Từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủđô Port Moresby, Papua New Guinea(PNG),theo ghi nhận củacác hãng tin quốc tế, một vị trưởngđoàn đã cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể gây ra một “hiệu ứng domino” của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong khu vực. Một trưởngđoàn khác thì lo ngại trước khả năng trật tự thế giới lại bị chia rẽ thành hai khối đối nghịch nhau như thời chiến tranh lạnh trước đây. Một“bức màn sắt về kinh tế” đang chia rẽ các nước thành viên. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ sựbất hòagiữa Mỹ và Trung Quốc từ mấy tháng qua. Điều nghịchlý tại APEC-26 là người lãnh đạo quan trọng nhất và được nói đến nhiều nhất, tức là Tổng thống Donald Trump lại là người duy nhất không hiện diện.
Những tầm nhìn khác biệt
APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.Đại gia đình 21 thành viên nămnay cũng chụp ảnh kỷ niệm. Báo giới ngaytừ đầu đã nghi ngờ là có điều gì đó diễn ra không theo đúng kế hoạch khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau bước ra sân khấu và tuyên bố rằng APEC năm nay sẽ không có Tuyênbố chung.Sự khác biệt về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc này.Đây là lần đầu tiên trong hơn hai thập kỷ mà 21 thành viên APEC thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận vào cuối kỳ họp.
Cuộc tranh luận giữa hai nước mạnh nhất thế giới là nguyên nhân khiến cộng đồng quốc tế không thể quyết định một số vấn đề thương mại và kinh tế quan trọng nhất lúc này.Việc hai nước bất đồng điều gì chưa được biết rõ một cách chính xác, nhưng các báo cáo trước đâycủa APEC cho thấy đã có vấn đề giữa Washington và Bắc Kinh, đặc biệt trong định nghĩa về thương mại tự do và công bằng và cách điều chỉnh và phân loại các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khi họ đầu tư vào các quốc gia khác nhau.Mỹ nhìn các công ty nhà nước của Trung Quốc như là một phần mở rộng của chính phủ, mà Mỹ nói bảo vệ không công bằng các công ty trong nước gây bất lợi cho các công ty Mỹ. Mỹ cũng cho biết Trung Quốc sử dụng chương trình “Vành đai Con đường” (BRI) như một cách để dụ các quốc gia vào “bẫy nợ”.
Bắc Kinh phủ nhận điều này, nói rằng Washington đang tích cực ngăn cản Trung Quốc trở nên quá mạnh bằng cách hạn chế sự trỗi dậy của các công ty của Trung Quốc.Những căng thẳng giữa hai nước bao trùm toàn bộ hoạt động của APEC, chủ nhà Papua New Guinea (PNG) đã cố gắng để xoa dịunhưng đã không thành công.Trong bối cảnh trận chiến Mỹ-Trung nhằm giành ảnh hưởng trong khu vực, PNG nhận được một căn cứ hải quân mới được tái phát triển bởi Mỹ và Úc, và 1,7 tỉ đô la Mỹ đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện.Tất cả điều này để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, như tôi đã viết trước đây.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau vào cuối tháng này.Bấthoà giữa hai cường quốc tại APEC vừaqua có thể sẽ thúc đẩy hai nước phải đi đến một số thỏa thuận liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.Nhưng cuộc chiến giữa hai siêu cường của thế giới sẽ không sớm kết thúc. Nó đang nhanh chóng biến thành mối quan hệ bấtđịnh nhất thế giới, với những hậu quả khólường cho phần còn lại của thế giới.
Các thảo luận thương mại tự do
Ngày 18/11, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã bắt đầu thảo luận tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea về các cách thức nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Theo hãng thông tấn Kyodo, vấn đề được chú trọng tại hội nghị cấp cao APEC tại Port Moresby là liệu các nhà lãnh đạo có tìm được lập trường chung chống lại các chính sách bảo hộ hay không. Theo một dự thảo Tuyên bố chung, các nền kinh tế thành viên hướng tới cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức cũng như các biện pháp cản trở thương mại. Cách thức phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực cũng sẽ được bàn thảo tại hội nghị.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo APEC cũng dự kiến tiếp tục thảo luận về việc thành lập Hiệp định Thương mại tự do của châu Á-Thái Bình Dương, khu vực với dân số chiếm 40% dân số thế giới, chiếm một nửa thương mại toàn cầu về số lượng và khoảng 60% kinh tế thế giới. Các nhà lãnh đạo APEC nhóm họp tại PNG trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế khác chỉ trích Trung Quốc áp dụng các chính sách làm sai lệch thị trường, như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp công nghiệp. Trong khi đó, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump gây quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt trọng tâm của chính sách này là theo đuổi các thỏa thuận song phương và phản đối các thỏa thuận cũng như các tổ chức thương mại đa phương.
Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi sau khi hai bên áp dụng các biện pháp thuế quan trị giá hàng tỷ USD đáp trả lẫn nhau. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu. Vào ngày17/11, ông Tập Cận Bình đã làm cho các lãnh đạo phương Tây lo ngại khi ông tổ chức một cuộc họp với các lãnh đạo đảo quốc vùng Thái Bình Dương để quảng bá sáng kiến “Một Vành Đai, Một Con Đường” (OBOR).Phát biểu ngàyhôm sau, 18/11, trước khi phó tổng thống Mỹ lên tiếng, chủ tịch Trung Quốc cho rằng dự án công bố vào năm 2013 hoàn toàn không mang một ý đồ địa lý chính trị nào, mà chỉ nhằm tăng cường mạng lưới đường bộ và đường biển nối liền Đông Nam Á, Trung Á, với Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. Đối với ông Tập Cận Bình, đó là một dự án mở rộng cho mọi nước tham gia và không phải là “một cái bẫy” như đã bị một số người chụp mũ.
Trên vấn đề đó, phó tổng thống Mỹ đã nêu bật nguy cơ các nước nhỏ tham gia các dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc chủ trương sẽ phải gánh vác những món nợ to lớn mà họ không thể trả được.Ông nói: “Đừng chấp nhận loại nợ nước ngoài có thể làm tổn hại đến chủ quyền của quý vị. Hãy bảo vệ quyền lợi của quý vị. Hãy giữ gìn sự độc lập của quý vị. Và cũng giống như Mỹ, hãy luôn luôn đặt đất nước của quý vị lên hàng đầu”.Ngay sau phát biểu của ông Mike Pence, Úc cho biết đã cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản tham gia một kế hoạch hợp tác nhằm giúp các nước trong khu vực phát triển các ưu tiên về cơ sở hạ tầng, một giải pháp thay thế cho sáng kiến BRI của Trung Quốc.
Dấu ấn Việt Nam tại APEC-26
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong hai ngày, 17 và 18/11, Thủ tướng NguyễnXuân Phúc và phái đoàn Việt Nam đã có chương trình làm việc vớicường độ cao, bao gồm: dự, trao đổi, chia sẻ ý kiến tại các phiên họpkín, phiên ăn trưa làm việc của các nhà lãnh đạo APEC, đối thoại giưãcác nhà lãnh đạo APEC với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với lãnh đạo 14quốc đảo Thái Bình Dương, với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC)và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Thủ tướng các nước NewZealand, Vanuatu, Thái Lan, lãnh đạo một số Quốc đảo Thái Bình Dương,Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc); tiếp Liên minhcác doanh nghiệp Hoa Kỳ trong APEC, bao gồm một số tập đoàn lớn đầu tưvào Việt Nam…
Tại các phiên họp, Thủ tướng đã phát biểu mạnh mẽ về thúc đẩy tự dothương mại và đầu tư, ủng hộ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), liên kếtkinh tế, phát triển bền vững, bao trùm và chuyển đổi nền kinh tế số.Kể từ Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, tình hình quốc tế chuyển biếnnhanh và phức tạp hơn dự báo; nền kinh tế toàn cầu đang xuất hiện nhữngdấu hiệu bất ổn, những thách thức mới, chưa có tiền lệ, đe dọa sự ổnđịnh của hệ thống thương mại, kinh tế toàn cầu. Điều đó đòi hỏi sự nỗlực, hợp tác, liên kết chặt chẽ của các thành viên.
Nhìn lại gần ba thập kỷ qua, APEC, với 21 nền kinh tế thành viên, đãthành công trong vai trò kiến tạo những “vườn ươm” cho các cấu trúc liênkết kinh tế khu vực. Hơn lúc nào hết, APEC cần đóng vai trò khởi xướngvà tiếp tục là “vườn ươm” cho những ý tưởng về đổi mới sáng tạo. APECcần là nền tảng đưa châu Á-Thái Bình Dương thành trung tâm công nghệtoàn cầu.Thủ tướng nêu rõ APEC cần tiếp tục tạo các động lực mới cho tăng trưởng,thương mại, đầu tư, kết nối và phát triển bao trùm, để mọi người dânkhông ai bị bỏ lại phía sau, cùng được thụ hưởng thành quả của toàn cầuhóa và liên kết kinh tế trong kỷ nguyên số.
TheoThủ tướng, chỉ có như vậy, APEC mớikhẳng định được vị thế là diễn đàn kinh tế khu vực hàng đầu.Hội nghị Cấp cao APEC-26 cần thể hiện vai trò đi đầucủa APEC ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm,công bằng và dựa trên luật lệ. Trong bối cảnh mới cần tiếp tục củng cố,cải cách và đề cao vai trò WTO.Thủ tướng nhấn mạnh là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, APECcần tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế như Cộng đồngkinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hướngtới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP),trên cơ sở bảo đảm tính toàn diện, cân bằng lợi ích và bổ trợ giữa cáccơ chế liên kết.
Thủ tướng đề nghị và các nền kinh tế APEC đánh giá cao về việc cùng hợptác toàn diện, sâu sắc và hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, bao gồm:Tăng cường cải cách cơ cấu nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tếAPEC. Theo đó, cần tích hợp "Chương trình nghị sự mới APEC về cải cáchcơ cấu" vào chương trình nghị sự ở các nền kinh tế thành viên.Thúc đẩy việc triển khai hiệu quả sáng kiến về "Khuôn khổ tạo thuận lơịthương mại điện tử qua biên giới APEC," "Lộ trình kinh tế mạng và kinhtế số APEC" và "Chương trình hành động về kinh tế số".Đầu tư hạ tầng số và thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi số.
Trong cácnhiệm vụ nói trên, việc xây dựng và khai thác hiệu quả "cơ sở dữ liệu lớn" của quốc gia cầnphải được tăng cường đầu tư theo hướng toàn diện, đáng tin cậy và bảođảm an toàn. Đồng thời chú trọng hạ tầng thương mại số, phát triển côngnghệ tài chính (fin-tech), kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo vàthúc đẩy khởi nghiệp...Nâng cấp tổ chức và kỹ năng quản trị ở khu vực tư lẫn khu vực công để tiếp thu hiệu quả tri thức và hấp thu công nghệ tiên tiến.Hỗ trợ, hợp tác để cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số. Các nềnkinh tế phát triển với lợi thế đi trước và cũng để gia tăng lợi thế củamình cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho các nền kinh tế đang pháttriển trong các chính sách chuyển đổi cơ cấu, xây dựng năng lực quản trịvà tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao khả năng kết nối trong thời đại cáchmạng số./.