Nhìn ra thế giới

Những căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ - Trung

Thứ nhất là chặng dừng chân của bà Thái AnhVăn tại Mỹ diễn ra vào lúc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với Đài Loan gây quan ngại cho Washington.Thứhai là Đạo luật Cấp thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) vừa được Tổng thông Trump thông qua coi Trung Quốc là kẻ thù. Thứ bahai nướcđang ngàycàng gia tăng đối đầu trong cuộc chiến thương mại. Trong bối cảnh những sự kiện vừa liệt kê, các tuyên bố từ mỗi nước đều được được giới quan sát chú ý…

Các chính quyền Mỹ trước đây đã ngăn không cho các nhà lãnh đạo Đài Loan đọc diễn văn tại Mỹ mà qua đó có thể nâng cao tình trạng ngoại giao giữa Washington với Đài Bắc và làm Bắc Kinh phẫn nộ.Chuyến quá cảnh của bà Thái tại Los Angeles tuầntrước là chuyến ghé lại Mỹ của một nhân vật cao cấp nhất của Đài Loan kể từ15 năm nay.

Liệu Mỹ có thay đổi chính sách?

Ngày15/8, Chính quyền Mỹ phủ nhận không có thay đổitrong chính sách “Một Trung Quốc” sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đọc diễn văn tại Los Angeles. Đây là lần đầu tiên trong 15 năm qua,một nhà lãnh đạo Đài Loan diễn thuyết tại Mỹ.Trước đó, Bắc Kinh đã phản đối chính thức với Hoa Kỳ về bài diễn văn của bà Thái hôm 13/8 tại Los Angeles, nơi bà tuyênbố“tự do và tương lai của Đài Loan là điều không thể thương thảo”.Bà Thái nói chuyện tại Thư viện mangtên“Ronald Reagan”khi quá cảnh nước Mỹ đểsangParaguay và Belise, hai trong số ít quốc gia tiếp tục công nhận chính phủ tại Đài Bắc.Người phát ngônBộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói bài diễn văn vừaqua không biểu hiện bất cứ động thái nào của chính phủ Trump thay đổi lập trường chính thức của Mỹ công nhận Bắc Kinh là chính phủ duy nhất tại Trung Quốc, cũng như không chính thức công nhận chính phủ Đài Loan.

Các chính quyền Mỹ trước đây đã ngăn không cho các nhà lãnh đạo Đài Loan đọc diễn văn tại Mỹ mà qua đó có thể nâng cao tình trạng bang giao giữa Washington với Đài Bắc và làm Bắc Kinh phẫn nộ.Chuyến quá cảnh của bà Thái tại Los Angeles là chuyến ghé lại Mỹ của một nhân vật cao cấp nhất của Đài Loan kể từ khi cựu Tổng thống Trần Thủy Biển ghé thăm New York để nhận một giải thưởng nhân quyền và đọc một vài bài diễn văn trước công chúng.Chặng dừng chân của bà Thái diễn ra vào lúc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với Đài Loan gây quan ngại tại Washington.Vào tháng 4vừa qua, quân đội Trung Quốc đãtổ chức diễn tập bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan được dư luận rộng rãi xem như là một động thái đe dọa Đài Loan.Tại Singapore vào tháng 6 vừarồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo Trung Quốc chớ có thay đổi nguyên trạng trong vùng.Tháng 7/2018,Bắc Kinh buộc một vài hãng hàng không quốc tế, trong đó có các hãng của Hoa Kỳ, bắt đầu liệt kê Đài Loan là một lãnh thổ của Trung Quốc trong các quảng cáo dịch vụ.

SauĐài Loan đến Đạo luật Quốc phòng

Cùngvới căng thẳng nhân vụ quá cảnh của bà Thái Anh Văn, hôm 14/8, Trung Quốc lạilên án các biện pháp nhắm vào Bắc Kinh trongĐạo luật Cấp thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) cho năm tài khóa 2019vừa được Tổng thống Donald Trump ký ban hành. Trong lịch sử 50 năm bang giao , chưa bao giờ có một Đạo luật đặt Trung Quốc vào đối thủ sinh tử đối với Mỹ như bộ luật vừa được phê duyệt. Tuy nhiên, Bắc Kinhlạicho rằng luật này quáphóng đại và sẽ xem xét kỹ các khía cạnh đối với việc Hoa kỳ xét duyệt những đề nghị đầu tư từ nước ngoài.Trung Quốc lên tiếng về luật này giữa lúc hai cường quốc kinh tế thế giới đang đối đầu căng thẳng trong cuộc chiến thương mại bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa của nhau.Đạoluật NDAA cũng củng cố ảnh hưởng của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), là uỷ ban duyệt xét những đề nghị đầu tư để cân nhắc xem các đầu tư đó có đe dọa an ninh quốc gia hay không. Biện pháp này được xem như là nhắm vào Trung Quốc.Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố: “Phía Mỹ cần đối xử công bằng và khách quan đối với các nhà đầu tư Trung Quốc và tránh để điều khoản CFIUSthành một trở ngại cho quan hệ hợp tác giữa các công ty Trung Quốc và Mỹ”.

Trênthực tế, Đạo luật NDAAthayđổi về đường lối, đối sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Luật cũng kêu gọi “cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc” là ưu tiên hàng đầu đối với Hoa Kỳ, theo đó sẽ giúp cải thiện khả năng phòng thủ của Đài Loan, nơi là Trung Quốc tuyên bố là một tỉnh của đại lục.Trong một tuyên bố riêngngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Hoa Kỳ đã thông qua bộ Đạoluật NDAAbất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, và rằng Bắc Kinh không hài lòng với các “nội dung tiêu cực liên quan đến Trung Quốc.”Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ xem xét lại mối quan hệ Trung-Mỹ một cách đúng đắn và khách quan và không thực hiện các điều khoản tiêu cực của bộ luật này nhằm vào Trung Quốc, tránh gây tổn hại cho hợp tác song phương.Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối, nói rằng bộ luật không những mang tính “đối đầu Trung-Mỹ,” gây tổn hại đến niềm tin giữa hai quân đội, mà còn liên quan đến một vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan hệ song phương, đó là vấn đề Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói thêm: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ ai, bất cứ lúc nào hoặc dưới bất kỳ hình thức nào tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc.”Tại Đài Bắc, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã cảm ơn Hoa Kỳ về sự hỗ trợ nhất quán của Washington.Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết Đài Loan sẽ “tiếp tục chủ động phối hợp với chính phủ Mỹ để tăng cường hợp tác an ninh chặt chẽ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ trên cơ sở cùng có lợi.”

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm châu Á

Bàthứ trưởng Ngoại giao Hoa KỳAndrea L. Thompson,chuyên tráchvề vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế sắp tới Việt Nam và dự kiến sẽ gặp nhiều quan chức cấp cao nước chủ nhà, trong bối cảnh Washington mới xác nhận rằng Hà Nội tính mua hàng chục triệu đôla thiết bị quân sự của quốc gia cựu thù.Tại Việt Nam, bàthứ trưởng Thompson sẽ gặp các quan chức chính phủ và quân sự cấp cao để thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực hợp tác an ninh, thương mại quốc phòng, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình và các vấn đề nhân đạo. Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết,bà Andrea L. Thompson sẽ tới Việt Nam trong chuyến công du ba nước còn đưa bà tới Indonesia và Australia nhằm thảo luận về cách thức các cơ quan về vũ khí và quân sự của Mỹ có thể “đóng góp” nhằm duy trì một vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”. “Tại Việt Nam, thứ trưởng Thompson sẽ gặp các quan chức chính phủ và quân sự cấp cao để thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực hợp tác an ninh, thương mại quốc phòng, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình và các vấn đề nhân đạo”, Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Chuyến thăm ba nước của quan chức chuyên trách về kiểm soát vũ khí, kéo dài từ ngày 12 đến 26 tháng8, diễn ra không lâu sau khi một quan chức ngoại giao Mỹ xác nhận độc quyền với VOA rằng,Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá gần trăm triệu đôla. Hiện chưa rõ cụ thể ngày giờ bà Thompson sẽ đặt chân tới Hà Nội, và liệu vấn đề Việt Nam mua bán vũ khí của Mỹ có được mang ra thảo luận hay không.Trả lời báo chí mới đây liên quan tới việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng việc hợp tác quốc phòng với các nước là để “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, hòa bình của đất nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới”. Trao đổi với VOA, giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam, cho hay rằng một hội thảo xúc tiến công nghiệp quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ “đang được lên kế hoạch cho năm nay”, sau hai lần trước năm 2015 và 2016. Hiện chưa rõ liệu hội thảo này có được tiến hành trong chuyến thăm của bà Thompson hay không.Trong khi có mặt tại Việt Nam, theo Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Thứ trưởng Thompson cũng sẽ “tới thăm” các hoạt động rà phá thiết bị chưa nổ còn sót lại từ thời Chiến tranh Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị. Tin cho hay, kể từ năm 1993 tới nay, Hoa Kỳ đã “đầu tư hơn 105 triệu đôla” cho các nỗ lực cứu mạng người này, vốn là “nền tảng vững chắc cho mối quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ”.

Biển Đông là vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận trong chuyến thăm ba nước của Thứ trường Thompson. Hôm 13/8, bà Thompson đăng trên Twitter chính thức của bà các hình ảnh gặp gỡ quan chức Indonesia, quốc gia nằm trong số các nước Đông Nam Á mua thiết bị quân sự nhiều nhất của Mỹ, trị giá gần hai tỷ đôla. Theo Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, tại Australia, bà Thompson sẽ gặp “các nhà sản xuất thiết bị quốc phòng của Mỹ và Úc để thảo luận nỗ lực của chính quyền [của Tổng thống Trump] nhằm trao đổi nỗ lực tiến hành hiệu quả việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng”. Tin cho hay, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế còn thảo luận về cách thức “thúc đẩy tự do hàng hải và bay ngang qua các tuyến đường biển quốc tế, trong đó có Biển Đông”.

Nhiều nướcsẽ có mặt trên Biển Đông

Trongmột diễn biến liên quan, ngày 17/8/2018, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randfall Schriver khẳng định sẽ có thêm nhiều nước cùng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông với Mỹ. Theo ông Schriver, sự hiện diện của Mỹ và các nước trên Biển Đông là vô cùng quan trọng,bởivìTrung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi pháp tại vùng biển này.Trong bối cảnh ấy, tờ Straitstimes dẫn lạinhiều tuyên bố củatrợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề châu Á và Thái Bình Dương khiông nàyđang có chuyến thăm tới Malaysia. Ông Schriver đã chỉ trích các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Schriver nêu rõ đã có sự gia tăng về các hành vi kiểu như vậy từ phía Bắc Kinh.Quan chức Mỹ tuyên bố: “Những hành vi đó của Trung Quốc không chỉ nhắm mục tiêu tới các máy bay và các tàu của Mỹ, mà còn nhằm vào các quốc gia khác đang hoạt động hợp pháp trong khu vực”.

Ông Schriver cũng được hỏi về vụ việc xảy ra hôm 10/8,khi một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ bị quân đội Trung Quốc phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu rời đi ngay lập tức trong lúc hoạt động trên không phận quốc tế ở Biển Đông.“Đây là một phần trong cách hành xử của Trung Quốc. Nó bắt đầu bằng việc đưa ra yêu sách chủ quyền (về cái gọi là đường chín đoạn), sau đó là quân sự hóa các thực thể và bây giờ chúng ta đang thấy những nỗ lực của họ nhằm hạn chế các nước hoạt động hợp pháp trên Biển Đông. Cách hành xử đó đã nói lên mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc, đó là không những không ủng hộ tự do đi lại, mà còn áp đặt quyền kiểm soát và cản trở khả năng duy trì hoạt động của chúng ta trong khu vực”, ông Schriver nói.Theo ông Schriver, Mỹ vẫn theo dõi sự tiến triển của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mà các nước ASEAN đang xây dựng và dành sự “quan tâm lớn” cho vấn đề này.

Trước thời điểm trên không lâu, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghịđã bày tỏ hy vọng với phóthủ tướng kiêm bộtrưởng Ngoại giao Phạm Bình Minhrằng,Hà Nội sẽ “xử sự khôn ngoan hơn” khi giải quyết các vấn đề liên quan tới lãnh hải.Hiện chưa rõ “cách xử sự khôn ngoan hơn” mà Trung Quốc muốn chứng kiến từ phía Việt Nam cụ thể là gì.Hồi cuối tháng Năm, trong một tuyên bố được coi thuộc loại mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay” việc cho máy bay ném bom diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa, đồng thời “không được tiến hành quân sự hóa; nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc tạo bầu không khí thuận lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511664

Hôm nay

2327

Hôm qua

2336

Tuần này

22038

Tháng này

218537

Tháng qua

121356

Tất cả

114511664