sơn lại là trong hoàn cảnh lịch sử không có điều kiện nhất không nên phát động cuộc chiến tranh thống nhất nhất, nhưng dựa vào sự ủng hộ của Liên Xô như cái gậy cứng, xây dựng trường quân sự, chiêu bình mại mã. Tôn Trung Sơn từ đó đưa trọng tâm tâm lý của toàn bộ tinh anh xã hội từ điểm tựa văn hóa quan trọng như Bắc Đại chuyển đến trường quân sự Hoàng Phố đột nhiên nổi lên ớ phía nam, đến như Thiên Cẩu thi nhân Quách Mạt Nhược đều như người bắt chước chó mặc quân phục. Quân và Trường cùng làm một, vốn là khí thế văn hóa được hình thành trong phong trào văn hóa mới, liền bị xóa tan, trang phục học sinh được thay đổi ngay thành quân phục càng làm cho mọi người trầm trồ. Không cần nói, đến lãnh tụ văn hóa như Hồ Thích, Trần Độc Tú, ngay cả lão học trò của Khổng Phu tử, trong hạ ý thức của mọi người, Quan Công, Trương Phi, Võ Tòng, Lý Quì, v.v… đọc được từ trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hoặc “Thủy hử truyện” đều bị họ thay thế. Tưởng Giới Thạch xuất thân từ băng Thanh Hồng, vì vị trí Hiệu trưởng Trường quân sự Hoàng Phố, thoáng chốc đã thành ngôi sao thời đại càng chói lòa vượt xa chư quân “Tân Thanh niên” Bắc Đại. Từ Bắc Đại đến Trường quân sự Hoàng Phố, từ khai sáng văn hóa đến chiến tranh thống nhất, lịch sử đã được chuyển hướng như thế này : Từ cục diện văn hóa chính trị của Tăng Quốc Phan khai sáng năm đó, quay về lại Bắc tiến làm loạn của phương thức Hồng Tú Toàn cộng thêm bạo động chủ nghĩa Lênin.

Làm rõ sự chuyển hướng này của lịch sử, như vậy cũng có thể hiểu rõ tại sao Vương Quốc Duy ngang nhiên tự vận sau khi bắt đầu cuộc chiến tranh này. Từ trong cuộc chiến này, Vương Quốc Duy đã thấy trước tai họa lịch sử đang đến, với cách nói của ông  gọi là : “Trước Cộng hòa, sau Cộng sản”. Tiến trình lịch sử về sau đã chứng thực hoàn toàn dự cảm của vị học giả tiên tri này, gọi là : Tôn Trung Sơn trước, Mao Trạch Đông sau. Tôn Trung Sơn cũng thế thôi, Mao Trạch Đông cũng thế thôi, bất cứ ai khi đã ngồi lên giang sơn, người văn hóa và dân chúng TQ đều sẽ không có một ngày sống tốt. Thử so sánh, dùng mô tả trứ danh gọi là, một đằng tự do có bao nhiêu vấn đề, một đằng tự do có vấn đề hay không, của Chử An Bình người văn hóa về sau. Vương Quốc Duy vẫn kéo tóc đuôi sam, tựa như đã nhìn thấy hết sức rõ ràng cái đuôi sam đằng sau gáy Tôn Trung Sơn thân mặc bộ Trung Sơn, giả bộ tư văn, thậm chí Vương Quốc Duy còn như đã nhìn thấy rõ cái gốc rễ cái đuôi sam đó đằng sau gáy Mao Trạch Đông sau này trên thành lầu Thiên An Môn cao giọng hô vang “Nhân dân TQ đã đứng dậy rồi”. Cái gọi là tiên tri tiên giác, ở TQ là chỉ một số người có thể nhìn thấy đằng sau gáy những nhân vật lãnh tụ này có đuôi sam vẫn còn gốc cắt không đứt, có nhân vật đuôi sam bị cắt rối loạn. Nhân vật kiểu tiên tri tiên giác này, sau Vương Quốc Duy có Trần Dần Khác, trước Vương Quốc Duy lại có Tào Tuyết Cần tác giả của  “Hồng Lâu Mộng”.

Năng lực soi xét lịch sử của Vương Quốc Duy không phải từ số không mà có, mà là trên cơ sở nôi văn hóa thâm kham (chiều sâu kham dư =chiều sâu khoa địa lý, phong thủy). Nói đến cội rễ văn hóa này của Vương Quốc Duy, không thể không đề cập đến phục hưng văn nghệ TQ từ Thiền Tông đến “Hồng Lâu mộng”.

Diễn biến nhân tình thế thái và văn hóa giữa Tống, Minh có thể là đáng nghiền ngẫm nhất. Một mặt đã xuất hiện Lý học Tống, Minh, nhất là Chủ nghĩa Nguyên Giáo chỉ Nho gia (Tâm học Vương Dương Minh sẽ bàn luận riêng) hết sức cực đoan và cứng nhắc như Chu Hy, đồng thời với thiên lệch về mặt đạo đức luân lý này là biểu hiện mặt ngang ngược và bá đạo của cái gọi là chủ nghĩa yêu nước; mặt khác, thứ cường hóa chưa từng có của quyền lực tiếng nói, đồng thời lại ép nặn ra thứ triết học lưu manh và văn hóa côn đồ trong tiểu thuyết diễn nghĩa, đây là diễn biến một thứ tâm lý văn hóa kỳ lạ tương phản tương thành với  Lý học Tống Minh. Thế nhưng, với tình hình văn hóa suy sụp như thế, tựa như bông sen nở ra từ bùn lầy, văn hóa TQ đã xuất hiện một sợi sinh cơ từ trong một đống bùn nhơ, đó là phục hưng văn nghệ từ Thiền Tông đến “Hồng Lâu Mộng”.

Sự xuất hiện Thiền Tông, đã đem lại tự do tâm linh và sáng tạo, có thể nói trước nay chưa hề có cho văn hóa TQ. Vô luận là khuynh hướng thi học trong “Thương lãng thi thoại” (Lời thơ sóng nước), là buông thả thoái mái trong văn thơ Tô Đông Pha, là tình tính và không linh trong tản văn cuối Minh, hoặc là mùi vị nhân tình trong các tiểu thuyết đại loại như “3 lời 2 nhịp”, thậm chí bao gồm Tâm học của Vương Dương Minh và thuyết tâm lý trẻ nhỏ của Lý Chí, nhất là cuối cùng xuất thế từ không của “Hồng Lâu mộng”, đều bắt nguồn từ Thiền Tông đem lại thứ giải phóng tâm linh và giác ngộ ý thức nhân văn cho con người. Sự xuất hiện của Thiền Tông làm cho tinh thần văn hóa nguyên thủy nhất của TQ bắt nguồn từ “Sơn Hải Kinh” được làm sống lại, hơn nữa đã làm lộ toác ra một thứ cảnh quan nhân văn khác.

Giả như có thể dùng hai thứ tinh thần bi kịch trong bi kịch Cổ Hy Lạp để tham chiếu, tinh thần văn hóa TQ bắt nguồn từ “Sơn Hải Kinh”, khởi đầu lấy hình thức kiểu “Ai-xư-khu-luo-x” (? Theo âm đọc) để thể hiện, để biết đặc trưng của nó là không thể làm mà vẫn làm. Chuyện Khoa Phụ đuổi Mặt trời (chuyện thần thoại trong “Sơn Hải kinh”) và cướp lửa của Tu sĩ Pôlômi, hầu như tuy khác nhạc điệu nhưng diễn xuất lại như nhau. Về lịch sử mà nói, từ đảng Cố cuối Hán đến Từ Tích Lân, Thu Cận Nãi cho đến người đảng CSTQ thời kỳ ban đầu vì “Ngũ tứ” mà cảm hóa, thứ tinh thần văn hóa biết nó không thể làm mà vẫn làm này có thể gọi là nối tiếp không dứt. Đây là một thứ cảnh ngộ bi kịch của văn hóa TQ, hoặc là nói, một thứ cảnh ngộ nhân văn kiểu “Ai-xư-khu-luo-x”, rất lãng mãn, rất chủ nghĩa anh hùng.

Một cảnh ngộ khác, có thể gọi là tinh thần bi kịch kiểu “Olibits” (?) so với thứ anh hùng và kiêu căng của biết không thể làm mà vẫn làm, điều mà tinh thần bi kịch của kiểu Olibits chú trọng là quyền lợi của kẻ yếu và tiếng lòng của kẻ yếu. Cướp lửa kiểu Tu sĩ Polômi đến “người đàn bà Troy” của Olibits hoặc trong “Me-di-a” đã trở thành sự chú ý chưa từng có đối với phụ nữ và trẻ em và số phận của họ, đã trở thành lập trường chủ nghĩa nhân đạo tuyệt đối khi đối mặt với chiến tranh, đối mặt với lịch sử, đã trở thành sự nghi ngờ sâu sắc đối với mọi vinh quang trên chiến trường của người con trai, đối với bất kỳ sự tự hào nào kiểu chủ nghĩa lịch sử của kẻ chiến thắng. Cảnh ngộ như thế này, trong một truyền thống văn hóa chuyên trị, chưa hề xuất hiện xưa nay, cho đến khi thứ tinh thần tự do bắt đầu tỉnh ngộ do Thiền Tông kích phát, cho đến khi sự tỉnh ngộ này trải qua nung nấu tinh thần của một khoảng thời kỳ lịch sử, mới dần thai nghén ra “Hồng Lâu mộng”, bộ tiểu thuyết vĩ đại đã dung hợp thứ tinh thần bi kịch kiểu Olibits của thứ quan nỉệm vận mệnh “Xu-phuk-ley-x”. Một bộ “Hồng Lâu mộng”, cũng giống với toàn bộ vở kịch của Sếch-Pia.

 Phần mở đầu “Hồng Lâu mộng” được khởi bút từ Nữ Oa vá trời trong “Sơn Hai kinh”, với cảnh mênh mang hùng vĩ chưa từng thấy, với tác giả bình thường không thể tinh tế như thế để viết nên cảnh ngộ văn hóa hoàn toàn khác với truyền thống Chu Khổng, đã thể hiện ra quang cảnh mỹ học khác hẳn với tiểu thuyết diễn nghĩa. Từ trong không gian văn hóa chuyên chế đen tối, đã xuất hiện một luồng ánh sáng từ “Sơn Hải kinh” cội nguồn nhất (cho đến “Đạo Đức kinh” của Lão Tử và tản văn Trang Tử, v.v…) đến Thiền Tông, lại từ Thiền Tông đến “Hồng Lâu Mộng”, hoặc là nói, một mạch nguồn lửa thơm văn hóa hiện rõ có thể thấy, mãi tỏa hương thơm, một thứ tầm cao tinh thần của văn hóa Hán ngữ trong toàn bộ bối cảnh văn hóa lịch sử nhân loại. Chỉ lấy truyền thống thi ca làm ví dụ, vô luận là khoáng đạt của Tào Tháo hay là thanh cao của Đào Uyên Minh, hoặc là phóng đãng của Lý Bạch và tinh tế của Lý Thương Ẩn trong “Táng Hoa từ”, “Đào hoa hành”, “Ngũ mỹ ngâm” của Lâm Đại Ngọc, hoặc ngâm sử thi trước đây của Tiết Bảo Cầm, toàn bộ đều một vẻ u buồn. Cho dù “Ly Tao” một danh tác thiên cổ này của Khuất Nguyên đều bị Giả Bảo Ngọc viết sửa lại là “phù dung nữ nhi lỗi” (bài điếu cô gái phù dung) khiến mọi người động lòng. Cũng như truyền thống nhân văn Anh ngữ là bắt đầu từ Sếch-Pia, tinh thần nhân văn hiện đại của TQ trực tiếp bắt đầu từ “Hồng Lâu mộng” của Tào Tuyết Cần.

Đó là bối cảnh nhân văn của Vương Quốc Duy. Định vị văn hóa của Vương Quốc Duy không ở chí sĩ nhân nhân kiểu Khoa Phụ, cũng không ở tu tề trị bình (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) của kiểu Tăng Quốc Phan, mà là ở kế thừa thứ tinh thần nhân văn đối với “Hồng Lâu mộng”. Tính hiện đại của “Hồng Lâu mộng” với tính hiện đại của Tăng Quốc Phan là khác nhau, nó không ở tiến thủ lịch sử về hướng độ thời gian, không ở làm thế nào cấu trúc một quốc gia hiện đại, mà là ở xác lập cho đưọc một thứ tinh thần nhân văn hiện đại, một thứ tầm cao văn hóa không thay đổi bởi ý chí lịch sử, càng không bởi bất kỳ quyền lực đế vương nào. Người Anh nói rằng, họ thà không có thêm một nước như Ấn Độ để làm lớn hơn đất thực dân của đế quốc Anh, nhưng không thể không có Sếch-Pia. Cũng đạo lý như vậy, người TQ nên nói rằng, Mao Trạch Đông tuy là người mà trong các triều đại đế vương trước đây không có về sau cũng không có, nhưng cho dù có xuất hiện 100 Mao Trạch Đông cũng không địch nổi sự ra đời của một bộ “Hồng Lâu Mộng”. Cái gọi là vĩ nhân lịch sử, để thực hiện dã tâm và dục vọng, vì giang sơn mà ôm lưng, bên cạnh tầm cao tinh thần của văn hóa, dù vĩ đại đến mấy cũng là nhỏ nhoi, cũng chẳng là gì cả. Mao Trạch Đông so với Tăng Quốc Phan còn thấp hơn một đoạn lớn, càng không cần nói đứng bên cạnh “Hồng Lâu mộng”. Điều duy nhất của ông ta có thể lấy làm tự hào là, rốt cuộc khi còn trẻ đã từng chép nhật ký của Tăng Quốc Phan, đã từng chăm chú đọc “Hồng Lâu mộng”, cho dù ông ta đọc có hiểu hay không. Cho đến Tôn Trung Sơn xuất thân từ bang hội giang hồ đó, càng không biết từ đâu để nói.

Sở dĩ tầm nhìn lịch sử của Vương Quốc Duy có được sức xuyên thấu sâu xa như vậy, nguyên nhân căn bản là ở chỗ ông ta có được tầm cao văn hóa này. Vương Quốc Duy là từ sau khi “Hồng Lâu Mộng” ra đời, là một trong mấy độc giả sớm nhất thực sự đọc hiểu, hơn nữa còn là người đọc hiểu sớm nhất. Ông ta không chỉ với góc độ tinh thần bi kịch đã bình luận “Hồng Lâu mộng”, mà còn hiện rõ lập trường mỹ học và tầm cao nhân văn hết sức gần gủi với “Hồng Lâu mộng” trong “Nhân gian từ thọai” của ông. Càng không phải nói bài “Bàn về chế độ Ân Chu” của ông, còn là luận văn kinh điển mở khai cái kỳ bí của văn hóa lịch sử TQ (Tham kiến các luận thuật liên quan trong tác phẩm dài tiểu thuyết lịch sử “Thương Chu xuân thu” và cả “tựa đầu” và “thay lời kết” của tác phẩm.) Vương Quốc Duy và trước tác một đời của ông, cuối cùng lấy sinh mệnh của ông đã tiếp nối ngọn lửa thơm văn hóa của “Hồng Lâu Mộng” đã được đốt lên. Hơn nữa, khi ông đem đoạn lịch sử ngày càng chìm đắm mà ông đã nhìn thấy đó, đã gãy ngang trong sinh mạng của ông tựa như khi Giả Bảo Ngọc xuôi tay trước dốc đứng, Trần Dần Khác đứng sau lưng ông đột nhiên giác ngộ triệt để, nghiễm nhiên đã đón nhận nén hương tinh thần đó của Vương Quốc Duy để lại (Xem tác phẩm “Lịch sử cuối cận đại TQ từ Tăng Quốc Phan đến Mao Trạch Đông” và bài văn “Bi điếu Trần Dần Khác“Liễu Như Thị biệt truyện””). Trên cơ sở này, và cũng chỉ trên cơ sở tầm cao tinh thần này, con người mới có thể nhìn rõ cục diện văn hóa cơ bản trong lịch sự cuối cận đại TQ, và vị trí lịch sử của các nhân vật lịch sử trong cục diện này.

Trong cục diện lịch sử văn hóa cuối cận đại TQ bộn bề phức tạp, sợi dây lịch sử chủ yếu của nó là ở 3 nhóm văn hóa khác nhau, hoặc là nói 3 loại cảnh ngộ văn hóa khác nhau. Một là tầm cao tinh thần nhân văn từ “Hồng Lâu mộng” đến Vương Quốc Duy lại đến Trần Dần Khác; một nữa là từ Tăng Quốc Phan đến đổi luật duy tân, đến chí sĩ cách mạng cuối Thanh đầu Dân Quốc, lại đến lãnh tụ văn hóa “Ngũ tứ” và người sau nối tiếp người trước, hoặc là những người xông pha khói lửa của người Cộng sản thời kỳ đầu; còn một nữa là vòng tuần hoàn lịch sử của những giặc cỏ giang hồ vì người đẹp giang sơn mà ôm lưng từ Hồng Tú Toàn đến Tôn Trung Sơn, cuối cùng đến Mao Trạch Đông. Ba loại văn hóa này đều có nhân vật tượng trưng và dấu ấn lịch sử của mình. Không chỉ sợi dây mạch khí văn hóa của tính tinh thần ẩn ẩn có thể thấy đó, cho dù những tinh anh văn hóa có công lao đời này qua đời khác từ Tăng Quốc Phan đến “Ngũ tứ”, quĩ tích lịch sử nỗ lực từng bước một của họ cũng có thể nhận biết rạch ròi : Trước là dẫn nhập về kỹ thuật, chấn hưng về kinh tế (Sự nỗ lực của Tăng Quốc Phan, Lý Hồng Chương), sau đó nâng lên đòi hỏi về chính trị, cho dù hy vọng Lập hiến hay yêu cầu Dân chủ (100 ngày duy tân hoặc là luận bàn Dân chủ như Tống Giáo Nhân), cuối cùng lại nâng lên từ đổi mới ngôn ngữ mà dẫn đến cách mạng văn hóa (Phong trào Văn hóa mới “Ngũ tứ”). Điều này nếu nói lên từng bước một của tiến trình lịch sử, không bằng nói là khai triển từng tầng từng tầng lôgích.

Đáng tiếc là, tất cả những điều này, tất tần tật bị cuộc chiến tranh Bắc phạt mà Tôn Trung Sơn ấp ủ phát động nhằm mưu cầu đại nhất thống họ Tôn đánh gãy. Lịch sử sau khi đi quanh một vòng lớn, lại quay về dưới chân Hồng Tú Toàn này trước khi Tăng Quốc Phan xuất quân, chỉ có điều là chia ra Hồng Tú Toàn lúc đó, trước do Tôn Trung Sơn xuất diễn, về sau lại thay do Mao Trạch Đông sắm vai. Điều làm mọi người không thể nghĩ tới là, Mao Trạch Đông chẳng nói đã nhìn thấy, ít nhất là đã cảm nhận thấy sự chuyển hướng lịch sử này. Bởi vì ông ta không thể không biết xu hướng chính trị của ông hoàn toàn đi ngược với phong trào nông dân Hồ Nam với Tăng Quốc Phan mà rất sớm ông đã đi theo, ông ta không phải không biết lấy bạo lực trị bạo lực là đạo kinh bang tế thế khớp với nguyên tắc Tu, Tề, Trị, Bình của Tăng Quốc Phan, ông không thể không biết giữa Tăng Quốc Phan với Hồng Tú Toàn có một khác biệt căn bản, một là thư sinh, một là lưu manh. Nhưng ông ta ngang nhiên đã vứt bỏ cái ý khí, ông ta đã ngang nhiên lựa chọn con đường sinh nhai lưu manh. Ông ta không còn “chỉ điểm giang sơn, kích dương văn tự”, mà là chuẩn bị cần lấy phương thức “vì giang sơn mà khom lưng” để làm chúa tể nổi chìm của lịch sử TQ . Điều này cũng có thể là do chấn thương tinh thần trong hạ ý thức của ông tác động, cũng có thể là ông ta cảm thấy ngoài đó ra không có lựa chọn nào khác, trừ phi ông cam nguyện thầm lặng để đi qua cuộc đời này. Nhưng bất kể nói như thế nào, ông ta đã đưa ra lựa chọn như thế, từ phong trào nông dân Hồ Nam, đi tới cái gọi là bạo động thu hoạch vụ thu, cuối cùng đi tới giặc cỏ Tỉnh Cương sơn. Nói ra, làm mọi người than thở, chuyển ngoặt của lịch sử , có lúc là ở sự lựa chọn nhân sinh của một nhân vật lịch sử nào đó.

Đoạn luận bàn về lịch sử nói đến đây, vẫn còn phải đề cập đến một sự hoán vị lịch sử rất giàu kịch tính : khi Mao Trạch Đông từ thư sinh đi tới lưu manh, Tưởng Giới Thạch nối gót Tôn Trung Sơn mà nổi lên lại hết sức thú vị là muốn từ lưu mạnh biến thành thư sinh. Khi Tưởng Giới Thạch ở sau lưng Tôn Trung Sơn ngồi lên ngôi báu Ủy viên trưởng của Quốc Dân đảng, mượn danh Tôn Trung Sơn hiệu lệnh thiên hạ, ông ta lặng lẽ với hình mẫu và tinh thần của người thầy không phải là Tôn Trung Sơn mà là Tăng Quốc Phan. Cũng là nói, khi Mao Trạch Đông đem tất tần tật mọi thứ trong tủ sách nhật ký Tăng Quốc Phan vứt xuống đất, thì người khom lưng nhặt từ dưới đất lên những sách này không phải là đồng đảng đồng chí của ông mà lại là Tưởng Giới Thạch, oan gia đối đầu đã giết hại tanh máu đồng đảng đồng chí của ông. Một khúc cài xen lịch sử đầy ý vị sâu xa như vậy, đúng là có thể nói điều then chốt để đọc hiểu toàn bộ lịch sử hiện đại TQ là ở đây.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       Tưởng Giới Thạch xuất đạo trong bang Thanh Hồng, trong cốt tủy lại hết sức hướng võng làm một thư sinh “kích dương văn tự”. Bang hội giang hồ của TQ diễn biến đến khi Tưởng Giới Thạch xuất đạo, đã từ nông thôn tiến vào thành phố. Chớ coi thường sự biến đổi này, trong đó ảo diệu vô cùng. Cùng bối cảnh bang hội giang hồ như nhau, Tưởng Giới Thạch từ bãi Thượng Hải lăn lóc ra với Tôn Trung Sơn từ phố Đường Nhân đi ra (theo cách nói của Giáo sư Viên Vĩ Thời, Tôn trước 13 tuổi, lớn lên ở trong nông thôn Quảng Đông “tiền hiện đại”) là khác hẳn. Đường phố Đường Nhân xuất hiện trong thành phố phương tây, tuy bề ngoài cũng coi là một cảnh thành phố, nhưng trong xương tủy không có chút nào ý thức thành phố và ý thức văn minh hiện đại, hoàn toàn là kết quả di dân của nông dân TQ vào trong thành phố phương tây, chỉ có ý vị sinh tồn, không có ý hướng tồn tại. Vì vậy, Tôn Trung Sơn lớn lên trong môi trường như thế, bất kể sự thúc ép nào, cũng không muốn nghiên cứu học tập Tăng Quốc Phan. Tuy rằng lúc đó ông ta từng viết thư cho Lý Hồng Chương, nhưng thư của ông nặng như đá chìm nghỉm xuống biển (không biết Lý Hồng Chương vất vào đâu). Sau đó, Tôn Trung Sơn xuất thân từ bang hội giang hồ không còn dám hy vọng tiếp xúc với loại tinh anh chính trị văn hóa xuất thân Lý học Tống Minh, bởi vì tố chất văn hóa và khuynh hướng văn hóa của hai bên quả là quá khác nhau, Tôn Trung Sơn có một thứ tự bi vốn có trước mặt họ.

Nhưng Tưởng Giới Thạch cũng từ trong bang hội bãi Thượng Hải lăn ra lại đúng là ngược lại. Tuy rằng gốc rễ văn hóa của Tưởng Giới Thạch không thể so với Tôn Trung Sơn hơn chỗ nào, như trong tác giả truyện ký của ông đã viết, “thời kỳ trẻ thơ của ông được giáo dục rất ít”, nhưng ông lại có một thứ ngưỡng mộ và hướng võng âm thầm đối với văn hóa tinh anh. Điều này mà nói, đúng là ông ta đã phản bội Tôn Trung Sơn. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, ông ta không những tỏ rõ tốt với Chương Thái Viêm, hơn nữa đối với Trần Độc Tú sau một độ bị bắt lại được thả, cũng tỏ lòng khá kính trọng, tuy rằng sự bày tỏ hữu hảo của ông không ngoài đại loại phương thức giang hồ âm thầm cử người đưa tiền. Hai nhân vật mà ông tỏ ý tốt, cho dù một là ngôi sao bắc đẩu học giới truyền thống, một là lãnh tụ đứng đầu văn hóa mới; một là đã từng hợp tác với Tôn Trung Sơn, một là không bao giờ muốn hợp tác với Tôn Trung Sơn, nhưng họ có cùng một đặc trưng chung, tức là trong cốt tủy của họ đều không chấp nhận Tôn Trung Sơn. Đương nhiên, phản bội lớn nhất của Tưởng Giới Thạch  đối với Tôn Trung Sơn, tức là không lấy Hồng Tú Toàn, mà là đổi thành lấy Tăng Quốc Phan làm thầy. Phản Xô thanh Cộng sau này của Tưởng Giới Thạch, ngoài nhu cầu lợi ích về chính trị, kinh tế ra, khuynh hướng văn hóa này của ông cũng là một nguyên nhân quan trọng không thể bỏ qua.

Kỳ thực khuynh hướng văn hóa này của Tưởng Giới Thạch cũng là sự tự phản bội của ông. Tự mình phản bội thế này, có thể là điểm mấu chốt để đọc hiểu Tưởng Giới Thạch ở đây. Tưởng Giới Thạch tuy là muốn học Tăng Quốc Phan, nhưng trong xương tủy ông không phải là Tăng Quốc Phan, tuy rằng ông nhiều lần bày tỏ một ít kính trọng với lãnh tụ văn hóa như Chương Thái Viêm hoặc Trần Độc Tú, nhưng trong cốt tủy ông lại không thật sự coi người văn hóa là một chuyện. Tính hài kịch ở đây là ở chỗ, Mao Trạch Đông lưu manh đến mấy, trong xương tủy vẫn như còn tồn tại văn hóa; còn Tưởng Giới Thạch dù có văn hóa đến mấy, trong xương tủy không cải mất được chất lưu manh của ông. Điều này tựa như Đỗ Nguyệt Sinh của đám Thượng Hải kính trọng có thừa đối với Chương Thái Viêm, nhưng Đỗ Nguyệt Sinh mãi mãi cũng không làm được người học trò của Chương Thái Viêm, ngay cả là học trò của học trò cũng không làm được. Tưởng Giới Thạch và Đỗ Nguyệt Sinh hoặc là với Tôn Trung Sơn có thể là sự khác nhau giữa 100 bước và 50 bước hoặc là 50 bước và 100 bước, còn sự khác nhau giữa Tưởng Giới Thạch với Tăng Quốc Phan là hoàng thổ ở núi cao. Lấy thêm một ví dụ khác, anh hùng thời loạn trong lịch sử TQ, Tào tháo là một độ cao. Ngoài Tăng Quốc Phan ra, trong lịch sử không có ai vượt qua Tào Tháo. Cái phông khí chất văn hóa, không phải cứ muốn học là học được.

Cái trớ trêu này của Tưởng Giới Thạch, đã dẫn ông đến thời khắc then chốt của lịch sử, đều là vén tay áo thấy khuỷu tay. Hơn nữa không nói đến cái gọi là “phong trào nếp sống mới” sau này của ông lấy “Lam y xã” nửa phát xít và “đảng Thanh niên cơ đốc giáo” kiểu Thanh giáo làm căn gốc và thúc đẩy, bị tác giả truyện ký của ông chế nhạo là “một thứ vật chất hỗn hợp kỳ quái được tạo thành bởi tư tưởng Nho gia với tư tưởng Cơ đốc giáo” (Xem Truyện Tưởng Giới Thạch); còn không nói đến, ông ta không biết giải thích như thế nào với dân chúng TQ về quyết tâm kháng chiến và khó khăn của lấy yếu thắng mạnh của ông khi đối mặt với phát xít Nhật xâm lược, cuối cùng dẫn đến bị người khổng chế trong “sự biến Tây An”; chỉ lấy thủ đoạn tách đảng thanh Cộng tanh máu khi ông lên nắm quyền là một ví dụ, là có thể nhìn thấy dù ông có hướng võng Tăng Quốc Phan đến mấy cũng khó cải nhân cách văn hóa bản tính lưu manh của ông.

Lấy vụ tách đảng thanh Cộng đẫm máu “412” Thượng Hải của Tưởng Giới Thạch làm điểm mốc, có một điểm khác căn bản với việc bình định Thái bình Thiên quốc của Tăng Quốc Phan : năm đó Tăng Quốc Phan là dựa vào lập trường văn hóa của sĩ đại phu để dẹp bạo động giặc cỏ Hồng Tú Toàn, điều này được diễn đạt không gì rõ ràng hơn trong “Thảo Việt phỉ hịch văn” của ông (Bài hịch dẹp phỉ Việt=Quảng Đông), còn Tưởng Giới Thạch lại mượn thế lực bang hội đồng thời với dập tắt bạo động thành phố kiểu cách mạng tháng mười Liên Xô, đã giết hại rất nhiều thanh niên nhiệt huyết chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” mà chạy theo đảng CS. Trong sự biến lịch sử này, trên con người Tưởng Giới Thạch ngoài hiện rõ thứ bá khí kiểu bang Thanh Hồng và tinh ranh của người con buôn Ninh Ba ra (Tựa như khí chất hổ và khí chất khỉ mà Mao Trạch Đông thích nói tới), không có một chút nào lòng dạ văn hóa và khí chất văn hóa kiểu Tăng Quốc Phan. Tưởng Giới Thạch một lòng muốn học Tăng Quốc Phan, nhưng khi đối mặt đại sự, bản năng lại làm theo Tôn Trung Sơn.

 Khi Tống Giáo Nhân gian khổ nỗ lực về chính trị dân chủ ở Quốc hội, Tôn Trung Sơn vẩy tay bỏ đi. Đợi đến sau khi Tống Giáo Nhân bị Viên Thế Khải sát hại, Tôn Trung Sơn không những không đón nhận ngọn cờ dân chủ của Tống Giáo Nhân đã giương cao, nắm thời cơ thúc đẩy chính trị dân chủ, để dân chúng TQ có được cơ hội tốt nhất một lần học tập làm chính trị dân chủ là như thế nào, ngược lại ngang ngược cưỡng ép lăn dấu tay, giở giọng bang chủ trước cùng thành viên đảng cách mạng, đồng thời lại lấy cái gọi là phương thức bạo lực của “cách mạng lần hai”, để biểu thị với thiên hạ là ông ta Tôn Trung Sơn với Tống Giáo Nhân không phải là đứng cùng một lập trường. Tôn Trung Sơn với Tống Giáo Nhân tuy là cùng đảng cách mạng, nhưng lập trường văn hóa và khuynh hướng lịch sử của Tôn Trung Sơn lại là kiểu Viên Thế Khải, chứ không phải kiểu Tống Giáo Nhân.

Đúng lúc bước ngoặt lịch sử quan trọng, Tưởng Giới Thạch với Tôn Trung Sơn không có văn hóa như nhau, đầy khí chất bang hội như nhau, tuy rằng ông ta phủ định đường lối liên Nga liên Cộng của Tôn Trung Sơn. Tưởng Giới Thạch kết thúc đường lối chủ nghĩa Lênin của Tôn Trung Sơn là ở bản năng của ông ta là không thích bạo động kiểu Hồng Tú Toàn, hướng võng về Tu, Tề, Trị, Bình kiểu Tăng Quốc Phan một cách chân thành. Nhưng ông ta bất phân loại nào đã giết hại vô số trai gái thanh niên đã cuốn hút vào cuộc đại cách mạng đó, lại liên quan đến sự mù tịt không hay biết gì của ông ta đối với phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ”. Những người đảng CS trẻ này đến vạn lần không phải, cũng không nên bị sát hại như thế, huống hồ về mặt tinh thần và ý thức lịch sử, phần lớn họ đều là sản phẩm lịch sử của phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ”. Tôn Trung Sơn vốn là dựa vào thân phận giang hồ và ý thức bang hội đã là ngăn cách tự nhiên, vô tri tự nhiên đối với “Ngũ tứ”, còn trong cuộc đại thảm sát này của Tưởng Giới Thạch càng là đã đem Quốc Dân đảng mãi mãi xa rời với “Ngũ tứ” về chính trị và văn hóa. “Ngũ tứ” với là một nguồn lực văn hóa hoàn toàn mới, tràn đầy sức sống sáng tạo lịch sử. Từ một ý nghĩa nào đó, thậm chí có thể nói, ai chiếm được nguồn lực văn hóa của “Ngũ tứ”, người đó sẽ trở thành người thắng trong giành giật Trung nguyên. Trong cuộc nội chiến thập kỷ 40 sau này đó, tại sao Mao Trạch Đông đã giành được thắng lợi chứ không phải Tưởng Giới Thạch giành được thành công, nguyên nhân văn hóa lịch sử căn bản của nó là ở chỗ Mao Trạch Đông dùng lời văn bạch thoại viết lên hình ảnh sinh động đã chiếm được nguồn lực “Ngũ tứ”. Tưởng Giới Thạch vô tri khi chia tay với cố vấn Liên Xô năm 1927, lại không hiểu tý gì tầm quan trọng của nguồn lực “Ngũ tứ”. Năm đó Trần Quýnh Minh khi làm lãnh tụ Quảng Đông, đã từng mời Trần Độc Tú ra đảm nhiệm Bí thư trưởng Ủy ban Giáo dục Quảng Đông. Chỉ riêng sự khác biệt này, là có thể nhìn thấy sự chênh lệch về tố chất văn hóa của Tưởng Giới Thạch, cũng có thể nhìn thấy Tôn Trung Sơn khi lựa chọn người để đi theo, hàm lượng văn hóa trong tầm nhìn của ông ta nghèo nàn mức độ nào. Đương nhiên, cũng từ đó có thể thấy, thất bại của Tưởng Giới Thạch là đã được định ngay từ thời khắc mà ông ta bước lên vũ đài lịch sử.

Vì thế, người thứ hai mà Mao Trạch Đông nên cảm ơn chính là Tưởng Giới Thạch. Bắc phát của Tôn Trung Sơn, chỉ là cung cấp cho Mao Trạch Đông tạo điều kiện lịch sử để đi tới cách mạng bạo lực, đại thảm sát của Tưởng Giới Thạch mới mang lại tính hợp lý hơn nữa cho cách mạng bạo lực của Mao Trạch Đông. Điều ngu muội của đại thảm sát Tưởng Giới Thạch ở chỗ, vốn trong tay không có mấy nguồn lực văn hóa, kết quả còn muốn lấy máu rửa đảng CSTQ kiểu “Ngũ tứ” của Trần Độc Tú để thanh toán tội lỗi lịch sử phạm phải do Tôn Trung Sơn cấu kết với chuyên gia bạo động Liên Xô. Bởi vì không có đầu óc văn hóa, Tưởng Giới Thạch không hiểu khi đối mặt với bạo động kiểu chủ nghĩa Lênin Liên Xô, nên phân biệt phạm tội bạo lực với quần chúng manh động chủ nghĩa lý tưởng. Cứ coi không có đầu óc văn hóa, giả như Tưởng Giới Thạch hiểu chút ít mưu lược Mặt trận thống nhất của Mao Trạch Đông, ông ta sẽ không điên cuồng đến mức “thà có thể giết sai một ngàn, không thể bó sót một”. Ngoài mang cái tính khí bang hội Thanh Hồng Thượng Hải ra cộng thêm cái tinh ranh con buôn Ninh Ba để làm chính trị tất phải chật hẹp, không cần nói đến việc không hiểu đồng thời với cắt đứt nanh vuốt người Liên Xô, loại trừ chủ nghĩa Lê nin, cần tranh thủ nguồn lực văn hóa “Ngũ tứ”, ngày cả việc phân hóa làm tan rã đảng CSTQ lúc đó nội bộ đang chia 5 xẻ 7, cũng không biết làm; thậm chí cũng không biết dùng ngón chính trị để tranh thủ đa số, cô lập số rất ít, cũng không biết.

 Thành quả Bắc phạt đã đến tay Tưởng Giới Thạch, nhưng lại phải trả giá rất lớn, đem nguồn lực văn hóa vung tay đưa cho đảng CSTQ, hơn nữa còn từ tay Trần Độc Tú chuyển đưa vào tay Mao Trạch Đông sau này. Người Liên Xô còn không chỉ tước đoạt quyền lãnh đạo của Trần Độc Tú trong đảng CSTQ, còn thảm sát của Tưởng Giới Thạch đồng thời với việc đưa tính hợp lý lịch sử tặng cho kẻ cách mạng bạo lực như Mao Trạch Đông, đưa lãnh tụ văn hóa như Trần Độc Tú cuối cùng phải ra khỏi vũ đài chính trị và vũ đài lịch sử. Toàn bộ quá trình tựa như một cuộc biểu diễn xiếc, một bên mặc nhiên rút lui sân khấu là Trần Độc Tú, một bên ngang nhiên nhảy lên sân khấu là Mao Trạch Đông; đồng thời với đó, con dao của Tưởng Giới Thạch không biết như thế nào mà lại đưa vòng nguyệt quế văn hóa mới “Ngũ tứ” trên đầu Trần Độc Tú rơi lên đầu Mao Trạch Đông, dẫn đến cuối cùng tiếng nói “Ngũ tứ” hoàn toàn trở thành tiếng nói Mao Trạch Đông. Hơn nữa lúc đó, văn hóa mới “Ngũ tứ” là qua cúng thờ bằng máu, đã trở thành Thần Thánh chung như Cơ Đốc, khiến mọi người cười chê ở chỗ, Thần thánh này, về sau lại nghiễm nhiên ngồi sai chỗ thành tiền đề lịch sử sản sinh ra thần thoại Mao Trạch Đông. Lịch sử đã âm lệch dương sai như thế ! Nếu như Tăng Quốc Phan dưới Suối vàng biết được, không biết những giọt nước mắt già tung hoành sẽ như thế nào. Cần biết rằng, bất kể Tưởng Giới Thạch ra sức học tập Tăng Quốc Phan như thế nào, bất kể Mao Trạch Đông đã quên hẳn Tăng Quốc Phan như thế nào, Tăng Quốc Phan vẫn rất khó được mời quay lại lên vũ đài lịch sử TQ. Nền móng văn hóa của Tưởng Giới Thạch đúng là rất cạn, văn Văn ngôn của ông ta viết ra còn tạm được, nhưng cũng không viết hơn được văn Bạch thoại của Mao Trạch Đông. Không nói các thứ khác, chỉ so một chút “Vận mệnh TQ” mà Tưởng Giới Thạch dốc sức miệt mài viết ra với “Luận chủ nghĩa dân chủ mới” của Mao Trạch Đông chỉ vung bút một chốc viết ra, là có thể hiểu rõ, lưu manh có tiếp tục văn hóa đến mấy vẫn là lưu manh, người văn hóa tiếp tục lưu manh cũng vẫn là văn hóa.

Tường Giới Thạch không có văn hóa, Tôn Trung Sơn cũng không thoát khỏi không văn hóa như thế đã thiết định bóng đen lịch sử cho ông ta. Tưởng Giới Thạch tuy là đã lật đổ liên Nga liên Cộng của Tôn Trung Sơn định ra lúc đó, nhưng mọi thứ về chính trị của ông ta đều đến từ Tôn Trung Sơn. Sau khi ông ta bước lên đỉnh cao quyền lực, không thể không tôn Tôn Trung Sơn lên là Quốc Phụ, lấy đó để giữ được tính hợp pháp kế thừa quyền lực; không thể không tiếp tục giương cờ hiệu Tôn Trung Sơn, khiến quốc dân suốt ngày ngâm đọc như có thật cái gọi là “Di huấn Tổng lý”, lấy đó làm nguồn vốn tiếng nói ít ỏi đáng thương của ông ta. Không có Mao Trạch Đông không có nút thắt lịch sử đảng CSTQ, ở Tưởng Giới Thạch lại là không có Tôn Trung Sơn tức là không có Tưởng Giới Thạch ông ta. Về mặt đầu óc văn hóa và tâm hồn lịch sử mà nói, Tưởng Giới Thạch so với Trần Quýnh Minh cách quá xa quá xa; về trị quốc mà nói, Tưởng Giới Thạch lại không thể bì với Diêm Tích Sơn; việc hành quân đánh giặc của ông ta không bằng bọn Lý Tôn Nhân, Bạch Sùng Hỷ, về cái nền văn hóa của ông ta lại khó mà so với lớp Ngô Bội Phù, Đoạn Kỳ Thụy, coi như so về khí chất phỉ, về ngang ngược, ông ta cũng không bằng Trương Tác Lâm Đông Bắc dám làm dám quậy, vừa kiên quyết chống Cộng chống Liên Xô, lại quyết không cúi đầu trước người Nhật. Bóng mờ lịch sử của Tôn Trung Sơn đối với Tưởng Giới Thạch mà nói, đó là tiên thiên bất túc của ông ta.

Vị Ủy viên trưởng này một lòng muốn học Tăng Quốc Phan,. nguồn vốn chính trị và tính hợp lý lịch sử, v.v… của ông ta đều toàn là đến từ nơi Tôn Trung Sơn bậc tiền bối kiểu Hồng Tú Toàn của ông ta. Sở dĩ Tôn Trung Sơn ban cho chức Hiệu trưởng Trường quân sự Hoàng Phố, trở thành toàn bộ nguồn vốn để thành sự và là đệm lót cơ bản của con đường đi lên vũ đài lịch sử sau này của Tưởng Giới Thạch. Cho dù lịch sử đã bị Tôn Trung Sơn từ quĩ đạo Tăng Quốc Phan vạch ra quay về lại dưới chân Hồng Tú Toàn, đương nhiên Tưởng Giới Thạch ngoài dựa vào “chính quyền xuất ra từ trong họng súng” ra, không có lựa chọn nào khác. Mà thất bại cuối cùng của ông ta rút sang Đài Loan, cũng là một lựa chọn không thể nào khác. Hoặc nói là, đó là kết quả tất yếu của nhân cách văn hóa và phẩm tính chính trị như thế của ông ta. Tác giả Truyện ký Tưởng Giới Thạch tổng kết một cách hết sức làm trò cười cả cuộc đời Tưởng Giới Thạch rằng : “Từ ý nghĩa bi kịch Hy Lạp mà nói, ông ta cũng là một nhân vật của tính bi kịch”. Thật không hiểu rõ vị tác giả Truyện ký này cuối cùng đã xem qua bị kịch Hy Lạp hay chưa, hay là không hiểu bản thân con người Tưởng Giới Thạch, nghiễm nhiên rút ra kết luận trời ơi như vậy. Bởi vì những tiên thiên bất túc này của Tưởng Giới Thạch, tất nhiên Mao Trạch Đông hết sức coi thường đối thủ như thế này. Bất kể thân mình đang ở vào cảnh ngộ khó khăn như thế nào, Mao Trạch Đông trước sau vẫn tràn đầy niềm tin tất thắng, coi thắng lợi là một vừng trời hồng đang nhô lên, một thai nhi đang cựa quậy trong bụng mẹ. Cũng như thế, vì tôn thờ bạo lực là giải quyết được mọi sự, tôn thờ “chính quyền xuất ra từ trong họng súng”, đây là luật bất thành văn của Tưởng Giới Thạch, còn ở Mao Trạch Đông lại là hệ thống tự thành. Cũng tức là nói, bạo lực của Tưởng Giới Thạch là không có ngôn từ bạo lực tương ứng, còn bạo lực của Mao Trạch Đông lại có toàn bộ ngôn từ của cách mạng bạo lực làm cơ sở. Còn chưa nói cải cách của Tăng Quốc Phan không sùng bái bạo lực, cho dù trong bài “Thảo Việt phỉ” đó của ông, Tưởng Giới Thạch cũng không có năng lực chỉnh hợp thành ngôn từ kiểu vỏ bọc hoàn chỉnh như thế như Mao Trạch Đông. Hết sức hiếm khi thấy Mao Trạch Đông đem bản Hán ngữ hiện đại về chủ nghĩa Mác Lê với ý thức bạo dân trong tiểu thuyết diễn nghĩa TQ hòa trộn tự nhiên với nhau thành một hệ thống ngôn từ cách mạng. Trong đó không chỉ có phương châm cơ bản của “Từ nông thôn bao vây thành thị”, mà còn có “tam đại pháp bảo” để làm thế nào giành thắng lợi, còn có thêm một hệ thống thuật nô dịch tinh thần làm thế nào cải tạo và khổng chế tư tưởng con người, gắn với chủ nghĩa lý tưởng đẹp đẽ hùng vĩ bao gói, từ giải phóng một thôn đến giải phóng một thành phố, tiếp đến giải phóng một quốc gia, cuối cùng còn giải phóng toàn nhân loại. Đúng là phong thái, tinh tế của ông quá cao đẹp. Hành vi dã man nhất, tâm địa đen tối nhất, phương thức xấu xa nhất, chém gió khoác lác nhất, kết hợp lại với nhau thật kỳ diệu, đã cấu thành một tòa mê cung ngôn từ tinh tế mà lại giản đơn sáng tỏ. Không cần nói đến người TQ biết nói Hán ngữ hiện đại bị lừa cho điên đầu xoay hướng, còn với người phương tây không hiểu Hán ngữ hiện đại, bất luận là phóng viên Mỹ hay chính khách Pháp, cũng đều bị hù cho đôi mắt hôn hoa lên, không nói đến ngũ thể rụng rời, ít nhất cảm thấy thần bí khó lường.

Đây đúng là một kỳ tích trong lịch sử TQ, nhưng tuyệt đối không phải là niềm tự hào của người TQ. Bởi vì Mao Trạch Đông dựa vào năng lực ngôn từ của ông, tạo nên những thuật đế vương đó để ông giở ra đủ trò, nói toạc ra thì cũng rất giản đơn. Ví như, sở trường đặc biệt của ông là ở, đối với người văn hóa cần lưu manh, sau đó ngược lại đối với kẻ vạm vỡ vũ phu giả bộ là người văn hóa. Khi phần tử tri thức yêu cầu tự do yêu cầu dân chủ, Mao Trạch Đông dùng cách “không cho ăn”, hoặc xua đến nhà máy, nông thôn làm lao động chân tay nặng nhọc, là giải quyết ổn thỏa một cách nhẹ nhàng; còn ông ta xoay người một cái, đối với lục lâm vũ phu chân tay to tợn, đầu não giản đơn, lại khuyên bảo họ một cách thật lòng hãy đọc “Hồng Lâu Mộng” đi, lại còn như có chuyện ấy thật luôn hỏi họ đã đọc chưa ? đọc mấy lần ? hai lần ? không đủ, ít nhất 5 lần ? Cứ như vậy, v.v… Người đã đọc qua “Tam quốc diễn nghĩa” đều nên biết thủ pháp này. 

Mao Trạch Đông đúng là nên cám ơn nhiều Tưởng Giới Thạch. Giả sử không có vụ thảm sát đó của Tưởng Giới Thạch, nguồn vốn lịch sử của văn hóa mới “Ngũ tứ” không qua một lần cúng tế máu như thế, vậy thì Mao Trạch Đông có năng lực ăn nói đến mấy cũng rất khó mà đem ngôn từ bạo lực và ngôn từ đế vương của ông ta với “Ngũ tứ” kết nối thành văn một cách thuận lý. Khi Tôn Trung Sơn đang làm trường Quân sự Hoàng phố, Trần Độc Tú lại không vì điều đó đem lời lẽ “Ngũ tứ” để trình bày kiểu trường quân sự Hoàng Phố, cho đến sau khi Tưởng Giới Thạch sát hại rất nhiều nam nữ thanh niên chịu ảnh hưởng văn hóa mới “Ngũ tứ” mà tin thờ chủ nghĩa Cộng sản vào đảng CSTQ, cách mạng bạo lực mới nâng lên vị trí lịch sử có thể trở thành một thứ ngôn từ lịch sử mới. Hơn nữa, không nói các thứ khác, cho dù là tâm lý phục thù truyền thống, mà cổ xưa, là đủ để khiến cái gọi là “đấu tranh vũ trang” trở thành nhận thức chung của người đảng CSTQ, đủ để khiến Trần Độc Tú kiên trì lập trường phi bạo lực đành phải rút khỏi vũ đài lịch sử. Người TQ vốn  là tin vào cái gọi là “lấy độc trị độc”, đã biết Tưởng Giới Thạch có thể tàn độc như thế, vậy thì Mao Trạch Đông có tàn ác đến mấy đi nữa cũng là hợp tình hợp lý. Nếu không, dân chúng TQ làm sao yêu thích Võ Tòng đã giết người từng nhà từng nhà lớn nhỏ như thế, phun máu trên tường mà viết “kẻ giết người, Võ Tòng đánh hổ vậy” ? Đây chẳng phải là bắt nguồn từ một thứ lôgích bạo lực của cách mạng có lý, giết người vô tội ? Lấy một ca từ trong kịch “Thủy hử truyện” trên màn hình TV, gọi là “khi cần ra tay là ra tay”, với ý là, khi cần giết người là giết người. Bộ phim kịch TV đó có thể là được quay 20 năm sau cách mạng văn hóa, nhưng sùng bái bạo lực và tâm lý bạo dân không thấy có chút thay đổi nào. Từ đó có thể thấy, tính hợp lý lịch sử của Mao Trạch Đông, gần mà nói, là đại thảm sát của Tưởng Giới Thạch đưa cho; còn lâu dài mà nói, lại do toàn thể dân chúng TQ cùng tạo thành. Sự thực thì, thành công của Mao Trạch Đông, ngoài tài năng cá nhân về ăn nói ra, một nguyên nhân lịch sử quan trọng cũng là ở, khi ông ta hoàn thành ngôn từ bạo lực hiện đại của ông ta, toàn bộ giới tri thức và giới văn hóa TQ còn chưa kịp hoàn thành ngôn từ cải lương hiện đại hệ thống, còn chưa hoàn thành một hệ thống ngôn từ chính trị liên bang dân chủ hiện đại có tính thao tác, thiết thực khả thi; còn ngôn từ tinh thần nhân văn hiện đại từ “Hồng Lâu Mộng” đến Vương Quốc Duy tiếp đến Trần Dần Khác, lại do lịch sử bạo ngược và bạo ngược lịch sử mà bị treo lên thời gian dài, cho đến ngôn từ Mao Trạch Đông ngang ngược thô bỉ chẳng phải đã dễ dàng lan tỏa khắp nơi.

Khai sáng văn hóa “Ngũ tứ” đã bị cuộc chiến tranh Bắc phạt của Tôn Trung Sơn cắt đứt giữa chừng, sau này đến tận thập kỷ 80, lại mới được khơi dậy lại, thế nhưng chưa đến 10 năm, lại bị một vụ án đổ máu cắt đứt. Cái bi ai của lịch sử TQ, đều là cứ vừa mới bước lên quĩ đạo cải lương chính trị hoặc xây dựng văn hóa, đùng một cái lại bị một cuộc bạo lực đẩy vào vòng tuần hoàn lịch sử đen tối.

Có người nói, sở dĩ “Ngũ tứ” khó kế tiếp, đó là vì cứu vong áp đảo khai sáng dẫn đến. Đâu biết, khai sáng “Ngũ tứ” lấy Bắc Đại làm dấu mốc, rất sớm từ trước khi kẻ xâm lược Nhật Bản vào, là đã bị chủ nghĩa bạo động Lênin lấy trường quân sự Hoàng Phố làm dấu mốc cắt đứt một cách thô bạo. Bất luận là Tôn Trung Sơn hay là người Liên Xô và Cộng sản quốc tế, đều không coi khai sáng “Ngũ tứ” là gì cả.

Còn bản thân phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ”, cũng có tính hạn chế lịch sử hết sức chí mệnh. Phong trào khai sáng “Ngũ tứ” vừa chưa xây dựng được tiếng nói tinh thần hiện đại, cũng chưa tìm được tiếng nói cải lương hiện đại, càng không có ý thức được sự chấn thương vô ý thức tập thể trong tiểu thuyết diễn nghĩa giữa Tống Minh đã gây nên bẻ cong tâm lý văn hóa cả dân tộc, càng đen tối hơn văn hóa Khổng Nho lúc mặt trời đã xế núi tây.

Các lãnh tụ văn hóa mới “Ngũ tứ” lấy khoa học và dân chủ làm ngọn cờ, chỉ biết cần lật đổ “Khổng gia điếm”, không biết tâm lý văn hóa tập tục trong “Tam quốc diễn nghĩa” và “Thủy hử truyện” càng phản khoa học phản dân chủ hơn Khổng học Nho giáo. Có lẽ chỉ có Lỗ Tấn ý thức được bẻ cong tâm lý như thế, đã đề ra phê phán có tính quốc dân. Nhưng Lỗ Tấn lại không tiếp tục đưa nó nâng lên thành một thứ ý thức văn hóa có tính xây dựng rõ ràng. So sánh như vậy, sự nỗ lực của Chu Tác Nhân đối với sự coi trọng của bi kịch Olipits và đưa “Ngũ tứ” với tiểu phẩm cuối Minh làm sự gắn kết tinh thần, có thể càng có thêm tính xây dựng về tinh thần nhân văn. Nhưng bởi vì sự nổi lên của ngôn từ Mao Trạch Đông, sự quan sát rõ ràng và nỗ lực này của anh em họ Chu, cuối cùng đều đã thành mây khói thoáng qua bay đi. Mao Trạch Đông với một thứ ngôn từ đế vương hiện đại đã cưỡng hiếp tinh thần “Ngũ tứ” cực kỳ tùy ý, đồng thời lại đem lời nói Lỗ Tấn nói liều thành “anh hùng dân tộc”, nghe thấy tựa như đại loại các nhân vật Nhạc Phi, Văn Thiên Tường. Mao Trạch Đông lấy đó chèn mất ngọn dáo lịch sử của phê phán có tính quốc dân của Lỗ Tấn, đã bóp chết tính khả năng của phần tử tri thức dựa vào tinh thần “Ngũ tứ” nghi ngờ sự chấn thương thứ tâm lý dân tộc đó trong tiểu thuyết diễn nghĩa. Đương nhiên, phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” điều làm người ta tiếc nuối nhất là ở chỗ không có được từ ngôn từ văn hóa cải lương văn học nâng lên thành ngôn từ lịch sử của cải lương chính trị cải lương xã hội. Lịch sử trước khi được làm ra, thường đòi hỏi trước tiên được nói ra. Nhất là tiến trình lịch sử từ chuyên chế đại nhất thống chuyển sang chế độ liên bang dân chủ, là tuyệt đối không thể nhập nhằng với từ “mò đá qua sông”. Giả như Chu Công lúc đó không ban bố cáo lệnh nhiều như thế, hệ thống tập quyền chuyên chế của ông lại làm thế nào từng bước xác lập được ? Cũng tựa như Mao Trạch Đông giả như không xây dựng được cả hệ thống ngôn từ của ông, dựa vào cái gì để chinh phục đảng của ông và chinh phục thiên hạ ? Ý thức của lịch sử chung là thông qua ngôn từ có tính lịch sử, cuối cùng trở thành sự thực lịch sử.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            Đáng tiếc lịch sử lớn nhất của Tăng Quốc Phan để lại là ở chỗ chưa xây dựng được lý luận văn hóa và ngôn từ chính trị tương ứng với công lao sự việc của ông (Xem chương III trước tác”Bàn về lịch sử muộn cận đại TQ”, “ý vị không lời của công lao Tăng Quốc Phan”). Tăng Quốc Phan xuất thân của học tập nghiên cứu Lý học Tống Minh, không cách gì đưa Lý học Tống Minh làm nguồn vốn ngôn từ cải cách xã hội của ông, vì vậy nguồn vốn này đúng là đã giết chết về mặt tinh thần.

Tuy rằng Tăng Quốc Phan đã để lại rất nhiều thư tín và bản sớ, nhưng ông không viết ra được ngôn từ cải cách hệ thống. Thậm chí, tuy ông đã dập tắt bạo loạn Hồng Tú Toàn, nhưng đều không cách gì hình thành được lý luận “dẹp phỉ” hoàn chỉnh. So với Mao Trạch Đông sau này biết nói biết năng như thế, Tăng Quốc Phan thực là quá nhậy bén với hành mà lại vụng về với nói. Sự đáng tiếc lịch sử này đã dẫn đến một đáng tiếc khác, đó là đợi đến sau này khi Khang Hữu Vi có ý định xây dựng một hệ thống ngôn từ cách mạng, lại hết sức sai lầm quay về lại ngôn từ Khổng Nho, với ý đồ tìm được lý tưởng không tưởng (Utopia) “thế giới đại đồng” trong luân lý Nho giáo. Utopia của Khang Hữu Vi là ảo tưởng, nhưng dã tâm của Khang Hữu Vi lại là thực tại. Đại ngôn trống rổng chung là với khát vọng quyền lực ngôn từ bổ sung cho nhau, tựa như hai mặt của một đồng tiền vậy, lật bên này là lý tưởng, lật bên kia là dã tâm. Đẻ non của biến pháp Mậu Tuất, với mức độ rất lớn là có quan hệ với dẫn dắt sai lầm của dã tâm Khang Hữu Vi. Một cuộc cải cách lịch sử trọng đại vạch thời đại là tuyệt đối không thể dựa vào những đại ngôn trống rổng. Lịch sử không dễ dàng mà đã đi tới phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ”, lúc đó ngôn từ cải cách xã hội, Tăng Quốc Phan chưa thể xây dựng được, không dễ dàng chờ đợi thời cơ để xây dựng lại, nhưng lại bị ảnh hưởng của bạo loạn tháng Mười Liên Xô. Bạo loạn tháng Mười Liên Xô không chỉ ảnh hưởng đến khí chất tinh thần và chỉ hướng văn hóa của ngôn từ “Ngũ tứ”, hơn nữa thông qua Tôn Trung Sơn đã trực tiếp xoay hướng tiến trình lịch sử của xã hội TQ. Cách mạng bạo lực của Liên xô đã kích phát trên đại địa TQ không phải là thứ tinh thần sáng tạo lịch sử biết không thể làm được mà vẫn làm từ trước của người TQ, mà là ý thức sùng bái bạo lực, khoái cảm bạo động và dân bạo trong tiểu thuyết diễn nghĩa lan tỏa rộng khắp sau này. Từ đó, ba nhân vật lịch sử trước sau được hun đúc lên, Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, người sau so người trước càng lưu manh, càng nham hiểm hơn. Cuối cùng, kẻ lưu manh nhất, nham hiểm nhất đó đã thắng và xuất hiện. Hoặc là nói, kẻ “Thủy hử truyện” nhất, “Tam quốc diễn nghĩa” nhất, trở thành kẻ đại thắng.

Ngôn từ cải lương hiện đại, bao gồm ngôn từ liên bang dân chủ về chính trị, ở TQ hiện nay vẫn là khoảng trắng, vẫn là đang dừng lại ở tìm tòi bàn thảo đối với văn hóa phương tây và chính trị phương tây, còn chưa trở thành Hán ngữ hiện đại của người TQ, nhất là Hán ngữ hiện đại của bản chữ giản thể. Điều này ngoài nguyên nhân lịch sử của việc làm ồn ào lên của Tôn Trung Sơn và sự nổi lên của Mao Trạch Đông ra, lãnh tụ của phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” cũng không thể thoái thác trách nhiệm. Ví như Hồ Thích vô tri đối với Thiền Tông, hiểu lờ mờ đối với “Hồng Lâu Mộng”, 3 cái “đánh đổ” khi Trần Độc Tú đề ra chủ trương “cách mạng văn học”, bất phân xanh đỏ trắng đen đồng loạt phủ định “văn học quí tộc, văn học miếu đường, văn học sơn lâm” truyền thống, cực đoan của nó giống như Tưởng Giới Thạch sau này cũng bất phân xanh đỏ trắng đen sát hại tất cả người Cộng sản.

Hồ Thích, Trần Độc Tú, v.v… thứ phương thức tư duy thể hiện ra trong khai sáng “Ngũ tứ”, có lúc cũng khá là “Thủy hử”, tựa như Lý Quì ấy, “sắp đầu mà chặt”. Cái hay của Hồ Thích là khi đối mặt với chuyên chế không có văn hóa Tưởng Giới Thạch trước sau kiên trì lập trường văn hóa sùng thượng chính trị dân chủ và tư tưởng tự do của mình. Còn cái thông minh hơn người của Trần Độc Tú lại ở chỗ, đã tỉnh ngộ nhanh chóng, sau khi ông đã trải qua hiện thực tàn khốc của bạo động chủ nghĩa Lenin Liên Xô, đã trải qua đấu tranh trong đảng của đảng CSTQ, hoặc nói là tranh quyền đoạt lợi tàn sát nhau giữa các đồng chí, đồng bọn với nhau. Cuối đời, Trần Độc Tú không những từ chối đi Diên An, mà còn kiên quyết phê phán chuyên chế của Stalin và phản tỉnh nguyên tắc bạo lực của cách mạng chủ nghĩa Cộng sản. Giả như phủi sạch trùng trùng lớp lớp bụi lịch sử và bụi ngôn từ do con người gây ra, mọi người có thể phát hiện, khi Mao Trạch Đông vứt bỏ lập trường văn hóa “Ngũ tứ” chuyển sang ngôn từ bạo lực hiện đại và ngôn từ đế vương hiện đại kiểu giặc cỏ, vừa khéo lúc đó Trần Độc Tú lại quay về lập trường văn hóa “Ngũ tứ” trước đây của ông, hơn nữa đã tiến hành phê phán triệt để đối với chủ nghĩa Lenin và chuyên chế Stalin của Liên Xô. Trần Độc Tú đội lên đầu cái mũ chính trị “Trần nâng đỡ phái thủ tiêu” (Trần Độc Tú nâng đỡ phái thủ tiêu), kiên trì lập trường văn hóa “Ngũ tứ” của ông đến phút cuối cùng của cuộc đời.

Cái tuyệt vời nhất của cuộc đời Trần Độc tú là, những năm ban đầu không chấp nhận Tôn Trung Sơn, về sau không chấp nhận Tưởng Giới Thach, cuối cùng lại không chấp nhận Mao Trạch Đông. 3 đại lưu manh trong lịch sử muộn cận đại TQ, ông không chấp nhân một ai. Từ rất sớm ông đã cự tuyệt đồng tình dã tâm đại Tổng thống và chiến tranh đại nhất thống của Tôn Trung Sơn, sau khi Trần Quýnh Minh gây chuyện lật Tôn Trung Sơn, hết sức chân tình mời Trần Quýnh Minh  tham gia đảng CS, lãnh đạo cách mạng Địa khu Hoa Nam (xem bài “Trần Quýnh Minh đoạn tuyệt với Tôn Trung Sơn như thế nào”). Về sau ông ta thân trong tù, Tưởng Giới Thạch mấy lần tỏ ra hữu hảo với ông ta, ông ta đều lạnh lùng từ chối. Lý do bề mặt là Tưởng Giới Thạch đã giết hại hai đứa con của ông, và tín ngưỡng hai bên khác nhau, nhưng trong xương tủy lại là một lãnh tụ văn hóa coi thường đối với kiêu hùng chính trị xuất thân từ bang Thanh Hồng và không thể đồng tình với “đạo khác nhau, không cùng chung mưu”. Trần Độc Tú sau này sau khi ra tù, lại từng gặp những lời đồn giữa ông với Diên An, nhưng ông vẫn từ chối đi Diên An, càng từ chối yêu cầu của Mao Trạch Đông bằng phương thức viết kiểm thảo để nhập bọn lại. Hồi đó, Tôn Trung Sơn đã từng yêu cầu Trần Quýnh Minh viết viết đơn sám hối, Trần Quýnh Minh đều cự tuyệt, Trần Độc Tú với vai trò là lãnh tụ văn hóa, càng không thể chịu sự ép buộc ông viết kiểm thảo theo yêu cầu của Mao Trạch Đông. Nói thêm, Mao Trạch Đông đã xưng vương ở Diên An, cứ từ qui tắc giang hồ để nói, một ngọn núi làm sao dung hai hổ ? Người ta có thể cố tìm mọi thứ lý do của Trần Độc Tú không đồng tình ba con người này, nhưng qui cho cùng nguyên nhân là ở, bất kể thời đầu Trần Độc Tú cấp tiến như thế nào, nhưng về khuynh hướng văn hóa của ông lại gần gủi với những người như Tăng Quốc Phan, tất nhiên tương khắc với những người như Hồng Tú Toàn.

Đương nhiên, hoang đường của lịch sử lại ở chỗ, cho dù Mao Trạch Đông đã nhồi nhét ngôn từ bạo lực hiện đại và ngôn từ đế vương hiện đại của ông vào đảng CSTQ như thế nào, nhưng vòng nguyệt quế văn hóa mới “Ngũ tứ”, lại bị ông ta mãi mãi ngoắc vào đầu “đảng Sơn” của ông, từ đó làm cho phong trào văn hóa mới “Ngũ tứ” với là một thứ nguồn lực lịch sử sâu đậm mãi mãi do ông chiếm hữu. Đây là một nguyên nhân lịch sử văn hóa có tính quyết định cuối cùng giang sơn vào tay Mao Trạch Đông và đảng CSTQ của ông.

Đảng CSTQ thoát thai từ phong trào “Ngũ tứ”, bất luận đi tới đâu, đều mang theo tính tượng trưng của “Ngũ tứ” đi theo tới đó. Lúc đó rất nhiều thanh niên nhiệt huyết đến với Diên An, nói là đến với Mao Trtạch Đông, đến với đảng CSTQ, không bằng nói là đến với văn hóa “Ngũ tứ” thiêng liêng trong con mắt của họ. Có thể nói, đến với Diên An của thanh niên nhiệt huyết lúc đó, trong đó chẳng có mấy người đã đọc các bài Mao Trạch Đông viết, phần lớn là đã đọc tác phẩm văn học bạch thoại hiện đại “Ngũ tứ”, như của Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, cho đến Ba Kim, Lão Xá, v.v… Cho đến có một số thanh niên như Vương Thực Vị, v.v… về sau thất vọng đối với Diên An, cũng chính là thất vọng ở chỗ, họ phát hiện Diên An với lý niệm khoa học dân chủ của “Ngũ tứ” căn bản không phải là một chuyện. Trên thực tế, không cần nói đến những người lúc đó, mà về sau, cũng rất khó phân biệt rõ đảng “Ngũ tứ” của Trần Độc Tú với “đảng Sơn” của Mao Trạch Đông, nói cho cùng là có bao nhiêu điều khác nhau về thực chất. Có lẽ lúc đó chỉ có Trần Độc Tú thấy rõ, ông ta nhìn rõ sự khác nhau, cho nên ông ta thà cùng đường mà chết cũng không đi Diên An nhập bọn.

Nhưng từ một mặt khác để nói, bất kể Mao Trạch Đông cải tạo đảng CSTQ thành một đảng giặc cỏ, đảng bang hội giang hồ như thế nào, nhưng nghiễm nhiên còn có rất nhiều người đảng CSTQ, khó quên được tinh thần “Ngũ tứ”. Đây không chỉ ở thời kỳ Diên An đã xuất hiện những người như Vương Thực Vị nghi ngờ và phê bình đối với tác phong “đảng Sơn” Diên An, mà còn cho dù sau khi Mao Trạch Đông đã yên vị giang sơn, sau khi Mao Trạch Đông lần này đến lần khác gây khó đối với phần tử tri thức, vẫn có người đảng CSTQ kiên trì lập trường “Ngũ tứ” tỏ ra nghi ngờ đối với ngôn từ Mao Trạch Đông, những người như Cố Chuẩn. Càng không cần nói, đến thập kỷ 80, đối với hoài niệm tinh thần “Ngũ tứ” không chỉ đã thúc đẩy tất cả giới tri thức quay về lại thời đại khai sáng, mà còn đã hình thành một phái dân chủ trong đảng hoặc là nói phái cải cách trong đảng hết sức kiên định trong đảng CSTQ. Chính là bởi thứ sức mạnh tinh thần và ảnh hưởng lịch sử của văn hóa khai sáng “Ngũ tứ”, nói là người đảng CSTQ  và đảng CSTQ chỉ rõ hai cái vừa là giống nhau vừa khác nhau, không phải là nói không cho vui, mà là có ý vị sâu xa. Nhân sĩ phái dân chủ trong đảng CSTQ, tuy không có quá nhiều nguồn lực ngôn từ, nhưng những điều họ biểu đạt ra với những cụm từ có hạn lại là những trải nghiệm của sinh mệnh và kinh nghiệm lịch sử bể dâu. những trải nghiệm và kinh nghiệm này, là rất nhiều lưu học sinh TQ của thập kỷ 80, dù cho đã đạt tới trình độ học đủ mọi thứ Trung Tây đều không nhìn theo sau lưng họ.

 Nhân thể nói một câu, rất nhiều lưu học sinh thập kỷ 80, lập trường văn hóa của họ vật vờ bất định, cái khôn khéo tròn trịa trong đối nhân xử thế của họ, nhân cách con buôn thấy lợi quên nghĩa của họ là chưa từng có trong lịch sử lưu học sinh TQ. Đây có thể cũng là một thứ hiệu ứng lịch sử sau thời đại Mao Trạch Đông. Văn hóa lưu manh đã bồi dục ra nhân cách lưu manh của thế hệ này đến thế hệ khác. Trong bối cảnh lịch sử của suy đồi văn hóa chưa từng có thế này, phái dân chủ trong đảng phản tỉnh và phê phán ngôn từ quyền lực và quyền lực ngôn từ của Mao Trạch Đông, và dũng khí và tinh thần không thỏa hiệp kiên trì lập trường thúc đẩy cải cách chính trị, hiện rõ rất đáng quí, nhất là làm cho mọi người kính nể. Bất kể kết quả phong trào khai sáng “Ngũ tứ” bi kịch như thế nào, nhưng tuyệt đối không có lỗi thời, chỉ có điều là cần xây dựng lại về phương thức ngôn từ và nội hàm tinh thần mà thôi.   

Dưới chuyên chế của Mao Trạch Đông, không bị ngôn từ Mao Trạch Đông phủ kín càng không dễ bị chuyên chế Mao Trạch Đông áp đảo. Chọi lại chuyên chế Mao Trạch Đông không ở số ít, đến như tướng quân Bành Đức Hòai đều đã từng diễn ra. Nhưng rất ít có người không vì ngôn từ của Mao Trạch Đông mà lay động, có thể nêu ví dụ, có lẽ chỉ có người giữ linh hồn văn hóa như Trần Dần Khác.

Từ bối cảnh gia thế và gia học uyên sâu của Trần Dần Khác mà nói, điều mà ông kế thừa là truyền thống văn hóa của Tăng Quốc Phan. Đây không chỉ là với ý Tổ phụ của ông Trần Bảo Châm thời đó đã cùng thời với các nhà cải cách Tăng Quốc Phan, Lý Hồng Chương, Trương Chi Động, hơn nữa chí hướng văn hóa rất sớm của bản thân Trần Dần Khác, cũng không phải là giữ gìn tinh thần kiểu Vương Quốc Duy, mà là với “Hà Phần chi chí” kiểu dạy học như Vương Thông học sĩ Tùy Đường lúc đó. Ông ta hy vọng bản thân có thể được như Vương Thông bồi dục nên một loạt nhân vật tinh anh có thể đảm đương nhiệm vụ lớn thiên hạ. Thế nhưng, tự vận của Vương Quốc Duy, khiến ông ta đột nhiên tỉnh ngộ, vị trí của ông không ở chỗ dạy bảo mọi người Tu Tề Trị Bình như thế nào, mà ở chỗ  đảm đương nổi nhiệm vụ nặng nề giữ gìn tinh thần của thời đại văn hóa đen tối nhất, đen tối đến mức sắp tắt ngấm. Đây là điểm then chốt nhất để đọc hiểu của nghiên cứu Trần Dần Khác. Rất nhiều những người nghiên cứu Trần Dần Khác, chỉ say sưa vào chuyện ông ta làm thế nào thông hiểu lịch sử TQ, thậm chí say sưa vào tìm hiểu xem ông ta nắm được bao nhiêu thứ ngôn ngữ, mà lại mù tịt không hay biết gì về thứ văn hóa đảm đương lịch sử về ý nghĩa nối tiếp kế thừa của Trần Dần Khác.

Khi toàn bộ lịch sử TQ từ thời đại Tăng Quốc Phan quay về lại dưới chân Hồng Tú Toàn, những người khác có lẽ cũng hồ đồ trong đó, nhưng sự biến đổi này không che được con mắt học giả tiên tri như Vương Quốc Duy, cũng không lừa được nhà sử học như Trần Dần Khác. Hai con người này là kẻ kế thừa trực tiếp tinh thần nhân văn hiện đại TQ mà “Hồng Lâu Mộng” thể hiện, bởi nhìn rõ mồn một tiến trình lịch sử. Nếu như nói, khi Vương Quốc Duy nói “Trước cộng hòa, sau cộng sản” còn chỉ là một thứ dự cảm, vậy Trần Dần Khác viết “Liễu Như Thị biệt truyện” là hoàn toàn phóng tên có đích.

Lịch sử có lúc đúng là thật kinh ngạc. Khi Mao Trạch Đông với Tưởng Giới Thạch tranh đoạt giang sơn, người có chút nhãn quang lịch sử, là không khó nhìn thấy cục diện lịch sử lúc đó với cuối Minh đầu Thanh sao mà gần giống nhau thế. Mao Trạch Đông bằng phương thức ngôn từ hoàn toàn mới đóng vai diễn Lý Tự Thành năm đó, Tưởng Giới Thạch vừa đúng ở vị trí Sùng Trinh; xâm nhập của phát xít Nhật diễn lại quân Thanh nhập quan năm đó, còn Ngô Tam Quế ấy do Uông Tinh Vệ đóng vai. Toàn bộ lịch sử với nó đã nói lên thời khắc nguy cấp nhất. Trong tay Mao Trạch Đông nắm nguồn lực “Ngũ tứ” và ngôn từ kháng Nhật, Tưởng Giới Thạch chủ cái, Uông Tinh Vệ không làm được vai Nhạc Phi chỉ còn chọn vai Tần Cối (tên gian thần đời Nam Tống), kẻ xâm lược Nhật chuẩn bị vào cướp; tình hình chung như vậy đó. Các bên ngồi  trên chỉếu bạc, chẳng qua sự khác nhau là bên  thua và bên thắng, rủi ro nhất lại là người văn hóa ngồi bên lề chiếu bạc. Theo cách nói của Lỗ Tấn, cứ mỗi lần gặp cường địch xâm lược, văn nhân và nữ nhân đều không địch nổi với vũ phu của người ta và nam nhi phải gánh chịu sự chỉ trích tội đánh bại trận. Bởi thế, có một số văn nhân sáng suốt, dứt khoát đóng vai trò anh hùng ngôn từ, ở nơi cách xa kẻ xâm lược trên ngàn cây số thành lập đại loại tổ chức “văn kháng’, cổ vũ người khác đi đánh giặc.

Đợi đến kết thúc một chặng, bụi bặm đã rơi xuống, có người để nịnh hót Mao Trạch Đông mà cao giọng ca tụng “Lý Tự Thành”, có người sưu tầm lượng lớn tư liệu lịch sử để chứng minh Tưởng Giới Thạch là một anh hùng dân tộc như thế nào, có người lại vì con đường quanh co cứu nước của Ngô Tam Quế hoặc để thể nghiệm cái đau khổ của ông ta, hoặc để tìm kiếm lý do của ông, càng nhiều lại là bàn thảo phần tử tri thức cuối Minh đã chọn lựa như thế nào, định vị như thế nào, đến đại loại như chuyện “Cánh quạt Đào hoa” cũng trở nên khoái khẩu. Loại chuyện gắn kết tình sự trai gái với gia quốc hưng vong lại với nhau này, tuy không mấy sâu sắc, nhưng ít ra còn có ý nghĩa hơn nhiều so với các loại kịch hè phố như “Khuất Nguyên” hoặc “Buông đuôi sam của anh ra” của Quách Mạt Nhược. Bởi vì những loại chuyện này đã viết ra hai loại nhân vật văn nhân và nữ nhân trớ trêu nhất. Chỉ là tác giả của “Cánh quạt Đào hoa”, bất kể là khí chất văn hóa hay con mắt thẩm mỹ đều hiện rõ non kém và nông cạn, như Vương Quốc Duy nói, chỉ dừng lại ở gia quốc hưng vong, chứ không có sẵn khí độ bi kịch có tính nhân loại, thậm chí tính vũ trụ như “Hồng Lâu Mộng”.

 Với cục diện lịch sử như từ cuối Minh đầu Thanh, viết về văn nhân và nữ nhân, hơn nữa đã viết ra tác phẩm có thứ khí độ bi kịch như “Hồng Lâu Mộng”, đó là “Biệt truyện Liễu Như Thị” của Trần Dần Khác. Khi Trần Dần Khác hạ bút về đoạn lịch sử này, con mắt nhìn nhận của ông vừa không rơi vào chiếu bạc lịch sử, cũng không rơi vào đám xung quanh chiếu bạc, mà là dốc hết bút mực và tâm tình dồn vào điểm quan thiết của số phận một kỹ nữ. Tựa như “Người đàn bà Troy” của Olipits, căn bản không coi ý chí và vinh quang của kẻ thắng lợi là gì cả, mà là lấy những người phụ nữ mất cha và mất chồng làm trung tâm. Cuộc chiến giữa những người con trai, cuộc cờ bạc giữa những người con trai, cuộc giành giật giang sơn giữa những người con trai với những người phụ nữ cuối cùng là có quan hệ gì ? Trong toàn bộ lịch sử, cái tuyệt vời nhất không phải là ở chỗ các chàng trai đánh vã hết mồ hôi trên chiếu bạc, mà là ở một người con gái của tình yêu đang thầm lặng trung thực với mình ở nơi cách chiếu bạc xa xôi. Dù cho lấy gia quốc hưng vong mà nói, lòng dạ người con gái này cũng tuyệt không thấp hơn bất kỳ chàng trai nào, không thấp hơn danh sĩ văn hào mà cô ta yêu đắm đuối nào. Bộ chuyện “Liễu Như Thị biệt truyện” 800.000 chữ này của Trần Dần Khác, từ đó làm cho hình ảnh Liễu Như Thị cũng tài hoa hút hồn như Lâm Đại Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng”.

So với “Lý Tự Thành” tiểu thuyết lịch sử cùng thời đại, Trần Dần Khác lấy “Biệt truyện Liễu Như Thị” bất kể đối với đại thắng gia hay đại thua gia trên chiếu bạc lịch sử  đó, toàn bộ đã tỏ rõ coi thường trước nay chưa hề có. Trần Dần Khác hành sự vì người hết sức thấp giọng, thường ngày thầm lặng kiệm lời, thông thường hoặc là không nói, đã nói là khiến kẻ chuyên chế cảm thấy khó chịu. Đọc hết “Liễu Như Thị biệt truyện” của ông, người đần độn đến máy cũng nên sáng tỏ, tại sao năm đó ông ta chọn định cư ở Quảng Đông, vừa không muốn đi Bắc Kinh cao sang, cũng không muốn đi Đài Loan lệ thuộc Quốc Dân đảng (Xem bài viết “bi điều “Liễu Như Thị biệt truyện” và “Tiêu mới lập dị của Bắc Đại và khư khư bảo hủ của Thanh Hoa”). Trần Dần Khác cuối đời hai con mắt hầu như bị mờ, nhưng lại có nhãn quang lịch sử rất tinh tường và sức mạnh chiếu rọi nhân văn nhất không vì ngôn từ chuyên chế mà lay động.

 Từ Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông nối nhau bước lên vũ đài lịch sử, không biết có bao nhiêu tiếng nói của chí sĩ nhân nhân bị ngôn từ chuyên chế  che lấp. Những người dị kiến của Tôn Trung Sơn cùng thời với Tôn Trung Sơn, bất luận là Đào Thành Chương, là Tống Giáo Nhân hay là Trần Quýnh Minh, hoặc là Chương Thái Viêm, đồng loạt vì nguyên do Tôn Trung Sơn mà bị nhốt vào lạnh cung. Cho đến Mao Trạch Đông bước lên điện vàng, lịch sử càng trở thành một bộ hoang ngôn chưa từng có. Không cần nói các ngu phu ngu phụ, tất tần tật đều khom lưng quì gối trước ngôn từ Mao Trạch Đông, dù là những nhà sử học đó cũng theo nhau cúi đầu bái lạy trước đế vương chuyên chế hiện đại. Duy chỉ có Trần Dần Khác nghiễm nhiên vẫn giữ vững tinh thần nhân văn “nhân cách của độc lập, tư tưởng của tự do”, không chịu lùi nhường nửa bước.

Chẳng phải là tất cả học giả văn nhân, đều có thể có đủ sức mạnh nhân cách này. Không cần nói người khác, chỉ lấy Hùng Thập Lực, tân Nho gia hàng đầu nổi danh nghiên cứu duy thức để nói, cái bi ai của hiện tượng này, là có thể thấy mọi nơi. Đại cách mạng văn hóa trong đó, Hùng Thập Lực bởi vì sau khi bị kéo lên sàn cùng phê đấu với một kỹ nữ, cảm thấy rất nhục, đau đớn muốn chết muốn sống. Từ trong cái đau khổ này của Hùng Thập Lực, nhìn ngược lại anh ta thực sự hoảng sợ đối với Mao Trạch Đông, cũng là rõ ràng.

Văn nhân xấu với việc đưa kỹ nữ vào đội ngũ, thông thường mừng là được làm bạn cùng với bạo quân. Duy chỉ có Trần Dần Khác dám coi thường bất cứ bạo quân nào (bất luận đối phương khoác cái áo ngoài nào, như người đi trước của cách mạng, hoặc như lãnh tụ vĩ đại, v.v…), cũng như thế mới dám lựa chọn một kỹ nữ, làm chủ nhân ông của chuyện truyền kỳ 80 vạn chữ. Trần Dần Khác cao hơn các học giả TQ khác ở chỗ, trước tiên không ở chỗ biết nói nhiều thứ ngôn ngữ mà người khác không biết, mà là ở chỗ nhìn rõ mồn một mà mọi người chung là không có, còn ở chỗ lập trường nhân văn không lay chuyển trước bất kỳ ngôn từ chuyên chế thần thoại nào. Từ đó Trần Dần Khác đã vỉết ra một bộ tác phẩm vĩ đại tương ứng với “Hồng Lâu Mộng”, từ đó đã tiếp nối ngọn lửa văn hóa của Vương Quốc Duy để lại, làm cho tinh thần nhân văn TQ kiểu Olipits mãi mãi không phai mờ.

Chuyên chế bạo ngược như Mao Trạch Đông, đối phó lại, là những người văn hóa như Hùng Thập Lực, Lương Thấu Minh, thực là đùa dỡn giữa tiếng vỗ tay, vẩy vẩy là đến, xua xua là đi. Nhưng ông ta hễ khi gặp trực tiếp  học giả nhân văn như Trần Dần Khác, lại chỉ có thể mãi mãi tự bi, mãi mãi không ngẩng cái đầu ngang ngạnh đó lên được. Đương nhiên, đây cũng là điểm khác hẳn với Mao Trạch Đông với Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch. Mao Trạch Đông ít ra còn biết “Hồng Lâu Mộng” là một bộ tiểu thuyết vĩ đại. Giả như Mao Trạch Đông đã đọc “Liễu Như Thị biệt truyện” của Trần Dần Khác, ông cũng sẽ biết, tác giả như thế là mãi mãi không thể chinh phục.

Nhìn ngược lại lịch sử, Mao Trạch Đông đã trở thành chuyện đã qua, nhưng hiện tượng Mao Trạch Đông vẫn chưa kết thúc, âm ảnh Mao Trạch Đông vẫn bao trùm cả đại địa TQ, trở thành một nút thắt tâm lý của dân chúng TQ. Đây không phải là Mao Trạch Đông quá vĩ đại, mà là cái dân tộc này quá thấp hèn. Cái dân tộc này chung là sống trong quên lãng và dối lừa, lấy hoang ngôn thay thế chân thực, lấy diễn nghĩa thay thế lịch sử. Họ thích được cứu vãn, họ chung là cứ mong chờ được cứu vãn.

Cái thấp hèn này, dẫn đến họ một thoáng đưa Hồng Tú Toàn hạ lưu xấu xa tôn lên anh hùng, thoáng cái coi Tôn Trung Sơn người đã đẩy Trung Quốc vào vòng tuần hoàn lịch sử có tính tai họa là thánh nhân, thoáng cái lại đưa Mao Trạch Đông phạm tội tầy trời đối với tỷ mấy dân chúng TQ là thần minh tôn kính. Tâm lý văn hóa dân tộc bị bẻ cong quá mức, làm cho hồn phách của dân tộc này mãi mãi không có được tự tỉnh ngộ và tự làm sạch, mãi mãi không có được chẩn trị và cứu vãn cần có. Phục hưng thực sự của một dân tộc, không phải ở chỗ làm được bao nhiêu con đường cao tốc, cất lên được bao nhiêu tòa lầu chọc trời, mà là ở chỗ tâm lý biến dạng có được chữa trị hay không, hồn phách của nó bị bẻ cong có được cứu vãn hay không. Chỉ cần cái dân tộc này vẫn tiếp tục sùng bái đế vương lưu manh đại loại như Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, như vậy chỉ có thể mãi mãi ngoắc ngoải dưới địa ngục, vạn kiếp không vực dậy được.

Muốn để tương lai TQ có được hy vọng, là phải phản tỉnh lịch sử, ví như đưa tất cả lãnh tụ cách mạng và chí sĩ cách mạng bị Tôn Trung Sơn đưa vào lãnh cung lịch sử, mời họ ra, khôi phục bộ mặt chân thực lịch sử. Muốn làm cho tương lại TQ có được hy vọng, người TQ cần phải sám hối cái nghiệp kiếp trước; cho đến mọi nhân tính bị chuyên chế Mao Trạch Đông bóp méo, cũng nên có phản tỉnh; chỉ có như vậy, tâm hồn của dân tộc mới có được chẩn trị, từ đó làm cho hồn phách của cả dân tộc cuối cùng thoát ra khỏi âm ảnh lịch sử của hiện tượng Mao Trạch Đông do chuyên chế Mao Trạch Đông và ngôn từ Mao Trạch Đông cấu thành./.

 

      (Lý Cật viết tại New-York, ngày 08/3/2004. Khắc Trung chuyển ngữ 20/2/2018.

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434871

Hôm nay

2142

Hôm qua

2349

Tuần này

21521

Tháng này

211919

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434871