Diễn đàn

Thi cử: "Ăn cắp quen tay"

"Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”. Đó là câu thành ngữ ngàn đời nói về những thói hư tật xấu,nếu không chữa trị kịp thời để lâu ngày sẽ thành quen.

Ở Nghệ Tĩnh lại cụ thể hơn:”Ăn phúng(ăn vụng) quen mồm,ăn trộm quen tay, ăn mày quen thói”

Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa:”Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, đối tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thông tin...mà không có sự cho phép của chủ nhân (theo Điều 138, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999)”.

Như vậy, phàm là bất kỳ một hành vi gian dối nào nhằm chiếm đoạt tài sản,lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người khác đều được coi là trộm cắp!

Trộm cắp xuất phát từ tham lam,gian dối và phi nhân tính. Phải trừng trị nghiêm khắc thì mới chừa được thói xấu này!

“Ngủ ngày quen mắt”?

Thực ra,đây là cách nói rất tế nhị của các cụ ta ngày xưa.

Bởi vì trời sinh ra đêm để ngủ,ngày để làm việc. Những kẻ”ngủ ngày”là những kẻ lười biếng không chịu làm việc!

Nhưng các cụ tế nhị cho rằng “quen mắt”,là để ...giáo dục từ xa!

Còn ở Nghệ Tĩnh các cụ dạy rằng:”Ăn phúng quen mồm,ăn trộm quen tay,ăn mày quen thói”!

Ăn phúng(vụng) là thói tham lam,láu cá,ti tiện,vụng trộm, lén ăn của người khác... nếu không bị ngăn chặn và chữa trị kịp thời thì sẽ ...quen mồm(ăn tham,ăn bẩn)!

Còn ăn mày?

“Ăn mày là ai? Ăn mày là ta,đói cơm rách áo thì ra ăn mày”!

Đó là câu các cụ dạy đừng khi dễ kẻ ăn mày. Tuy nhiên,khi anh vẫn còn khả năng lao động mà anh ngửa tay đi ăn xin và ...sống được!? và anh chấp nhận phận... ăn mày!? Đó là khi các cụ chỉ: quen thói!(ỷ lại, không biết nhục...)

Trở lại với nhan đề của bài viết Thi cử:”ăn cắp quen tay”!?

Dư luận xã hội đang rúng động bởi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia 2018 vừa qua. Lần đầu tiên trong lịch sử- kết qủa kỳ thi bị đổi trắng thay đen đến mức không thể không phẫn nộ và căm giận!

Hai lãnh đạo trưởng và phó phòng Khảo thí của sở Giáo dục tỉnh Hà Giang đã bị bắt. Ở Sơn La còn kinh hoàng hơn nữa. Không những biến không thành có mà họ còn thủ tiêu “chứng cứ”- đó là bài thi!?

Còn các tỉnh và thành phố khác đã”bị lộ” chưa?

Không những ngành Giáo dục mà cả cộng đồng cần phải đối diện với sự thật - mặc dù rất xấu hổ và đau lòng!

Nếu “ăn cắp quen tay” thì sửa điểm, “biến báo” kết quả thi - rõ ràng còn nguy hiểm hơn cả ăn cắp! 

Đây là một dạng ăn cắp liều lĩnh, thô bạo, tàn độc và vô liêm sĩ nhất trong những loại ăn cắp!

Nền giáo dục nước nhà và trí thức nước nhà sẽ đi về đâu nếu không trừng trị ngay những loại ăn cắp ngang ngược, thô bạo và mất dạy này?!

Song: hãy thử hình dung: có chăng lần đầu tiên họ sửa điểm và lần đầu tiên họ làm những trò bỉ ổi này?

Xét về mặt tâm lý tư pháp và tâm lý tội phạm thì không thể có lần đầu tiên mà phạm tội một cách trắng trợn và liều lĩnh như thế này... mà đó là kết quả của một quá trình mang tính hệ thống!

Đây là “vết nhơ”của ngành Giáo dục nước nhà. Không thể”dĩ hòa vi quý”,”đánh bùn sang ao” theo kiểu rút kinh nghiệm mà được. Nếu còn tự trọng, các vị quan chức có liên quan đến vụ việc phải đệ đơn xin từ chức!

“Chín bỏ làm mười”. Đó là tư duy và quan điểm rất nhân văn và vị tha của người Việt. Tuy nhiên:một thành 10,hai thành 10 một cách trắng trợn như những người có trách nhiệm của kỳ thi quốc gia phổ thông trung học ở Hà Giang và ở Sơn La thì thật là quá ư trắng trợn và bỉ ổi.

“Xã hội hóa giáo dục”, thị trường hóa giáo dục ,dẫn đến xã hội hóa kết quả thi cử và “thị trường hóa kết quả thi cử”. Đó là hệ quả của một “triết lý giáo dục”hoang dã theo kiểu”sống chết mặc bay”mà người đứng đầu ngành này cần phải “sám hối” trước toàn dân!

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512244

Hôm nay

2181

Hôm qua

2389

Tuần này

2181

Tháng này

219117

Tháng qua

121356

Tất cả

114512244