Nhìn ra thế giới

Nga - Mỹ: Thượng đỉnh kỳ quái nhất trong lịch sử

Có lẽ chưa bao giờ có một cuộc gặp gỡ cấp cao nào giữa hai cường quốc Nga—Mỹ trong kịch sử để lộ ra những câu chuyện kỳ quái như cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc đối thoại giữa hai nguyên thủ quốc gia diễn ra sau khi ông Trump vừa kết thúc chuyến công du nước ngoài đầy kịch tính và tiếp tục tỏ ra giận dữ đối với cuộc điều tra đang được tiến hành về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hồi năm 2016.

Ngày16/7/2018, tại cuộc họp báo ở Helsinki cùng với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sau cuộc họp thượng đỉnh, ông Trump đã gọi cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp vào bầu cử Mỹ là ‘thảm họa đối với đất nước chúng tôi’ và lên án điều mà ông gọi là ‘sự ngớ ngẩn của nước Mỹ’.Các chính trị gia của Mỹ sửng sốt trước hành động của Tổng thốngTrump khi ông vừa phủ nhận kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016,vừa tuyên bố rằng Tổng thống Nga ‘bác bỏ quyết liệt’ về sự dính líu của Nga.

 

Trump “bênh” Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một động thái chỉ trích tình báo Mỹ gây sửng sốt hôm 16/7, không chịu ủng hộ kết luận của chính quyền Mỹ rằng nước Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 để giúp ông đắc cử.Trump nói rằng ông ‘không thấy bất cứ lý do gì’ để quy trách nhiệm cho Nga, bất chấp việc Nga can thiệp bầu cử đã được tất cả các cơ quan tình báo Mỹ và ủy ban điều tra của Quốc hội khẳng định.Thay vào đó, ông Trump, đứng bên cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai ông tại thủ đô Helsinki của Phần Lan, đã ca ngợi sự phủ nhận mạnh mẽ của ông Putin về sự can thiệp bầu cử.“Tôi có niềm tin mãnh liệt vào đội ngũ tình báo của nước tôi, nhưng tôi có thể nói với quý vị rằng Tổng thống Putin ngày hôm nay đã phản bác hết sức mạnh mẽ,” ông phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với ông Putin.

Về phần mình, ông Putin một lần nữa phủ nhận Nga can thiệp bầu cử Mỹ. “Nga chưa bao giờ can thiệp và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ, kể cả các cuộc bầu cử,” Putin nói. “Nếu có tài liệu nào cụ thể, nếu chúng được trưng ra thì chúng tasẽ cùng nhau xem xét”.  Hẳn nhiên là Tổng thống Mỹđã ngay lập tứcca ngợi đề xuất của Putin về việc cho phép các quan chức thực thi pháp luật của Nga thẩm vấn các điệp viên nước này bị Công tố viên đặc biệt Robert Mueller truy tố là ‘đáng tin cậy’. Lời đề nghị này sẽ cho phép Nga có quyền giám sát và ảnh hưởng lên các cuộc điều tra của Mỹ về các hoạt động của Nga.Phát biểu của Trump có nghĩa là ông không tin vào năng lực của cơ quan tình báo quốc gia,nhưng lại tin vào lời của lãnh đạo một nước vốn lâu nay được xem là đe dọa an ninh của nước Mỹ. Điều này trước giờ chưa từng xảy ra đối với một Tổng thống Mỹ.

Ông Trump cũng nói rằng ông quy cho trách nhiệm cho cả hai phía Nga và Mỹ về sự đổ vỡ trong quan hệ của hai nước. Ông nhấn mạnh rằng cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt chứ không phải là hành vi can thiệp bầu cử của Nga ‘đã khiến hai nước chúng ta bị chia rẽ’.Toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ - trong một bản báo cáo do CIA, FBI, NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia) và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia soạn thảo – đã kết luận với ‘sự tin tưởng cao’ rằng Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ với mục tiêu là gây tổn thương cho chiến dịch của ứng cử viên Hillary Clinton và giúp Trump đắc cử.Tất cả những người đứng đầu các cơ quan tình báo Mỹ khi ra điều trần về vấn đề này cũng đã ủng hộ kết luận này và Ủy ban tình báo của Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo hồi tháng trước cũng đã khẳng định kết luận này.

Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra với cuộc hội đàm riêng kéo dài 90 phút của hai nguyên thủ cùng với phiên dịch mà không có sự tham gia của bất kỳ quan chức nào khác của hai nước. Sau đó, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc họp mở rộng với các trợ lý hàng đầu của họ trước khi tiến hành họp báo chung, theo CNN.Phát biểu trong cuộc họp báo, một lần nữa Tổng thống Trump đả kích cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và gọi đó là ‘thảm họa của đất nước chúng tôi’.“Tôi cho rằng cuộc điều tra đó là thảm họa của đất nước chúng tôi. Tôi nghĩ rằng đó là lý do khiến cho hai nước chúng ta phải lánh xa nhau. Tôi nghĩ đó là lý do khiến chúng ta bị chia rẽ,” ông nói.Sau đó, ông tuyên bố trước mặt ông Putin rằng ‘không có sự thông đồng nào’ trong cuộc bầu cử năm 2016 và nói rằng ông ‘đã dễ dàng đánh bại Hillary Clinton’.

Trong khi Tổng thống Trump đi sâu vào những sai lầm của Mỹ, ông lại không hề đề cập đến bất cứ hành động hiểm ác nào của phía Nga nhằm vào Mỹ.“Tôi cho là cả hai nước cùng chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng nước Mỹ ngớ ngẩn. Tất cả chúng ta đều ngớ ngẩn,” ông nói.Việc ông Trump gọi nước Mỹ là ‘ngớ ngẩn’ đã diễn ra trước cuộc họp thượng đỉnh khi ông Trump viết trên Twitter vào thứ Hai ngày 16/7: “Mối quan hệ của chúng ta với Nga chưa bao giờ tệ hơn thế do nhiều năm ngốc nghếch và ngớ ngẩn của Mỹ và giờ đây là cuộc săn phù thủy tệ hại.”Chỉ vài ngày trước đó, ông Trump đã chỉ vào “sự ngớ ngẩn hoàn toàn” và “vấn đề chính trị” của Mỹ khiến cho “khó mà làm được gì với nước Nga“. Thật lòng mà nói, chúng ta nên có cuộc đối thoại này từ lâu. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có lỗi. Tôi nghĩ rằng giờ đây nước Mỹ đã tiến về phía trước cùng với nước Nga”, ông nói và cho rằng ông cảm thấy cả Mỹ và Nga “đều có sai lầm”.

Ngoài việc bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử của Mỹ, quan hệ của Nga và phương Tây đã xấu đi sau một loạt hành động của Nga như dùng vũ lực sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, gửi quân chiến đấu với phiến quân ở miền đông Ukraine, hỗ trợ quân sự cho nhà độc tài Syria Bashar al-Assad đàn áp cuộc nổi dậy của lực lượng nổi dậy đòi dân chủ, vụ bắn rơi máy bay MH-17 của Malaysia trên bầu trời miền đông Ukraine mà phiến quân thân Nga bị quy trách nhiệm và mới đây nhất là vụ đầu độc các điệp viên ở Anh.“Tôi nghĩ chúng ta có cơ hội tuyệt vời cùng với nhau vì hai nước chúng ta, thật lòng mà nói, chúng ta đã không có quan hệ tốt đẹp trong nhiều năm qua,” ông Trump nói. “Tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng ta sẽ có quan hệ tuyệt vời”.

Giọng điệu này của ông Trump với Nga trái ngược hoàn toàn với thái độ căng thẳng của ông đối với các đồng minh của Mỹ tại cuộc họp thượng đỉnh NATO trước đó ở Brussels. Ông đã liên tục lên án các đồng minh lâu năm của Mỹ và gọi Liên minh châu Âu là ‘kẻ thù’. Cuộc gặp thượng đỉnh được tính toán kỹ lưỡng của hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã khởi đầu không suôn sẻ khi nhà lãnh đạo Nga đến muộn khiến cuộc gặp bị đẩy lùi đến 45 phút.Ông Putin vốn có tiếng là đến muộn tại các cuộc họp quan trọng – một hành động được một số nhà quan sát cho là ‘trò chơi quyền lực’ của ông Putin. Về phần mình, mặc dù phải chờ đợi ông Putin đến muộn, ông Trump trước đó đã đến muộn tại các cuộc họp thượng đỉnh của G7 và NATO.

 

Lập phápphản ứng gay gắt

Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của Đảng Cộng hòa, vốn lâu nay là người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ, naycũng viết trên Twitter: “Cơ hội bị bỏ lỡ của Tổng thống Trump để kiên quyết quy Nga chịu trách nhiệm cho hành vi can thiệp vào năm 2016 và đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ cho các cuộc bầu cử trong tương lai”. Ông Graham còn cho rằng hành động của ông Trump sẽ được Nga nhìn nhận là dấu hiệu của sự ‘yếu ớt’ và ‘tạo ra thêm nhiều rắc rối hơn là giải quyết chúng’.Một Đảng viên Cộng hòa có uy tín khác, Thượng nghị sỹ John McCain, thì lại phản ứng mạnh mẽ hơn khi gọi hành động của ông Trump là ‘nhục nhã“. Cuộc họp báo hôm nay ở Helsinki là một trong những màn thể hiện nhục nhã nhất của một Tổng thống Mỹ trong ký ức,” ông nói.“Thiệt hại mà sự ngây ngô, sự tự cao tự đại, sự đánh đồng sai và sự thông cảm đối với những nhà chuyên chế gây ra thật khó mà tính toán”, ông McCain nói thêm.

Ông Paul Ryan, một thành viên khác của Đảng Công hòa và là lãnh đạo Hạ viện, nói: “Không có nghi ngờ gì về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta và vẫn tiếp tục phá hoại nền dân chủ ở đây cũng như trên toàn thế giới.” Ông nói thêm rằng: “Không có sự đánh đồng về đạo đức giữa Mỹ và Nga vốn lâu nay vẫn thù địch đối với những giá trị và lý tưởng cơ bản nhất của chúng ta.”Thượng nghị sỹ Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona, phát biểu: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ chứng kiến một ngày mà Tổng thống Mỹ của chúng ta sẽ đứng trên vũ đài cùng với Tổng thống Nga và cáo buộc nước Mỹ có lỗi lầm đối với hành vi hung hăng của nước Nga. Điều đó thật nhục nhã.”Dân biểu Cộng hòa Adam Kinzinger của bang Illinois viết trên Twitter: “Người dân Mỹ xứng đáng được biết sự thật và việc khinh thường tính hợp pháp của các quan chức tình báo của chúng ta là làm tổn hại đến những người đàn ông và phụ nữ phục vụ cho đất nước này. Đã đến lúc thức tỉnh và đối mặt với thực tế. Putin không phải là bạn của chúng ta. Ông ấy là kẻ thù của nền tự do của chúng ta.”

Về phần mình, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ cũng bày tỏ sự phẫn nộ với những lời phát biểu của ông Trump. Thượng nghị sỹ bang Virginia Mark Warner, thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện vốn đồng tình với kết luận của cộng đồng tình báo rằng nước Nga đã can thiệp vào bầu cử để giúp ông Trump đánh bại bà Hillary Clinton, nói: “Một vị Tổng thống mà đứng về phía Putin quay lưng lại với các quan chức tình báo của đất nước mình và buộc tội nước Mỹ về cuộc tấn công của Nga vào nền dân chủ của chúng ta hoàn toàn là một nỗi sỉ nhục”. Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren, một ứng viên Tổng thống tiềm năng của Đảng Dân chủ vào năm 2020, nói rằng ông Trump “đã đến vũ đài quốc tế để làm bẽ mặt nước Mỹ, phá hoại các định chế của chúng ta, làm suy yếu các đồng minh của chúng ta và hậu thuẫn một nhà độc tài. Nước Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử của chúng ta và tấn công vào nền dân chủ của chúng ta. Putin cần phải bị quy trách nhiệm chứ không phải tưởng thưởng. Thật là đáng xấu hổ”.

Thượng nghị sỹ Tim Kaine của bang Virginia thì nói: “Đây là một khoảnh khắc buồn, tủi hổ của đất nước vĩ đại của chúng ta”. Thượng nghị sỹ Bill Nelson của bang Florida cho rằng ông Putin là mối đe dọa can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 tới.“Việc Tổng thống không chịu thừa nhận rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta nên khiến cho tất cả chúng ta phải cảnh giác,” Nelson nói. “Việc Tổng thống không sẵn lòng đương đầu với Putin và bảo vệ cho đất nước chúng ta là không thể chấp nhận được và thật là tủi hổ”. Ông John Brennan, cựu giám đốc CIA và là sỹ quan tình báo trọn đời, đã gọi những lời phát biểu của ông Trump “đáng là phản bội“. “Cuộc họp báo của Donald Trump đã đến mức và vượt ngưỡng tội ác và hành vi tội lỗi”, ông Brennan viết trên Twitter. “Đó không phải là không đến mức phản bội. Những lời nói của ông Trump không chỉ là khờ dại mà ông ấy còn bị ông Putin nắm gọn trong túi. Những người yêu nước của Đảng Cộng hòa: Quý vị ở đâu?”.

Tòa Bạch Ốc chưa đưa ra bình luận nào về phát biểu của Tổng thống Trump. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul của bang Kentucky nói rằng những người chỉ trích cách tiếp cận của ông Trump đối với Nga “đã lầm lẫn” và chỉ ra rằng chính Mỹ cũng chọn phe trong các cuộc bầu cử ở quốc gia khác.Ông Paul nói rằng việc Mỹ duy trì đối thoại mở với đối thủ là quan trọng, nhất là nếu Mỹ muốn khuyến khích đối thủ thay đổi cách hành xử. Ông Paul nói với AP: "Chúng ta nên tìm những cách giúp cho đối thoại được tốt hơn". Tuy nhiên, không rõ ông Paul có ủng hộ việc Mỹ có sự đối thoại mềm dẻo với Trung Quốc, vốn cũng được Mỹ coi là một đối thủ, để cho nước này thay đổi cách hành xử hay không. Ông nói các nghị sỹ và các quan chức tình báo nhậnxét tiêu cực về Trump là những người thuộc cả hai đảng vốn chống đối lại nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511705

Hôm nay

231

Hôm qua

2337

Tuần này

22079

Tháng này

218578

Tháng qua

121356

Tất cả

114511705